Các câu hỏi liên quan và các đề văn cho bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh

0
68
Rate this post

Tuyển tập các đề văn về bài Chiều tối và các câu hỏi cho bài Chiều tối được tổng hợp dưới đây, nhằm giúp các em học sinh hiểu thêm về bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh cũng như tiếp cận được nhiều dạng câu hỏi, đề bài liên quan đến tác phẩm này hơn để không bỡ ngỡ trước các câu hỏi của đề kiểm tra, đề thi Văn lớp 11 và thi THPT quốc gia.

Các câu hỏi liên quan và các đề văn cho bài Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh

I. Các câu hỏi cho bài Chiều tối – Hồ Chí Minh

Ngoài Các câu hỏi cho bài Chiều tối qua phần soạn bài Chiều tối – Hồ Chí Minh trong SGK Ngữ văn lớp 11, các em học sinh còn có thể mở rộng thêm kiến thức với những câu hỏi được tổng hợp dưới đây.

Bạn đang xem: Các câu hỏi liên quan và các đề văn cho bài Chiều tối (Mộ) – Hồ Chí Minh

Câu 1: Nêu cảm nhận của anh (chị) về chất thép và chất tình trong, ba bài thơ đã học của Bác: Chiều tối, Giải đi sớm, Mới ra tù, tập leo núi. Từ chất thép, chất tình đó, anh (chị) hiểu được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh.

Trả lời

+ Đó là nghị lực phi thường và dũng khí lớn của người cộng sản trong hoàn cảnh tù đày:

–    Trên đường giải tù: Bị “giải đi sớm” trong đêm tối, gió lạnh, đường xa, nhưng vẫn ung dung, bình tình, chủ động vượt qua hoàn cảnh để chiến thắng hoàn cảnh trong tư thế một người chiến sĩ:

Chinh nhân dĩ tại chỉnh đồ thượng Nghênh diện thu phong trận trận hàn (Người đi cất bước trên đường thẳm Rát mặt đêm thu trận gió hàn.)

Khi mới ra tù, chân yếu, mắt mờ vẫn kiên trì, quyết tâm tập luyện để nhanh chóng về với tổ quốc, đồng bào, đưa phong trào cách mạng tiến lên giành thắng lợi. Người đã tự mình trèo lên đến tận đỉnh Tây Phong Lĩnh cao vời vợi, và chất thép thể hiện ở chỗ người đã ung dung vượt qua và chiến thắng cuộc leo núi vô cùng gian nan, vất vả này: Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh … Đây chính là chất thép trong thơ thể hiện rõ chất thép trong con người, trong cuộc đời thực của Bác lúc bấy giờ.

– Tinh yêu thiên nhiên:

Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn    (Giải đi sớm)

+ Núi ấp ôm mây, mây ấp núi

Lòng sông gương sáng bụi không mờ.    (Mới ra tù, tập leo núi)

– Tình yêu con người, yêu cuộc sống:

+ Cô em xóm núi xay ngô tối

Xay hết, lò thản đã rực hồng. (Chiều tối)

+ Hơi ẩm bao la ôm trùm vũ trụ

Người đi thi hứng bỗng thèm nồng. (Giải đi sớm)

– Tình yêu nước son sắt, cháy bỏng: Thể hiện ở ỷ nghĩa nhắn tin của bài thơ Mới ra tù, tập leo núi và một số hình tượng thơ trong bài thơ đó:

+ Hình ảnh “Lòng sông gương sáng bụi không mờ” nói lên lòng yêu nước sắt son của Bác.

+ Hình ảnh một con người yêu nước, nhớ nước da diết, muốn về ngay đất nước để hành động:

Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh và như nhớ bạn xưa.

c)    Chất thép và chất tình hòa quyện với nhau tự nhiên, đẹp đẽ như nó vốn là như vậy: trong thép có tình,trong tình ngời ánh thép.

Câu 2: Từ chất thép, chất tình trong thơ Bác ta thấy được được gì về con người Bác và phong cách thơ Hồ Chí Minh

Trả lời

a) Một con người đẹp:đẹp vì thép cứng rắn, vì tình cao cả, nhưng đẹp nhất chính là sự hài hòa giữa thép và tình đệ làm nên một con người bình thường mà vĩ đại, vừa gần gũi lại khiến mọi người phải kính trọng, khâm phục, yêu quý.

b) Một phong cách thơ đẹp mang nét riêng của nhà thơ Hồ Chí Minh: sự hài hòa lí tưởng, tuyệt đẹp giữa thép và tình, giữa chiến sĩ và thi sĩ như vôn nó có.

