hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 2 trang 41 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 1 phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 2: Tác phẩm chi tiết nhất.
Đề bài:
Việc trích dẫn băn Tuyên ngôn Độc lập (1776) cửa nước Mĩ và bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập của tác giả có ý nghĩa gì? (Đọc kĩ phẫn Tiểu dẫn, chú ý đối tượng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh hướng tới để xác định cách trả lời.)
Bạn đang xem: Bài 2 trang 41 SGK Ngữ văn 12 tập 1
Trả lời bài 2 trang 41 SGK văn 12 tập 1
Để soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 2: Tác phẩm lớp 12 kì 1 tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 2 trang 41 trong phần nội dung Soạn văn 12 như sau:
Cách trả lời 1
Lời trích dẫn từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới:
+ Lời từ tuyên ngôn độc lập năm 1776 nước Mĩ.
+ Từ những bản tuyên ngôn nhân quyền, dân quyền năm 1791 của nước Pháp.
→ Lời lẽ hai bản tuyên ngôn đều đề cập đến vấn đề nhân quyền thể hiện sự khéo léo, kiên quyết của Bác trước kẻ thù.
– Khéo léo vì Bác tỏ thái độ trân trọng, thành quả, văn hóa lớn của nhân loại
– Kiên quyết vì Bác khẳng định quyền độc lập, tự do của nhân dân Việt Nam bằng chính lời lẽ của tổ tiên người Pháp, người Mĩ. Biện pháp lấy gậy ông đập lưng ông được vận dụng thích đáng.
Cách trả lời 2
– Việc trích dân tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả
+ Dùng làm cơ sở pháp lí tuyên bố nền độc lập cho nước mình.
+ Đó là cơ sở suy rộng ra nền tự do của các dân tộc bị áp bức trên thế giới
– Ý nghĩa về mặt lập luận:
+ Tăng sức thuyết phục cho lời tuyên ngôn độc lập
+ Thể hiện sự khôn khéo, quyết liệt trong cách chiến đấu với kẻ thù
+ Nghệ thuật gậy ông đập lưng ông là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông” dùng chính lý lẽ chính nghĩa của Pháp, Mỹ đập lại luận điệu xảo trá của chúng.
Cách trả lời 3
– Mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, tác giả đưa ra dẫn chứng từ hai tuyên ngôn nổi tiếng là Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền (1791) của Cách mạng Pháp và Tuyên ngôn độc lập (1776) của nước Mĩ, khẳng định quyền con người và quyền các dân tộc. Cách viết sắc sảo đã đem lại ý nghĩa sâu sắc cho bản tuyên ngôn được viết trong hoàn cảnh lịch sử lúc bây giờ.
– Đây là nghệ thuật “gậy ông đập lưng ông”, “dùng khoá của địch khoá miệng địch”, lấy lí lẽ của nước người để phản bác những âm mưu của chính các nước đó. Tác giả đã rất linh hoạt khi kết hợp ý kiến của người với ý kiến của mình: “Suy rộng ra câu ấy có có nghĩa là…”. Từ khẳng định quyền con người, Bác đã chuyển sang quyền của các dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
– Đồng thời, như thế cũng là cách Bác đặt cuộc cách mạng của nhân dân ta năm 1945 ngang hàng với cuộc cách mạng của Pháp và Mĩ, đặt bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam ngang hàng với hai bản Tuyên ngôn của hai nước lớn đó, khẳng định về quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta trên toàn thế giới.
– Ra đời trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai vừa kết thúc, các nước đồng minh đang tranh giành ảnh hưởng đòi chia quyền kiểm soát những vùng bọn phát xít từng chiếm đóng. Bản Tuyên ngôn độc lập không chỉ nói với nhân dân Việt Nam, các nước trên thế giới mà còn hướng tới bọn thực dân đế quốc, ngăn chặn ngay ý đồ chiếm lại nước ta một lần nữa của thực dân Pháp. Đồng thời khẳng định cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam. Chống phát xít, chống đế quốc là cuộc đấu tranh chính nghĩa (thực hiện quyền độc lập, tự do, bình đẳng – lẽ phải thông thường mà chính các nước Pháp, Mĩ đã từng tuyên bố), buộc chính các nước thực dân, đế quốc không được phép coi thường, phủ nhận.
=> Cách lập luận này của tác giả rất chặt chẽ, đầy tính chiến đấu.
Tham khảo: Cơ sở pháp lí và cơ sở thực tiễn của văn bản Tuyên ngôn độc lập
Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 2 trang 41 SGK ngữ văn 12 tập 1 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài soạn bài Tuyên ngôn độc lập – Phần 2: Tác phẩm.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp