Bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2

0
77
Rate this post

hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 26 sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập Hai phần Luyện tập soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ chi tiết nhất.

Đề bài: Đọc hai đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

a) Người ta thường nói: “Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đối cứng ra mềm ?

Bạn đang xem: Bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi mà dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.

(Nguyễn Dữ, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên)

b) Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ, nhưng lời định nghĩa nào cũng vẫn không đủ. Có người nghĩ rằng thơ là những lời đẹp. Nhưng đâu phải như vậy. Dưới ngọn bút của Hồ Xuân Hương, những chữ tầm thường của lời nói hằng ngày nôm na mách qué đã trở thành những lời thơ được truyền tụng mãi. Và Nguyễn Du không những để lại những câu thơ như “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” mà còn viết:

“Thoắt trông lờn lợt màu da,

Ăn gì cao lớn đẫy đà làm sao?” 

   Cũng không phải thơ là những đề tài “đẹp”, phong hoa tuyết nguyệt của các cụ ngày xưa, hoặc những nhớ mong sầu lụy của các chàng và nàng một thời trước Cách mạng. Nhà thơ Pháp Bô-đơ-le đã làm bài thơ nổi tiếng về cái xác chó chết đầy dòi bọ, và ở thời chúng ta, cái xe đạp, khẩu ba-dô-ca, cho đến cái ba lô trên vai chiến sĩ, bóng dây thép gai hung ác của đồn giặc,… đều có thể đem nói trong thơ. Nhà thơ ngày nay không đi tìm cái muôn đời viển vông bên ngoài cuộc sống thực của con người…

(Theo Nguyễn Đình Thi, Mấy ý nghĩ về thơ,

báo Văn nghệ, ngày 30 – 4 – 2003)

– Chỉ ra ý kiến, quan điểm mà Nguyễn Dữ và Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ ở hai đoạn trích trên.

– Cách bác bỏ và giọng văn của hai tác giả có những nét gì khác nhau?

– Anh (chị) rút ra được những bài học gì về cách bác bỏ?

Trả lời bài 1 trang 26 SGK văn 11 tập 2

* Ý kiến, quan điểm bác bỏ:

– Đoạn trích a: Nguyễn Dữ đã bác bỏ quan niệm sai lệch: “Cứng quá thì gãy”: “Từ đó mà đổi cứng ra mềm”.

– Đoạn trích b: Nguyễn Đình Thi đã bác bỏ quan điểm sai lầm: “Thơ là những lời thơ đẹp”.

* Cách bác bỏ và giọng văn:

– Đoạn trích a: Nguyễn Dữ dùng lí lẽ và dẫn chứng trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.

+ Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo lắng không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời”.

+ Dẫn chứng: Ngô Tử Văn cứng mà không gãy, hơn thế còn được phong thưởng.

– Đoạn trích b: Nguyễn Đình Thi dùng dẫn chứng để bác bỏ với giọng văn nhẹ nhàng, tế nhị.

+ Dẫn chứng: từ thơ Hồ Xuân Hương, thơ Nguyễn Du, thơ Bô – đơ – le, thơ kháng chiến chống Pháp. → đều không dùng lời văn đẹp.

* Bài học về cách bác bỏ: Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.

Xem trước bài soạn: Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ

Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 26 SGK ngữ văn 11 tập 2 do tổng hợp và biên soạn, hi vọng sẽ giúp em hiểu và soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ tốt hơn trước khi đến lớp.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi bài 1 trang 26 SGK Ngữ văn lớp 11 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận bác bỏ ngữ văn 11.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-1-trang-26-sgk-ngu-van-11-tap-2/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp