Top 5 cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

0
91
Rate this post

Đề bài: Phân tích tác phẩm “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.

Cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà 1

Nguyễn Tuân người nghệ sĩ suốt một đời đi tìm cái đẹp và trăn trở về cái đẹp. Nếu như trước cách mạng ông thoát li thực tại, tìm cái đẹp ở thời còn vang bóng, thì sau cách mạng cốt cách ấy vẫn duy trì nhưng ông tìm thấy cái đẹp trong cuộc sống này, ở những con người lao động hết sức bình dị. “Người lái đò sông Đà” được trích từ tập bút kí “Sông Đà” là những nét vẽ chân thực về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên Tây Bắc, và vẻ đẹp hào hùng của con người trong lao động.

Bạn đang xem: Top 5 cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà

Cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà 2

Đến với tác phẩm của Nguyễn Tuân mỗi người sẽ tìm cho bản thân mình những xúc cảm riêng, là sự ngưỡng mộ, khám phá chờ mong. Dường như dưới đôi bàn tay tài hoa nghệ sĩ, ông đã khiến người đọc như chìm đắm, như được sống những phút giây thực sự với thiên nhiên khung cảnh nơi đó. Đây chính là cái tài sử dụng ngôn ngữ của ông. Đặc biệt qua đoạn trích “Người lái đò sông Đà” tài năng đó càng được bộc lộ rõ nét hơn.

Cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà 3

Nói đến Nguyễn Tuân là người ta nghĩ ngay đến một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp. Cái đẹp trong các tác phẩm của ông phải là cái đẹp đạt đến độ hoàn thiện, hoàn mỹ. Sự nghiệp cầm bút của Nguyễn Tuân đạt được rất nhiều thành tựu kể cả trước và sau cách mạng. “Người lái đò sông Đà” trích từ tập tuỳ bút “Sông Đà” là một trong những sáng tác tiêu biểu của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng Tám.

Cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà 4

Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là bút ký đầy sáng tạo, tiêu biểu cho phong cách độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng tháng tám: Uyên bác, tài hoa, không quản gian lao vất vả để có được những dòng bút ký, đậm cảm giác chân thực, sức liên tưởng phong phú đem đến cho người đọc, người nghe cảm nhận về một tâm hồn khao khát hòa nhập với nhịp động phát triển của đất nước của cuộc đời.

Cách mở bài Phân tích tác phẩm Người lái đò sông Đà 5

Nguyễn Tuân sinh năm 1910, mất năm 1987 là một nhà nghệ sĩ lớn của dân tộc Việt Nam. Vốn là một người tri thức giàu lòng yêu nước lại am hiểu sâu rộng nền văn hoá dân tộc, ông viết nên những tác phẩm rất mực uyên bác và giàu giá trị. Nếu như trước cách mạng, văn học của Nguyễn Tuân chạm đến lòng người bởi vẻ đẹp tài hoa của những con người “một thời vang bóng” như Huấn Cao thì sau cách mạng, Nguyễn Tuân khiến người đọc rung cảm bởi sự tinh tế và tài năng trong việc vẽ nên những nét đẹp gân guốc nhưng gần gũi, bình dị với thiên nhiên và đời sống con người. Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” là một thành công tiêu biểu cho phong cách văn học ấy.

Văn mẫu lớp 12

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/top-5-cach-mo-bai-phan-tich-tac-pham-nguoi-lai-do-song-da/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp