Sơ đồ tư duy Thương vợ – Tú Xương

0
105
Rate this post

Nhằm giúp các em hệ thống kiến thức và dễ dàng tiếp thu, vận dụng vào làm bài, gửi đến tài liệu sơ đồ tư duy Thương vợ của Trần Tế Xương với hệ thống luận điểm, sơ đồ tư duy chi tiết, sơ đồ tư duy phân tích nhân vật,…. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập hiệu quả và đạt kết quả cao.

********

Sơ đồ tư duy Thương vợ – Tế Xương

Sơ đồ tư duy Thương vợ

Luận điểm 1: Hình ảnh bà Tú (6 câu đầu)

Bạn đang xem: Sơ đồ tư duy Thương vợ – Tú Xương

+ Sự vất vả gian truân buôn bán ngược xuôi của bà Tú

+ Đức tính cao đẹp của bà Tú: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lặng hi sinh cho hạnh phúc gia đình.

Luận điểm 2: Nỗi lòng thương vợ của ông Tú. (2 câu kết)

Sơ đồ tư duy Thương vợ

Bài thơ Thương vợ là tiếng lòng chân thành vừa ngợi ca, cảm phục, chia sẻ, cảm thông trước vất vả, gian nan của bà Tú vừa là lời tự trách, tự lên án của ông Tú. Phải yêu vợ, thương vợ đến mức sâu sắc nhà thơ mới viết nên bài thơ giàu cảm xúc, chân thực như vậy. Chất trữ tình và trào phúng quyện hòa trong nhau đưa người đọc đến những cung bậc tình cảm rất sâu sắc bình dị, đáng trân trọng, ẩn chứa trong lòng nhà thơ vốn căm ghét thế thái nhân tình đổi thay. Tú Xương qua bài thơ gửi đến những người chồng bức thông điệp: hãy nói lời yêu thương chia sẻ thật nhiều với người vợ.

Xem chi tiết dàn ý và bài văn mẫu: Phân tích bài thơ Thương vợ của Tú Xương

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Thương vợ– Tú Xương

Luận điểm 1: Gánh nặng gia đình của bà Tú, Bà Tú là người đảm đang, chu đáo với chồng con

Luận điểm 2: Thực cảnh mưu sinh của bà Tú và lòng xót thương da diết của ông Tú.

Luận điểm 3: Sự vất vả gian lao nói lên đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú

Luận điểm 4: Từ tấm lòng thương vợ đến thái độ đối với xã hội, Tú Xương cũng chửi cả thói đời đen bạc

Sơ đồ tư duy cảm nhận bài thơ Thương vợ Tú Xương

Thương vợ Trần Tế Xương cũng như đang tự cười bản thân mình và hai câu thơ cuối là tiếng chửi to nhất, sâu cay nhất. Tác giả tự thấy bản thân mình ăn ở bạc không thể giúp đỡ được gì cho người vợ chân yếu tay mềm hơn mình rất nhiều, ngẫm thấy có chồng cũng như không. Phải chăng nhà thơ đang chửi rủa dằn vặt chính bản thân mình vì không thể nào giúp đỡ cho vợ?

Qua đây ta thấy nhà thơ Trần Tế Xương thể hiện sự thương vợ sâu sắc. Bài thơ giống như một bức thư, một dòng nhật kí mà nhà thơ muốn gửi đến vợ mình. Đặc biệt bản thân ông ý thức rõ được sự vô dụng của mình mà tự thấy xấu hổ mà tự chửi chính mình. Nói tóm lại dù thế nào đi nữa thì qua đây chúng ta cũng biết được tâm trạng và tình cảm của Trần Tế Xương dành cho vợ mình.

>> Xem bài văn mẫu: Cảm nhận về bài thơ Thương vợ

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Luận điểm 1: Hoàn cảnh, công việc mưu sinh vất vả của bà Tú

Luận điểm 2: Ở bà Tú có những đức tính vô cùng cao đẹp

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh bà Tú trong bài thơ Thương vợ

Bà Tú đẹp ở sự đảm đang tháo vát, ở sự chu đáo với chồng, với con. Cảnh làm ăn kiếm sống của bà Tú thật không dễ dàng gì, nhưng không lúc nào ta thấy bà Tú bó tay chùn bước, lúc thì một mình lặn lội nơi quãng vắng, khi lại đua chen giành giật chốn đò đông. Tất cả đều để chu tất cho gia đình: nuôi đủ năm con với một chồng. Sức vóc một người đàn bà giữa thời buổi cơm cao gạo kém mà vẫn đảm bảo cho chồng cho con một cuộc sống dẫu chưa phải là sung túc nhưng không đến nỗi thiếu thốn như vậy thì quả là giỏi giang hiếm có. Đó là minh chứng cho cái tháo vát đảm đang ở bà Tú, cũng là biểu hiện thuyết phục về tấm lòng hết mực dành cho con cho chồng của người phụ nữ này.