=>Từ chất thép và chất tình trong thơ Bác, ta không chỉ hiểu sâu sắc một Con Người Đẹp và một phong cách thơ đẹp mà ta còn rút ra một bài học sâu sắc về đạo làm người và cách làm nghệ thuật.

Câu 3: Những biểu hiện vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh qua bài thơ Chiều tối​

Trả lời

a. Lòng nhân ái bao la, tình yêu cuộc sống sâu nặng

– Yêu thiên nhiên, tạo vật. Qua bài thơ, hình ảnh thiên nhiên luôn chiếm vị trí nổi bật. Bác nâng niu từng biểu hiện của sự sống: cánh chim, đám mây…
– Quan tâm tới con người. Dù trong hoàn cảnh nào, Bác cũng không quên nghĩ tới con người. Hình ảnh thiếu nữ xay ngô tối với Bác là vẻ đẹp của cuộc sống bình dị. Ngọn lửa hồng reo vui trong bếp lửa gia đình, lòng Bác như cũng reo vui với nó (dẫn chứng).

b. Một tâm hồn có tinh thần thép vượt qua những đọa đày về thể xác, mọi thử thách khốc liệt về tinh thần.

Qua hình ảnh quyện điểu và cô vân, ta bắt gặp thoáng buồn, thoáng cô đơn rất người của Bác. Nhưng trước ngọn lửa hồng Bác quên đi việc mình chưa được dừng chân trên con đường đày ải mà để lòng mình reo vui cùng ngọn lửa, để hình ảnh tỏa ấm trên trang thơ, xua tan cái lạnh lẽo, cô đơn của lòng người và cảnh vật. Ngọn lửa hồng trở thành vẻ đẹp tinh thần của nhà cách mạng.

c. Một tâm hồn lạc quan, tin tưởng

Kết thúc bài thơ bằng hình ảnh ngọn lửa hồng mang lại cảm giác phấn chấn, lạc quan. Lời thơ vời vợi lòng tin.ánh lửa hồng đó như trở thành nhãn tự của bài thơ khiến cho câu thơ – câu thơ cuối như mở ra một con đường hi vọng niềm tin cho con người màu hồng đó không chỉ là màu hồng của ánh lửa đó còn là màu của hi vọng của những trái tim khao khát sống 1 cuộc sống hạnh phúc tư do

d. Một hồn thơ phong phú

– Thi hứng đã đến với Người trong những giờ phút nặng nề, cực nhọc nhất của cuộc đời, ngay cả trong lúc đối với người bình thường, cảm xúc thơ dễ bị triệt tiêu nhất hoặc không cất lên nổi: Cốt cách thi nhân ở Bác thể hiện ở niềm rung động trước cái đẹp, dù trong cảnh huống nào. 
– Niềm rung động ấy được thể hiện bằng những vần thơ vừa cổ kính, vừa hiện đại của một tâm hồn nghệ sĩ mang cốt cách phương Đông. Hồn thơ Hồ Chí Minh bắt rễ rất sâu vào truyền thống dân tộc, truyền thống phương Đông.

==> Qua đây ta nhận ra rõ vẻ đẹp tâm hồn của Hồ Chí Minh với môt tâm hồn lạc quan luôn hướng tới những điều tốt đẹp dù trong mọi hoàn cảnh dù khó khăn thử thách.

Câu 4: Tâm trạng của chủ thể trữ tình bộc lộ trong hai câu thơ cuối của bài thơ Chiều tối như thế nào? Cho thấy vẻ đẹp tâm hồn nào?

Trả lời

Hình ảnh đẹp nhất, tập trung thể hiện vẻ đẹp tâm hồn Hồ Chí Minh là: “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Đây là hình ảnh nổi bật trong bức tranh lúc chiều muộn. Nó khẳng định điểm nhìn của nhà thơ không phải là đỉnh trời mà là mặt đất.

Tại sao đây là hình ảnh đẹp nhất?

– Hình ảnh ấy đã hướng người đọc từ cảnh mây trời, chim muông trở về với đời sống con người. 
– Con người trong thơ Bác khoẻ khoắn, nó mang lại niềm vui của lao động, của đời thường. Nó làm dịu đi nồi cô đơn của người đi đường, nhất là người tù đang khao khát tự do. Bác như hoà vào không khí lao động, đồng cảm với nỗi vất vả của người lao động.
– Cô gái xay ngô và lò than rực hồng gợi tới cảnh gia đình đầm ấm, bộc lộ khát vọng, ước mơ thầm kín của người tù về cuộc sống tự do.

Câu 5: Cảm nhận của em về cảnh trong hai câu thơ đầu qua bút pháp tả cảnh của Hồ Chí Minh?

Trả lời

– Màu sắc cổ điển của bức tranh thiên nhiên

+ Thi liệu cổ điển: cánh chim bay về núi và đám mây lẻ loi là những hình ảnh quen thuộc thường thấy trong thơ cổ báo hiệu thời gian cuối ngày, vạn vật tìm đến sự nghỉ ngơi.
+ Bút pháp chấm phá: cánh chim nhỏ bé, đám mây đơn lẻ đủ sức gợi lên một bầu trời mênh mông, hoang sơ và tĩnh lặng.

– Sự cảm nhận thiên nhiên tinh tế, nhạy cảm: vẻ mệt mỏi, nặng trĩu của cánh chim trong dáng bay, sự lẻ loi, chậm rãi trôi của đám mây trên bầu trời. Trạng thái cảnh vật có sự đồng điệu với trạng thái thể chất và chất chứa tâm sự cô đơn, lẻ loi của người tù sau một ngày đày ải nơi đất khách.

– Vẻ đẹp tâm hồn Bác: tâm hồn thi sĩ với tình yêu thiên nhiên và ý chí nghị lực phi thường của một nhà thơ – chiến sĩ: dù mệt mỏi nhưng nhà thơ vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh vật để rồi thi hứng đến với Bác hết sức tự nhiên.

=> Bức tranh thiên nhiên mang đậm màu sắc cổ điển; cảnh vật và tâm hồn con người hài hòa, đồng điệu; hình ảnh thơ đẹp nhưng đượm buồn.

Câu 6: Hai câu thơ sau miêu tả chi tiết, hình ảnh gì?

Trả lời

– Hình ảnh cô gái xay ngô toát lên vẻ trẻ trung, khỏe khoắn, giản dị của con người lao động trở thành trung tâm, điểm nhấn của bức tranh.
– Hình ảnh ngọn lửa hồng mang đến ánh sáng, hơi ấm, niềm vui xua tan bóng đêm lạnh lẽo, hiu quạnh.

Câu 7: Xác định biện pháp nghệ thuật và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

Trả lời

– Nghệ thuật điệp liên hoàn kết hợp đảo ngữ: ma bao túc- bao túc ma giàu ý nghĩa:

+ Diễn tả chân thực vòng quay liên hoàn của cối xay ngô

+ Khắc họa hình ảnh cô gái xóm núi vất vả, cực nhọc nhưng khỏe khoắn và hăng say lao động.

+ Diễn tả sự dịch chuyển của thời gian và không gian.

Câu 8: Bài thơ tả cảnh chiều tối. Từ câu 1 đến câu 4, thời khắc chuyển từ chiều muộn tới tối hẳn. Tác giả đã dùng những thủ pháp nghệ thuật gì khiến người đọc nhận biết được như vậy?

Trả lời

Bài thơ dịch có câu “Cô em xóm núi xay ngô tối”. Thực ra câu thơ thứ ba này trong nguyên tác không có chữ tối (“Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc” : Cô gái ở xóm núi xay ngô). Như thế là tác giả không hề nói- đến sự vận chuyển của thời khắc mà tả được sự vận chuyển ấy. Khi trời còn ánh sáng thì nhìn lên cao thấy chim và mây bay qua, khi tròi tối hẳn thì thấy lò lửa ở xóm núi rực sáng (trời chưa tối thì không thể nhìn thấy ánh lửa ở tận một xóm núi nào đó).

Vậy là không nói tối mà tả được trời tối – tác giả dùng ánh sáng để tả bóng tối. Đây là một thủ pháp nghệ thuật, mượn cái này để tả cái kia – “Vẽ mây nẩy trăng”, “Hoạ vân hiển nguyệt”, lấy động tả tĩnh, lấy sáng tả tối,…

Câu 9: Bài thơ vừa tả ngoại cảnh, vừa biểu hiện tâm cảnh của nhà thơ. Hãy phân tích diễn biến “tâm cảnh” của tác giả.

Trả lời

Muốn hiểu “tâm cảnh” của tác giả thì phải biết rõ cảnh ngộ cụ thể của nhà thơ, sau đó tìm hiểu bài thơ trong quan hệ với cảnh ngộ ấy.

a) Cảnh ngộ của nhà thơ

− Sau một ngày đường vất vả (có thể lấy dẫn chứng ngay trong Nhật kí trong tù, như các bài Mới đến nhà lao Thiên Bảo hay Đi Nam Ninh,v.v.).
− Vất vả như thế nhưng cái gì chờ đợi người tù sau một ngày bị đày ải ? Chính tác giả đã nói rõ trong các tác phẩm của mình (có thể lấy dẫn chứng ở các bài Đêm ngủ ỏ Long Tuyền hay Mới đến nhà lao Thiên Bảo, v.v.).
− Xa Tổ quốc, ở nơi đất khách quê người, cách biệt với đồng bào, đồng chí ; yêu cầu của cách mạng rất khẩn trương mà người đứng đầu lại bị giam giữ không biết đến bao giờ ; cảnh núi rừng vắng vẻ vào lúc chiều muộn càng dễ gợi nỗi buồn,…

b) Diễn biến tâm trạng của nhà thơ

− Hai câu đầu với các chi tiết : “Quyện điểu” (Chim mỏi mệt) và “Cô vân mạn mạn” (Chòm mây cô đơn trôi lững lờ), đúng là có tính chất công thức ước lệ thường thấy ở thơ cổ để tả cảnh chiều, nhưng cũng rất phù hợp với tâm sự nhà thơ.
− Nhung hai câu cuối lại có hình ảnh “lò than rực đỏ” và “cô gái xay ngô” xua tan đi cái lạnh lẽo, cô quạnh của núi rừng cũng như trong lòng người, thể hiện niềm vui của nhà thơ sẵn sàng chia sẻ với niềm vui giản dị đời thường của người dân lao động, quên hẳn cảnh ngộ riêng của mình không có gì đáng vui cả.
Có thể gọi đây là tinh thần nhân đạo đến mức quên mình.

Câu 10: Người ta nói thơ Hồ Chí Minh bài nào cũng có “chất thép”. Theo anh (chị), “chất thép” trong bài Chiều tối thể hiện như thế nào?

Trả lời

Muốn hiểu “chất thép” ở bài thơ phải đặt nó trong hoàn cảnh cảm hứng cụ thể. Hoàn cảnh nhà thơ rất khổ cực, vậy mà Người vẫn ung dung ngắm cảnh và làm thơ. Đấy là “chất thép” kiên cường. Tố Hữu nói rất đúng :

Lại thương nỗi : đoạ đày thân Bác
Mười bốn trăng tê tái gông cùm
Ôi chân yêu, mắt mờ, tóc bạc
Mà thơ bay… cánh hạc ung dung!

(Theo chân Bác)

II. Các đề văn về bài Chiều tối (Mộ) – Nguyễn Ái Quốc

Các đề văn về bài Chiều tối – Nguyễn Ái Quốc được tổng hợp và hướng dẫn các em học sinh cách lập dàn ý, cách viết bài với nhiều bài văn mẫu tham khảo cho mỗi đề bài. Các em có thể tìm hiểu chi tiết cho từng đề bài dưới đây.

Đề 1: Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh

Đề 2: Cảm nhận về bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

Đề 3: Phân tích vẻ đẹp cổ điển và hiện đại trong bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

Đề 4: Phân tích chất thép và chất tình trong bài thơ Chiều tối

Đề 5: Bức tranh thiên nhiên và con người trong bài thơ Chiều tối

Đề 6: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài thơ Chiều tối

Đề 7: Cảm nhận nhân vật trữ tình trong bài thơ Chiều tối – Hồ Chí Minh

Đề 8: Cảm nhận về 2 câu thơ đầu bài Chiều tối – Hồ Chí Minh

Đề 9: Cảm nhận về 2 câu cuối bài Chiều tối – Hồ Chí Minh

Đề 10: Nghệ thuật và biện pháp tu từ trong Chiều tối (Hồ Chí Minh)

Với Các câu hỏi cho bài Chiều tối và các đề văn về bài Chiều tối ở trên, đã tổng hợp đầy đủ những nội dung chính xoay quanh tác phẩm, các em học sinh có thể từ đó liên hệ vào với đề bài cụ thể của mình để triển khai thành những bài văn chi tiết.

Tuyển tập các đề văn về bài Chiều tối cùng các câu hỏi cho bài Chiều tối thường gặp trong các đề thi, đề kiểm tra xoay quanh bài thơ các em cần tham khảo và ghi nhớ

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cac-cau-hoi-lien-quan-va-cac-de-van-cho-bai-chieu-toi-mo-ho-chi-minh/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp