4 Đề đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) có đáp án chi tiết

0
7478
2.5/5 - (2 bình chọn)

4 Đề đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) có đáp án chi tiết được tổng hợp từ các bài thi Ngữ Văn trên toàn quốc sẽ là tài liệu cho các em ôn luyện trước khi bước vào kì thi sắp tới. Hy vọng với 4 bộ đề Nắng trong vườn đọc hiểu dưới đây, các em sẽ trả lời đúng toàn bộ các câu hỏi trong bài thi nhé.

Đề đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) có đáp án chi tiết

Đề đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) có đáp án chi tiết

Đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) – Đề số 1

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều màu còn mờ lẫn trong màn sương trắng.

Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ ngòng ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng ca một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.

Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng đá quay nhìn khắp bốn phương. Khi nắng bắt đầu gay gắt, và cỏ đã mềm nóng dưới gót chân, tôi thong thả xuống, đi len lỏi vào các vườn chè, sắn, rồi đến bờ sông Cong, tìm một chỗ bóng mát nghỉ ngơi. Tôi ngả người trên cỏ nằm mơ màng, đếm cái tiếng kêu của chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và nghe không biết mỏi.

Chiều đến, tôi lắng nghe luồng gió thì thào trong cành lá, hay đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc trên mặt sông. Tôi lần theo những con đường cỏ ướt để tìm trong bờ giậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngửng nhìn những vì sao lấp lánh trên không, dải ngân hàmờ sáng và tìm ông Thần Nông đội mũ đỏ.

(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB HNV &Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích là Tự sự.

Câu 2. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Con đường đất đỏ ngòng ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến.”

Lời giải:

Biện pháp tu từ so sánh => Nhấn mạnh sự nhỏ bé của nhữg người đi chợ

Câu 3. Nêu ngắn gọn tâm trạng nhân vật tôi khi trải nghiệm một ngày ở miền quê.

Lời giải:

Tâm trạng nhân vật tôi khi trải nghiệm một ngày ở miền quê: náo nức, bình yên thư thái.

Câu 4. Anh/Chị hãy trình bày tác dụng của sự trải nghiệm đối với bản thân.

Lời giải:

Bài mẫu số 1:

Trong cuộc thi quan trọng nhất của chúng ta, đó là cuộc đời, 5 năm nữa bạn sẽ là ai? Với tôi, chỉ có một tôi duy nhất, và sự trải nghiệm sẽ nói lên bản thân tôi vào 5, 10 hay 15 năm sau đó. Trải nghiệm là tất cả những bài học, kinh nghiệm được rút ra từ sự nỗ lực không ngừng học hỏi, không ngừng tranh đấu với khó khăn. Trải nghiệm giúp chúng ta hoàn thiện hơn, mạnh mẽ hơn, biết đâu là điểm mạnh hay điểm yếu của mình và tôi rèn bản lĩnh đương đầu với mọi thử thách. Không thể phủ nhận rằng có trải nghiệm, chúng ta mới đủ năng lực làm được những công việc mà ta mong muốn. Để trở thành một người bản lĩnh, dám đứng trên sân khấu tỏa sáng, Oprah Winfrey đã nếm trải biết bao khó khăn từ tuổi thơ cơ cực, để rồi không từ bỏ, nỗ lực học tập đã giúp cô gái ấy đã trở thành “bà hoàng truyền hình” đắt show nhất nhì nước Mỹ. Trải nghiệm đôi khi chỉ đơn giản là bạn làm một điều gì mới mẻ và học hỏi từ nó, nhưng điều quan trọng là phải luôn nỗ lực hết mình. Trải nghiệm có được hay không phụ thuộc vào những tháng ngày tuổi trẻ của chúng ta. Đừng để tuổi trẻ sống trong an nhàn và tuổi trưởng thành sống trong hối hận vì đã trì hoãn quá nhiều. Bởi như Jean Jacques Rousseau đã từng nói: “Người sống nhiều nhất không phải người sống lâu năm nhất mà là người có nhiều trải nghiệm phong phú nhất”.

Bài mẫu số 2:

Con người để hoàn thiện bản thân thì phải không ngừng trau dồi nhiều đức tính quý báu. Một trong những điều quan trọng mà những người trẻ chúng ta cần trau dồi chính là sự trải nghiệm.

Vậy thế nào là sự trải nghiệm? Sự trải nghiệm là tri thức hay sự thông thạo về một sự kiện, một chủ đề, lĩnh vực nào đó mà con người được tìm hiểu, va chạm và tiếp xúc từ đó rút ra những bài học riêng cho bản thân mình. Con người đặc biệt là những người trẻ tuổi hãy biết tìm tòi, học hỏi và va chạm thực tế nhiều hơn nữa để tự đúc rút ra bài học cho bản thân mình.

Tuổi trẻ là độ tuổi đẹp nhất, thích hợp nhất dành để học tập, tiếp thu và lĩnh hội các nguồn kiến thức khác nhau và áp dụng chúng vào thực tế để rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. Ai cũng hiểu, giữa lí thuyết trong sách vở và thực tiễn cuộc sống có nhiều sự chênh lệch và khác biệt. Nếu chúng ta chỉ học trong sách vở thôi là chưa đủ, kiến thức ngoài thực tế cuộc sống vô cùng quan trọng sẽ giúp chúng ta rút ra bài học nhanh và chính xác hơn. Nếu không có những trải nghiệm, con người sẽ không rút ra được bài học và sẽ không tiến bộ hơn được.

Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người lười biếng, không chịu tìm tòi học hỏi, cũng như không chịu áp dụng lí thuyết vào thực tế để đánh giá để rút ra bài học. Lại có những người có cái nhìn sai lệch về trải nghiệm cũng như việc học tập dẫn đến tư duy và hành động sai lệch,… những người này đáng bị chỉ trích, phê phán.

Sự trải nghiệm là điều tốt đẹp mà chúng ta cần rèn luyện trong quá trình hoàn thiện và phát triển bản thân. Không một ai là hoàn hảo, nhưng khi ta biết cố gắng hoàn thiện bản thân và vươn lên phía trước, chúng ta sẽ đạt được những thành quả xứng đáng với công sức bỏ ra.

Bài mẫu số 3:

Cuộc đời của ta được tô điểm bởi muôn màu chính nhờ những trải nghiệm. Trải nghiệm có ý nghĩa lớn lao trong cuộc sống. Trải nghiệm được hiểu là hành trình khám phá, học hỏi của mỗi chúng ta để từ đó rút ra cho mình những kinh nghiệm, bài học và ngày một tốt hơn. Nhờ có những trải nghiệm quý báu mà ta trở nên “thông thái” trước những vấn đề của đời sống. Và dù trước mắt có vô vàn khó khăn, ta vẫn đủ mạnh mẽ và kiên cường vươn lên để đương đầu với mọi vấn đề.

Cuộc đời của con người sẽ vô cùng tẻ nhạt, nhàm chán nếu ta cứ đứng chôn chân một chỗ hay cố kiếm tìm cho mình vùng an toàn. Cuộc đời mà không có sự khám phá, tìm tòi thì đó chính là cuộc đời nhạt lặp đi lặp lại như vòng tuần hoàn và sớm muộn chính ta cũng bí bách trong đời sống tẻ nhạt ấy.

Những cuộc đi và những lỗi sai đã đem đến cho con người bao tri thức, bao hiểu biết. Đó chính là điều bạn sẽ không có nếu chỉ muốn là Ếch ngồi đáy giếng. Khi ta có cho mình tri thức, kĩ năng, thì ta có thể trả lời muôn vàn lời tự vấn: tôi là ai, tôi cần làm gì? Chỉ có rèn luyện một bản lĩnh mạnh mẽ, kiên cường thì trái tim mới đủ cứng rắn dám làm, dám hành động thay vì ngồi đó và ngưỡng vọng những người tài giỏi quanh mình.

Trải nghiệm không phải là đánh đổi mà là sự tôi luyện cho những hèn kém để giúp ta tìm thấy chính mình trong cuộc đời này. Trong đời sẽ chẳng có ai không phạm sai lầm. Cứ hãy đi và trải nghiệm và chúng ta sẽ gặp nhau trên đại dương muôn trùng với con thuyền chuyên chở mơ ước của riêng mình để cùng làm nên thành công.

Đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) – Đề số 2

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều màu còn mờ lẫn trong màn sương trắng.

Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ ngòng ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng ca một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.

(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB HNV &Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Lời giải:

Phương thức biểu đạt chính: Miêu tả

Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn văn?

Lời giải:

Tả buổi sáng của tác giả, hình ảnh vùng quê hiện lên thật đẹp và làm cho lòng mình thêm náo nức.

Câu 3. Ghi rõ tên một văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 6 em đã học cùng tác giả trên?

Lời giải:

Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam

Câu 4. Xác định một cụm danh từ và một cụm động từ có trong đoạn văn trên?

Lời giải:

Cụm danh từ: những mảnh ruộng, con đường đất đỏ ngoằn nghèo

Cụm động từ: tiếng chim kêu, đã đánh thức tôi dậy

Câu 5. Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và cho biết tác dụng của việc sử dụng biện pháp tu từ đó?

“Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương”

Lời giải:

Biện pháp tu từ: So sánh (dưới chân đồi những mảnh ruộng mạ non như những thửa ruộng sáng lên như tấm gương)

Tác dụng: làm cho câu văn thêm sinh động tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

=> Làm cho đoạn văn trở nên sinh động, giúp người đọc dễ hình dung hình ảnh sự vật được miêu tả sáng sớm nơi làng quê.

Đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) – Đề số 3

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bửa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn – chắc hẳn là một cóng trình của hai cô thiếu nữ – để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nỗi trắng mấy gốc trẻ cần cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đầu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẫn vào bóng tối, như những sự gia lệ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chi là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB HNV &Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)

Bạn đang xem: 4 Đề đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) có đáp án chi tiết

Câu 1. Phương thức diễn đạt trong đoạn trích trên có gì nổi bật? Cách diễn đạt đó đem lại hiệu quả như thế nào cho đoạn văn?

Lời giải:

Thạch Lam là nhà văn của Tự lực văn đoàn, có tấm lòng nhân hậu với con người và cảnh vật quê hương, ông có quan niệm tiến bộ về văn chương, là cây bút có biệt tài đối với truyện ngắn trữ tình.

Trong đoạn trích Nắng trong vườn, người đọc nhận thấy nổi bật hơn cả là phương thức diễn đạt. Ông sử dụng cách diễn đạt  để miêu tả một cảnh vật mơ hồ, mong manh, khóa nắm bắt qua những câu văn như: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sư gia lẹ làng của cảnh rừng núi chung quanh. Ông sử dụng những câu văn nhẹ nhàng, lãng mạn, giọng văn mang tính thủ thỉ trầm lắng, thiết tha. Việc diễn đạt mang đậm sắc thái trữ tình mang đến cho văn Thạch Lam chất lãng mạn đậm nét văn xuôi nhưng giống như một bài thơ trữ tình.

Câu 2. Viết một đoạn văn ngắn (100-150 từ) trình bày cảm nhận của anh/chị về đoạn trích trên?

Lời giải:

Đoạn văn trích trong tập Nắng trong vườn là một thành công của Thạch Lam trong việc miêu tả cảnh quê, tình quê, qua đó bộc lộ tấm lòng đáng quý của nhà văn dành cho những mảnh đất nghèo. Cảnh quê được miêu tả tự nhiên và chân thực với những hình ảnh rất đỗi quen thuộc với thôn quê như bầu trời đêm ngàn ngôi sao lấp lánh, những con bướm nhỏ vụt từ trong bóng tối bay ra hay cảnh rừng núi chập chờn trong đêm tối, kết hợp với những hình ảnh quen thuộc là hệ thống những âm thanh “vang động như tiếng đàn” được miêu tả một cách chân thực. Dường như nhà văn hòa mình vào cảnh vật, cảm nhận được sự bình yên trong đêm tối để rồi gắn bó với cảnh vật ấy “giống như một người bạn”. Tấm lòng của nhà văn thật đáng quý, đó dường như là một tấm lòng luôn nhạy cảm trước biến đổi của thiên nhiên, của đất trời, mở lòng ra đón nhận những vang động dù là nhỏ nhất của thôn quê. Trong văn xuôi Thạch Lam, hình ảnh thôn quê đã xuất hiện nhiều, mỗi lần mang một dáng vẻ khác nhưng đều gặp gỡ ở tấm lòng nhạy cảm đáng quý ấy. Chính tấm lòng dành cho những mảnh đất thôn quê đã khiến văn Thạch Lam gần gũi với độc giả nhiều thế hệ, tạo nên phong cách rất riêng của ông trong dòng văn học lãng mạn 1930-1945.

Đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) – Đề số 4

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Buổi chiều rất êm ả. Về phía tây, mây trời rực rở những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông như một giải vàng nỗi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngửng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây.

[…]

Tôi không thể ngờ được lại là hai cô thiếu nữ mà tôi mới thoáng trông thấy ở trong vườn. Bửa cơm xong, ông Ba bắc ghế ra ngoài sân cùng tôi ngồi nói chuyện. Ngọn đèn dầu có cái chao lụa xanh xinh xắn – chắc hẳn là một cóng trình của hai cô thiếu nữ – để trên chiếc bàn con, chiếu ra một vùng ánh sáng, làm nỗi trắng mấy gốc trẻ cần cổi. Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đầu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẫn vào bóng tối, như những sự gia lệ làng của cảnh rừng nói chung quanh. Tôi thấy vui sướng và thư thái trong lòng. Lần đầu, đêm tối và cảnh vật đối với tôi thân mật như một người bạn, khác với khi ở Hà Nội, đêm chi là những cuộc vui chơi mệt mỏi và nặng nề.

(Trích Nắng trong vườn, Thạch Lam, NXB HNV &Cty Nhã Nam, 2015, tr.16-17)

Câu 1. Xác định ngôi kể và giá trị ngói kể đó đối với việc thể hiện tư tưởng của nhà văn?

Lời giải:

– Ngôi kể trong đoạn trích là ngôi kể thứ nhất, người kể xưng tôi, kể về những gì người kể nghe, thấy, cảm nhận được.

– Giá trị của ngôi kể: Thể hiện cái nhìn chủ quan của nhân vật trữ tình khi cảm nhận những vẻ đẹp của cảnh làng quê. Thông qua sự tỉnh tế của nhân vật trữ tình, vẻ đẹp của cảnh vật và con người được miêu tả một cách rõ nét và sinh động.

Câu 2. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?

Lời giải:

– Phép liên kết chính của đoạn trích là phép liên tưởng. Nhà văn Thạch Lam sử dụng những từ ngữ thuộc trường liên tưởng về thiên nhiên để xây dựng đoạn văn.

– Giá trị của phép liên kết: Liên kết chủ đề của đoạn trích là miêu tả cảnh vật ở thôn quê vào buổi chiều và buổi tối, thể hiện những cảm xúc tinh tế của nhà văn trước sự thay đổi của cảnh vật.

Câu 3. Viết đoạn văn ngắn khoảng 100 từ trình bày cảm nhận của anh (chị) về chất thơ trong đoạn trích trên. Nếu rõ phương thức xây dựng đoạn văn.

Lời giải:

Đoạn trích trong truyện ngắn Nắng trong vườn thể hiện những cảm xúc tỉnh tế của nhà văn Thạch Lam khi miêu tả cảnh vật thay đổi vào buổi chiều và buổi tối. Chất thơ toát lên trong đoạn trích thể hiện ở vẻ đẹp của cảnh vật trong những khía cạnh tỉnh tế nhất. Đó có thể là những ánh sáng còn sót lại của một ngày và cảnh những cánh chim tìm đi ăn về: Buổi chiều rất êm ả. Về phía tày, mây trời Tực rỡ những mầu sáng lạn và ánh nắng chiều loàng một khúc sông, trông nhe một giải vàng nổi lên giữa đồi ruộng đã bắt đầu tím lại. Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa; tôi ngừng lên nhìn theo đến khi cái vết đen linh động của đàn chim lặn hẳn với chân mây. Đó có thể là những cảm nhận tinh tế của nhà văn về sự lấn chiếm của đêm tối vào cảnh vật khi đêm xuống: Chiều đã tối hẳn, trên trời cao, hàng ngàn ngôi sao thi nhau lấp lánh qua không khí trong và mát. Đêm của vùng đồi bao bọc lấy tôi, đầy những hương thơm lạ theo cơn gió từ đâu đưa lại. Muôn tiếng đều khe khẽ làm cho cái yên lặng vang động như tiếng đàn; những con bướm nhỏ vụt từ bóng tối ra, đến chập chờn ở trước ngọn đèn, rồi lại lẩn vào bóng tối, như những sự gia lę làng của cảnh ring nói chung quanh. Chất thơ của đoạn trích toát lên từ cách sử dụng những hình ảnh sinh động về cảnh vật thiên nhiên.

**************

Trên đây là 4 Đề đọc hiểu Nắng trong vườn (Thạch Lam) có đáp án chi tiết. Hy vọng dựa vào đây, các em sẽ tự tin trả lời đúng các câu hỏi trong kì thi sắp tới. Chúc các em ôn tập thật tốt trước khi bước vào kì thi học kì sắp tới.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/doc-hieu-nang-trong-vuon-thach-lam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp

Xem them: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/sanh-game-casino-online-tai-nha-cai-pq88/