Không chỉ có vậy, qua sự thể hiện của nhà thơ, bà Tú còn hiện lên với một đức hi sinh cao cả. Dẫu bao nhiêu khó khăn vất vả bà Tú vẫn không một lời kêu than phàn nàn, không một lời oán trách. Một mình bà âm thầm, lặng lẽ gánh trọn gánh nặng gia đình. Ngay cả khi ý thức một thực tế cay đắng trong quan hệ vợ chồng, một duyên hai nợ thì bà Tú vẫn chấp nhận tất cả sự vất vả nhọc nhằn về phía mình – Năm nắng mười mưa dám quân công. Đó là sự hi sinh quên mình, là tấm lòng vị tha hết mực của bà Tú dành cho ông Tú và những đứa con.

Xem thêm: Phân tích 4 câu thơ đầu bài Thương vợ – Tú Xương

Sơ đồ tư duy Thương vợ phân tích hình ảnh ông Tú

Luận điểm 1: Ông Tú là người có tấm lòng thương vợ sâu sắc

Luận điểm 2: Ông ý thức được bản thân là gánh nặng của vợ và căm phẫn trước xã hội đẩy người phụ nữ vào bất công

Sơ đồ tư duy phân tích hình ảnh ông Tú trong bài thơ Thương vợ

Ông Tú tuy không buôn bán cùng vợ nhưng ánh mắt trái tim ông thì vẫn một lòng hướng theo bà, để quan sát, để yêu thương bà Tú hơn khi cảm thấy hết những vất vả, cực nhọc mà bà Tú phải trải qua. Đặc biệt tự trân quý, yêu thương đó được thể hiện rõ nhất trong câu thơ: “Nuôi đủ năm con với một chồng”, đây là lời ông kể công, tính công cho vợ. Ông Tú cũng tự tách riêng mình với năm đứa con để cảm nhận hết tình yêu thương của vợ và dành lời tri ân sâu sắc dành cho bà Tú. Có lẽ phải là một người yêu thương, trân trọng vợ hết lòng ông mới có thể hạ cái tôi cao quý của mình để nói lời tri ân, cảm ơn sâu sắc đối với vợ đến như vậy.

Không chỉ vậy, Tú Xương còn là con người có nhân cách, điều đó được thể hiện rõ nhất qua lời tự trách: “Một duyên hai nợ âu đành phận”. Bà Tú lấy ông cái duyên, nhưng đồng thời cũng là cái nợ, là gánh nặng. Duyên đến với nhau thì ít mà nợ với nhau thì nhiều. Ông Tú tự nhận mình chính là cái nợ mà bà Tú cả đời này phải đèo bòng, bà có trách nhiệm phải trang trải. Mặc dù gánh trên mình trách nhiệm nặng nề nhưng người vợ không hề ca thán, kể công, như một lẽ thường tình của người phụ nữ Việt Nam, bà sẵn sàng hi sinh tất cả cho chồng con. Câu nói “âu đành phận” “dám quản công” như một lời Tú Xương nói hộ nỗi lòng vợ, đồng thời cũng là lời kể công thay cho vợ.

Sơ đồ tư duy cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Thương vợ 

Luận điểm 1: Niềm cảm thương chân thành trước nỗi vất vả của bà Tú

Luận điểm 2: Ca ngợi, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của bà Tú

Luận điểm 3: Sự tự trách mình, lên án thói đời, bộc lộ tình yêu thương vợ da diết

Sơ đồ tư duy cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Thương vợ

Bài thơ phản ánh được một sự bất công trong gia đình giữa chế độ xã hội phong kiến ấy, hình ảnh bà Tú là ví dụ cho hầu hết như người mẹ người vợ đảm đang cần mẫn làm việc, vắt kiệt sức mình ra mà gồng gánh trách nhiệm, đôi vai bé nhỏ của họ hàng ngày phải chống chọi nắng sương, gian lao mà chồng thì như ông chủ chỉ chờ được chăm lo tươm tất rồi bước ra đường vui chơi, mấy ai thấy và hiểu được những gì mà người vợ đang cố hết sức xây dựng lấy, họ luôn mong mỏi gia đình sẽ là nơi nương tựa và họ yêu thương gia đình hết mực chính vì lí do giản đơn đó mà qua bao dãi dầu họ vẫn không rũ bỏ trách nhiệm. Ông Tú tuy là một trong số những người chồng như thế nhưng ở đây tư tưởng tiến bộ hơn, ông thấy được và biết được thế nào là khó khăn mệt nhọc, và thấy được tấm lòng hy sinh cao cả của người vợ và đưa thẳng những gì tai nghe mắt thấy vào thơ của mình với thái độ hết sức trân trọng.

Xem dàn ý chi tiết và bài văn mẫu: Cảm hứng nhân đạo trong bài thơ Thương vợ

Tác giả Trần Tế Xương và bài thơ Thương vợ

I. Tác giả Trần Tế Xương

– Trần Tế Xương ( 1870- 1907) tên thật là Trần Duy Uyên đến khi đi thi Hương mới đổi là Trần Tế Xương, sau đổi lại là Trần Cao Xương

– Là người rất cá tính, ưa sống phóng túng, không thích khuôn sáo gò bó. Có lẽ vì vậy mà ông không thành công trên con đường khoa bảng

– Tú Xương sinh ra và lớn lên trong buổi đầu của chế độ thực dân nửa phong kiến, Nam Định- quê hương ông là bức tranh điển hình cho xã hội Việt Nam lúc giao thời, xuất hiện nhiều cảnh nhố nhăng, ô hợp

– Các tác phẩm chính:

+ sáng tác của Tế Xương gồm hai mảng trào phúng và trữ tình

+ hiện còn khoảng 100 bài chủ yếu là thơ Nôm, văn tế và câu đối

– Phong cách sáng tác:

+ gồm hai mảng trữ tình và trào phúng nhưng trữ tình là cái gốc rễ còn trào phúng chỉ là cành lá

+ thơ bắt nguồn từ tâm huyết với dân, với nước, với đời

+ Tú Xương cũng đã Việt hóa sâu sắc thể thơ Nôm Đường luật, hình ảnh ngôn từ bình dị, đậm sắc thái dân gian và nóng hổi hơi thở đời sống

II. Bài thơ Thương vợ (Trần Tế Xương)

1. Xuất xứ

Vợ Tú Xương là Phạm Thị Mẫn, quê ở Hải Dương. Là người vợ hiền thảo. Bà có với ông 8 người con. Trong hoàn cảnh sống nghèo khổ, thất bại trên đường công danh, nhà thơ và các con phải sống nhờ vào sự tần tảo của bà Tú.

Cảm thông với vợ, Tú Xương đã làm cả một chùm thơ tặng vợ như: Văn tế sống vợ, Tết dán câu đối,… Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ ấy.

Bài thơ Thương vợ được làm vào khoảng 1896-1897, lúc nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn phải trông và sự tần tảo của bà Tú.

Thương vợ là bài thơ cảm động nhất trong chùm thơ văn câu đối về đề tài bà Tú

2. Bố cục

– Phần 1 (4 câu đầu): Hình ảnh bà Tú tần tảo, chịu thương chịu khó hiện lên qua nỗi thương vợ của thi sĩ

– Phần 2 (còn lại): Tình cảm, thái độ của tác giả

3. Giá trị nội dung

– Với tình cảm thương yêu quý trọng, tác giả đã ghi lại một cách chân thực xúc động hình ảnh người vợ tàn tảo, giàu đức hi sinh

4. Giá trị nghệ thuật

– Cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị sâu sắc

– Sử dụng sáng tạo các thành ngữ: một nắng hai sương, năm nắng mười mưa

– Vận dụng sáng tạo hình ảnh thân cò trong ca dao

– Từ ngữ trong sáng giản dị, mộc mạc mà giàu sức gợi hình biểu cảm

>> Tham khảo thêm: Các đề văn về Thương vợ (Tú Xương) thường gặp trong đề thi

**********

Trên đây là sơ đồ tư duy Thương vợ của Tế Xương do biên soạn. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học và ôn tập môn Văn tốt hơn. Đừng quên tham khảo thêm nhiều bài văn mẫu 11 được cập nhật đầy đủ tại em nhé. Chúc các em luôn học tốt.

Xem ngay tài liệu sơ đồ tư duy Thương vợ của Trần Tế Xương bao gồm những kiến thức cơ bản cần nắm cùng tổng hợp các sơ đồ tư duy về bài Thương vợ.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/so-do-tu-duy-thuong-vo-tu-xuong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp