Bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

0
63
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 48 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập 1 phần soạn bài Lẽ ghét thương – Nguyễn Đình Chiểu chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Anh (chị) có nhận xét gì về cách dùng phép đối và phép điệp ở cặp từ ghét, thương trong đoạn thơ này? Nêu rõ giá trị nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.

Bạn đang xem: Bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Trả lời bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Để soạn bài Lẽ ghét thương tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 như sau:

Cách trình bày 1

Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp đối nghĩa ghét – thương. Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương…) để qua đó giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Với nhà thơ, ghét và thương rành rọt, không lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng giúp tăng thêm cường độ cảm xúc trong: yêu thương và căm ghét đều đạt đến sự tột cùng, mãnh liệt.

Cách trình bày 2

Đoạn trích thành công khi sử dụng cặp từ ghét- thương

+ Cặp từ này được lặp lại 12 lần, sắp sóng đôi, đăng đối linh hoạt

+ Phép lặp cũng được vận dụng linh hoạt từ hai từ ghét- thương đã giúp biểu hiện nổi bật phân minh tình cảm của tác giả

+ Thương và ghét rành rọt, không mập mờ, không nhạt nhòa, chung chung

+ Việc lặp lại hai từ này làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương, căm ghét đạt đến tột cùng, đều nồng nhiệt.

Cách trình bày 3

– Đoạn trích khá thành công trong việc sử dụng cặp từ đối nghĩa ghét – thương.

+ Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương).

+ Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả.

+ Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

Cách trình bày 4

Ghét và thương là hai tâm trạng đối lập. Từ ghét là thể hiện một trạng thái không thích, một hành động, một con người hay một điều gì đó, nhưng thương lại là một trạng thái hoàn toàn khác, nếu ghét là căm thù người khác, thì thương lại là nỗi niềm thương xót cho con người số phận hay con người nào đó.

– Phép đối: Từ ghét và thương đều được lặp lại 12 lần, sắp đặt sóng đôi, đăng đối khá linh hoạt. (hay ghét – hay thương; thương ghét – ghét thương; ghét ghét – thương thương; lại ghét – lại thương).Ở đây cách đặt như thế để biểu hiện sự đắn đó trong cách hành động của tác giả trước cuộc sống.

– Phép lặp cũng như sự vận dụng linh hoạt hai từ ghét – thương đã giúp biểu hiện nổi bật và phân minh hai tình cảm trong tâm hồn tác giả. Trong trái tim tác giả, ghét và thương rành rọt, không mập mờ, lẫn lộn và đều sâu nặng, không nhạt nhòa, chung chung. Việc lặp lại hai từ này cũng làm tăng cường độ của cảm xúc: yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng, đều hết sức nồng nhiệt.

Tham khảo: Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương (Truyện Lục Vân Tiên)

Bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn 11 tập 1 được hướng dẫn trả lời và trình bày theo các cách khác nhau. Hãy vận dụng kết hợp với kiến thức của bản thân em để có những lựa chọn trình bày tối ưu nhất, dễ hiểu nhất khi soạn bài Lẽ ghét thương trong khi làm bài soạn văn 11 trước khi lên lớp.

Trả lời câu hỏi bài 2 trang 48 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 1 phần hướng dẫn soạn bài Lẽ ghét thương – Nguyễn Đình Chiểu

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-2-trang-48-sgk-ngu-van-11-tap-1/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp