CÁC NHÀ TOÁN HỌC CỦA VIỆT NAM

0
113
Rate this post

Nội dung chính

Bùi Trọng Liễu

Bùi Trọng Liễu (sinh 28 tháng 9 năm 1934, Ninh Bình, Việt Nam – mất 5 tháng 3 năm 2010 tại Bệnh viện Antony, ngoại ô phía Nam Paris, Pháp) là Tiến sĩ nhà nước về Toán học, là nghiên cứu viên tại Direction des Etudes et Recherches de l’EDF (1959-1963) và là giáo sư đại học Lille (1963-1969), Đại học Paris (1969-2003). Ông là người được coi là “gạch nối” giữa Việt Nam và giới đại học Pháp, Mỹ và quốc tế.

Thân thế và Sự nghiệp

Ông sinh ra trong một gia đình trí thức ở làng Nhuận Ốc, xã Khánh Cường, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình, Việt Nam. Bố ông là Bùi Văn Thiệp, một nhà tân học, từng học Trường Bưởi và Trường Cao đẳng Pháp chính Hà Nội, ra làm quan đến chức Tuần phủ Thái Nguyên, rồi Tuần phủ Phúc Yên lúc trước Cách mạng Tháng Tám.

Thuở nhỏ, bên cạnh việc học tiếng Pháp, ông còn học chữ Hán đến mức đọc hiểu bộ tiểu thuyết cổ điển Tam Quốc chí diễn nghĩa.

Bạn đang xem: CÁC NHÀ TOÁN HỌC CỦA VIỆT NAM

GS Bùi Trọng Liễu (phải) và GS. Tạ Quang Bửu cùng phu nhân, Hà Nội, 1970
GS Bùi Trọng Liễu (phải) và GS. Tạ Quang Bửu cùng phu nhân, Hà Nội, 1970

Theo gia đình sang Pháp từ năm 1950, khi mới 15 tuổi, gần cả cuộc đời sống nơi đất khách quê người, ông vẫn sành tiếng Việt, không chỉ trong lời ăn tiếng nói ngày thường, mà cả trong văn chương nghị luận, tranh biện hay trần thuật, hồi ký, tùy bút, tiểu phẩm.

Năm 1959 ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris với nhan đề “Sur quelques problèmes d’estimation concernant une chaîne de Markov

Năm 1962, ông tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ quốc gia về khoa học toán học năm 28 tuổi. Luận văn ông có nhan đề “Estimations pour des Processus de Markov”.

Sau đó, ông được bổ nhiệm làm giáo sư Đại học Lille (1963-1969), rồi giáo sư Đại học René Descartes (Paris 5) từ năm 1969 cho đến khi về hưu. Ông là một trong số rất ít người Việt sớm được công nhận chức danh giáo sư đại học ngành toán ở Pháp nói riêng, cũng như ở phương Tây nói chung.

Năm 1970 ông đã trở về thăm quê hương, làm việc với Ủy ban Khoa học Nhà nước, đến năm 1981, ông làm trưởng đoàn của đoàn trí thức Việt kiều tại Pháp về nước theo lời mời của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngay từ năm 1988, khi công cuộc Đổi Mới vừa bắt đầu, ông đã đứng ra sáng lập Trường Đại học Thăng Long tại Hà Nội, trường đại học dân lập đầu tiên ở Việt Nam không xin tài trợ của Nhà nước, về giảng dạy và quản lý theo quan niệm mới, phù hợp với yêu cầu của xã hội và tình hình quốc tế. Trong những ngày đầu, vợ chồng ông phải dành một phần tiền lương của mình ở Pháp để gửi về nước. Ông bà đã thành lập tại Pháp một Hội Tương trợ Đại học Pháp – Việt (Amitié Universitaire France-Vietnam) để quyên góp tiền bạc, vật dụng từ các cá nhân, đoàn thể bên Pháp gửi về, giúp trường trang trải các chi phí và hỗ trợ các học bổng miễn phí.

Trong nhiều năm, GS. Bùi Trọng Liễu tham gia Ban chủ tịch Hội người Việt Nam tại Pháp, làm chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tại Pháp.

Tác phẩm

Ông là tác giả của 4 cuốn sách đã xuất bản tại Việt Nam gồm:

  • Tự sự của người xa quê hương (tên cũ là Chuyện gia đình và ngoài đời), nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2004
  • Chung quanh việc học, nhà xuất bản Thanh niên 2004
  • Học gần, Học xa, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2005
  • Học một sàng khôn, nhà xuất bản Tri thức Hà Nội 2007.

Ông viết hàng trăm bài báo, tiểu luận, góp ý về cải cách giáo dục ở Việt Nam. Bài nào của ông cũng thể hiện tấm lòng dành cho quê hương. Ông đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục Đại học ở Việt Nam.

Ông là tác giả của khoảng 30 công trình Toán học từ năm 1960 đến 1996.

Gia đình

Vợ ông là Colette Andrieu, một người Pháp, là tiến sĩ nhà nước về toán học, phó giáo sư Đại học Paris 4. Con trai đầu là Bùi Khảo Mạc, giáo sư Đại học Compiègne. Con trai thứ hai là Bùi A Lanh, phó giáo sư Đại học Picardie (Amiens).

Dương Hồng Phong

Dương Hồng Phong (sinh năm 1953) là nhà toán học nổi tiếng gốc Việt, giáo sư Đại học Columbia. Ông nổi tiếng về những nghiên cứu trong lĩnh vực Phương Trình Đạo Hàm Riêng.

Thân thế và sự nghiệp

Dương Hồng Phong sinh ngày 30 tháng 8 năm 1953 tại Nam Định, Việt Nam.

Sau khi tốt nghiệp trung học ở Lycée Jean-Jacques Rousseau, Sài Gòn, ông học một năm đại học tại École Polytechnique Fédérale, Lausanne, Thụy Sĩ rồi sang Mỹ học tại Đại học Princeton.

Năm 1977, ông bảo vệ luận văn với nhan đề “On Hölder and L sub p Estimates for the Conjugate Partial Equation on Strongly Pseudo-Convex Domains” dưới sự hướng dẫn của Elias M. Stein (cũng là thầy hướng dẫn của hai nhà Toán học huân chương Field: Terence Tao, Charles Fefferman) tại Đại học Princeton.

Từ 9/1977 đến 8/1978 ông là nghiên cứu viên của Viện nghiên cứu cao cấp, Princeton, Hoa Kỳ.

Năm 1994 ông được mời báo cáo tại Đại hội Toán học Thế giới tổ chức ở Zurich. Ông là người Việt Nam thứ hai nhận được vinh dự nay sau Frédéric Phạm (người thứ ba chính là Ngô Bảo Châu).

Năm 2009 ông nhận giải thưởng Bergman cho những nghiên cứu về các toán tử liên quan đến bài toán d-bar Neumann, toán tử giả vi phân,…

Đào Trọng Thi

Đào Trọng Thi là một Giáo sư Toán học đồng thời là một chính trị gia Việt Nam, cựu Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII, IX, X,XI Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII, Đại biểu Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam các khóa XI và XII TP.Hà Nội, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Nga.

Tiểu sử và quá trình công tác

Đào Trọng Thi sinh ngày 23 tháng 3, năm 1951 tại xã Tân Hiệp, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông thuộc dòng tộc Đào Trọng ở xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP.Hải Phòng một dòng họ hiếu học và có nhiều người đỗ đạt, giữ các chức vụ cao trong các triều đại phong kiến Việt Nam xưa như: Cụ Đào Trọng Thiều giữ chức hàn lâm viện thị độc học sĩ, cụ Đào Trọng Kinh giữ chức huấn đạo trung thuận đại phu, cụ Đào Trọng Kỳ giữ chức Thượng thư bộ lại, Hiệp biên đại học sĩ…

Năm 1954 ông cùng gia đình về thủ đô Hà Nội. Ông thi đỗ và học tại lớp toán đặc biệt của trường Đại học Hà Nội (là tiền thân của Trường Trung học phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội) năm 1965. Năm 1968 ông đoạt giải ba kì thi học sinh giỏi Toán toàn miền Bắc Việt Nam (nay là Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12 trung học phổ thông Việt Nam), sau đó tốt nghiệp phổ thông loại xuất sắc và được cử đi học đại học ở Liên Xô.

Từ năm 1970 đến 1974 Đào Trọng Thi học đại học tại Khoa Toán – Cơ, trường Đại học Tổng Hợp Lomonosov – Nga. Sau khi tốt nghiệp đại học, ông tiếp tục làm nghiên cứu sinh tại đây. Năm 1977 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại trường Đại học Lomonosov.

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ, Đào Trọng Thi về nước làm giảng viên khoa Toán – Cơ, trường Đại học Hà Nội (nay là Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội). Trong thời gian này ông được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ môn Hình học – Tô pô – Đại số của khoa Toán – Cơ năm 1979. Đến năm 1982 Đào Trọng Thi đi làm nghiên cứu sinh cao cấp tại trường Đại học Lomonosov. Năm 1984 ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại trường Đại học Lomonosov. Sau khi bảo vệ xong luận án ông trở về nước tiếp tục công tác tại khoa Toán – Cơ, trường Đại học Hà Nội.

Năm 1989 Đào Trọng Thi đảm nhiệm chức vụ Chủ nhiệm Khoa Sau đại học, Trường Đại học Hà Nội. Ông được đặc cách phong học hàm Giáo sư (không qua Phó giáo sư) và trở thành một trong những giáo sư trẻ nhất của ngành Toán học và của giới khoa học Việt Nam lúc đó vào năm 1991.

Năm 1992 Đào Trọng Thi được bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội – trường đại học lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Khi Đại học Quốc gia Hà Nội được thành lập theo quyết định của Thủ tướng Võ Văn Kiệt vào năm 1993, ông được phân công giữ chức vụ Phó giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội kiêm Hiệu trưởng Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.

Năm 1996: Tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VIII, ông được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 2001 ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội. Ngày 12 tháng 11 năm 2006 ông được bầu làm Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Nga. Ngày 23 tháng 07 năm 2007 ông được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam. Ngày 16 tháng 10 năm 2007 ông hết nhiệm kì Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tháng 4 năm 2016, ông hết nhiệm kì làm Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa – Giáo dục – Thanh niên – Thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.

Công trình khoa học

Ông công bố khoảng 26 công trình khoa học (theo thống kê của MathSciNet, Hội Toán học Hoa Kỳ) và là tác giả của sách chuyên khảo sau

Đào Trọng Thi; Fomenko, A. T. Minimal surfaces, stratified multivarifolds, and the Plateau problem. Translated from the Russian by E. J. F. Primrose. Translations of Mathematical Monographs, 84. American Mathematical Society, Providence, RI, 1991. x+404 pp. ISBN 0-8218-4536-5.

Đặng Đình Áng

Đặng Đình Áng

Đặng Đình Áng là giáo sư toán học nổi tiếng của Việt Nam. Ông nguyên là Trưởng ban Toán của Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn và là chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh. Ông cũng là người đầu tiên đưa toán học hiện đại vào miền Nam Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được biết đến như một nghệ sĩ thổi sáo (flute) tài hoa với nhiều CD nhạc hòa tấu thính phòng hay. Ông được xem là một nhà giáo tiêu biểu có nhiều đóng góp cho ngành toán học Việt Nam.

Sự nghiệp

Giáo sư Đặng Đình Áng sinh năm 1926 tại Hà Tây. Năm 1953 đến 1955, ông học môn Kỹ thuật hàng không vũ trụ tại Đại học Kansas và nhận bằng cử nhân tại đó. Sau đó, ông vào Viện Công nghệ California (Caltech) và nhận bằng tiến sĩ với một luận án về giải tích và cơ học năm 1958.

Ông làm việc tại CalTech hai năm rồi về nước năm 1960. Tại Việt Nam, ông đảm nhận Trưởng ban Toán của Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Với địa vị trưởng ban ông đã hiện đại hóa chương trình giảng dạy và đưa vào một số môn chưa từng được dạy như toán học tô pô, đại số trừu tượng, và giải tích hàm. Ba năm sau, ông thành lập chương trình chứng chỉ sau đại học “toán học thâm cứu” (Mathematiques Approfondies). Ông làm trưởng ban cho đến năm 1975, sau đó ông làm Giám đốc Viện nghiên cứu Giải tích cho đến năm 1994.

Năm 1988, ông làm chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1995 ông chịu trách nhiệm chính cho sự thành công của hội nghị toán học quốc tế lần đầu tiên được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh đã thu hút nhiều nhà toán học lớn đến từ Mỹ, Đức, Nga, Trung Quốc, Pháp tại Hà Nội.

Gia đình

Ông kết hôn với bà Bùi Thị Minh Thy năm 1950. Ông bà có năm người con, ba gái và hai trai. Họ cũng là những người thành đạt: người con gái lớn của ông là một bác sĩ nhi khoa, hai cô gái út là tiến sĩ toán học và thạc sĩ dạy Anh ngữ, còn hai người con trai đều là tiến sĩ toán học tại các viện đại học tại Hoa Kỳ.

Gia đình Giáo sư Đặng Đình Áng có nhiều người thành danh trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật như: Nhà thơ Đặng Đình Hưng là anh ruột; nhạc sĩ Thái Thị Liên là chị dâu và các nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn và Đặng Hồng Quang là cháu ruột của ông.

Cống hiến

Năm 1982, Giáo sư Đặng Đình Áng đã hướng dẫn bảo vệ thành công cho tiến sĩ toán học đầu tiên ở miền Nam. Giáo sư Áng cũng đã đào tạo được 12 tiến sĩ toán học Việt Nam có trình độ quốc tế và nhiều thạc sĩ, cử nhân toán học.

Tác phẩm

  • Hơn 130 bài báo trong lĩnh vực phi tuyến và cơ học được công bố trên các tạp chí toán học trong và ngoài Việt Nam.
  • Sáu cuốn sách chuyên đề về giải tích và cơ học, trong đó có cuốn: Dang Dinh Ang, Rudolf Gorenflo, Vy Khoi Le, Dang Duc Trong. Moment Theory and Some Inverse Problems in Potential Theory and Heat Conduction. Springer Berlin Heidelberg.
  • Trong ngần bóng giếng (tập sách)
  • CD nhạc hòa tấu thính phòng do chính Giáo sư Đặng Đình Áng (flute) cùng nhóm nhạc Hoa Sen tổ chức thực hiện.

Vinh danh

Năm 1980, trong đợt phong học hàm đầu tiên sau khi Việt Nam thống nhất, ông được phong hàm giáo sư.

Câu nói

Nhận xét

“Dù là một người hấp thu nền giáo dục phương Tây nhưng thầy Đặng Đình Áng vẫn nguyên vẹn một tâm hồn Việt với những bản sắc tốt đẹp nhất.” Giáo sư Dương Minh Đức (Chủ tịch Hội Toán học TPHCM)

Đinh Tiến Cường

Đinh Tiến Cường sinh năm 1973 tại Hải Dương, là nhà toán học trẻ xuất sắc của Việt Nam ở nước ngoài. Hiện tại là giáo sư toán học ở Đại học Paris 6 (ĐH. Pierre et Marie Curie), Cộng hòa Pháp, và là thành viên Hội đồng Khoa học Viện toán Cao cấp Việt Nam. Các công trình khoa học của anh được công bố trên hầu hết các tạp chí hàng đầu của ngành toán học.

Đinh Tiến Cường

Khi đang là học sinh tại Khối chuyên Toán-Tin, Đại học Sư phạm Hà Nội, anh đạt Huy chương vàng với số điểm tuyệt đối 42/42 trong kì thi Olympic Toán học Quốc tế lần thứ 30 năm 1989 tổ chức tại Cộng hòa Liên bang Đức. Đội tuyển Việt Nam đoạt 2 Huy chương vàng, xếp thứ 9 toàn đoàn. Tại kỳ thi này, Ngô Bảo Châu đoạt Huy chương vàng toán quốc tế lần thứ 2 (lần thứ nhất năm 1988 tại Ô-xtrây-li-a) với số điểm (40/42) . Năm 2007, Đinh Tiến Cường đã trở thành thành viên của Viện Đại học Pháp (Institut Universitaire de France-IUF)

Hà Huy Khoái

Hà Huy Khoái (sinh ngày 24 tháng 11 năm 1946) là Giáo sư, Tiến sĩ khoa học ngành toán học của Việt Nam, cựu Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam, Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học các nước thế giới thứ ba. Lĩnh vực ông nghiên cứu chủ yếu là Lý thuyết Nevanlinna (p-adic và phức), không gian Hyperbolic, xấp xỉ Diophantine và các L-hàm.

Tiểu sử

Ông sinh làng Thịnh Xá, xã Sơn Thịnh, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1963, ông tốt nghiệp Trường Trung học Phổ thông Huỳnh Thúc Kháng, thành phố Vinh, Nghệ An. Theo ông kể, cha ông khuyên nên theo học ngành toán, vì vào thời đó (1958-1963) vụ Nhân văn-Giai phẩm còn sôi động, để tránh khỏi rơi vào hoàn cảnh tương tự. Năm 1967, ông tốt nghiệp Đại học Hà Nội chuyên ngành toán học. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ năm 1978 và là tiến sĩ khoa học năm 1984 tại Viện Toán học, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô.

Ông được phong chức danh Phó giáo sư năm 1984 và Giáo sư năm 1991. Từ năm 2001-2007 ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Năm 2004, ông được bầu là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học thế giới thứ ba. Ông còn là Phó chủ tịch Hội Toán học Việt Nam, Ủy viên Họi đồng chức danh giáo sư Nhà nước, Chủ tịch Hội đồng chức danh giáo sư ngành Toán (2009-2015), ủy viên Hội đông khoa học ngành Toán của Quỹ Nafosted.

GS Hà Huy Khoái là một nhà sư phạm có tài. Ông đã đào tạo ra nhiều học trò giỏi. Một trong số những học trò thành danh của ông là PGS.TS. Tạ Thị Hoài An – nữ toán học trẻ tuổi, xuất sắc của Viện Toán học.

Gia đình

Vợ ông là Phó giáo sư, Tiến sĩ sử học Đinh Thị Thu Cúc. Trong gia đình ông còn có nhiều người theo nghiệp toán. Đó là Hà Huy Hân giảng viên Học viện Kỹ thuật Quân sự; GS. TSKH Hà Huy Vui; GS. TSKH Hà Huy Bảng làm việc ở Viện Toán học Việt Nam

Các con của ông: con trai Hà Huy Minh từng đoạt huy chương đồng tại kỳ thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông năm 1989, con trai thứ hai Hà Huy Thái là giảng viên Toán-Kinh tế ở Paris (Universite Evry).

Một số công trình khoa học

  1. (Cùng với Nguyễn Văn Khuê) Holomorphic mappings on Banach analytic manifolds. Func. Analyz i ego Priloz., T.4, N.4, 1973 (Tại Nga).
  2. On p-adic Interpolation. Mat. Zametki, t.26, 1, 1979 (Tại Nga).
  3. On p-adic L-functions associated to elliptic curves. Mat. Zametki, t.26, 2, 1979 (Tại Nga).
  4. On p-adic meromorphic function. Duke Math. J., Vol. 50, 1983.
  5. (Cùng với My Vinh Quang) p-adic Nevanlinna Theory. Lecture Notes in Math. 1351, 138-152.
  6. La hauteur des fonctions holomorphes p-adiques de plusieurs variables. C. R. A. Sc. Paris, 312, 1991, 751-754.
  7. La hauteur d’une suite de points dans $C_p^k$ et l’interpolation des fonctions holomorphes de plusieurs variables. C. R. A. Sc. Paris, 312, 1991, 903-905.
  8. Sur les series L associ’ees aux formes modulaires. Bull. Soc. math. France, t. 120, 1992, 1-13.
  9. (Cùng với Nguyễn Văn Khuê) Finite codimensional subalgebras of Stein algebras and semiglobally Stein algebras. Trans. AMS, 1992, 503-509
  10. (Cùng với Mai Van Tu) p-adic Nevanlinna-Cartan Theorem, Internat. J. Math, Vol.6, N.5, 1995, 710-731.
  11. Hyperbolic surfaces in $P^3(C)$, Proc. Amer. Math. Soc., Vol. 125, 1997, pp. 3527–3532.
  12. (Cùng với Tạ Thị Hoài An) On uniqueness Polynomials and bi-URS for p-adic Meromorphic Functions. J. Number Theory, 87, 211-221 (2001).

Các hoạt động xã hội khác

Ngoài các công trình về toán học, Hà Huy Khoái viết nhiều bài về khoa học, giáo dục, văn hoá, chủ yếu đăng trên tạp chí Tia sáng. Ông còn thường xuyên tham gia ôn luyện cho đội tuyển thi Olympic toán học quốc tế dành cho học sinh phổ thông của Việt Nam. Đến nay, tuy ông đã không tham gia quản lý song ông vẫn rất tâm huyết với toán học Việt nam.

Hà Huy Khoái

Hoàng Tụy

Hoàng Tụy (7 tháng 12 năm 1927 – 14 tháng 7 năm 2019) là một giáo sư, nhà toán học tiêu biểu của Việt Nam. Cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm, ông là một trong hai người tiên phong trong việc xây dựng ngành Toán học của Việt Nam. Hoàng Tụy được coi là cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục (Global Optimization) trong Toán học ứng dụng.

Hoàng Tụy

Không chỉ là một nhà toán học, Hoàng Tụy cũng có nhiều đóng góp cho giáo dục Việt Nam. Ông cũng là sáng lập viên Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện.

Hoàng Tụy là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1950.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 17 tháng 12 năm 1927 tại làng Xuân Đài, xã Điện Quang, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam, là cháu nội của cụ Hoàng Văn Bảng, đỗ Cử nhân và từng giữ chức Án sát sứ nhiều tỉnh như: Quảng Ngãi, Quảng Bình, Quảng Nam, Hà Tĩnh. Cụ Hoàng Văn Bảng chính là em ruột của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu. Cha của ông là ông Hoàng Kỵ, từng làm quan dưới thời Duy Tân, Khải Định, được thăng chức Thị Giảng học sĩ. Các anh em ông có 7 người đỗ đạt thì 5 người làm giáo sư đại học như Hoàng Phê (ngôn ngữ học), Hoàng Quý (vật lý), Hoàng Kiệt (mỹ thuật), Hoàng Tụy và Hoàng Chúng (toán học)…

Tuy vậy, năm ông lên 4 tuổi thì cha qua đời. Cha làm quan thanh liêm, nên gia đình túng bấn lại đông anh em nên tuổi thơ của ông rất vất vả, tuy nhiên đều giữ nếp nhà trong việc học hành. Giỏi văn học Pháp, nhưng ngay từ thời trung học, Hoàng Tụy đã bộc lộ thiên hướng toán học. “Nhảy cóc” hai lớp, là thí sinh tự do, tháng 5 năm 1946, ông đỗ kỳ thi tú tài phần một và 4 tháng sau đó, đỗ đầu tú tài toàn phần ban toán tại Huế. Ông theo học Đại học Khoa học ở Hà Nội nhưng bỏ dở. Sau đó ông được mời dạy toán tại trường trung học Lê Khiết ở Liên khu V.

Năm 1951, ông theo học Trường khoa học cơ bản do Lê Văn Thiêm phụ trách.
Năm 1954, Hoàng Tụy bắt đầu dạy toán tại trường Đại học Khoa học, sau là Đại học Hà Nội.
Tháng 3 năm 1959, Hoàng Tụy trở thành một trong hai người Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ khoa học toán – lý tại Đại học Lomonosov tại Moskva.
Từ năm 1961 đến 1968 ông là Chủ nhiệm Khoa Toán của Đại học Hà Nội; là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 1980 đến 1989.
Năm 1964, ông đã phát minh ra phương pháp “lát cắt Tụy” (Tuy’s cut) và được coi là cột mốc đầu tiên đánh dấu sự ra đời của một chuyên ngành toán học mới: Lý thuyết tối ưu toàn cục (global optimization).
Vào tháng 8 năm 1997, Viện Công nghệ Linköping (Thụy Điển) đã tổ chức một hội thảo quốc tế với chủ đề “Tìm tối ưu từ địa phương đến toàn cục”, được tổ chức để tôn vinh Giáo sư Hoàng Tụy, “người đã có công trình tiên phong trong lĩnh vực tối ưu toàn cục và quy hoạch toán học tổng quát” và nhân dịp giáo sư tròn 70 tuổi.
Ngày 27 tháng 9 năm 2007, ông cùng 9 nhà nghiên cứu độc lập tên tuổi khác là: Nguyễn Quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Chu Hảo, Tương Lai, Phan Huy Lê, Trần Đức Nguyên, Trần Việt Phương thành lập Viện Nghiên cứu Phát triển IDS mà ông là Chủ tịch Hội đồng Viện. Viện IDS với tư cách một tổ chức độc lập, vừa là tổ chức mở, phi vụ lợi chuyên nghiên cứu các vấn đề liên quan đến các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế xã hội.
Tháng 12 năm 2007, một hội nghị quốc tế về “Quy hoạch không lồi” đã được tổ chức ở Rouen, Pháp để ghi nhận những đóng góp tiên phong của GS Hoàng Tuỵ cho lĩnh vực này nói riêng và cho ngành Tối ưu Toàn cục nói chung nhân dịp ông tròn 80 tuổi.[3] Trong những năm của thế kỉ 21, GS Hoàng Tuỵ đã có một số bài viết phê phán, góp ý thẳng thắn về sự yếu kém, lạc hậu và tiêu cực trong ngành giáo dục Việt Nam cũng như tham gia nhiều hội nghị tham luận về cải cách giáo dục.
Tháng 9 năm 2011, Giáo sư Hoàng Tụy vinh dự là người đầu tiên nhận được giải thưởng Constantin Caratheodory do Đại hội Quốc tế Tối ưu Toàn cục đề xướng cho những đóng góp tiên phong và nền tảng của ông trong lĩnh vực này.

Một số công trình khoa học

  • Trên 100 công trình đăng trên các tạp chí có uy tín quốc tế về nhiều lĩnh vực khác nhau của toán học như: Quy hoạch toán học, Tối ưu toàn cục, Lý thuyết điểm bất động, Định lý minimax, Lý thuyết các bài toán cực trị, Quy hoạch lõm,…
  • Reiner Horst và Hoàng Tụy (2006 – xb lần thứ 3). ‘Global Optimization – Deterministic Approaches (Tối ưu toàn cục – các cách tiếp cận tất định)’. Springer – Verlag. ISBN 3540610383. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Năm 1996, ông cùng Giáo sư Hiroshi Konno và nhà toán học trẻ Phan Thiên Thạch viết chung cuốn sách chuyên khảo nhan đề Optimization on Low Rank Nonconvex Structures (Tối ưu hóa trên những cấu trúc không lồi dạng thấp) dày 472 trang, đang được Kluwer Academic Publishers in đồng thời ở nhiều nơi.
  • Một cuốn sách khác, bộ Convex Analysis and Global Optimization, một giáo trình nghiên cứu trong ngành tối ưu toàn cục, cũng được nhà xuất bản nói trên in ở Mỹ và châu Âu trong năm 1997.
  • Ông là tổng biên tập của 2 tạp chí toán học tại Việt Nam (1980–1990), ủy viên ban biên tập của 3 tạp chí toán học quốc tế.

Danh dự, giải thưởng

  • Tiến sĩ danh dự trường Đại học Linköping, Thụy Điển (1995).
  • Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I (1996).
  • Giải thưởng Phan Châu Trinh (2010)
  • Giải thưởng Constantin Carathéodory (2011)

Hoàng Xuân Hãn

Hoàng Xuân Hãn (1908 – 1996) là một nhà sử học, nhà ngôn ngữ học, nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục Việt Nam đồng thời là một kỹ sư, nhà toán học. Ông là người soạn thảo và ban hành Chương trình Trung học Việt Nam đầu tiên.

Hoàng Xuân Hãn

Trưởng ban Chính trị Đoàn đại biểu Việt Nam tại Hội nghị Đà Lạt 1946

Nhiệm kỳ tháng 4 năm 1946 – tháng 5 năm 1946
Trưởng đoàn Nguyễn Tường Tam
Vị trí  Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phó đoàn Võ Nguyên Giáp

Bộ trưởng Giáo dục và Mỹ thuật Đế quốc Việt Nam

Nhiệm kỳ 17 tháng 4 năm 1945 – 23 tháng 8 năm 1945
0 năm, 128 ngày
Thủ tướng Trần Trọng Kim

Thông tin chung

Quốc tịch Việt Nam
 Pháp
Sinh 8 tháng 3 năm 1908
làng Yên Hồ, huyện La Sơn, Hà Tĩnh, Liên bang Đông Dương
Mất 10 tháng 3 năm 1996
(88 tuổi)
Bệnh viện Orsay, Paris, Pháp
Nghề nghiệp Nhà nghiên cứu văn hóa, giáo dục, lịch sử, Nhà ngôn ngữ học, Nhà toán học
Dân tộc Kinh
Vợ Nguyễn Thị Bính (6/10/1911- ), kết hôn 1936
Gia quyến Hoàng Xuân Phong (ông nội)anh em:
Hoàng Xuân Vân
Hoàng Xuân Hồng
Hoàng Xuân Hà
Hoàng Xuân Bình
Hoàng Xuân Mẫn
Hoàng Xuân Nhị
Hoàng Thị Cúc
Cha Hoàng Xuân Ức
Mẹ Lê Thị Âu
Học vấn Thạc sĩ Toán
Học sinh trường Trường Bưởi
Trường Albert Sarraut
Trường Bách khoa Paris
Trường Cầu đường Paris
Đại học Sorbonne
Quê quán xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh

Tiểu sử và học vấn

Hoàng Xuân Hãn sinh năm 1908, quê làng Yên Hồ, huyện La Sơn, nay là xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Thuở nhỏ ông học chữ Hán và chữ Quốc ngữ tại nhà.

Năm 1926, Hoàng Xuân Hãn đậu bằng Thành Chung, rồi ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi. Sau đó một năm, theo thiên hướng, ông lại chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.

Năm 1928, Hoàng Xuân Hãn đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.

Năm 1930, Hoàng Xuân Hãn đỗ vào trường École normale supérieure và Trường Bách khoa Paris. Hoàng Xuân Hãn chọn học trường Bách Khoa. Trong thời gian này ông bắt đầu soạn cuốn Danh từ khoa học.

Năm 1932 – 1934, Hoàng Xuân Hãn vào học École Nationale des Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris).

Năm 1934, Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam, 4 tháng sau đó sang Pháp. Trên chuyến tàu, Hoàng Xuân Hãn gặp cô sinh viên Nguyễn Thị Bính sang Pháp học Dược khoa.

Từ năm 1934 đến năm 1936 Hoàng Xuân Hãn trở lại Pháp, đậu cử nhân toán 1935 và thạc sĩ toán 1936 tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne (Licence des Sciences mathématiques Sorbonne).

Năm 1936, Hoàng Xuân Hãn kết hôn với cô Nguyễn Thị Bính (sinh ngày 6/10/1911 tại Hà Nội) sau này trở thành dược sĩ.

Từ năm 1936 đến năm 1939, Hoàng Xuân Hãn trở về Việt Nam dạy các lớp đệ nhất ban toán trường Bưởi (nay là trường Chu Văn An). Trong thời gian này ông hoàn tất cuốn Danh từ Khoa học.

Năm 1936, ông cho xuất bản tập giáo trình Eléments de trigonométrie (Cơ bản của lượng giác học), có lẽ là tập giáo trình Toán phương tây đầu tiên được viết bởi người Việt.

Từ năm 1939 đến năm 1944, vì chiến tranh trường Bưởi phải rời vào Thanh Hóa. Tại đây, ông tìm thấy những tư liệu lịch sử về La Sơn Phu Tử và vua Quang Trung và những tấm bia nói về sự nghiệp của Lý Thường Kiệt.

Năm 1942, Hoàng Xuân Hãn cho xuất bản Danh từ khoa học (Vocabulaire scientifique).

Năm 1943, Đại học Khoa học được thành lập tại Hà Nội. Hoàng Xuân Hãn được mời dạy môn cơ học.

Tháng 4 năm 1945, vua Bảo Đại mời ông vào Huế để tham khảo ý kiền về việc thành lập chính phủ độc lập đầu tiên của Việt Nam.

Tham chính

Ngày 17 tháng 4 năm 1945, Hoàng Xuân Hãn tham dự nội các Trần Trọng Kim với chức vụ Bộ trưởng Giáo dục – Mỹ thuật.

Từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 20 tháng 6 năm 1945, với chức bộ trưởng, ông đã thiết lập và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ Quốc ngữ ở các trường học. Áp dụng việc học và thi Tú Tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức. Chính phủ Trần Trọng Kim tại chức được 4 tháng.

Sau ngày chính phủ Trần Trọng Kim từ nhiệm, Hoàng Xuân Hãn trở về dạy và viết sách toán bằng tiếng Việt, cùng cứu vãn những sách cũ, sách cổ bị đưa bán làm giấy lộn khắp đường phố Hà Nội.

Năm 1945, ông bắt đầu nghiên cứu truyện Kiều.

Từ 16 tháng 4 đến 12 tháng 5 năm 1946, Hoàng Xuân Hãn tham dự Hội nghị Đà Lạt. Năm 1946 khi chiến tranh Pháp – Việt bùng nổ, ông bị kẹt ở Hà Nội.

Năm 1949, Hoàng Xuân Hãn xuất bản Lý Thường Kiệt.

Sang Pháp

Hoàng Xuân Hãn sang Paris năm 1951 và ở luôn bên Pháp. Trong thời kỳ 1951-1954 ông đã giúp Thư viện Quốc gia Pháp và các thư viện Dòng Tên ở Ý và Tòa Thánh Vatican làm thư mục về sách Việt. Hoàng Xuân Hãn vẫn tiếp tục công việc nghiên cứu, viết các bài gửi các báo Sử Địa (Sài Gòn, 1966-1974), tập san Khoa học – Xã hội (Paris, 1976-1987), Đoàn Kết (Paris, 1976 – 1981), Diễn đàn (Paris 1991 – 1994).

Năm 1952, Hoàng Xuân Hãn xuất bản La Sơn Phu Tử.

Năm 1953, xuất bản Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo.

Năm 1954 Hoàng Xuân Hãn sang Hội nghị Genève mong mỏi một giải pháp hòa bình: một chính phủ miền Nam có thể cộng tác với chính phủ miền Bắc để thực hiện việc thống nhất đất nước.

Ngày 21 tháng 7 năm 1992, Hoàng Xuân Hãn thành lập tại Pháp một hội văn hóa có tên là Hội Văn hóa Giáo dục Cam Tuyền do ông làm Chủ tịch. Hội có tôn chỉ và mục đích bảo vệ và phát huy văn hóa, giáo dục; nhất là bảo tồn văn hóa cổ Việt Nam tại Pháp và ở các quốc gia Tây phương.

Ngoài ra tại Paris, Hoàng Xuân Hãn đã hoàn tất công trình lớn về Đoạn trường tân thanh có tên “Nghiên cứu về Kiều” từ hơn 50 năm nay.

Hoàng Xuân Hãn mất lúc 7 giờ 45 ngày 10 tháng 3 năm 1996 tại bệnh viện Orsay, Paris. Thi hài ông được hỏa táng chiều ngày 14 tháng 3 năm 1996 tại nghĩa trang L’Orme des Moineaux, Les Ulis, Pháp.

Năm 2000, giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học xã hội và nhân văn với cụm công trình Lịch sử và Lịch Việt Nam:

1.Lý Thường Kiệt

2. La Sơn Phu Tử

3.Lịch và Lịch Việt Nam.

Tháng 8 năm 2011, Trường Đại học Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris), một trong những đại học có uy tín hàng đầu của Pháp đã chọn giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho giảng đường đại học thuộc trường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống Trường Cầu đường Paris, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn được Nhà trường vinh danh là một trong 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong lịch sử của Trường.

Tác phẩm

  • Eléments de trigonométrie, Hanoi: Les Editions nouvelles 1936
  • Danh từ khoa học, Hanoi: impr. de Trung – Bac, 1942
  • Lý Thường Kiệt
  • Một vài ký vãng về Hội nghị Đà Lạt
  • Thiên Tình Sử Hồ Xuân Hương
  • Thi văn Việt Nam
  • La Sơn Phu Tử
  • Chinh Phụ Ngâm Bị Khảo
  • Nghiên cứu Kiều

Cùng nhiều công trình nghiên cứu, biên tập, chú thích các tác phẩm văn cổ như:

  • Đại Nam Quốc sử Diễn Ca (Lê Ngô Cát);
  • Mai Đình Mộng ký (Nguyễn Huy Hổ);
  • Văn tế thập loại chúng sinh (Nguyễn Du)…

Gia đình

Hoàng Xuân Hãn là cháu nội Hoàng Xuân Phong, cuối đời Tự Đức làm án sát tỉnh Lạng Sơn. Lúc Lạng Sơn thất thủ, triều đình triệu về làm Tuần Phủ Hà Tĩnh để chiêu dụ lòng dân. Nhưng ông bị bệnh không chịu uống thuốc, để chết. Cha ông là Tú tài Hoàng Xuân Ức, mẹ là bà Lê Thị Âu. Các anh em là Hoàng Xuân Vân, Hoàng Xuân Hồng, Dược sĩ Hoàng Xuân Hà (sau là Giám đốc Xưởng Quân dược Liên khu III, Vụ trưởng Vụ Dược chính, Phó Chủ tịch Hội Dược học), Hoàng Xuân Bình (cận vệ của vua Bảo Đại), Hoàng Xuân Mẫn, Hoàng Xuân Nhị, bà Hoàng Thị Cúc.

Hoàng Xuân Sính

Hoàng Xuân Sính (sinh ngày 8 tháng 9 năm 1933) là một nữ giáo sư, nhà giáo nhân dân, nữ tiến sĩ toán học đầu tiên của Việt Nam. Bà đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nhà giáo Nhân dân”, đây là giải thưởng danh giá, cao quý nhất để tôn vinh các cá nhân xuất sắc, có những hoạt động, đóng góp to lớn trong ngành giáo dục

Sinh 8 tháng 9, 1933 (86 tuổi)
 Liên bang Đông Dương
Quốc tịch  Việt Nam
Học vị Giáo sư toán học
Học vấn Giáo sư
Tiến sĩ
Toán học
Nghề nghiệp Nhà toán học
Nhà giáo
Nhà giáo Nhân dân
Tổ chức Trường Đại học Thăng Long
Quê quán Làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội
Giải thưởng Giải thưởng Kovalevskaya
Huân chương Cành cọ Hàn lâm (2003)

Thân thế

Bà là người làng Cót, Từ Liêm, Hà Nội (nay thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy). Suốt thời niên thiếu gia đình bà sống tại nhà số 102 phố Hàng Bông, Hà Nội. Mẹ của bà mất sớm khi bà mới được 8 tuổi, cha của bà là ông Hoàng Thúc Tấn, sau đó đã tục huyền với một nữ doanh nhân về vải sợi. Ông và người vợ sau là những nhà tư sản dân tộc, là nhà tài trợ và hỗ trợ cơ sở vật chất cho báo Thanh Nghị, một tờ báo có quan điểm dân tộc tiến bộ thời bấy giờ.

Trong nhiều tài liệu, bà thường được ghi chú là “cháu gái của giáo sư Hoàng Xuân Hãn”. Tuy nhiên, đây chỉ là mối giao tiếp thân tình giữa hai người chứ không phải là quan hệ họ hàng.

Nữ tiến sĩ toán học Việt Nam đầu tiên

Bà làm nghiên cứu sinh trong nước dưới sự hướng dẫn của nhà Toán học nổi tiếng người Pháp Alexander Grothendieck. Luận án Tiến sĩ Toán học của bà có nhan đề “Các Gr-phạm trù” được bảo vệ tại Đại học Paris 7 vào năm 1975. Trước khi sang Paris bảo vệ luận án, bà đã trình bày kết quả nghiên cứu của mình tại Đại hội Toán học Việt Nam năm 1971 ở Hà Nội và Đại hội Toán học thế giới năm 1974 ở Vancouver (Canada)

Sự nghiệp giáo sư

Sau đó bà trở về giảng dạy toán học và biên soạn sách giáo khoa đại học và phổ thông. Bà từng là chủ nhiệm bộ môn đại số, trưởng khoa Toán-Tin học tại trường Đại học Sư phạm Hà Nội[9].

Bà là một trong những người sáng lập ra trường Đại học Thăng Long[10], trường đại học Tư thục đầu tiên ở Việt Nam (15/12/1988). Hiện nay bà đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị của trường. Bà là thành viên Hội đồng xét tặng Giải thưởng khoa học Kovalevskaya ở Việt Nam. Nhiều lần bà được giao trọng trách là Trưởng Đoàn học sinh Việt Nam đi dự Olympic Toán Quốc tế. Bà cũng dành thời gian tham gia nhiều hoạt động xã hội đa dạng như Phó Chủ tịch Đoàn chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa VI (2004-?), Ủy viên Hội đồng chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia, Ủy viên Hội đồng Giáo dục Quốc gia, Ủy viên Hồi đồng Từ điển Bách khoa Việt Nam

Phong tặng

Bà đã được chính phủ Pháp (Gouvernement de la République française) trao tặng “Huân chương Cành cọ Hàn lâm” vào năm 2003 vì những đóng góp to lớn của cá nhân bà cho công cuộc phát triển và hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai quốc gia Pháp – Việt

Công trình nghiên cứu khoa học

Bà cũng đã công bố các bài báo, nghiên cứu khoa học sau đây:

  1. Hoàng Xuân Sính. Catégories de Picard restreintes. (French) [Restricted Picard categories] Acta Math. Vietnam. 7 (1982), no. 1, p. 117–122.
  2. Hoàng Xuân Sính. Gr-catégories strictes. (French) Acta Math. Vietnam. 3 (1978), no. 2, p. 47–59.

Lê Dũng Tráng

Lê Dũng Tráng là nhà Toán học Pháp-Việt nổi tiếng trong lĩnh vực Lý thuyết kỳ dị, là học trò của nhà hai Toán học nổi tiếng thế giới Claude Chevalley và Pierre Deligne. Ông được đánh giá là người đóng vai trò cầu nối giữa nền Toán học Việt Nam và Thế giới

Lê Dũng Tráng

Thân thế và sự nghiệp

Ông sinh ngày 27/07/1947 tại Sài Gòn, sau đó theo cha mẹ sang Pháp từ lúc mới 3 tuổi

Ông theo học phổ thông tại trường Lycée Louis-le-Grand.

Năm 1969, khi mới 24 tuổi, ông bảo vệ luận văn Tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của Claude Chevalley và Pierre Deligne. Năm 1971, ông trở thành Tiến sĩ khoa học

01/10/1966 – 30/09/1969: Trợ giảng tại Đại học Paris

01/10/1969 – 30/09/1972: Tùy viên nghiên cứu tại CNRS – Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp

01/10/1972 – 30/09/1975: Giáo sư nghiên cứu CNRS – Trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp

01/10/1975 – 31/12/1980: Phó giáo sư Đại học Paris 7

1981 – 1999: Giáo sư Trường Đại học Paris 7.

1994 – 1999: Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia.

1983 – 1995: Giáo sư Trường Đại học Bách khoa (Pháp).

1999 đến năm 2003 – Giáo sư Trường Đại học Provence (Marseille).

Ông cũng là Chủ tịch ban Toán tại Trung tâm quốc tế về Vật lý lý thuyết (ICTP) mang tên “Abdus Salam” từ năm 2002 đến năm 2009.

Danh hiệu, giải thưởng

  • Giải thưởng toán học của Viện hàn lâm khoa học Pháp (1990).
  • Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học các nước đang phát triển (1993).
  • Tiến sĩ danh dự của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2004).

Công trình tiêu biểu

  • Introduction à la théorie des singularités, Paris, Hermann, 2 volumes, 1988
  • Publisher: Algebraic approach to differential equations, Bibliotheca Alexandrina, Alexandria, Nov. 2007, World Scientific 2010
  • Editor with Kyoji Saito, Bernard Teissier: Singularity Theory, World Scientific 1995
  • Topology of hypersurfaces complexes, in singularités à Cargese, astérisque 7/8, 1973, 171–182
  • with C. P. Ramanujam The invariance of Milnor’s number implies the invariance of the topological type, American Journal of Mathematics, Volume 98, 1976, pp 67–78
  • Calcul du nombre de cycles évanouissants d’une hyper surface complexe, Annales de l’institut Fourier, 23, 1973, 261–270, NUMDAM
  • Topological Use of Polar Curves, Proc. Symp Pure Math, Volume 29, 1975, pp 507–512
  • with Francoise Michel, Claude Weber: Courbes polaires et topology of courbes plan. Annales scientifiques de l’Ecole Normale Supérieure, Sér.4, band 24, 1991, pp. 141–169, NUMDAM
  • The geometry of the monodromy theorem in C. P. Ramanujam – a tribute, Tata Institute, Springer Verlag 1978, 157–173
  • with H. Hamm Un théoreme de Zariski du type de Lefschetz, Ann.Sci.ENS, 6, 1973, 317–366

Lê Tự Quốc Thắng

Lê Tự Quốc Thắng (sinh 1965) là một nhà toán học, giáo sư, tiến sĩ toán học người Việt Nam. Ông từng đạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic Toán học Quốc tế (IMO) lần thứ 23 tại Budapest, Hungary năm 1982 với số điểm tuyệt đối 42/42. Hiện ông đang là giáo sư tại Học viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.

Sinh 1965 (54–55 tuổi)
Huế, Việt Nam
Quốc tịch Việt Nam
Nổi tiếng vì Huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế 1982

Tiểu sử

Ông sinh năm 1965 tại Huế trong một gia đình có truyền thống về toán, cha là ông Lê Tự Hỷ từng là giảng viên khoa toán tại Đại học Huế, mẹ là bà Đinh Thị Quý Hương là giáo viên dạy toán cấp 3, anh trai là Lê Tự Quốc Hùng giảng viên khoa toán – tin tại trường Đại học Wroclaw (Ba Lan).
Ông học cấp 2 tại Trường Trung học Cơ sở Thống Nhất, Huế.
Từ tháng 9 năm 1979 đến tháng 6 năm 1980 ông vào học chuyên Toán tại trường Quốc học Huế. Sau đó ông chuyển sang học tại lớp chuyên toán trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Thành phố Hồ Chí Minh [1].
Năm 1982, ông giành huy chương vàng toán tại kì thi toán quốc tế IMO lần thứ 23 với số điểm tuyệt đối 42/42. Sau đó theo học khoa toán tại trường Đại học Quốc gia Moskva mang tên Lomonosov, Nga. Trong 8 năm học tại đây ông đã 2 lần đoạt giải nhất nghiên cứu khoa học của trường
Năm 1991, ông bảo vệ thành công luận án tiến sĩ chuyên ngành toán hình học topo.
Đầu năm 1992, ông công tác tại Viện toán học Steklov, Nga.
Từ tháng 9 năm 1992 đến tháng 3 năm 1994 ông công tác tại Viện Toán học Max – Planck, Bonn, Đức.
Từ tháng 3 năm 1994 đến tháng 8 năm 1997 ông công tác tại Viện Vật lý lý thuyết Trieste, Ý.
Từ tháng 6 năm 1994 ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Tokyo.
Từ 1996 đến 1997 ông là thành viên hậu tiến sĩ của Viện nghiên cứu khoa học Toán, Berkeley, California [1] Từ 1994 đến 1996 ông là giáo sư trợ lý tại Đại học Bang New York (State University of New York, SUNY) ở Buffalo, New York.
Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Osaka (từ tháng 11 năm 1996), Viện Mittag – Leffler, Thụy Ðiển (từ tháng 5 năm 1999).
Từ 1999 đến 2003 ông là phó giáo sư tại SUNY, Buffalo.
Ông là giáo sư thỉnh giảng tại Viện nghiên cứu khoa học toán tại Tokyo, Nhật Bản (từ tháng 7 năm 2001 đến tháng 9 năm 2001), Đại học Grenoble (từ tháng 6 năm 2002), Đại học Paris VII, Pháp (từ tháng 7 năm 2002), Đại học Genève, Thuỵ Sĩ (từ tháng 6 năm 2004 đến tháng 6 năm 2005).
Từ tháng 1 năm 2004 đến nay ông là giáo sư chính thức của Viện Công nghệ Georgia, Hoa Kỳ.

Đóng góp

1995: Ông cùng với 2 giáo sư người Nhật là J. Murakami và T. Ohtsuki đã phát minh ra bất biến lượng tử mang tên Le – Murakami – Ohtsuki mở ra một hướng mới cho ngành lý thuyết bất biến và đa tạp ba chiều, một nội dung kiến thức quan trọng trong toán học topo.

Ông đã cùng với các giáo sư toán Ngô Bảo Châu và Nguyễn Tiến Dũng, cũng đều là các học sinh đã giành huy chương vàng tại các kì thi IMO, đang tích cực kết nối giúp giới toán học Việt Nam có điều kiện giao lưu với nước ngoài để tiếp tục làm toán. Ngoài ra, ông đã liên tục tìm cách giới thiệu, tuyển chọn một số sinh viên Việt Nam qua Mỹ học nghiên cứu sinh ngành toán.

Hàng năm vào dịp hè ông thường về nước và tham gia giảng dạy tại lớp cử nhân tài năng toán Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt tại kì thi IMO lần thứ 48 tổ chức tại Hà Nội, ông đã cùng nhiều giáo sư toán học Việt kiều đã về nước tham gia vào công tác chấm thi, tạo ra một kì thi IMO thành công tại Việt Nam.

Lê Văn Thiêm

Lê Văn Thiêm (1918-1991) là Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học toán học đầu tiên của Việt Nam, một trong số các nhà khoa học tiêu biểu nhất của Việt Nam trong thế kỷ 20. Ông nghiên cứu chủ yếu về lý thuyết các hàm phân hình, diện Riemann và một số vấn đề về toán học ứng dụng. Lê Văn Thiêm và Hoàng Tuỵ là hai nhà toán học Việt Nam được chính phủ Việt Nam phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 vào năm 1996 và Huân chương Độc lập hạng nhất về những công trình toán học đặc biệt xuất sắc.

Lê Văn Thiêm

Tiểu sử

Ông sinh ngày 29 tháng 3 năm 1918 tại xã Trung Lễ, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình có truyền thống khoa bảng.

Năm 1939, ông thi đỗ thứ nhì trong kỳ thi kết thúc lớp P.C.B (Lý – Hoá – Sinh) và được cấp học bổng sang Pháp du học tại trường đại học sư phạm Paris (école Normale Supérieure).

Học tập và nghiên cứu tại châu Âu

Người ta đã phải mất rất nhiều công sức tìm hiểu mới có thể tìm tư liệu về GS Lê Văn Thiêm giai đoạn 1943-1946, nhưng lại không có nhiều thông tin về thời kỳ 1946-1949. Nhờ vào hai Giáo sư H. Esnault và E. Viehweg từ Đại học tổng hợp Essen, Đức, mới biết được thời gian GS Lê Văn Thiêm ở Đức.

Ông tốt nghiệp Thạc sĩ năm 1943 tại Paris, sau đó ông sang làm luận án Tiến sĩ tại Đại học Göttingen (Đức) với học bổng của Quỹ Alexander von Humboldt dưới sự hướng dẫn của nhà toán học Hans Wittich[2].

Luận án Tiến sĩ Toán học của ông về giải tích phức được bảo vệ thành công năm 1945 tại Đại học Göttingen với hồ sơ bảo vệ số Math.Nat.Prom. 0728. Tên của luận án là “Über die Bestimmung des Typus einfach zusammenhängender offener Riemannscher Flächen”[3], tạm dịch: “Về việc xác định kiểu của một diện Riemann mở đơn liên”. Buổi bảo vệ được tổ chức vào ngày 4/4/1945, sau đó bằng tiến sĩ được trao vào ngày 8/4/1946 với điểm đánh giá trung bình: Giỏi. Ông được xem là người Việt Nam đầu tiên có bằng Tiến sĩ Toán học.

Ông tiếp tục bảo vệ luận án Tiến sĩ Quốc gia ở Pháp năm 1949 tại Đại học Paris 11 với luận văn có nhan đề là “Sur le problème d’inversion dans la théorie de la distribution des valeurs des fonctions méromorphes”, tạm dịch: “Về bài toán ngược trong lý thuyết phân phối giá trị các hàm phân hình”.

Ông có một thời gian làm việc cùng với GS. Rolf Herman Nevanlinna tại Đại học Zurich, Thụy Sĩ cho tới năm 1949.

Về nước

Năm 1949, theo lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch, GS. Lê Văn Thiêm từ bỏ địa vị khoa học của mình ở Zurich để về nước tham gia tích cực vào cuộc chiến đấu giành độc lập cho dân tộc. Ông đã trở về nước qua đường bay Paris – Băng Cốc, rồi từ Băng Cốc bằng đường bộ qua Campuchia về rừng U Minh, khu 9 miền Nam tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác tại Sở Giáo dục Nam Bộ từ ngày 19 tháng 12 năm 1949.

Trong thời gian công tác ở khu 9, Lê Văn Thiêm đã được GS. Hoàng Xuân Nhị giới thiệu vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Một Việt kiều, mới về nước có 4 tháng, đã được kết nạp vào Đảng Cộng sản, đây là điều hiếm thấy.

Sau thắng lợi vang dội của chiến dịch Biên giới năm 1950, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khẩn trương chuẩn bị lực lượng cán bộ khoa học cho việc kiến thiết đất nước sau ngày toàn thắng.

Tháng 7.1950, Đề án giáo dục được thông qua nhằm đáp ứng kịp thời các nhu cầu của thời kỳ cách mạng mới.

Từ năm học 1950 – 1951, trong điều kiện khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã từng bước hình thành ba trung tâm đại học: trung tâm Việt Bắc gồm các trường: Đại học Y, Ban quân dược, Cao đẳng Công chính, Cao đẳng Mỹ thuật; trung tâm Thanh – Nghệ với hai phân hiệu Khoa học Xã hội và Khoa học Tự nhiên; Khu học xá Trung ương (đặt nhờ tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc) đào tạo cán bộ khoa học và giáo viên trung học.

Năm 1951, Lê Văn Thiêm được Chính phủ điều động từ Nam Bộ ra Việt Bắc để nhận nhiệm vụ mới. Ông đã phải lội bộ 6 tháng theo đường rừng để ra đến Việt Bắc. Ông được giao nhiệm vụ xây dựng Trường Khoa học Cơ bản và Trường Sư phạm Cao cấp, được cử giữ chức vụ Hiệu trưởng của hai trường này và giảng dạy môn Cơ học lý thuyết.[6] (khi đó có tên là Đại học Sư phạm Khoa học) và Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội (khi đó có tên là Đại học Khoa học Cơ bản) (1951-1954).

Ông là Viện trưởng đầu tiên của Viện Toán học, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập đầu tiên của hai tạp chí toán học Việt Nam là tạp chí “Acta Mathematica Vietnamica” và “Vietnam Journal of Mathematics”.

Ông giữ vị trí đại diện toàn quyền của Việt Nam tại Viện Liên hợp Nghiên cứu Hạt nhân Dubna, Liên Xô (1956 – 1980).

Ông mất ngày 3 tháng 7 năm 1991 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Nghiên cứu khoa học

Giáo sư Lê Văn Thiêm là một tài năng toán học xuất sắc, tầm cỡ quốc tế, là người có công đầu đặt nền móng xây dựng và phát triển nền toán học Việt Nam. Dưới sự lãnh đạo của ông, Viện Toán học đã trở thành một trung tâm toán học được thế giới biết đến của Việt Nam. Ông là một trong những người đầu tiên giải được bài toán ngược của lý thuyết phân phối giá trị hàm phân hình, hiện nay trở thành kết quả kinh điển trong lý thuyết này.

GS. Lê Văn Thiêm có đóng góp lớn trong việc thiết lập quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nhà toán học Việt Nam và các nhà toán học thế giới. Ông đã đưa Hội Toán học Việt Nam tham gia vào Hội Toán học quốc tế với tư cách là thành viên chính thức, đưa Viện Toán học tham gia vào Trung tâm Toán học quốc tế Banach (Ba Lan). Nhờ mối quan hệ tốt và uy tín khoa học của ông mà nhiều nhà toán học có tên tuổi trên thế giới như Laurent Schwartz, Grothendieck (Pháp), Smale và Chomsky (Mỹ)… đã sang Việt Nam và nhiệt tình giúp đỡ, cộng tác với các nhà toán học Việt Nam.

Năm 1963, nghiên cứu công trình về ứng dụng hàm biến phức trong lý thuyết nổ, vận dụng phương pháp Lavrentiev, giáo sư Thiêm cùng các học trò tham gia giải quyết thành công một số vấn đề thực tiễn ở Việt Nam như:

Tính toán nổ mìn buồng mỏ đá Núi Voi lấy đá phục vụ xây dựng khu gang thép Thái Nguyên (1964)
Phối hợp với Cục Kỹ thuật Bộ Quốc phòng lập bảng tính toán nổ mìn làm đường (1966)
Phối hợp với Viện Thiết kế Bộ Giao thông Vận tải tính toán nổ mìn định hướng để tiến hành nạo vét kênh Nhà Lê từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh (1966 – 1967)
Ông đã ứng dụng hàm biến phức sang các lĩnh vực khác như: lý thuyết đàn hồi, chuyển động của chất lỏng nhớt. Kết hợp nghiên cứu lý thuyết với ứng dụng, Lê Văn Thiêm đề xuất một phương pháp độc đáo sử dụng nguyên lý thác triển đối xứng của hàm giải tích để tìm nghiệm tường minh cho bài toán thấm trong môi trường không đồng chất. Công trình này được đánh giá cao, được đưa vào cuốn sách chuyên khảo “The Theory of Groundwater Movement” (Lý thuyết chuyển động nước ngầm) của nữ Viện sĩ người Nga P.Ya.Polubarinova Kochina, xuất bản ở Moskva năm 1977.

Ông đã cùng với các cộng sự ở Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam dùng toán học để góp phần giải quyết các vấn đề như:

Tính toán nước thấm và chế độ dòng chảy cho các đập thuỷ điện Hòa Bình, Vĩnh Sơn
Tính toán chất lượng nước cho công trình thuỷ điện Trị An
Ông đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 1 năm 1996.

Các công trình Toán học

Ông cùng với Phạm Tỉnh Quát được xem là những người Việt Nam đầu tiên có công bố quốc tế về Toán học hiện đại. Các công trình sắp theo thứ tự thời gian đó là

  • Le-Van, Thiem Beitrag zum Typenproblem der Riemannschen Flächen. (German) Comment. Math. Helv. 20, (1947). 270–287. 
  • Thiem, Le Van Le degré de ramification d’une surface de Riemann et la croissance de la caractéristique de la fonction uniformisante. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 228,(1949). 1192–1195.
  • Thiem, Le Van Un problème de type généralisé. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 228, (1949). 1270–1272. 
  • Thiem, Le-Van Über das Umkehrproblem der Wertverteilungslehre. (German) Comment. Math. Helv. 23, (1949). 26–49.
  • Thiem, Le Van Sur un problème d’inversion dans la théorie des fonctions méromorphes. (French) Ann. Sci. École Norm. Sup. (3) 67, (1950). 51–98.
  • Le Van Thʹem On the type of Riemann surfaces defined by the linear substitution group. (Russian) Sibirsk. Mat. Ž. (1964) 853–857.
  • Lê Van Thiêm Sur un problème d’infiltration à travers un sol à deux couches.(French) Acta Sci. Vietnam. (1964) 3–9.
  • Lê Van Thiêm Sur l’existence d’un potentiel automorphe borné. (French) Acta Sci. Vietnam. (1965) 1–4.
  • Lê Văn Thiêm; Hoàng Đình Dung; Ngô Văn Lu’ọ’c Les fonctions-analytiques et le mouvement des liquides visqueux à symétrie axiale. Acta Sci. Vietnam. 9/10 (1974), 24–33.
  • Lê văn Thiêm; Hoàng Đình Dung Ecoulement plan des fluides visqueux en régime d’Oseen. (French) Acta Math. Vietnam. 2 (1977) 23-33.
  • Lê Văn Thiêm; Hô Van Hoà Sur certaines relations entre les coefficients binômiaux. (French) Acta Math. Vietnam. (1978), no. 2, 29–34.
  • Lê Văn Thiêm; Hô Van Hoà Sur certaines sommes binomiales. (French) Acta Math. Vietnam. (1980), no. 1, 178–179 (1981).
  • Lê Văn Thiêm On an expression for the velocity component in the Oseen regime.(Vietnamese) Tạp chí Toán học (1981), no. 2, 10–16.
  • Lê Văn Thiêm Sur la vitesse d’écoulement plan en régime d’Oseen. (French) [Velocity of Oseen plane flow] Acta Math. Vietnam. (1981), no. 1, 95–100 (1982).

Ông chủ biên nhiều sách về toán học. Trong đó có 2 cuốn sách chuyên khảo: Một số vấn đề toán học trong lý thuyết đàn hồi (1970) và Một số vấn đề toán học chất lỏng nhớt (1970).

Vinh danh

Giải thưởng Lê Văn Thiêm của Hội Toán học Việt Nam dành cho những người nghiên cứu, giảng dạy toán và học sinh giỏi toán xuất sắc ở Việt Nam được trao hàng năm.
Năm 2007, UBND thành phố Hà Nội có quyết định đặt tên phố Lê Văn Thiêm nối từ đường Lê Văn Lương cắt ngang qua phố Ngụy Như Kon Tum đến phố Nguyễn Huy Tưởng. Lê Văn Thiêm là nhà Toán học Việt Nam đương đại đầu tiên được đặt tên đường. Trước đây đã có hai đường mang tên Lương Thế Vinh và Vũ Hữu là hai nhà Toán học từ thế kỷ XV ở Việt Nam được đặt ở Hà Nội. Hai tuyến đường mang tên hai nhà toán học trên nằm trên phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm và phường Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân, rất gần với tuyến đường đặt tên ông ở phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.
Lê Văn Thiêm cũng là tên của trường Trung học cơ sở ở thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh, tiền thân là trường năng khiếu thị xã Hà Tĩnh. Ngôi trường luôn là lá cờ đầu trong công tác thi đua dạy và học khối THCS trong toàn tỉnh.

Lương Thế Vinh

Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮,; 17 tháng 8 năm 1441 – 2 tháng 10 năm 1496), còn gọi là Trạng Lường, tên tự là Cảnh Nghị, tên hiệu là Thụy Hiên, là một nhà toán học, Phật học, nhà thơ Việt Nam thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495.

Chân dung Lương Thế Vinh
Chân dung Lương Thế Vinh

Tiểu sử

Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.

Năm 1463, Lương Thế Vinh đỗ Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ nhất danh (trạng nguyên) khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4, đời Lê Thánh Tông.

Vua Lê Thánh Tông ban tặng Cờ hoa Tam Khôi cho ba vị đỗ đầu:

Trạng nguyên Lương Thế Vinh
Bảng nhãn Nguyễn Đức Trinh
Thám hoa Quách Đình Bảo
Thiên hạ cộng tri danh
Các năm sau đó, ông làm quan với các chức Trực học sĩ, Thị thư và Chưởng viện sự ở viện Hàn lâm.

Ông mất ngày 26 tháng 8 năm Bính Thìn (tức ngày 2 tháng 10 năm 1496) tại quê nhà, thọ 55 tuổi .

Khi ông qua đời, vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc và viết một bài thơ khóc Trạng:

Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua
Gióng khách chương đài kiếp tại nhà
Cẩm tú mấy hàng về động ngọc
Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa
Khí thiên đã lại thu sơn nhạc
Danh lạ còn truyền để quốc gia
Khuất ngón tay than tài cái thế
Lấy ai làm Trạng nước Nam ta

Giai thoại

Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi đùa với các bạn, có một quả bưởi lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bưởi lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bưởi nổi trên nước để lấy lại quả bưởi.

Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).

Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: “Nước Nam quả có lắm người tài!”. Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.

Tác phẩm

Về toán học, Lương Thế Vinh đã để lại

Đại thành Toán pháp
Khải minh Toán học
Về lịch sử hát chèo:

Hý phường phả lục
Về Phật học:

Thiền môn Khoa giáo (còn gọi là Thích điển Giáo khoa)
Bài tựa sách Nam Tông Tự Pháp Đồ (sách lịch sử đạo Phật Việt Nam do thiền sư Thường Chiếu, tịch năm 1203, viết ra)
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam. Ông cũng được xem là người chế ra bàn tính gẩy cho người Việt, lúc đầu làm bằng đất rồi bằng trúc, bằng gỗ, sơn màu khác nhau, đẹp và dễ tính, dễ nhớ. Các chuyện truyền miệng dân gian còn cho biết tài năng của ông được thể hiện từ khi nhỏ tuổi. Ông được nhân dân gọi tên là Trạng Lường sau khi đỗ trạng nguyên.

Ngoài công việc hàn lâm trong triều, Lương Thế Vinh còn được vua giao việc soạn thảo những văn thư ngoại giao với nhà Minh. Triều Minh thường khen ngợi những văn thư ngoại giao này.

Dù là một nhà nho lỗi lạc, Lương Thế Vinh cũng sáng tác văn Nôm. Ông được cho là tác giả của Thập giới Cô hồn Quốc ngữ văn, còn gọi là Phật kinh Thập giới. Đây là áng văn Nôm cổ gồm đoạn mở đầu và 10 đoạn nói về 10 giới cô hồn: Thiền tăng, đạo sĩ, quan liêu, nho sĩ, thiên văn-địa lý, lương y, tướng quân, hoa nương, thương cổ và đãng tử. Mỗi đoạn có một bài tán và kết thúc bằng bài kệ 8 câu. Vì sáng tác Phật kinh Thập giới, Lương Thế Vinh bị các bạn đồng nghiệp chê và ông không được ghi tên trong văn miếu Khổng Tử.

Tuy nhiên, Nhất Hạnh cho rằng Lương Thế Vinh không viết bài này vì bài kệ của đoạn về Thiền tăng có giọng đùa bỡn, không phù hợp với một người có nhiều cảm tình với Phật giáo như Lương Thế Vinh. Theo Lê Mạnh Thát, Thập giới cô hồn văn là một tác phẩm của vua Lê Thánh Tông (1442 – 1497).

Lương Thế Vinh cũng quan tâm nghiên cứu về âm nhạc dân gian, như hát chèo. Ông được vua Lê Thánh Tông giao cho cùng Thân Nhân Trung và Đỗ Nhuận chế định ra các lễ nhạc của triều đình.

Lương Thế Vinh được nhận định là có tính cách bình dị, mến dân, trung thực và khả năng châm biếm khôi hài trong việc răn dạy từ vua đến quan.

Ngô Bảo Châu

Ngô Bảo Châu (sinh ngày 28 tháng 06 năm 1972[1] tại Hà Nội) là nhà toán học với công trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana Shelstad phỏng đoán. Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành được Huy chương Fields. Tính đến năm 2010, ông là nhà khoa học trẻ nhất Việt Nam được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm giáo sư.

Ngô Bảo Châu
Ngô Bảo Châu năm 2007
Sinh 28 tháng 6, 1972 (47 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch  Việt Nam
 Pháp
Sắc tộc Kinh
Ngành Toán học
Alma mater École Normale Supérieure Paris
Université Paris-Sud 11
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Gérard Laumon
Nổi tiếng vì Chứng minh Bổ đề cơ bản Langlands
Giải thưởng Giải Clay (2004)
Giải thưởng Oberwolfach (2007)
Giải thưởng Sophie Germain (2007)
Huy chương Fields (2010)
Bắc Đẩu Bội tinh (2011)
Giải thưởng Maurice Audin (2018)
Vợ/chồng Nguyễn Bảo Thanh (cưới 1994)
Con cái Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995)
Ngô Thanh Nguyên (sinh năm 2000)
Ngô Hiền An (sinh năm 2003)

Tiểu sử

Ngô Bảo Châu sinh ngày 28 tháng 6 năm 1972 tại Hà Nội. Thời niên thiếu, ông là học sinh Trường Tiểu học Thực nghiệm, Trường THCS Trưng Vương, và sau đó học tại Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông đã hai lần đoạt huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế tại Australia năm 1988[7] và Cộng hòa Liên bang Đức năm 1989,[8] và cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế.

Là sinh viên Trường Đại học Paris XI (Université Pierre et Marie Curie) và Trường Sư phạm Paris (École normale supérieure Paris, ENS Paris; một số ít người Việt Nam từng học tại trường này bao gồm Hoàng Xuân Hãn, Lê Văn Thiêm, Trần Đức Thảo) từ năm 1992 đến năm 1994, rồi sau đó là sinh viên cao học và nghiên cứu sinh của Trường Đại học Paris XI (Université Paris-Sud 11) dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Gérard Laumon, Ngô Bảo Châu bảo vệ Luận án tiến sĩ năm 1997, trở thành nghiên cứu viên của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp (CNRS) từ năm 1998, lấy bằng Habilitation à Diriger les Recherches (HDR) năm 2003 và sau đó được bổ nhiệm làm giáo sư toán học tại Trường Đại học Paris XI năm 2004. Cũng trong năm này, ông được trao tặng giải Nghiên cứu Clay của Viện Toán học Clay cùng với Giáo sư Gérard Laumon vì đã chứng minh được Bổ đề cơ bản cho các nhóm Unita. Năm 2005, khi được 33 tuổi, Ngô Bảo Châu được nhà nước Việt Nam phong đặc cách hàm giáo sư.

Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh
Năm 2007, ông đồng thời làm việc tại Trường Đại học Paris XI, Orsay, Pháp và Viện Nghiên cứu Cao cấp Princeton, New Jersey, Hoa Kỳ [11]. Trong năm 2008, ông công bố chứng minh Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie hay còn gọi là Bổ đề cơ bản Langlands. Cuối năm 2009, công trình này đã được tạp chí Time bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Với các công trình khoa học của mình, Giáo sư Ngô Bảo Châu được mời đọc báo cáo trong phiên họp toàn thể của Hội nghị toán học thế giới 2010 tổ chức ở Ấn Độ vào ngày 19 tháng 8 năm 2010. Tại lễ khai mạc, giáo sư đã được tặng thưởng Huy chương Fields. Trước đó, khi biết tin sắp nhận giải Fields, ông đã tranh thủ nhập quốc tịch thứ hai với hy vọng giải thưởng cũng sẽ đem lại vinh dự cho các nhà toán học Pháp.

Kể từ ngày 1 tháng 9 năm 2010, ông là giáo sư tại Khoa Toán, Viện Đại học Chicago . Ông đã phát biểu khi nhận giải rằng “Đến một lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì nữa” hay vì đam mê giàu có hoặc sự nổi tiếng.

Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh
Giáo sư Ngô Bảo Châu chụp hình cùng một số sinh viên và đồng nghiệp ở Christ Church Meadow, Trường Đại học Oxford, Anh

Nhằm khuyến khích nền khoa học nước nhà, Chính phủ Việt Nam đã trao tặng Ngô Bảo Châu một căn hộ công vụ trị giá 12 tỷ VNĐ ở tòa nhà Vincom, Hà Nội. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau xoay quanh việc nhận căn hộ nhưng ông khẳng định giải thưởng này là xứng đáng,[18] và đã nhận căn nhà 160 m² này đầu tháng 11 năm 2010. Trước đó, ngày 4/9/2010, Hội đồng Thi đua khen thưởng thành phố Hà Nội (trong chương trình Đại hội Thi đua yêu nước giai đoạn 2010 – 2015 của thành phố) đã lựa chọn thêm Ngô Bảo Châu vào danh sách Công dân Thủ đô ưu tú lần thứ nhất, năm 2010.

Ngày 9/3/2011, phó thủ tướng chính phủ và bộ Giáo dục đã công bố Quyết định thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán (Vietnam Institute for Advanced Study in Mathematics) và quyết định bổ nhiệm ông Ngô Bảo Châu làm giám đốc khoa học của Viện.

Tháng 4 năm 2011, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy quyết định trao tặng ông Huân chương Bắc đẩu Bội tinh của nhà nước Pháp và ông đã chính thức sang Pháp nhận giải này vào ngày 27 tháng 1 năm 2012 tại điện Élysée. Một tháng sau, Ngô Bảo Châu cùng với năm người khác đã được Viện Đại học Chicago trao tặng danh hiệu giáo sư đã có những thành tựu xuất sắc (distinguished service professorships).[25][26]

Năm 2012 ông là hội viên danh dự (fellow) của Hội Toán học Hoa Kỳ.

Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, GS Ngô Bảo Châu mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1 tháng 5 năm 2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.

Tháng 10 năm 2013, ông là Chủ tịch danh dự của Câu lạc bộ Nhà khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội theo lời mời của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – PGS.TS. Phùng Xuân Nhạ.

Ngày 12 tháng 12 năm 2018, ông được trao Giải thưởng toán học Maurice Audin 2016 tại Viện nghiên cứu Henri Poincaré, Paris, Pháp.

Gia đình

Ngô Bảo Châu sinh ra trong một gia đình trí thức truyền thống. Ông là con trai của Tiến sĩ khoa học ngành cơ học chất lỏng Ngô Huy Cẩn, hiện đang làm việc tại Viện Cơ học Việt Nam. Mẹ của ông là Phó Giáo sư, Tiến sĩ dược Trần Lưu Vân Hiền, công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương, Việt Nam. Ông là cháu họ của Ngô Thúc Lanh, một Giáo sư toán viết cuốn sách Đại số đầu tiên.

Năm 22 tuổi (1994), sau khi học xong thạc sĩ ở Pháp, Ngô Bảo Châu lập gia đình với Nguyễn Bảo Thanh, người bạn gái học chuyên Toán cùng ông tại Trường THCS Trưng Vương, Hà Nội. Đến tháng 8 năm 2010, hai người có với nhau ba người con gái: Ngô Thanh Hiên (sinh năm 1995), Ngô Thanh Nguyên (sinh năm 2000) và Ngô Hiền An (sinh năm 2003).

Quan điểm giáo dục

Ngày 11 tháng 5 năm 2014, trong một bài viết trên báo Tuổi trẻ, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: “Tại sao phải dùng ngân sách để làm ra những quyển sách mà người dân vẫn phải mua, vẫn bắt buộc phải mua hằng năm với một số lượng lớn. Vốn là một người làm toán, người làm toán thích những suy nghĩ đơn giản và ngây thơ, tôi thấy có một phương án đơn giản, ngây thơ để giải quyết sự bất công kể trên: đó là công bố hoàn toàn nội dung sách giáo khoa lên mạng.” Ông đề nghị sử dụng mô hình wikipedia như mô hình mẫu cho việc này.
Đầu năm 2015, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: “trong năm qua, điều hơi tiếc là trọng tâm cải cách giáo dục đáng ra giáo dục đại học là khâu yếu nhất lại không ai đả động gì. Rõ ràng đây mấu chốt cần giải quyết vì giáo dục đại học quyết định sự phát triển đất nước trong đào tạo nhân lực cho xã hội”.

Quan điểm chính trị

Theo BBC Vietnamese, GS Ngô Bảo Châu cho biết ông đã gửi một bức thư kiến nghị về dự án Bauxit ở Tây Nguyên vào ngày 29 tháng 5 năm 2009 nhưng tới thời điểm phỏng vấn là ngày 13 tháng 12 năm 2009, ông vẫn chưa nhận được hồi âm. Nội dung của lá thư theo ông cho biết là đề cập đến chính sách thực dân mới của chính quyền Trung Quốc về khai thác khoáng sản trên toàn cầu và đặc biệt là tại Tây Nguyên, ông cũng đưa ra cảnh báo: “phần có hại thì cầm chắc, phần có lợi thì mong manh.”.

Đồng thời trong cuộc phỏng vấn này, ông cũng cho hay ông có theo dõi sự kiện Viện nghiên cứu Phát triển (IDS), một Viện nghiên cứu và phản biện chiến lược tư nhân do Giáo sư Hoàng Tụy và Tiến sĩ khoa học Nguyễn Quang A đứng đầu, đã giải thể sau khi Viện này cho rằng một quyết định quản lý khoa học của Chính phủ ban hành năm 2009 là bất hợp lý. Và ông đã cho biết quan điểm của mình về vụ này như sau: “Tôi có theo dõi tuy không chi tiết như giới nhà báo. Nhưng một xã hội mà không biết lắng nghe các ý kiến phản biện là một chuyện tương đối dở”.

Trong vụ án Cù Huy Hà Vũ, Ngô Bảo Châu nói ông “vốn không đặc biệt hâm mộ” ông Cù Huy Hà Vũ, nhưng cho rằng ông Vũ là “một con người không tầm thường. Như Hector người thành Troy, như Turnus người Rutuli hay như Kinh Kha người nước Vệ, ông Vũ không hề sợ hãi khi phải đối mặt với số phận của mình”…” đồng thời cũng chỉ trích chính quyền và tòa án rằng họ đã “cố tình làm mất thể diện quốc gia” khi “bắt ông (Vũ) bằng hai bao cao su đã qua sử dụng”, xử “nửa công khai, nửa bí mật”, và “từ chối thực hiện thủ tục tố tụng”. Ông cho là: “”Không thể lấy sự cẩu thả và sự sợ hãi làm phương pháp bảo vệ chế độ.” Sau vụ bình luận gây nhiều tranh cãi này, vào ngày 11 tháng 4 năm 2011, blog cá nhân của GS. Ngô Bảo Châu có tên Thích học toán đã tạm đóng cửa và đặt ở chế độ cá nhân.

Ngày 12/9/2015, trong chương trình giao lưu ra mắt sách “Kẻ trăn trở” của TS Lương Hoài Nam, GS Ngô Bảo Châu nhận xét: “Người biết phẫn nộ, biết trăn trở chính là người tạo ra động lực thay đổi trong xã hội, làm giảm bớt sự đau khổ của con người, giúp cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn”.

Quan điểm tôn giáo

Ngô Bảo Châu trưởng thành trong 1 gia đình theo Phật giáo. Mặc dù khẳng định triết lý và văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào con người ông như nhiều người Việt Nam khác, tuy nhiên ông xác định mình không phải là Phật tử “theo nghĩa toàn vẹn nhất” của từ này. Khi được hỏi về quan điểm đối với giáo lý Phật giáo, ông cho rằng “Triết lý Phật giáo cho con người một nhân sinh quan rộng rãi, giải phóng nhiều định kiến. Đấy là một tố chất cơ bản của nhà khoa học”.

Ngày 19 tháng 5 năm 2016, nhân ngày sinh nhật lần thứ 126 của Hồ Chí Minh, Ngô Bảo Châu viết trên Facebook cá nhân của mình:

“Có quý‎ mến ai thì mong họ thoát khỏi vòng luân hồi, đừng bắt họ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

Công trình khoa học

  • B. C., Ngo (23/1/1998), Preuve d’une conjecture de Frenkel-Gaitsgory-Kazhdan-Vilonen, arXiv:math/9801109 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • B. C., Ngo (4 tháng 3 năm 1998), Faisceaux pervers, homomorphisme de changement de base et lemme fondamental de Jacquet et Ye, arXiv:math/9804013
  • B. C., Ngo (5 tháng 2 năm 2000), Résolutions de Demazure affines et formule de Casselman-Shalika géométrique, arXiv:math/0005022
  • B. C., Ngo; T., Haines (3 tháng 7 năm 2001), Nearby cycles for local models of some Shimura varieties, arXiv:math/0103047
  • B. C., Ngo; T., Haines (3 tháng 7 năm 2001), Alcoves associated to special fibers of local models, arXiv:math/0103048
  • B. C., Ngo (31/7/2001), Alcoves et p-rang des variétés abéliennes, arXiv:math/0107223 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Bao Châu, Ngô (12 tháng 9 năm 2003), D-chtoucas de Drinfeld à modifications symétriques et identité de changement de base, arXiv:math/0312181
  • Bao Châu, Ngô (29/6/2004), Fibration de Hitchin et endoscopie, arXiv:math/0406599 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • Laumon, G.; Ngô, B. C. (2004), Le lemme fondamental pour les groupes unitaires, arXiv:math/0404454.
  • Ngô Bảo Châu (2008), Le lemme fondamental pour les algebres de Lie, arXiv:0801.0446.
  • Bao Châu, Ngô (24/3/2010), Formule des Traces et Fonctorialité: le Début d’un Programme, arXiv:1003.4578 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • B. C., Ngo; Edward, Frenkel (29/4/2010), Geometrization of Trace Formulas, arXiv:1004.5323 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  • B. C., Ngo; Jochen, Heinloth; Zhiwei, Yun (16/5/2010), Kloosterman sheaves for reductive groups, arXiv:1005.2765 Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)

Sách

“Ai và Ky ở xứ sở những con số tàng hình” hợp tác cùng với Nguyễn Phương Văn bắt đầu viết tháng 4 năm 2011 và phát hành 19 tháng 3 năm 2012

Ngô Thúc Lanh

Ngô Thúc Lanh (1923-2019) là Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Toán học nổi tiếng của Việt Nam. Ông nguyên là chủ nhiệm khoa Toán của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Ông được mệnh danh là “cha đẻ của ngành sư phạm toán học” hay thường được xem là “thầy của những người thầy ngành toán sư phạm” của Việt Nam. Ông là người viết cuốn sách Đại số đầu tiên ở Việt Nam.

Nhà giáo nhân dân, Giáo sư Toán học Ngô Thúc Lanh

Sinh 21/2/1923
Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Đông , Liên bang Đông Dương
Mất 26 tháng 3, 2019 (96 tuổi)
Quốc tịch  Việt Nam
Sắc tộc Kinh
Ngành Toán học
Con cái Tiến sĩ Ngô Trung Việt, con trai trưởng.

Cuộc đời

Ngô Thúc Lanh sinh năm 1923 tại huyện Ứng Hòa tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội. Năm 1943, Ngô Thúc Lanh thi đỗ Tú tài toàn phần. Ông vốn là sinh viên trường Đông Dương. Năm 1947, thấy giáo Lanh tham gia giảng dạy tại trường Trung học kháng chiến Chu Văn An( tại Đào Giã, Thanh Ba, Phú Thọ). Năm 1951, Thầy Lanh tham gia giảng dạy môn Toán cho Ban khoa học Tự Nhiên của khu Học xá tại Tâm Thu , Nam Ninh, Trung Quốc.

Năm 1954, Ngô Thúc Lanh cùng với các giáo sư Lê Văn Thuân, Nguyễn Thúc Hào, Hoàng Tụy, Nguyễn Cảnh Toàn tham gia xây dựng chương trình, viết giáo trình và giảng dạy rất nhiều môn toán khác nhau. Giáo sư Ngô Thúc Lanh đã đào tạo nhiều lớp cán bộ giảng dậy và nghiên cứu Toán học làm nòng cốt cho các trường đại học và các viện nghiên cứu ngày nay tại Việt Nam.

Năm 1956, Thầy Ngô Thúc Lanh là Chủ nhiệm khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Năm 1957, Ngô Thúc Lanh được cử đi học khóa tu nghiệp ở Liên Xô. Từ năm 1958 đến năm 1972, ông là Chủ nhiệm khoa Toán trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Từ năm 1973 đến năm 1992, Giáo sư Lanh là giảng viên Bộ môn Đại số, Khoa Toán – Tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

Giáo sư Ngô Thúc Lanh qua đời sáng ngày 26 tháng 3 năm 2019, tức ngày 21/2 năm Kỷ Hợi, hưởng thọ 96 tuổi. Lễ tang của ông được tổ chức tại Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng, Hà Nội. Sau đó linh cữu được hỏa táng tại Đài hoá thân Hoàn Vũ, Văn Điển và an táng tại Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên, tỉnh Hoà Bình.

Gia đình

Giáo sư Ngô Thúc Lanh là con cháu họ Ngô ở Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây. Gia đình và dòng họ ông vốn nhiều đời làm nghề dạy học. Thân sinh giáo sư Lanh là ông Ngô Đình Nhã có em trai là Ngô Huy Tân là ông nội của giáo sư Ngô Bảo Châu.

Câu nói

Nhận xét

“ … Thời kỳ Giáo sư Ngô Thúc Lanh làm Chủ nhiệm khoa (1956 – 1972) là giai đoạn khoa Toán làm việc nghiêm túc nhất, dạy dỗ chuẩn mực, học tập và lao động hăng say nhất! ”
_ Giáo sư Vũ Tuấn (nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

“ … Tuy anh Lanh là lãnh đạo nhưng chúng tôi cảm giác rất dễ dàng chia sẻ các vấn đề với anh. Thời đó, người ta đánh giá con người thiên về thành phần xuất thân, nhưng anh Lanh lại rất rộng lượng. Ai cứ có tài, ham học hỏi là được anh ghi nhận, khuyến khích. Anh tạo nên không khí hăng say tìm tòi cái mới trong khoa ”
_Giáo sư Đoàn Quỳnh, một đồng nghiệp đàn em của GS Ngô Thúc Lanh.

Công trình

  • Toán học vui.
  • Giúp em vui học Toán 2 ( sách tham khảo). Chủ biên: Nhà xuất bản Giáo dục, (năm 2001)
  • Giúp em vui học Toán 3. Nhà xuất bản Giáo dục (năm 2000)
  • Đại số tuyến tính ( Giáo trình). Nhà xuất bản Đại học (năm 1970)
  • Đại số và số học . Nhà xuất bản Giáo dục. 4 tập: Tập 1. Tập 2, (năm 1986). Tập 3, (năm 1987). Tập 4, (năm 1988)
  • Các danh nhân Toán học. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật (năm 2003)
  • Từ điển Toán học thông dụng. Đồng tác giả (năm 2001).

Vinh danh

  • Năm 1980, Nhà giáo Ngô Thúc Lanh được phong danh hiệu Phó giáo sư.
  • Năm 1984, Phó giáo sư Lanh được phong danh hiệu Giáo sư.
  • Năm 1988, Giáo sư Ngô Thúc Lanh nhận Huân chương lao động hạng ba, danh hiệu Nhà giáo nhân dân đợt đầu tiên.

Ngô Việt Trung

Ngô Việt Trung (sinh ngày 08/05/1953) là một nhà Toán học người Việt Nam. Ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ 2007 tới 2013, là Viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ ba. Ông được giới Toán học đánh giá là nhà toán học tiêu biểu đương đại của Việt Nam.

Quê ông ở xã Điện Quang, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông là con trai của Ngô Điền, nguyên đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Campuchia trong thời kì Khơ-me đỏ. Hồi 3 tuổi, ông bị bại liệt. Mẹ ông là y tá quân đội đã cấp cứu ông kịp thời, giữ lại được mạng sống nhưng nửa người bên trái của ông bị liệt hoàn toàn. Về sau nhờ tập luyện ông đã hồi phục nhưng cái chân trái vẫn bị liệt suốt đời.

Ông từng là học sinh chuyên Toán Trường trung học phổ thông Việt Đức (Hà Nội). Năm 1969, ông giành giải nhất cuộc thi học sinh giỏi Toán toàn Miền Bắc. Sau đó, ở tuổi 16, ông sang Đức học đại học về Toán. Tại Đức, ông tổt nghiệp đại học xuất sắc và được học tiếp lên Tiến sĩ. Sau khi về nước năm 1978, ông làm việc trong Viện Toán học cho đến nay. Năm 1983, ông được phong hàm Phó Giáo sư khi vừa tròn 30 tuổi, và đến năm 38 tuổi, ông được phong hàm Giáo sư, là giáo sư trẻ nhất thời đó.

Năm 2009, ông được trao Giải thưởng Nhân tài Đất Việt trong lĩnh vực Khoa học tự nhiên về Toán học. Năm 2016 ông được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ (cùng với GS Nguyễn Tự Cường, GS Lê Tuấn Hoa) về cụm công trình “Các bất biến và cấu trúc của vành địa phương và vành phân bậc”

Ông chia sẻ:”Lớp trẻ bây giờ phần nhiều học một cách thụ động, ít người chủ động tìm hiểu xem mình phải học gì và học như thế nào cho tốt. Đặc biệt phải chịu khó mở rộng kiến thức của mình. Đã làm khoa học thì phải kiên trì mới thành công. Trong cuộc đời, được theo đuổi niềm đam mê của mình là một hạnh phúc không phải ai cũng có được.”

Một số công trình tiêu biểu:

HD Nguyen, NV Trung, Depth functions of symbolic powers of homogeneous ideals, Inventiones mathematicae 218 (3), 2019, 779-827.

N Terai, NV Trung, Cohen–Macaulayness of large powers of Stanley–Reisner ideals, Advances in Mathematics 229 (2), 2012, 711-730.

J Herzog, T Hibi, NV Trung, Symbolic powers of monomial ideals and vertex cover algebras, Advances in Mathematics 210 (1), 2007, 304-322.

SD Cutkosky, J Herzog, NV Trung, Asymptotic behaviour of the Castelnuovo-Mumford regularity, Compositio Mathematica 118 (3), 1999, 243-261.

NV Trung, Reduction exponent and degree bound for the defining equations of graded rings, Proceedings of the American Mathematical Society, 1999, 229-236.

N Trung, The Castelnuovo regularity of the Rees algebra and the associated graded ring, Transactions of the American Mathematical Society 350 (7), 1998, 2813-2832.

W Bruns, J Gubeladze, NV Trung, Normal polytopes, triangulations, and Koszul algebras, Journal fur die reine und angewandte Mathematik 485, 1997, 123-160.

B Sturmfels, NV Trung, W Vogel, Bounds on degrees of projective schemes, Mathematische Annalen 302 (1), 1995, 417-432.

J Herzog, NV Trung, Gröbner bases and multiplicity of determinantal and Pfaffian ideals, Advances in Mathematics 96 (1), 1992, 1-37.

NV Trung, Toward a theory of generalized Cohen-Macaulay modules, Nagoya Mathematical Journal 102, 1986, 1-49.

NV Trung, LT Hoa, Affine semigroups and Cohen-Macaulay rings generated by monomials, Transactions of the American Mathematical Society 298 (1), 1986, 145-167.

P Schenzel, NV Trung, NT Cuong, Verallgemeinerte Cohen-Mavaulay‐Moduln, Mathematische Nachrichten 85 (1), 1978, 57-73.

Nguyễn Cảnh Toàn

Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Nhiệm kỳ 1967 – 1975
Tiền nhiệm Nguyễn Lương Ngọc
Kế nhiệm Dương Trọng Bái

Thông tin chung

inh 28 tháng 9, 1926
Đô Lương – Nghệ An
Mất 8 tháng 2, 2017 (90 tuổi)
Hà Nội

Nguyễn Cảnh Toàn (28 tháng 9 năm 1926 – 8 tháng 2 năm 2017) là một Giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội, thứ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (1976 –1989), phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và Tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ trong hơn 40 năm. Ông được báo chí trong nước đánh giá là một tấm gương tự học thành tài và có công lao trong việc đào tạo và xây dựng đội ngũ những giáo viên toán. Ông là một trong những nhà Toán học Việt Nam đầu tiên có luận văn được nghiên cứu trong nước và bảo vệ ở nước ngoài . Ông được cho là đã mua danh hiệu Thiên tài lỗi lạc của thế kỷ XXI của Viện tiểu sử Hoa Kỳ vốn có tai tiếng về mua bán và lừa đảo tiểu sử từ đó tạo ra nhiều tranh luận trên báo chí về thực hư các danh hiệu từ nước ngoài phong tặng cho các nhà khoa học ở Việt Nam.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 28 tháng 9 năm 1926 tại làng Nghiêm Thắng, tại xã Đông Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An.

Nguyễn Cảnh Toàn vào học ở Trường Quốc học Huế năm 1942 và tốt nghiệp tú tài Toán năm 1944. Đây là thời kỳ có các giáo sư người Pháp giảng dạy nên ông đã hấp thu được một số kiến thức tiến bộ của phương Tây.

Cuối năm 1946, trong kỳ thi toán học đại cương, Nguyễn Cảnh Toàn đã tham dự và đỗ thủ khoa. Năm 1947, trong thời gian kháng chiến, Sở Giáo dục Khu 4 triệu tập ông về dạy toán cho Trường Trung học chuyên khoa Huỳnh Thúc Kháng.

Năm 1951, ông được Bộ Giáo dục Việt Nam điều lên dạy đại học ở Khu học xá Trung ương, đặt tại Nam Ninh (Trung Quốc).

Năm 1954, Nguyễn Cảnh Toàn giảng dạy toán tại trường Đại học Khoa học Hà Nội.

Năm 1957, ông nằm trong số chín cán bộ giảng dạy đại học đầu tiên sang Liên Xô làm thực tập sinh. Năm 1958, ông bảo vệ thành công luận án Phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) tại Đại học Lomonosov.

Trở về Việt Nam năm 1959, ông giảng dạy tại khoa Toán và tự nghiên cứu đề tài khoa học về hình học. Tháng 6 năm 1963, Nguyễn Cảnh Toàn bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học tại Đại học Sư phạm Quốc gia Lênin với nhan đề “Lý thuyết đối hợp bộ n”. Đây là luận án Tiến sĩ Khoa học đầu tiên về khoa học cơ bản của người Việt nghiên cứu ở trong nước và sang bảo vệ tại Liên Xô.

Sau khi bảo vệ luận án tiến sĩ khoa học về hình học, ông tiếp tục giảng dạy tại khoa Toán Đại học sư phạm Hà Nội và đảm nhiệm các chức vụ: chủ nhiệm bộ môn hình học, chủ nhiệm khoa toán, hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội (1967 – 1975), Thứ trưởng Bộ Giáo dục, nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo (1976 – 1989)

Năm 1994, ông nghỉ hưu.

Cho đến năm 2006, ông vẫn tiếp tục nghiên cứu và giảng dạy bộ môn toán.

Ông mất ngày 8 tháng 2 năm 2017 tại Hà Nội

Hoạt động

Ông đã công bố 10 bài báo khoa học, biên soạn một số cuốn sách và đăng một số bài báo về giáo dục ở trong nước. Ông làm phó Chủ tịch Hội Toán học Việt Nam và tổng biên tập tạp chí Toán học và Tuổi trẻ hơn 40 năm.

Ông là người đề xuất chủ trương đào tạo phó tiến sĩ và tiến sĩ trong nước, vì căn cứ vào thực tế số người đủ khả năng và trình độ để làm luận án Phó tiến sĩ, Tiến sĩ thì nhiều nhưng chỉ tiêu gửi đi nước ngoài để đào tạo thì hạn hẹp. Khi ba luận án Phó tiến sĩ đầu tiên được bảo vệ thành công ngày 23-4-1970 tại Trường đại học Sư phạm Hà Nội, thì nhà nước Việt Nam chính thức quyết định mở hệ nghiên cứu sinh trong nước.. Nhờ đó mà đã có hàng trăm Phó tiến sĩ, Tiến sĩ được đào tạo ở Việt Nam.

Ông còn là người đề xuất phong trào “Dạy tốt – học tốt” tại các khoa trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong những năm cuối của thập niên 1960, xây dựng phong cách giảng dạy mới, phong cách học tập mới, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phong trào này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm chiến tranh.

Trong tuyển tập “Bàn về giáo dục Việt Nam”, ông đã viết một số quan điểm của mình, ông quan niệm “…Tư duy và nhân cách quan trọng hơn kiến thức…Người thầy dở là người chỉ đem kiến thức cho học trò, người thầy giỏi là người biết đem đến cho họ cách tự tìm ra kiến thức…”.

Tạp chí Toán học và tuổi trẻ

Tạp chí Toán học và tuổi trẻ do ông làm Tổng Biên tập trong hơn 40 năm đã góp phần phổ biến kiến thức toán học cho nhiều thế hệ học sinh tại Việt Nam.

Các công trình toán học

Theo thống kê ông có khoảng 13 bài báo khoa học được công bố viết bằng tiếng Nga hoặc tiếng Pháp, sắp theo thứ tự ngược thời gian:

Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Đăng Phất, Les espaces ultranoneuclidiens. (French) [Ultra-non-Euclidean spaces] Acta Math. Vietnam. 13 (1988), no. 1, 117–151 (1989)
Nguyễn Cảnh Toàn, Structure d’espace projectif de l’ensemble des espaces riemanniens à absolu mobile admettant une base donnée. (French) Acta Math. Vietnam. 1 (1976), no. 2, 75–88.
Nguyễn Cảnh Toàn, Sur les espaces riemanniens semisymétriques à absolu mobile. (French) Acta Sci. Vietnam. 6 (1970), 98–106.
Nguyễn Cảnh Toàn, Les espaces riemanniens à absolu mobile et à hypercône géodésique. (French) Acta Sci. Vietnam. 4–5 (1969), 98-108
Nguyễn Cảnh Toàn, Sur quelques plans riemannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam. 4-5 (1969), 27–39
Nguyễn Cảnh Toàn, Sur un espace reimannien à absolus locaux. (French) Acta Sci. Vietnam 2 (1965) 5–42.
Nguyễn Cảnh Toàn, Les involutions n-aires. (French) Acta Sci. Vietnam 1 (1964) 167–252
Nguyễn Cảnh Toàn, Decomposition d’une collineation de l’espace P_n en produit de perspectives ou en produit d’homologies centrales application ax matrices. (French) Publ. Math. Debrecen 10 1963 1–9.
Nguyễn Cảnh Toàn, Involution n-aire. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 231–234.
Nguyễn Cảnh Toàn, Définiton géométrique des quadriques dans les espaces non-euclidiens. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 101–107.
Nguyễn Cảnh Toàn, Involution n-aire et ses applications à l’étude des hyperquadriques dans les espaces euclidiens et non-euclidiens à n dimensions. (French) Acta Math. Acad. Sci. Hungar. 13 1962 109–113.
Nguyễn Cảnh Toàn, Some new properties of surfaces of the second order in elliptic space. (Russian) Izv. Vysš. Učebn. Zaved. Matematika 1959 no. 1 (8), 136–144.
Nguyễn Cảnh Toàn, Some new properties of curves of the second order in the elliptic plane. (Russian) Izv. Vysš. Učebn. Zaved. Matematika 1958 no. 6 (7), 193–202.
Tuy nhiên theo Google Scholar, tất cả các bài viết kể trên hầu như không được trích dẫn bởi các nhà toán học khác.

Ngoài ra ông dịch, viết một số sách giáo trình, từ điển và chuyên khảo sau

N. V. Ephimov: Hình học cao cấp. Tập 1: Cơ sở hình học, Dich giả: Nguyễn Cảnh Toàn, Nhà xuất bản Giáo dục, 1962.
Nguyễn Cảnh Toàn: Cơ sở hình học – Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1969
Nguyễn Cảnh Toàn: Hình học cao cấp, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1979.
Nguyễn Cảnh Toàn: Không gian Véctơ: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên toán, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội,1976.
Nguyễn Cảnh Toàn: Ultra non euclidean geometry (Hình học siêu phi Ơclit), Nhà xuất bản Giáo dục, 1999.
Nguyễn Cảnh Toàn, Hoàng Kỳ, Nguyễn Mạnh Quý:Từ điển thuật ngữ toán học (Có đối chiếu thuật ngữ Anh, Pháp), Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 2001.

Hình học Siêu phi Euclid

Nguyễn Cảnh Toàn gọi các nghiên cứu của mình là Hình học Siêu phi Euclid (Ultra non-euclidian geometry), thực chất là những nghiên cứu về một dạng đặc biệt của các không gian xạ ảnh. Nghiên cứu của ông không có liên hệ với những hướng nghiên cứu chính về hình học phi Euclid (hình học Hyperbolic) hiện nay. Trên thế giới hiện chỉ có ông và học trò là Nguyễn Đăng Phất nghiên cứu vấn đề này và chưa được trích dẫn bởi đồng nghiệp trong cũng như ngoài nước.

Giáo sư Jan van de Craats (Đại học Amsterdam) đánh giá bài báo của ông và học trò (Acta Math. Vietnam., vol 13, no. 1, 1989) về Hình học siêu phi Euclid trên Mathematical Reviews của Hội Toán học Hoa kỳ nguyên văn như sau: “Bài báo là một sự điểm duyệt những kết quả thu được của các tác giả từ năm 1963 về cái mà họ gọi là các không gian siêu phi Euclid. Những không gian này là các không gian xạ ảnh thực hoặc phức, ở đó mỗi điểm được liên hệ với một mặt bậc hai (phụ thuộc vào điểm đó), là mặt thường dùng để xác định khoảng cách Cayley-Klein địa phương.”

GS Đỗ Đức Thái (ĐHSP Hà Nội) cho rằng: “Vào thập kỷ 50 và những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước, việc nghiên cứu Hình học vi phân ở Liên Xô (cũ) tập trung nhiều vào việc nghiên cứu Hình học vi phân cổ điển, đặc biệt là Hình học được xem xét dưới góc độ Hình học của các nhóm biến đổi. Việc nghiên cứu sâu rộng Hình học phi Euclide đã được tiến hành trong khuynh hướng chung đó. Trong xu thế này, những kết quả của GS Nguyễn Cảnh Toàn là rất mới, sâu sắc và đạt trình độ khoa học rất cao. Những kết quả đó đã đủ để hình thành ra một “nhánh con mới” trong hướng nghiên cứu này. Và nếu như những kết quả đó được đẩy mạnh thực sự lên nữa bởi những nghiên cứu tiếp theo của nhiều nhà toán học khác, nhất là những nhà toán học trẻ, thì có thể thấy được rằng những kết quả đó sẽ phát triển được thành một nhánh mới trong hướng nghiên cứu này.”

Các tác phẩm về giáo dục

Ông viết một số sách về giáo dục, phương pháp dạy và học:

  • Bàn về giáo dục Việt Nam/ Nguyễn Cảnh Toàn. Nhà xuất bản Lao Động 2002.
  • Tuyển tập tác phẩm: Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu/ Nguyễn Cảnh Toàn. Trường Đại học Sư phạm Hà nội, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông tây, 2001.
  • Khơi dậy tiềm năng sáng tạo/ Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An.- H.: Giáo dục, 2004, 383tr.
  • 74 câu chuyện học toán thông minh, sáng tạo/ Nguyễn Cảnh Toàn. Nhà xuất bản Nghệ An, 2003.
  • Biển học vô bờ: Tư vấn về phương pháp học tập / Nguyễn Cảnh Toàn. – Hà Nội: Thanh niên, 2003, 295 tr.
  • Biển học vô bờ: Tư vấn phương pháp học tập / Nguyễn Cảnh Toàn; Nguyễn Như Ất. – Hà Nội: Thanh niên, 2000, 322 tr.
  • Phương pháp luận duy vật biện chứng với việc học, dạy và nghiên cứu toán học: Sách tham khảo cho giáo viên, sinh viên, nghiên cứu sinh toán học và triết học/ Nguyễn Cảnh Toàn.- H.: Nhà xuất bản. Đại học quốc gia Hà Nội, 1997 (2 tập)
  • Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu toán học: Tài liệu tham khảo / Nguyễn Cảnh Toàn. – Hà Nội: Giáo dục, 1997, 224 tr.
  • Những chặng đường phát triển của ngành sư phạm Việt Nam/ Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên.- H.: Nhà xuất bản. Đại học quốc gia Hà Nội, 1996, 139tr.

Danh dự khen thưởng

Được Nhà nước Việt Nam tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng Nhất và hạng Nhì. Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Ba. Huy chương Vì thế hệ Trẻ. Huy chương Vì sự nghiệp Giáo dục của Bộ Giáo dục. Danh hiệu Nhà giáo Nhân dân.
Đầu năm 1996, ông được Trung tâm Tiểu sử Quốc tế (IBC) của Anh (một công ty tư nhân bị chỉ trích chuyên bán danh) mời làm Phó Tổng giám đốc Trung tâm. Giữa năm 1996, IBC tặng ông bằng “Danh dự vẻ vang” (Illuminated diploma of honour) về những thành tựu mà ông đạt được trong lĩnh vực toán học và giáo dục.
Năm 1998, Viện Tiểu sử Hoa Kỳ (ABI) (một công ty tư nhân khác cũng bị chỉ trích là chuyên bán danh) đã bầu ông vào danh sách danh nhân thế giới và đã giới thiệu ông trong 1 bộ sách của Viện. Năm 2001, GS. Nguyễn Cảnh Toàn lại được ABI đưa vào danh sách 114 “trí tuệ lớn nhất thế giới của thế kỷ 21”. Năm 2004, Viện này cấp bằng “Viện sĩ nổi tiếng” cho ông. Ngày 25 tháng 5 năm 2005, ABI phong tặng “những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21”

Gia đình

Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn có hai con trai là Nguyễn Cảnh Tài và Nguyễn Cảnh Đức. Nhiều người nhầm lẫn, nói rằng PGS,TS Nguyễn Cảnh Lương hiện là Phó Hiệu trưởng ĐH Bách Khoa Hà Nội là con ông Toàn là không đúng. PGS Nguyễn Cảnh Lương cũng thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh ở Nghệ An nhưng thuộc chi phái khác và quê ở Nghi Lộc, còn GS Nguyễn Cảnh Toàn quê ở Đô Lương.

Đánh giá

Ở trong nước, Giáo sư, TSKH Cơ học Nguyễn Văn Đạo là học trò của Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn thời ông học đại học tại Đại học Sư phạm Hà Nội đã viết như sau: “…Chúng tôi thán phục giáo sư Nguyễn Thúc Hào ở môn Hình học vi phân với lối trình bày mạch lạc, cách viết bảng tuyệt diệu và trí nhớ hiếm có; Giáo sư Lê Văn Thiêm ở môn hàm phức lý thú với các phép biến hình ảo giác kỳ lạ và cả tính đãng trí đáng đáng yêu của giáo sư nữa, Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn ở môn hình học xạ ảnh, ở phương pháp tư duy và phong cách nghiên cứu khoa học nghiêm túc, hiệu quả…” (Đường vào khoa học –Say mê và kết quả/ Viện sĩ Nguyễn Văn Đạo/ Tạp chí Cơ khí ngày nay, số 29 – 1999, trang 30).

Giáo sư Ngô Thúc Lanh cho rằng Nguyễn Cảnh Toàn là người đặc biệt có khả năng về toán và “chỉ tiếc về sau làm lãnh đạo nên không còn nhiều thời gian dành cho toán”.

Một vài báo Việt Nam đã bắt đầu nghi ngờ về giá trị của những danh hiệu và giải thưởng theo kiểu mà những người nhận được từ Viện tiểu sử Hoa Kỳ hay Trung tâm Tiểu sử danh nhân quốc tế. Đây là các tổ chức phi khoa học, theo nghĩa không xuất phát từ một trường đại học hay một viện nghiên cứu nào, và các danh hiệu do họ trao tặng dựa trên sự đóng góp về tài chính của người được trao tặng chứ không phải là từ các tiêu chuẩn về học thuật. Do đó việc chấp nhận các danh hiệu hữu danh vô thực kiểu như “Những bộ óc vĩ đại của thế kỷ 21” bằng cách trả một chi phí khá lớn đã gây phản cảm trong giới chuyên môn[12] nhất là trong trường hợp sự đóng góp có tầm quốc tế không nhiều (số công trình khoa học không nhiều, và không được đồng nghiệp trích dẫn) và đã lâu không còn tham gia nghiên cứu.

Một số tác giả nghiên cứu toán người Việt ở nước ngoài cho rằng ông đã tự đánh giá quá cao về công trình của mình về Hình học phi Ơclit. Các công trình Toán học của ông viết ra bằng tiếng Pháp hoặc tiếng Nga không được các nhà Toán học trên thế giới quan tâm, trong khi lại tự mình ca tụng về bản thân quá nhiều qua các phương tiện truyền thông trong nước. Ông đã tham vọng vào nhiều giải thưởng hão huyền, tự đặt, của các công ty kiếm tiền ở nước ngoài. Các phương pháp tự học của ông còn chung chung, không rõ ràng.

Nguyễn Đình Ngọc

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đình Ngọc (1932-2006) là một nhà toán học và là một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học Việt Nam. Ông còn là một nhà tình báo và được phong quân hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam.

Tham gia công tác điệp báo và sự nghiệp khoa học

Ông sinh ngày 13 tháng 8 năm 1932 tại Hà Nội, nguyên quán tại xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Năm 1953, ông gia nhập lực lượng điệp báo của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Dưới bí danh Ziệp Sơn, ông vào Sài Gòn và hai năm sau ông lấy được học bổng du học tại Pháp.

Ông nhập học tại Đại học Paris, và tốt nghiệp với ba bằng kỹ sư về các ngành khá khác biệt nhau:Thủy văn – Khí tượng, Đóng tàu và Viễn thông. Sau đó ông tiếp tục nhận được hai bằng Tiến sĩ về Địa lý và Toán học. Dưới sự hướng dẫn của giáo sư Charles Ehresmann, luận văn Toán học của ông với nhan đề “Sur les espaces fibres et les prolongements” được bảo vệ tại Đại học Paris-Sorbonne vào năm 1963.

Năm 1966, ông trở về nước và được nhận vào làm giáo sư tại Viện Đại học Sài Gòn. Ông thường xuyên được mời cộng tác làm việc cho hệ thống tính toán của Quân lực Việt Nam Cộng Hòa và cả quân đội Mỹ. Do mối quan hệ cộng việc và xã hội, ông đã cung cấp được nhiều thông tin rất quan trọng một cách kịp thời và chính xác cho cấp chỉ huy như các cuộc tập kích vào Trung ương Cục Miền Nam hay nhận định năm 1975 Mỹ sẽ không quay lại v.v…

Tham gia xây dựng ngành công nghệ thông tin

Do thành tích trong ngành điệp báo, sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Hoàn mời ông ra miền Bắc. Do kinh nghiệm công tác trong ngành máy tính, ông được giao công tác tiếp cận các hệ thống máy tính của Mỹ để lại và tiếp nhận các hệ thống máy tính mới của Liên Xô. Từ 1989 đến 1994, ông lần lượt giữ các chức vụ Phó Cục trưởng, rồi Cục trưởng Cục V17 (Cục Khoa học Viễn thông và Tin học) Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).

Năm 1989, Giáo sư Hoàng Xuân Sính mời ông tham gia và giữ chức Phó trưởng ban Ban Vận động thành lập Trường Đại học Dân lập Thăng Long – đại học ngoài công lập đầu tiên ở Việt Nam thời đổi mới. Ông tham gia đào tạo ra nhiều khóa sinh viên tại Đại học Thăng Long. Ông được các học trò đánh giá là “Thầy rất nhiệt tình, nghiêm khắc và không bao giờ nhận quà cáp, biếu xén của học trò. Nếu thấy học trò khó khăn, thầy còn giúp đỡ vật chất” (lời ông Phạm Thiện Nghệ – Giám đốc Công ty Máy tính Khai Trí).

Ông còn là sáng lập viên và là Phó Chủ tịch Hội Vô tuyến Điện tử Việt Nam và Phó Chủ tịch Hội Tin học Việt Nam (VAIP), Hiệu trưởng Trường Đại học Dân lập Tây Đô (Cần Thơ)…

Năm 1994, ông được nhà nước Việt Nam phong hàm Thiếu tướng Công an Nhân dân Việt Nam.

Khi Ban Chỉ đạo Chương trình Công nghệ Thông tin Quốc gia được thành lập (2000), ông được cử giữ chức Phó Trưởng ban.

Ông mất ngày 2 tháng 5 năm 2006, tại Bệnh viện 198 (Bộ Công an) vì bệnh ung thư.

Tác phẩm

Ông có một số công trình Toán học sau

Nguyễn Đình Ngọc. Sur la suite exacte de cohomologie non abélienne. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 250 1960 3438–3440.
Nguyễn Đình Ngọc. Cohomologie non abélienne et classes caractéristiques.(French) C. R. Acad. Sci. Paris 251 1960 2453–2455.
Nguyễn Đình Ngọc. Sur la généralisation de la notion de tenseur. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 252 1961 4100–4102.
Nguyễn Đình Ngọc. Sur les espaces fibrés et les prolongements. (French) 1963 Topologie et géométrie différentielle (Séminaire C. Ehresmann), Vol. IV (1962-63), Cahier 4 74 pp. Institut H. Poincaré, Paris.

Nguyễn Hữu Thận

Nguyễn Hữu Thận (chữ Hán: 阮有慎; 1757-1831), tự Chân Nguyên, hiệu Ý Trai (hoặc Ức Trai, chữ Hán: 意齋)[1]; là nhà toán học và nhà thiên văn học, đại thần trải hai triều: nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Thân thế và sự nghiệp

Theo Phổ hệ họ Nguyễn Hữu (trước là Nguyễn Phú), Nguyễn Hữu Thận sinh vào tháng 3 năm Đinh Sửu (tức tháng 4 năm 1757, đời chúa Nguyễn Phúc Khoát) tại làng Đại Hòa, tổng An Dã, huyện Hải Lăng, phủ Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị (nay thuộc xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị).

Cha ông là Nguyễn Phú Điêu, làm Huấn đạo (chức quan phụ trách việc học hành ở cấp huyện) nhà Hậu Lê, nhưng lại là người thích nghiên cứu về lịch. Sau, niềm mê say này được truyền sang Nguyễn Hữu Thận.

Tháng 5 (âm lịch) năm Bính Ngọ (1786), quân Tây Sơn do tướng Nguyễn Huệ chỉ huy, đánh đuổi quân Trịnh ra khỏi Phú Xuân. Sau đó, Nguyễn Hữu Thận ra làm quan cho nhà Tây Sơn, rồi được cử vào Quy Nhơn. Làm quan ở đó được 9 năm, ông được triệu về làm ở Phú Xuân, dần thăng lên chức Hữu thị lang bộ Hộ.

Tháng 5 (âm lịch) năm Tân Dậu (1801), chúa Nguyễn Phúc Ánh (sau lên ngôi là Gia Long) mang binh thuyền đánh chiếm Phú Xuân. Cũng như nhiều viên khác của triều Tây Sơn, ông phải ra “hiệu thuận”, tức là thuận theo triều đại mới và làm việc hết sức để chuộc lỗi [2]. Ban đầu được bổ làm Chế cáo ở Viện Hàn lâm, rồi Thiêm sự ở bộ Lại và Cai bạ Quảng Nghĩa (Quảng Ngãi ngày nay).

Đầu năm Kỷ Tỵ (1809), ông được điều động về kinh làm Tham tri bộ Lại. Tháng 3 (âm lịch) năm đó, ông được cử làm Chánh sứ để cùng với hai Phó sứ là Lê Đắc Tân và Ngô Thì Vị sang Thanh (Trung Quốc) dâng hai lễ cống của năm Đinh Mão (1807) và năm Kỷ Tỵ (1809). Thời gian ở Yên Kinh (Bắc Kinh ngày nay), ông chịu khó học hỏi và tìm mua được nhiều sách quý về lịch số và toán học.

Tháng 4 (âm lịch) năm Canh Ngọ (1810), ông trở về nước, dâng lên vua Gia Long quyển Đại lịch tượng khảo thành thơ do ông tìm được ở Trung Quốc và tấu rằng: “Lịch vạn toàn nước ta và sách Đại Thanh thời hiến bên Tàu, đều theo lịch Đại Thống nhà Minh, hơn 300 năm chưa hề sửa lại, càng lâu lại càng sai lắm. Đời Khương Hy nước Tàu, mới tham dùng phép lịch Thái Tây, làm ra quyển lịch này, mà sách này suy xét góc độ số tinh tường hơn sách Đại Thống, phép tam tuyến bát giác lại tinh xảo lắm. Xin giao học trò Khâm thiên giám theo lịch này để khảo cứu làm phép lịch, thời biết đúng độ số trời mà nhằm tiết hậu”. Ngài (vua Gia Long) cho là phải . Sau đó, ông được chuyển qua làm Tham tri bộ Hộ.

Tháng Giêng năm Nhâm Thân (1812), cho ông kiêm quản việc tòa Khâm thiên giám. Năm Bính Tý 1816, ông được điều ông ra làm Hộ tào Bắc Thành, ít lâu lại trở về triều làm Thượng thư bộ Lại, nên được người dân gọi là “ông Thượng Đại Hòa”.

Năm Canh Thìn (1820), Minh Mạng lên ngôi, đổi ông làm Thượng thư bộ Hộ. Tháng 5 (âm lịch) năm đó, nhà vua sai ông lựa người nào học hạnh thuần cẩn, sung làm Hoàng tử trực học để dạy các hoàng tử. Trương Đăng Quế, Doãn Văn Xuân và Ngô Hữu Vĩ liền được ông cử lên và được dùng .

Năm Nhâm Ngọ (1822), lại cho ông kiêm quản Khâm thiên giám, và làm chủ nhiệm sách Vạn niên thư theo cách thức của triều Thanh.

Ngày 5 tháng 7 (âm lịch) năm Tân Mão (12 tháng 8 năm 1831), Nguyễn Hữu Thận mất, thọ 74 tuổi.

Tác phẩm

Tác phẩm chính của ông:

  • Ý Trai toán pháp nhất đắc lục, (意齋算法一得錄, một điều tâm đắc về toán pháp của Ý Trai) gồm 8 quyển, soạn xong năm 1829.
  • Bách ty chức chế, nói về nhiệm vụ và thể chế các ty các sở của triều Nguyễn, biên tập chung với nhiều người.
  • Tam thiên tự lịch đại văn chú (三千字歷代文註, Ba nghìn chữ chú giải văn chương [các đời của Trung Quốc.]
  • Minh Mệnh Công Văn (明命公文).

Đóng góp về Toán học

Nguyễn Hữu Thận không chỉ am tường về thiên văn mà còn cả toán pháp. Suốt thời gian làm quan dù bận việc triều chính ông vẫn chú tâm nghiên cứu toán thuật. Sau khi về hưu, năm 1829, ở tuổi 72 ông hoàn tất bộ Ý Trai toán pháp nhất đắc lục. Theo một số nhà nghiên cứu, bộ toán thư của Nguyễn Hữu Thận gồm 8 quyển (chương):

  • Quyển 1: Bảng số 81 ô (9×9), khảo về việc đo lường, cân
  • Quyển 2: Phép phương điền (đo diện tích ruộng đất)
  • Quyển 3: Phép sai phân (tính sai số)
  • Quyển 4: Phép khai bình phương (tìm căn bậc hai)
  • Quyển 5: Phép câu cổ (cách tính theo tương quan giữa các cạnh bên với cạnh huyền của tam giác vuông)
  • Quyển 6: Phương, viên, tà, giác, biên tuyến, diện thể (tính chu vị, diện tích các hình)
  • Quyển 7: Giải 47 bài toán minh hoạ, liên quan đến phép phương trình (đại số học), và các nghiên cứu ma phương.
  • Quyển 8: Phép lập phương (tìm thể tích và căn bậc 3).

Lý thuyết ma phương trước đó được nhiều nhà toán học trên thế giới nghiên cứu; nhưng ở Việt cho đến lúc bấy giờ thi hoàn toàn lạ lẫm. Nguyễn Hữu Thận đã bước vào thế giới bí ẩn của những con số và khám phá được mối liên hệ giữa chúng, như đánh giá của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn: “Lần đầu tiên một nhà toán học Việt là ông bàn tới ma phương”. Không chỉ bàn tới mà Nguyễn Hữu Thận còn đi xa hơn một bước là lập những ma phương số ô chẵn, vốn phức tạp hơn; trong khi các nhà toán học nổi tiếng trước đó ở Á, Âu phần nhiều là xây dựng ma phương với ô số lẻ

Khen ngợi, ghi công

Sử nhà Nguyễn là Quốc triều sử toát yếu đã khen ông rằng:

(Nguyễn Hữu) Thận tinh thiên văn và lịch học, lúc sang sứ Tàu, học được phép làm lịch lại càng thêm tinh. Ngài (Gia Long) thường bàn thiên văn với Thận, khen lắm .
Ghi nhận công lao Nguyễn Hữu Thận, tên ông được dùng để đặt tên một con đường ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh; và một trường Trung học phổ thông ở xã Triệu Đại, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Sách tham khảo

Quốc sử quán triều Nguyễn, Quốc triều sử toát yếu (bản dịch). Nhà xuất bản Văn học, 2002.
Nguyễn Q. Thắng-Nguyễn Bá Thế, Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học xã hội, 1992.
Lương An, bài “Nguyễn Hữu Thận” in trong Danh nhân Bình Trị Thiên (Tập I). Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986.

Nguyễn Hữu Việt Hưng

Sinh 28 tháng 08, 1954
Hà Nội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Sắc tộc Kinh
Ngành Toán học

Nguyễn Hữu Việt Hưng là một nhà toán học Việt Nam. Ông nghiên cứu về Tô pô đại số, bao gồm bất biến Modular (Đại số) và lý thuyết Đồng luân (Hình học – Tôpô). Ông cũng là tác giả của nhiều cuốn sách giáo khoa về Toán. Hiện tại ông là Giáo sư Toán học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thông tin cá nhân

Nguyễn Hữu Việt Hưng sinh ngày 28 tháng 08, 1954 tại Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông tốt nghiệp Đại học năm 1976, Tiến sĩ năm 1983 và Tiến sĩ khoa học năm 1996 tại Việt Nam.

Hiện tại ông là Giáo sư, chủ nhiệm bộ môn Đại số – Hình học – Topo tại Khoa Toán – Cơ – Tin, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Ông chủ trì nhóm nghiên cứu Tôpô Đại số tại ĐHQG Hà Nội. Ông có hơn 40 bài báo nghiên cứu, 2 sách chuyên khảo, 8 đề tài khoa học.

Bên cạnh đó ông giữ các cương vị: Phó Chủ tịch phụ trách Quan hệ Quốc tế Hội Toán học Việt Nam, Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), Ủy viên Hội đồng Khoa học ngành Toán của Quỹ NAFOSTED, Thành viên Ban Biên tập Tạp chí Vietnam Journal of Mathematics, Ủy viên Hội đồng Khoa học Liên ngành Toán – Cơ, ĐHQG Hà Nội, Trưởng ban Tổ chức và Trưởng ban Chương trình của một số Hội nghị quốc tế

Ông được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân; Huân chương Lao động hạng Ba; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; Huy chương Vì sự nghiệp Khoa học và Công nghệ. Ông là một trong 2 người đầu tiên được trao tặng giải thưởng Tạ Quang Bửu, nhằm vinh danh những nhà khoa học có nhiều thành tựu trong các lĩnh vực khoa học cơ bản. Năm 2014, các đồng nghiệp ở Pháp tổ chức ngày Topo Đại số để kỷ niệm sinh nhật ông nhằm ghi nhận đóng góp của ông ở những lĩnh vực này.

Về gia đình, con của Nguyễn Hữu Việt Hưng là Nguyễn Hữu Việt Khuê, 1 bình luận viên bóng đá VTV đã từng học ngành Toán ở ĐHQGHN.

Công trình tiêu biểu

“The homomorphisms between the Dickson-Mùi algebras as modules over the Steenrod algebra” đăng trên Tạp chí Mathematische Annalen 353 (2012), 827- 866 (được trao tặng Giải thưởng Tạ quang Bửu).
(1) The mod 2 equivariant cohomology algebras of configuration spaces, Pacific Jour. Math. 143 (1990), 251–286

(2) with Franklin P. Peterson, A–generators for the Dickson algebra, Trans. Amer. Math. Soc. 347 (1995), 4687–4728

(3) Spherical classes and the algebraic transfer, Trans. Amer. Math. Soc. 349 (1997), 3893–3910

(4) with Franklin P. Peterson, Spherical classes and the Dickson algebra, Math. Proc. Camb. Phil. Soc. 124 (1998), 253–264

(5) The weak conjecture on spherical classes, Math. Zeit. 231 (1999), 727–743

(6) Spherical classes and the lambda algebra, Trans. Amer. Math. Soc. 353 (2001), 4447–4460

(7) with Tran N. Nam, The hit problem for the Dickson algebra, Trans. Amer. Math. Soc. 353 (2001), 5029–5040

(8) with Robert R. Bruner and Lê M. Hà, On behavior of the algebraic transfer, Trans. Amer. Math. Soc. 357 (2005), 473–487

(9) The cohomology of the Steenrod algebra and representations of the general linear groups, Trans. Amer. Math. Soc. 357 (2005), 4065–4089

Một số sách giáo khoa đã viết

  • Đại số tuyến tính
  • Đại số đại cương

Nhận định cá nhân

40 năm trước, khi tốt nghiệp Đại học Hà Nội, tôi được giữ lại trường làm giảng viên. Đó là một vinh dự tột bậc, không ai trong số chúng tôi từ chối vinh dự ấy nhưng bây giờ số người từ chối cái mà tôi vẫn muốn gọi là vinh dự ấy lại khá nhiều. Năm gần đây tôi có mời một số sinh viên giỏi ở lại trường nhưng nhiều người từ chối. Điều đó chứng tỏ tiền lương, đãi ngộ cho các nhà khoa học trẻ hiện nay không duy trì được cuộc sống. Mức lương cho một người tốt nghiệp đại học là hơn hai triệu đồng, lương tiến sĩ khoảng 3,5 triệu đồng trong khi các quốc gia bên cạnh Việt Nam, đầu tư cho khoa học gấp vài chục đến vài trăm lần. ”

“ Đồng tiền quan trọng nhưng chưa chắc đã là nhất, điều quan trọng hơn với các nhà khoa học là được bố trí chỗ làm việc phù hợp và văn minh, được làm chủ trên lĩnh vực mà họ công tác. Nhưng nhiều nhà khoa học hiện cảm thấy họ là những kẻ làm thuê. ”

“ Khoa học giống như nhạc giao hưởng vậy. Một quốc gia có thể thành công ở nhiều lĩnh vực nhưng để đạt đỉnh cao thế giới thì không thể không có thành tựu ở lĩnh vực âm nhạc bác học. ”

“ Chạy Marathon 42,195 km là môn thể thao mà hồi còn nhỏ tôi rất ghét, vì nó nặng nhọc và buồn chán; nhưng càng trưởng thành thì tôi càng thích. Tôi dần dần hiểu ra rằng Marathon chính là môn thể thao gần với cuộc đời nhất: Nặng nhọc và buồn chán chính là những thuộc tính của cuộc đời, nói riêng là thuộc tính của việc nghiên cứu khoa học. Khi đã vượt được chừng 30km thì mỗi người chạy marathon chỉ còn đua với chính mình, sự ganh đua với người khác dường như không còn đáng kể. ”

“ Không có nghiên cứu cơ bản thì không thể là quốc gia hàng đầu, và đất nước chỉ có những người làm công cho tư bản. ”

Nguyễn Thanh Vân

Nguyễn Thanh Vân (1943 – 2015), là nhà Toán học, giáo sư toán tại đại học Toulouse, Pháp. Ông là một người có uy tín trong cộng đồng người Việt tại thành phố này từ những năm 1960, khi anh từ Sài Gòn sang du học tại đây. Ông cũng là một người có nhiều đóng góp quý báu cho sự phát triển của Toán học Việt Nam, giúp đỡ các nhà toán học trẻ trong nước có cơ hội giao lưu, nghiên cứu tại Pháp

Giáo sư Nguyễn Thanh Vân

Thân thế và sự nghiệp

Sau khi lấy bằng cử nhân toán “cực nhanh” theo trí nhớ của các bạn Toulouse cùng thời, anh đã lên Paris làm luận án tiến sĩ Nhà nước toán với giáo sư Michel Hervé.

Sau khi tốt nghiệp, anh trở về Toulouse và được tuyển làm giáo sư khi mới 26 tuổi, và ở đó tới khi về hưu với danh hiệu “giáo sư ưu tú” (tạm dịch từ “professeur émérite” – một chức danh được trao cho các giáo sư đại học có nguyện vọng và thực sự tiếp tục nghiên cứu khoa học sau khi chính thức về hưu, người được nhận chức danh này không còn nhiệm vụ giảng dạy hoặc hành chính đối với đại học, nhưng tiếp tục được hưởng các phương tiện nghiên cứu khoa học, được quyền hướng dẫn nghiên cứu sinh…).

Năm 2008, đồng nghiệp và học trò anh có tổ chức một Hội nghị khoa học vinh danh GS. Nguyễn Thanh Vân (Conference en honneur du professeur Nguyen Thanh Van) với chủ đề: Analyse Complexe et Applications, là lĩnh vực nghiên cứu suốt đời của anh.

Bạn bè ở Toulouse còn biết tới anh như một người mê thơ, rượu và thích chơi golf.

Ông từ trần vào lúc 14h ngày 26 tháng 1 năm 2015 tại nhà riêng (Trà Vinh), hưởng thọ 71 tuổi, sau một cơn bạo bệnh

Đóng góp cho Toán học Việt Nam

Ngoài nghiên cứu, Nguyễn Thanh Vân đã tích cực đóng góp cho toán học Việt Nam: Năm 1996, anh đã cùng với các đồng nghiệp Frédéric Pham (Nice), Jean-Pierre Ramis (Toulouse), Bernard Malgrange (Grenoble), Hà Huy Khoái và Đinh Dũng (Hà Nội) khởi xướng chương trình Formath Vietnam[3], với mục tiêu bắc cầu giữa các nhà toán học Pháp và Việt Nam, giúp đỡ các nhà toán học trẻ Việt Nam. Formath Vietnam đã được Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Pháp (CNRS) tích cực hỗ trợ dưới hình thức tài trợ cho nhiều Dự án hợp tác quốc tế PICS-CNRS (Projet International de Coopération Scientifique), lần lượt do các đại học Nice, Toulouse, rồi Paris 13 làm đầu tàu. Chương trình này từ năm 2011 được chuyển thành một LIA, tức Phòng thí nghiệm liên kết quốc tế (Laboratoire International Asssocié), thuộc CNRS, đặt tại Đại học Paris 13.

Các công trình toán học của ông được một đồng nghiệp, GS Christer O. Kiselman giới thiệu trong bài viết Les Mathématiques de Nguyen Thanh Van, đăng trên tạp chí Annales de la Faculté des sciences de Toulouse, XX, n° spéciale 2011, p. 19-32. Đây chính là Kỷ yếu của Hội nghị vinh danh Nguyễn Thanh Vân năm anh 65 tuổi (2008). Bài viết cũng liệt kê một danh sách 27 luận án của các nhà toán học Việt Nam được tiến hành và bảo vệ ở Pháp dưới sự bảo trợ của Formath. từ năm thành lập (1996) tới 2010. Nhiều người trong số những tiến sĩ này đã thành danh trong làng Toán.

Tác giả của nhiều bài nghiên cứu trong các tạp chí toán quốc tế, Nguyễn Thanh Vân cũng đã viết một cuốn sách toán bằng tiếng Việt với Tiến sĩ Nguyễn Văn Đông, một đồng nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh, cuốn Giải tích phức cho sinh viên đại học.

Nguyễn Xuân Vinh

Tiểu sử

Biệt danh Toàn Phong
Quốc tịch  Việt Nam Cộng hòa
 Hoa Kỳ
Sinh 3 tháng 1 năm 1930 (89 tuổi)
Yên Bái, Việt Nam

Binh nghiệp

Phục vụ  Việt Nam Cộng hòa
Thuộc  Quân đội VNCH
Năm tại ngũ 1951-1962
Cấp bậc  Đại tá Không quân
Đơn vị  Công binh VNCH
 Không lực VNCH
Chỉ huy  Quân đội Quốc gia
 Quân đội VNCH
Tham chiến Chiến tranh Việt Nam
Công việc khác  Tham mưu trưởng KQ
 Tư lệnh Không quân

Nhà khoa học

Ngành Toán học, Kỹ thuật Không gian
Nổi tiếng vì Công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền Apollo lên được Mặt trăng và thu hồi các Phi thuyền về Trái đất.
Giải thưởng -“Mechanics and Control of Flight” của American Institute of Aeronautics and Astronautics.
-“Excellence 2000 Award” của Pan Asian American Chamber of Commerce
-“Giải thưởng Dirk Brouwer” về Cơ học Du hành Không gian của Hội Du hành Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society)
-Dirk Brouwer Award của the American Astronautical Society
-Mechanics and Control of Flight Award presented của American Institute of Aeronautics and Astronautics

Nhà văn Toàn Phong

Công việc Nhà văn
Quốc tịch Việt Nam, Hoa Kỳ
Dân tộc Kinh
Tư cách công dân  Hoa Kỳ

Nguyễn Xuân Vinh (sinh năm 1930), nguyên là sĩ quan cao cấp của Quân đội Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tá. Xuất thân từ khóa đầu tiên và cũng là khóa duy nhất được Chính phủ Quốc gia Việt Nam mở ra ở miền Bắc Việt Nam vào đầu thập niên 50 của Thế kỷ trước. Ông nguyên là Tư lệnh thứ hai của Quân chủng Không quân Việt Nam Cộng hòa. Ông cũng là Giáo sư Tiến sĩ, Viện sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Không gian người Mỹ gốc Việt nổi tiếng trên thế giới. Năm 1962, ông là người Việt Nam đầu tiên và cũng là người đầu tiên ở Đại học Colorado được cấp bằng Tiến sĩ Khoa học Không gian sau khi ông thực hiện thành công nghiên cứu công trình tính toán quỹ đạo tối ưu cho Phi thuyền do NASA tài trợ. Những lý thuyết của ông đã góp phần quan trọng đưa các Phi thuyền Apollo lên được Mặt trăng thành công đồng thời được ứng dụng vào việc thu hồi các Phi thuyền con thoi trở về Trái đất an toàn. Ông còn là nhà Nhà văn với bút danh Toàn Phong với nhiều tác phẩm nổi tiếng được xuất bản.

Tiểu sử và Binh nghiệp

Ông sinh ngày 3 tháng 1 năm 1930 trong một gia đình khá giả tại Yên Bái, miền Bắc Việt Nam. Mẹ ông là người Nam Định.[3]. Năm 1950, ông tốt nghiệp Trung học Phổ thông chương trình Pháp tại Hà Nội với văn bằng Tú tài toàn phần (Part II).

Từ khi còn nhỏ ông đã là một người có năng khiếu toán. Ông tham gia viết sách từ rất sớm. Khi còn đang là học sinh, ông đã có sách được xuất bản với cuốn sách giáo khoa Bài tập hình học không gian. Cuốn sách đã trở thành tài liệu tham khảo và học vấn quan trọng thời bấy giờ.

Tháng 9 năm 1951, thi hành lệnh động viên của Quốc trưởng Bảo Đại, ông nhập ngũ vào Quân đội Quốc gia, được theo học tại trường Sĩ quan Trừ bị Nam Định, khai giảng ngày 1 tháng 10 cùng năm. Ngày 1 tháng 6 năm 1952, tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn úy và được phân bổ vào ngành Công binh. Cuối năm, ông xin chuyển sang ngành Không quân và được đi du học tại Học viện Không quân ở Salon-de-Provence, Pháp (École de l’Air). Đầu năm 1954, ông tốt nghiệp với bằng phi công 2 động cơ và bay phi cụ, đồng thời ông được thăng lên cấp Thiếu úy. Sau đó ông lưu trú và phục vụ chuyên ngành tại Pháp và Maroc. Trong thời gian này ông ghi danh học Đại học và thi đậu bằng Cử nhân toán ở Đại học Máeille.

Đầu năm 1955, khi Quân đội Pháp chính thức bàn giao cơ sở và trang thiết bị của ngành Không quân lại cho Quân đội Quốc gia, ông được lệnh trở về Việt Nam và được thăng cấp Trung úy, phục vụ trong Bộ chỉ huy Không quân. Cuối năm 1955, ông được thăng cấp Đại úy, Tháng 10 năm 1956, sau khi Thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Tổng thống của nền Đệ nhất Cộng hòa, ông được thăng cấp Thiếu tá. Ngày Quốc khánh 26 tháng 10 năm 1957, ông được thăng cấp Trung tá và được bổ nhiệm chức vụ Tham mưu trưởng Không quân do Đại tá Trần văn Hổ KQ[4] làm Tư lệnh. Tháng 2 năm 1958 ông được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Không quân, ngay sau đó được thăng cấp Đại tá tại nhiệm. Ngày 27 tháng 2 năm 1962, hai sĩ quan phi công là Phạm Phú Quốc[5] và Nguyễn văn Cử điều khiển 2 chiếc Khu trục cơ thả bom Dinh Độc lập, ông bị liên đới trách nhiệm nên Tổng thống Diệm đã cách chức Tư lệnh Không quân của ông. Cùng năm này, ông xin giải ngũ và đi du học ở Hoa Kỳ.

Nghiên cứu khoa học

Năm 1962, ông đến Hoa Kỳ để bắt đầu sự nghiệp Khoa học của mình khi mới 32 tuổi. Năm 1965, ông là người đầu tiên được cấp bằng Tiến sĩ về Khoa học Không gian tại Đại học Colorado. Ba năm sau, ông được làm giảng sư (Associate Professor) tại Đại học Michigan. Năm 1972, ông được phong hàm giáo sư (Professor) tại Viện Đại học Michigan. Cũng trong năm này ông lấy tiếp bằng Tiến sĩ Quốc gia toán học tại Đại học Sorbonne, Paris, Pháp.

Năm 1982, ông là giáo sư (Chair Professor) của ngành Toán ứng dụng tại Đại học Quốc gia Thanh Hoa (National Tsing Hua University) ở Đài Loan. Hai năm sau, năm 1984, Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh là người Hoa Kỳ thứ ba và là người Châu Á đầu tiên được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc gia Hàng không và Không gian Pháp (Académie Nationale de l’Air et de l’Espace). Đến năm 1986, ông trở thành Viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Không gian Quốc tế (International Academy of Astronautics).

Trong nhiều năm ông đã được mời tham gia thuyết trình thỉnh giảng tại nhiều Đại học lớn và các Hội nghị Quốc tế nhiều nơi trên Thế giới bao gồm Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Áo, Đức, Ý, Hà Lan, Thụy Sĩ, Na Uy, Thụy Điển, Hungary, Israel, Nhật, Trung Quốc, Đài Loan và Úc.

Năm 1999, ông nghỉ hưu, ông đã được Hội đồng Quản trị (Board of Regents) tại Đại học Michigan phong tặng chức Giáo sư Danh dự ngành Kỹ thuật Không gian (Professor Emeritus of Aerospace Engineering) vì công lao đóng góp cho khoa học và giáo dục.

Đời tư và gia đình

Ngày 19 tháng 10 năm 2016, ông đã được Đức cha Đa Minh Mai Thanh Lương, Giám mục Công giáo người Việt đầu tiên tại Hoa Kỳ, làm phép Thanh Tẩy gia nhập Đạo Công giáo tại Nhà thờ Saint Bonaventure Church ở Huntington Beach, California. Ông lấy Tên Thánh là Anphongsô. Ông cũng được lãnh nhận bí tích Thêm Sức do Giám mục Mai Thanh Lương ban trong Thánh lễ với sự hiện diện của gia đình thân quyến và các bạn hữu lâu năm của ông.

Giải thưởng

Năm 1994: Mechanics and Control of Flight Award presented do American Institute of Aeronautics and Astronautics tặng.[1] Năm 1996: “Excellence 2000 Award” của Pan Asian American Chamber of Commerce
Năm 2000: Giáo sư Nguyễn Xuân Vinh được bầu vào Viện Hàn lâm Quốc tế du hành vũ trụ và Viện Hàn lâm Hàng không và Vũ trụ Quốc gia Pháp. Ông được chọn là một trong những người xuất sắc của Hoa Kỳ Pan Asian American Chamber of Commerce tại Washington, DC.[1] Năm 2006: “Giải thưởng Dirk Brouwer” về Cơ học Du hành Không gian của Hội Du hành Không gian Hoa Kỳ (American Astronautical Society)
Hội Khuyến Học ở Saint Louis, Missouri, đề ra giải thưởng hàng năm tên là giải thưởng “Truyền thống Nguyễn Xuân Vinh” để khuyến khích học sinh ở địa phương.

Tác phẩm

Tác giả Nguyễn Xuân Vinh đã xuất bản ba cuốn sách và hơn 100 bài báo kỹ thuật trong lĩnh vực toán học, astrodynamics, và tối ưu hóa quỹ đạo (trajectory optimization). Ông Vinh cũng từng là biên tập viên trong khoảng thời gian dài 20 năm cho tạp chí lưu trữ cho Học viện vũ trụ Quốc tế (the archival journal for the International Academy of Astronautics). Giáo sư Vinh nguyên là chủ tịch hội đồng chấm luận án tiến sĩ (chaired the doctoral committees) cho 30 nghiên cứu sinh, nhiều người trong số họ hiện nay đang là giáo sư của các Hiệp hội uy tín của Hoa Kỳ, các trường Đại học các trường học hoặc các hiệp hội nhà khoa học hàng đầu trong ngành công nghiệp hàng không vũ trụ.

Khoa học

Ông đã viết hàng trăm tiểu luận về toán, động học không gian (Astrodynamics) và tối ưu hóa quỹ đạo (Trajectory optimization). Các sách viết bao gồm:

Hypersonic and Planetary Entry Flight Mechanics. 1980. Vinh, N. X.; Busemann, A.; Culp, R. D. University of Michigan Press.
Optimal Trajectories in Atmospheric Flight 1981. Vinh N. X., Studies in Astronautics 2, Elsevier Scientific Publishing Company, Amsterdam.
Flight Mechanics of High-Performance Aircraft. 1993. Nguyen X. Vinh. Cambridge Aerospace Series. ISBN 052134123X

Văn chương

  • Gương Danh Tướng, 1956.
  • Đời Phi Công, 1959. Truyện dài, Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961 (Việt Nam Cộng hòa)
  • Theo Ánh Tinh Cầu, 1991. Truyện ký sự.

Phạm Hữu Chung

Phạm Hữu Chung (chữ Hán: 范有鐘), tự Phúc (福), là một nhà toán học thời Lê trung hưng ở Việt Nam, là tác giả sách Cửu chương lập thành Toán pháp

Thân thế và sự nghiệp

Thân thế và sự nghiệp của ông hiện nay vẫn chưa rõ. Những thông tin ít ỏi về ông được trích từ bản in sách Cửu chương lập thành Toán pháp còn lưu tại Viện Hán Nôm. Theo sách “Danh nhân quê hương”, do Ty Văn hóa Thông tin Hà Sơn Bình ấn hành năm 1976, thì ông có tên tự là Phúc Cẩn, người huyện Thanh Lâm, Hải Hưng, đời Lê Dụ Tông. Trong thư viện lưu trữ của Viện Hán Nôm cũng có một bản Cửu chương lập thành Toán pháp chép tay ghi tên tác giả là Phạm Phúc Cẩn (范福菫)[1] nhưng không rõ đây có phải cùng một người hay không.

Cửu chương lập thành Toán pháp

Cửu chương lập thành Toán pháp (九章立成算法) do Thập Lý hầu Ngô Sĩ cho in lần đầu vào năm Vĩnh Thịnh Quí Tị (1713)[2]. Đây là một sách toán đời Lê, trình bày dưới dạng các bài ca Nôm.

Đoạn đầu bài Cửu chương toán pháp ca, Phạm Hữu Chung có nhắc đến việc Lương Thế Vinh soạn ra bảng cửu chương cho Việt Nam như sau:

Nhân tòng thả luận pháp toán
Học cho tường thời tính mới nên
Trời sinh trạng nguyên họ Lương
Ở huyện Thiên Bản danh miền Cao Hương
Thông thay chữ nghĩa văn chương
Tới nay nhiệm nhặt ngỏ ngàng tinh thông…

Nội dung chủ yếu của sách gồm:

  • Bảng cửu chương.
  • Tính diện tích ruộng đất
  • Cách tính diện tích hình tròn, hình bán nguyệt, hình đa giác…
  • Cách tính khai phương,
  • Phép tính cộng, trừ, nhân, chia…
  • Cách tính theo lối nhiều hơn, ít hơn…

Ngoài ra sách có chép thêm một số phép xem bói, độn, cách tính ngày giờ lành dữ…

Hiện tại Viện Hán Nôm sưu tầm được 2 bản chép tay Cửu chương lập thành Toán pháp. Ngoài bản in năm 1713, được đánh ký hiệu AB.173 (56 tr., 20 x 14), còn một bản chép tay, đánh ký hiệu AB.563 (44 tr., 17 x 13). Bản AB.173 có thêm Tẩy oan truyện, (Nôm), thể 6 – 8, nói về cách xét nghiệm các huyệt trong cơ thể con người, có kèm 2 hình vẽ; bài Thủy triều ca nói về quy luật lên xuống của nước thủy triều; bài ca về mặt trời mọc, lặn.

Phạm Hữu Tiệp

Phạm Hữu Tiệp

Phạm Hữu Tiệp là nhà Toán học Việt Nam, Giáo sư đại học Rutgers, Hoa Kỳ, nổi tiếng vì giải quyết được giả thuyết Ore về các nhóm hoàn hảo, là chuyên gia hàng đầu thế giới về lý thuyết nhóm, lý thuyết biểu diễn và đại số Lie

Thân thế và sự nghiệp

Phạm Hữu Tiệp là cựu học sinh trường Chu Văn An, Hà Nội. Ông tham gia Olympic Toán học quốc tế (IMO) tổ chức tại Anh năm 1979, giành huy chương Bạc.

Năm 1980, ông sang học khoa Toán – Cơ, Đại học Lomonosov, Liên Xô cũ. Tốt nghiệp đại học năm 1985, ông làm tiếp nghiên cứu sinh và bảo vệ luận án phó tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ) năm 1989, rồi luận án tiến sĩ (nay gọi là tiến sĩ khoa học) năm 1991.

Ông sang Mỹ năm 1996 và làm việc từ đó qua nhiều đại học như Ohio, Florida, Arizona.

Từ năm 2018 đến nay, ông là giáo sư Đại học Rutgers, cộng tác với Viện nghiên cứu khoa học toán học (MSRI) Berkeley, Viện nghiên cứu cao cấp Princeton.

Ông cộng tác cùng M.W. Liebeck, E.A. O’Brien, A. Shalev chứng minh Giả thuyết Ore về các nhóm hoàn hảo, công trình được đăng trên tạp chí của Hội toán học châu Âu năm 2010[3].

Tại Đại hội toán học thế giới (ICM) năm 2018 ở Rio de Janero, ông được mời trình bày ở tiểu ban Đại số. Cùng với Đinh Tiến Cường, ông là người Việt Nam thứ năm được vinh dự mời đọc báo cáo (sectional speaker) tại Đại hội này sau Frédéric Phạm (1970), Dương Hồng Phong (1994), Ngô Bảo Châu (2006, đặc biệt năm 2010 ông là plenary speaker), Vũ Hà Văn (2014).

Phạm Tỉnh Quát

Phạm Tỉnh Quát

Phạm Tỉnh Quát (13 tháng 12, 1914 – 23 tháng 12, 2008 ) cùng với Giáo sư Lê Văn Thiêm được coi là một trong những nhà toán học Việt Nam hiện đại đầu tiên.

Thân thế và sự nghiệp

Phạm Tỉnh Quát sinh ngày 13/12/1914 tại làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, trong một gia đình có ông và cha đều làm quan. Thuở nhỏ, ông học ở trường “École Primaire Franco-Indigène” (Trường tiểu học Pháp Việt) ở Nam Định, và sau đó, ông học tiếp ở trường cao đẳng tiểu học (École Primaire Supérieure, viết tắt là E.P.S). Ông mồ côi cha năm 13 tuổi. Năm 14 tuổi, ông bị trường E.P.S đuổi vì đã cãi lại một thầy giáo người Pháp. Sau đó, ông thi vào trường trung học bảo hộ của Pháp ở Hà Nội (Lycée Français de Hanoi) mang tên Albert Saraut, và tốt nghiệp tú tài ở đó.

Năm 1930, ông được mẹ ông gửi sang Pháp học, cùng với người anh ruột là Phạm Văn Lãm. Lúc này, ông học dự bị đại học ở trường Jeanson de Sailly (Paris), để chuẩn bị thi vào École Normale Supérieure (E.N.S) lừng danh. Năm 1934, ông đỗ vào trường E.N.S và trở thành người Việt Nam đầu tiên theo học ngành khoa học ở trường này. Năm 1937, ông tốt nghiệp thạc sĩ ở E.N.S, và cùng năm đó, ông kết hôn với một phụ nữ Pháp.

Sau đó hai vợ chồng ông trở về Việt Nam và cùng dạy học ở Sài Gòn. Lúc này, ông dạy toán ở trường Trung học Petrus Ký (dành cho học sinh nam) và vợ ông dạy văn ở trường Marie-Curie (dành cho học sinh nữ). Năm 1938, vợ chồng ông sinh con trai đầu lòng (tuổi Mậu Dần), người sau này trở thành GS. toán học Frédéric Phạm.

Năm 1940, vì sức khỏe của vợ không được tốt, ông đưa vợ và con trai lớn trở lại Pháp. Gia đình ông về đến Pháp tháng 5 năm 1940, một tháng trước khi nước Pháp bị Phát xít Đức chiếm đóng. Thời gian này, ông được bổ nhiệm vào nhiều vị trí giảng dạy khác nhau. Ban đầu là trường Lorient, một thời gian ngắn sau đó là trường Nevers và cuối cùng, từ tháng 10 năm 1942, là trường Besançon. Ông là giáo sư ở đó cho đến năm 1954.

Theo những câu chuyện của GS. Frédéric Phạm thì trong thời gian ở Lorient và Nevers, GS. Phạm Tỉnh Quát luôn chiếm được cảm tình và sự kính trọng sâu sắc của những học sinh ở đó, nhờ khả năng chuyên môn và trình độ sư phạm của mình. Trong khoảng thời gian từ 1942 đến 1954 ở Besançon, ông là Giáo sư ở lớp Toán đặc biệt (Mathématiques Spéciales) của trường Victor Hugo. Đây là một trong những nơi dành cho học sinh giỏi chuẩn bị thi vào hệ thống những trường danh tiếng (Grandes Écoles) như E.N.S, École Polytechnique, v.v…

Cũng trong thời gian này, ông tiếp tục theo học Tiến sĩ Toán ở E.N.S và lấy bằng Tiến sĩ ở đó năm 1948[1]. Thầy hướng dẫn của ông là GS. Georges Valiron, một chuyên gia nổi tiếng về Lý thuyết hàm. Trong thời gian làm luận án Tiến sĩ, ông quan tâm đến những tính chất tăng trưởng (growth) gần vô cùng của những hàm nguyên, tức là những hàm chỉnh hình trên toàn mặt phẳng phức. Kết quả của luận án Tiến sĩ của ông được in trong trên Ann. Sci. École Norm. Sup. (1948) với tiều đề “Les fonctions entières périodiques”. Sau đó, ông mở rộng những nghiên cứu của mình cho các hàm phân hình (một biến) và công bố các kết quả này ở Ann. Sci. École Norm. Sup. 1950 với tiêu đề “Quelques propriétés des fonctions méromorphes périodiques”.

Trong các năm 1954-1956, Giáo sư Phạm Tỉnh Quát giảng dạy ở Đại học Sàì Gòn. Ông là người phụ trách đầu tiên của Ban Toán Đại học Khoa học Sài gòn, tiền thân của Khoa Toán-Tin, Đại học Khoa học Tư nhiên, ĐHQG Tp. HCM ngày nay.

Từ 1956, ông chuyển về Đại học Caen (Pháp). Ông làm việc ở đó cho đến khi về hưu vào năm 1982.

Trong thời gian làm việc ở Đại học Caen, GS. Phạm Tỉnh Quát là người đã có công phát triển toán ứng dụng và tin học. Tại thời điểm đó, tin học chưa phát triển ở Pháp. GS. Eugene Dubois, Hiệu trưởng Đại học Caen đồng thời là một nhà toán học, ghi nhận ba đóng góp chính sau đây của GS. Phạm Tỉnh Quát. Thứ nhất, ông đã lãnh đạo nhóm Toán ứng dụng ở Caen, lập ra phòng nghiên cứu của mình với định hướng phát triển toán học tính toán và toán ứng dụng. Nhờ ảnh hưởng của ông, phòng thí nghiệm đã thu hút được nhiều nghiên cứu viên giỏi đến từ nhiều nơi trong nước Pháp.Thứ hai, ông đã nhận ra vai trò quan trọng của toán ứng dụng, có thể nói ông đã khai sinh ra ngành tin học ở Caen. GS. Phạm Tỉnh Quát đã làm việc rất nhiều với các cấp quản lý của trường để lắp đặt chiếc máy tính đầu tiên (IBM 650) cho Đại học Caen. Đó là bước khởi đầu cho việc thành lập Trung tâm thông tin tư liệu của đại học này. Thứ ba, ông có những đóng góp bản lề trong việc nối kết đào tạo của Đại học Caen với hoạt động của các doanh nghiệp. Đây là việc làm không phổ biến vào thời kỳ đó.

Trong thời gian làm việc ở Đại học Caen, ông đã viết cuốn sách nhan đề “Techniques du calcul matriciel” nói về một số kỹ thuật sử dụng máy tính để tính toán đối với ma trận.

Trong những năm cuối đời, GS. Phạm Tỉnh Quát đã về Việt Nam 3 lần để thăm lại gia đình lớn. Giáo sư qua đời tại nhà riêng ở Hermanville-sur-Mer, Calvados vào ngày 23/12/2008.

Công trình Toán học

Phạm Tỉnh Quát cùng với Lê Văn Thiêm là một trong những người Việt Nam đầu tiên có bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí toán học quốc tế từ những thập niên 1940. Sắp xếp theo thời gian, ông đã đăng các công trình:

Pham, Tinh-Quat: Les fonctions entières périodiques. (French) Ann. Sci. École Norm. Sup. (3) 65 (1948), 11-70
Pham, Tinh-Quat: Quelques propriétés des fonctions méromorphes périodiques. (French) Ann. Sci. École Norm. Sup. (3) 67 (1950), 307-320
Pham, Tinh-Quat: Sur les anneaux indexables. (French) C. R. Acad. Sci. Paris. 245 (1957), 1683–1685.
Pham, Daniel: Sur les anneaux indexables. (French) Ann. Sci. École Norm. Sup. (3) 75 1958 81–105.
Pham, Daniel: Sur la généralisation d’un procédé de E. J. Routh. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 246 1958 1958–1960.
Pham, Daniel; Ghinea, Monique: Sur une méthode d’intération dans la théorie des équations. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 249 1959 2262–2264.
Ghinea, Monique; Pham, Daniel: Une méthode nouvelle pour la détermination des valeurs et vecteurs propres d’une matrice. (French) C. R. Acad. Sci. Paris 251 1960 2868–2870.
Weiss, Daniel; Pham, Daniel: Sur quelques problèmes aux limites dans les systèmes d’équations différentielles linéaires et quasi-linéaires. (French) Bull. Math. Soc. Sci. Math. Phys. R. P. Roumaine 8 (56) 1964 289–306.
Pham, Daniel; Weiss, Daniel: Sur un problème aux limites pour un système ordinaire d’équations différentielles. (French) C. R. Acad. Sci. Paris Sér. A-B 262 1966 A123–A126.
Pham, Daniel; Weiss, Daniel: Produit continu dans les algèbres de Banach. (French) Mathematica (Cluj) 8 (31) 1966 121–132.
Pham, Daniel; Weiss, Daniel: Sur les solutions pseudo-absolument continues des systèmes différentiels avec conditions interfaces. (French) Mathematica (Cluj) 10 (33) 1968 327–354.
Pham, Daniel: Sur des algorithmes d’accélération de convergence. Reste d’une série de puissances. C. R. Acad. Sci. Paris Sér. A-B 284 (1977), no. 24, A1553–A1556.
Ông đã xuất bản cách sách sau đây

Pham, Daniel. Techniques du calcul matriciel. (French) Avec la collaboration de Monique Ghinea. Préface de A. Lichnerowicz. Collection Universitaire de Mathématiques, X Dunod, Paris 1962 xiii+279 pp.
Pham, D. Cours de T. M. P. Fasc. 1: Éléments de calcul matriciel. Éléments d’algèbre tensorielle. Éléments d’algèbre extérieure (Différentiation extérieure). (French) Cours de l’Université de Caen Caen Centre de Documentation Universitaire, Paris 1964 139 pp.
Pham, D. Cours de T. M. P. Fasc. 2: Compléments d’analyse. Introduction à l’analyse de Fourier. (French) Cours de l’Université de Caen Centre de Documentation Universitaire, Paris 1964 163 pp.
Pham, D. Cours de T. M. P. Fasc. 3: Équations différentielles linéaires. Quelques équations aux dérivées partielles de la physique. (French) Cours de l’Université de Caen Centre de Documentation Universitaire, Paris 1964 244 pp.

Gia đình

Con trai ông là Frédéric Phạm, một giáo sư toán học, người có nhiều đóng góp quý báu cho nền toán học Việt Nam.

Frédéric Phạm

Từ trái sang Ngô Viêt Trung, Kyoji Saito, Frederic Pham, Gert-Martin Greuel tại Oberwolfach 2009
Từ trái sang Ngô Viêt Trung, Kyoji Saito, Frederic Pham, Gert-Martin Greuel tại Oberwolfach 2009

Frédéric Phạm, sinh ngày 17/11/1938 tại Sài Gòn, là một Giáo sư, nhà Toán học Pháp-Việt nổi tiếng, tên ông được đặt tên cho một định nghĩa toán học, đa tạp Brieskorn-Pham. Cùng với Giáo sư Lê Dũng Tráng, ông có vai trò quan trọng trong việc phát triển hướng nghiên cứu về Lý thuyết Kỳ dị ở Việt Nam, và là câu nối cho sự giao lưu Toán học Pháp-Việt

Tiểu sử

Từ năm 1957 đến 1959, ông theo học tại trường Trường Bách Khoa Paris (École polytechnique)

Từ năm 1961 đến 1969, ông làm việc tại Trung tâm nghiên cứu nguyên tử Saclay, cũng là nơi ông phát triền đề tài cho luận văn Tiến sĩ của mình. Trong những năm đó, ông tham gia các seminar của René Thom tại Viện Nghiên cứu khoa học nâng cao (Institut des Hautes Études Scientifiques – IHES).

Năm 1969 ông nhận bằng Tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của giáo sư Raymond Stora (Bách Khoa Paris) với luận văn nhan đề là Singularités des processus de diffusion multiple[2].

Năm 1970, ông trở thành giáo sư tại Đại học Nice Sophia Antipolis và từ năm 2001 ông là giáo sư emeritus.

Sự nghiệp Toán học

Các nghiên cứu của ông chủ yếu là về Lý thuyết kỳ dị, microlocal analysis, hàm biến phức, Vật lý Toán, v.v…

Vào những năm 1960 ông áp dụng các phương pháp Thom của tôpô vi phân vào các kỳ dị Landau, và những năm 1970, ông cộng tác với Bernard Teissier về kì dị của hệ các đường cong phẳng đại số.

Năm 1970, ông được mời thuyết trình tại Hội nghị Toán học Thế giới tại Nice về chủ đề “Fractions lipschitziennes et saturation de Zariski des algèbres analytiques complexes”.

Trong những năm 1980- 1981 ông đem theo gia đình sang công tác tại Viện Toán học Việt Nam và phát triển một nhóm nghiên cứu về Lý thuyết Kỳ dị

Chương trình Formath Vietnam

Năm 1996, ông cùng với các đồng nghiệp là GS. Nguyễn Thanh Vân (Toulouse), Jean-Pierre Ramis (Toulouse), Bernard Malgrange (Grenoble), Hà Huy Khoái và Đinh Dũng (Hà Nội) khởi xướng chương trình Formath Vietnam, với mục tiêu bắc cầu giữa các nhà toán học Pháp và Việt Nam, giúp đỡ các nhà toán học trẻ Việt Nam có cơ hội học tập và nghiên cứu ở Pháp

Công trình tiêu biểu

Ông là tác giả của một loạt các sách chuyên khảo sau

Singularities of integrals. Homology, hyperfunctions and microlocal analysis, Springer Verlag, 2011.
Singularités des systèmes différentiels de Gauss-Manin, Birkhäuser, 1979.
Introduction à l’étude topologique des singularités de Landau, Mémorial des Sciences Mathématiques, vol. 164, Paris, Gauthier-Villars 1967.
with Nguyen Tien Dai and Nguyen Huu Duc: Singularités non dégénérées des systèmes de Gauss-Manin réticulés, Mémoires de la Société Mathématique de France, vol. 6, Montreuil, Gauthier-Villars, 1981.
as editor: Hyperfunctions and theoretical physics, Springer Verlag, 1975. (Conference at Nice May 1973)
Singularités des courbes planes: une introduction à la géometrie analytique complexe, École polytechnique, 1972.
Les différentielles, Masson, 1996.
Fonctions d’une ou deux variables, Collections Sciences Sup, Dunod, Paris, 2003.
Theo tạp chí Annales de l’institut Fourier, tính đến năm 2003, ông đã công bố hơn 60 công trình Toán học

Gia đình

Ông mang trong người hai dòng máu Pháp-Việt, là con trai của Giáo sư Phạm Tỉnh Quát.

Phan Đình Diệu

Sinh 12 tháng 6 năm 1936
huyện Can Lộc, Hà Tĩnh
Mất 13 tháng 5, 2018 (81 tuổi)
Hà Nội
Quốc tịch Việt Nam
Sắc tộc Kinh
Ngành Toán học, Khoa học máy tính
Học vị Tiến sĩ khoa học
Nổi tiếng vì Viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam)
Vợ/chồng Văn Thị Xuân Hương
Con cái
Phan Thị Hà Dương
Phan Dương Hiệu
Phan Thị Quỳnh Dương

Phan Đình Diệu là giáo sư, nhà toán học, nhà khoa học máy tính của Việt Nam. Ông là một trong những người được ghi nhận là có công đầu trong kế hoạch đào tạo và phát triển ngành tin học tại Việt Nam. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực: toán học kiến thiết, lôgíc toán, lý thuyết thuật toán, ôtômat và ngôn ngữ hình thức, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin.

Tiểu sử

Ông sinh ngày 12 tháng 6 năm 1936, lớn lên tại huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 1954, ông tốt nghiệp trung học tại trường kháng chiến Phan Đình Phùng – Hà Tĩnh, ra Hà Nội thi vào trường Đại học Khoa học.

Hết năm thứ nhất, ông chọn trường Đại học Sư phạm Khoa học. Cũng chính tại đây, Phan Đình Diệu đã tìm thấy sự say mê đối với ngành toán học. Năm 1957, ông tốt nghiệp thủ khoa và được giữ lại trường làm cán bộ giảng dạy.

Năm 1962, ông được cử đi Liên Xô làm nghiên cứu sinh tại Khoa Toán học tính toán và Điều khiển học, trường Đại học quốc gia Moskva mang tên Lomonosov.

Năm 1965, sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ, ông được đề nghị ở lại làm tiếp luận án tiến sĩ khoa học và đến năm 1967, ông về nước với học vị Tiến sĩ Khoa học.

Năm 1971, ông được đề nghị làm Trưởng phòng Toán học tính toán của Uỷ ban Khoa học Nhà nước vào thời điểm cả nước chỉ mới có một dàn máy tính đuợc đặt tại đây, đòi hỏi phải được nghiên cứu để sử dụng và đào tạo cán bộ. Ông đã tìm hiểu và học tập để xây dựng những tập thể cán bộ không những biết sử dụng máy tính, mà còn có khả năng nghiên cứu ở trình độ cao về một số hướng phát triển hiện đại của khoa học máy tính và tin học.

Năm 1975, trong một chuyến thực tập tại Pháp, ông đã được tiếp xúc với nhiều thành tựu hiện đại của ngành tin học trên thế giới. Từ đó, ông đã say mê tìm hiểu hai hướng phát triển mà ông cho là có triển vọng nhất và có thể ứng dụng và phát triển ở Việt Nam là vi tin học (trên cơ sở kỹ thuật vi xử lý và máy vi tính) và viễn tin học (trên cơ sở công nghệ viễn thông và mạng máy tính).

Năm 1977, Viện Khoa học tính toán và điều khiển được chính thức thành lập, và ông được phân công làm viện trưởng. Ông là viện trưởng đầu tiên của Viện Khoa học tính toán và Điều khiển (nay là Viện Công nghệ Thông tin Việt Nam). Là người dự thảo kế hoạch và cũng là người quản lý, từ năm 1977 đến 1985, ông đã đưa viện vượt qua nhiều khó khăn, trở ngại của buổi đầu hoạt động, xây dựng được một số hướng nghiên cứu chính về tin học.

Sau đó, ông làm Phó Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam), phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Chương trình Quốc gia về Công nghệ Thông tin khóa I (1993-1997), Thành viên Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia Việt Nam (từ năm 1992).

Ông còn là người sáng lập và Chủ tịch đầu tiên Hội Tin học Việt nam.

Ông giảng dạy các môn học: độ phức tạp tính toán, lý thuyết mật mã và an toàn thông tin, lập luận logic trong các hệ tri thức cho sinh viên và học viên sau đại học tại Khoa Công nghệ Thông tin – Trường Đại học Công nghệ thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Thập niên 90, ông được Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Hà Phan bảo lãnh, giới thiệu trở thành một Ủy viên của Đoàn chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các khoá III, IV, V, VI, VII[3], nguyên Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa V, Quốc hội Việt Nam khóa VI.[4][5]

Ông hoạt động phong trào dân chủ, đòi đổi mới chính trị (đa nguyên, đa đảng) để phát triển đất nước, do đó bị gạt bỏ khỏi danh sách đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên tiếng nói của ông có tính khoa học cao, nên có sức thuyết phục lớn, đặc biệt là đối với giới khoa học tại Hà Nội.

Gia đình

Vợ ông là Nhà giáo Văn Thị Xuân Hương, em gái Giáo sư Văn Như Cương .

Các con ông đều thành đạt trong khoa học: Con gái ông, phó giáo sư tiến sĩ Phan Thị Hà Dương, từng giành được Huy chương Đồng Olympic Toán quốc tế năm 1990, được Đại học Paris 7 trao ” Maître de conférennce” khi mới 26 tuổi – một học vị cao hơn tiến sĩ tại Pháp hiện đang công tác tại Viện Toán học (Việt Nam). Con trai ông, Phan Dương Hiệu là tiến sĩ về bảo mật của trường Ecole Normale Supérieure Paris,hiện đang giảng dạy tại đại học Limoges Pháp. Con gái ông, Quỳnh Dương cũng định cư tại Pháp.

Ông mất tại nhà riêng ngày 13 tháng 5 năm 2018. sau hơn một năm điều trị sau khi bị đột quỵ

Tác phẩm

  • Nghĩ suy cùng đất nước” – Tuyển tập các bài viết của Phan Đình Diệu.
  • Phan Đình Diệu. Lý thuyết ôtômát và thuật toán. Nhà xuất bản Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1977, 407tr
  • Phan Đình Diệu. Tổng quan về công nghệ thông tin, Hà Nội, 1998.
  • Phan Đình Diệu. Some questions in constructive functional analysis. Proceedings of the Steklov Institute of Mathematics, No. 114 (1970). Translated from the Russian by J. M. Danskin.American Mathematical Society, Providence, R.I., 1974. iv+228 pp.

Ông cũng là tác giả của khoảng 30 bài báo được thống kê (chưa đầy đủ) bởi MathSciNet của Hội Toán học Hoa Kỳ

Phan Huy Khuông

Phan Huy Khuông là nhà Toán học trung đại Việt Nam, tác giả của sách Chỉ minh lập thành toán pháp.

Thân thế

Thân thế của Phan Huy Khuông hiện nay vẫn chưa được làm sáng tỏ. Một số tài liệu cho rằng ông là chính là Phan Huy Ôn (1754-1786).

Chỉ minh lập thành Toán pháp

Chỉ minh lập thành toán pháp (指明立成算法) là một trong những sách Toán thông dụng dưới thời Nguyễn.

Không rõ tác giả soạn sách năm nào nhưng trong bản A.1240 (Thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm)[1], đề tựa có ghi là sách được Đông Ngạc Lão Phố Phan Huy Khuông (老圃潘輝框) soạn năm Canh Thìn 1820. Có nguồn khác[2] lại ghi tác giả chính là Phan Huy Ôn (Khuông là tên thiếu thời của ông), soạn bộ sách này năm 1779 khi ông dạy học ở Đông Ngạc (huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Tác phẩm gồm bốn quyển, tức là bốn mục và một bài tựa đặt ở đầu sách: “Phan gia toán pháp chỉ minh tự” (Bài tựa sách làm toán của họ Phan). Nội dung của 4 quyển đó là:

Quyển I mở đầu là sơ đồ hình vẽ bàn tính ngũ phân, các phép tính số học, bảng cửu chương, các đơn vị đo lường xưa như tiền (tiêu dùng), nhận (đo), ly (cân), quẻ (đong)…
Quyển II nói về cách tính diện tích các hình phẳng (hình vuông, chữ nhật, tam giác vuông, hình thang, hình tròn,…), gồm 32 hình vẽ các kiểu diện tích, các phép hình học mặt phẳng, phép lấy số pi, phép bình phương, khai phương…
Quyển III nói về cách tính thể tích cùng với 14 bài toán minh họa ứng dụng trong thực hành đo đạc, đong lường, đặc biệt áp dụng vào phép chở thuyền, phép đắp đê.
Quyển IV gồm 38 bài toán liên quan đến tỉ lệ thuận, tỉ lê nghịch, quy tắc tam suất, tỉ lệ cách cạnh trong tam giác, giải phương trình tuyến tính.
Cuối sách là bảng toán học điều lệ, ghi rõ các bước học tập, các lời căn dặn như phải nắm vững lý thuyết, trước khi thực hành và khi thực hành phải thận trọng, để tránh sai sót, để đến nỗi sai một ly, đi một dặm. Ý đó lại cũng được tác giả nhấn mạnh trong bài thơ nói về cương lĩnh phép làm toán ở đầu sách:

Toán pháp cương lĩnh thi
Đại đạo đô tòng lục nghệ trung
Nguyên lai toán pháp diệu vô cùng
Nhất suy vạn vạn hào na sảng
Toạ khỉ tiêm tiêm lượng diệc thông
Thuật số tuỵ vân, tiền dĩ định
Quân bình htượng ngại ngọc nan lung
Viên dư ước cố biên thành tập
Hậu học do tư nhập thống tông
Đại ý:

Cương lĩnh phép làm toán
Đạo lớn bắt đầu từ sáu nghề (trong đó có toán)
Phép làm toán vốn tinh vi lạ lùng
Từ số một, suy ra hàng vạn vạn mảy may không sai suyển
Từ một lượng nhỏ đến một lượng lớn đều suốt hết cả
Phép tính xem ra vô cùng, nhưng lại là có định sẵn
Phép cân bằng xem ra đáng ngờ, nhưng lại tính như ngọc không bị sây sát
Vì thế, tôi nghiên cứu sách xưa soạn thành một tập
Kẻ đi sau có thể từ đó mà suy ra để thâu tóm mọi việc.

Trong số các bài toán thí dụ, có bài tương đương với giải hệ phương trình ngày nay bằng phương pháp tỉ lệ

{displaystyle left{{begin{matrix}&8x+20y+300z=5292,&x:7=y:5=z:2.end{matrix}}right.}

Thật ra, những điểm cơ bản và kết cấu chung của sách Chỉ Minh Tập Thành Toán pháp vốn đã có từ sách Đại Thành Toán Pháp của Lương Thế Vinh và sau này Phạm Hữu Chung cũng trình bày lại trong sách của mình là Cửu Chương Lập Thành Toán Pháp trước khi tóm tắt bằng các bài ca chữ Nôm. Phần sáng tạo của ông là ở chỗ nói về phần áp dụng, như phần nói về bàn tính, phần nói về chở thuyền, đắp đê, hoặc các thí dụ thực hành. Đặc biệt sau mỗi phần lý thuyết, ông đều có làm diễn ca chữ Hán theo lối cổ thi.

Phùng Hồ Hải

Sinh 1970
Hà Nội, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Quốc tịch Việt Nam
Sắc tộc Kinh
Ngành Toán học
Người hướng dẫn luận án tiến sĩ Bodo Pareigis
Nổi tiếng vì Cấu trúc và biểu diễn của các nhóm ma trận lượng tử, Đối ngẫu Tannaka-Krein cho các phạm trù monoid, Ứng dụng của đối ngẫu Tannaka vào việc nghiên cứu nhóm cơ bản.
Giải thưởng Huy chương đồng Olympic môn toán, Giải thưởng Viện Toán học, Giải thưởng Baedeker của Đại học Essen, Heisenberg Fellowship và Giải thưởng Von-Kaven (DFG).

Sự nghiệp

Phùng Hồ Hải sinh năm 1970[3], ông từng học Khối chuyên Toán thuộc Khoa Toán – Cơ – Tin học, Trường Đại học Hà Nội (cũ), nay là Trường Trung học Phổ thông chuyên Khoa học Tự nhiên thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, ông tốt nghiệp Đại học Lomonosov Mátxcơva ở Nga năm 1992[2].

Năm 1996, ông bảo vệ luận văn Tiến sĩ tại Đại học Ludwig Maximilian Munich ở Đức với đề tài “Über Quantengruppen und Koquasitiranguläre Hopf-Algebren in Verzopften Kategorien”.

Năm 2005, ông bảo vệ luận văn Tiến sĩ khoa học tại Đại học Duisburg-Essen ở Đức. Ông nhận giải Baedeker dành cho luận án Tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất năm 2005 của Đại học Essen.

Trong khoảng 2003-2008, ông nhận Heisenberg fellowship và giải thưởng Von-Kaven của Quỹ Nghiên cứu khoa học Đức (DFG).

Ông được phong hàm phó giáo sư năm 2006 và hàm Giáo sư năm 2012.

Ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam từ năm 2017, Tổng thư ký Hội Toán học Việt Nam (2013-2018) và Phó Tổng biên tập tạp chí Acta Mathematica Vietnamica (2008-2020).

Nghiên cứu khoa học

Ông nghiên cứu về “cấu trúc và biểu diễn của các nhóm ma trận lượng tử”, “đối ngẫu Tannaka-Krein cho các phạm trù monoid” và “Ứng dụng của đối ngẫu Tannaka vào việc nghiên cứu nhóm cơ bản”. Tính đến 2018 ông đã công bố hơn 30 bài báo khoa học trên các tạp chí toán học quốc tế

Giảng dạy

Ông chủ yếu dành thời gian giảng dạy tại Viện Toán học và nhiều trường đại học khác tại Việt Nam. Ông cũng từng giảng dạy tại đại học Essen (Đức) trong khoảng 2003-2008.

Gia đình

Cả bố và mẹ ông đều là những nhà khoa học. Bố ông là GS Phùng Hồ – một nhà vật lý bán dẫn, nguyên giảng viên Trường Đại học Bách Khoa HN. Mẹ là PGS.TSKH Kiều Thị Xin, nguyên là CBGD Khoa Khí tượng, Thủy văn và Hải dương học, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐHQGHN

Ông có một khoảng thời gian 5 năm (2003-2008) đưa cả gia đình sang Đức nhưng rồi lại trở về Việt Nam vì không muốn con mình thành người Đức

Đánh giá

“Từng tham gia giảng dạy tại Đại học Duisburg-Essen trong thời gian 2006-2008, cùng với học bổng Heisenberg của Quỹ DFG, ông Hải có thể có cơ hội được phong Giáo sư bên Đức, nhưng ông đã quyết định về nước để sống, làm việc và cống hiến cho khoa học Việt Nam.”_Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Câu nói

Việc được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS khiến tôi phải cố gắng hơn nữa trong nghiên cứu khoa học… Ở vị trí của một giáo sư, tôi hiểu trách nhiệm của mình không chỉ dừng lại ở việc thực hiện những nghiên cứu khoa học cho riêng mình, mà còn là việc hỗ trợ lớp trẻ, đào tạo kế cận, bổ sung cho cộng đồng Toán học Việt Nam…

Tôi về (Việt Nam), để được thấy mình sống thoải mái hơn, tự tin hơn, và có ích hơn. Đặc biệt, tôi được sống trong cảm giác thấy mình rất tự do, tự do theo cái nghĩa tự mình làm chủ chính cuộc đời mình

Toán học Việt Nam tồn tại được cho đến giờ là nhờ các nhà toán học thời trước được đi nước ngoài. Không có sự giúp đỡ của giới toán học nước ngoài thì chắc chắn đa số đã bỏ nghề vì không thể sống nổi

Giải thưởng

  •  Huy chương đồng Olympic toán năm 1986.
  • Giải thưởng Viện Toán học năm 2003.
  • Giải Baedeker dành cho luận án Tiến sĩ/Tiến sĩ khoa học xuất sắc nhất năm 2005 của Trường Đại học Duisburg-Essen
  • Giải thưởng Von-Kaven của Quỹ DFG (Đức) năm 2006
  • Học bổng Heisenberg từ năm 2005-2010
  • Thành viên trẻ của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới thứ 3 (TWAS) nhiệm kỳ 2009-2014

Tạ Quang Bửu

Tạ Quang Bửu

Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp
Nhiệm kỳ 11 tháng 10 năm 1965 – 3 tháng 7 năm 1976
10 năm, 266 ngày
Tiền nhiệm không có
Kế nhiệm Nguyễn Đình Tứ
Vị trí Flag of Vietnam.svg Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao
Nhiệm kỳ 19 tháng 8 năm 1948 –
Chủ tịch Hồ Chí Minh
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (lần 2)
Nhiệm kỳ tháng 7 năm 1948 –
Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Nhiệm kỳ tháng 8 năm 1947 – tháng 7 năm 1948
Tiền nhiệm Võ Nguyên Giáp
Kế nhiệm Võ Nguyên Giáp
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng (lần 1)
Nhiệm kỳ 15 tháng 3 năm 1946 – tháng 8 năm 1947
Bộ trưởng Võ Nguyên Giáp
Thông tin chung
Sinh 23 tháng 7, 1910
Nam Đàn, Nghệ An, Liên bang Đông Dương
Mất 21 tháng 8, 1986 (76 tuổi)
Hà Nội, Việt Nam
Tôn giáo không
Đảng phái Đảng Cộng sản Việt Nam
Vợ Hoàng Kim Oanh

Tạ Quang Bửu (1910–1986) là giáo sư, nhà khoa học Việt Nam, người đặt nền móng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ quân sự Việt Nam, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa VI (1946–1981). Giáo sư Tạ Quang Bửu là một trong những nhà trí thức tài giỏi của Việt Nam từ khi giành độc lập năm 1945. Ông đã cống hiến rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng và giải phóng dân tộc cũng như nền khoa học nước nhà và góp phần không nhỏ trong sự nghiệp phát triển giáo dục Việt Nam.

Tiểu sử

Các công hiến của ông về lĩnh vực khoa học – kỹ thuật

Tạ Quang Bửu sinh ngày 23 tháng 7 năm 1910, trong một gia đình nhà giáo tại thôn Hoành Sơn, xã Nam Hoành (nay là xã Khánh Sơn), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Năm 1917 tại Tam Kỳ – Quảng Nam, trong kỳ thi về chữ Hán ngữ – Văn hoá Việt – Toán được tổ chức cho các em học sinh lên bảy, ông đã đỗ rất cao và từ đó trở nên nổi tiếng vì học tập xuất sắc.

Năm 1922, ông thi vào trường Quốc học Huế và đỗ thứ 11. Sau đó ông ra Hà Nội học trường Bưởi.

Năm 1929, sau khi đỗ đầu tú tài Việt và đỗ đầu tú tài Tây ban Toán, ông nhận được học bổng của Hội Như Tây Du học của Nguyễn Hữu Bài và sang Pháp học. Ông thi đỗ vào Trường Centrale (A) Paris năm 1930, học Toán ở các trường Đại học Paris, Bordeaux (Pháp) và Oxford (Anh) từ 1930 đến 1934.[1]

Tại Pháp, năm 1929, ông đăng ký học lớp toán đặc biệt của trường Louis le Grand về toán học và vật lý lý thuyết, đăng ký học cử nhân toán ở Viện Henri Poincaré. Ông đã đến nghe giảng ở cả giảng đường Hermite (dành cho cử nhân) lẫn tham dự các buổi xê-mi-na ở giảng đường Darboux (dành cho những người học trên đại học). Tại đây, ông đã tiếp xúc với nhiều nhà toán học trẻ của nước Pháp, bí mật tham gia nhóm Nicolas Bourbaki. Đó là cơ sở để năm 1961, ông cho ra đời tác phẩm Về cấu trúc của Bourbaki.

Ông thi đỗ vào trường Centrale Paris năm 1930, theo học chương trình cử nhân khoa học ở Đại học Sorbonne, học toán ở các Đại học Paris, Đại học Bordeaux (Pháp) từ 1930 đến 1934 và được trường Bordeaux trao đổi sang Đại học Oxford (Anh) trong một thời gian ngắn. Tại đây ông học thêm vật lý lượng tử.

Trở về nước năm 1934, ông không ra làm quan mà đi dạy toán và tiếng Anh tại trường tư, ban đầu là trường Phú Xuân, sau là trường dòng Providence (Thiên Hựu) ở Huế.[1] Ngoài tiếng Anh và toán, lý, hóa ông còn dạy các môn khoa học tự nhiên khác theo yêu cầu của nhà trường. Các môn này (động vật, thực vật, khoáng vật) ông tự nghiên cứu trong sách chuyên ngành cao hơn nhiều so với chương trình trung học rồi lên lớp với những mẫu hiện vật tự sưu tầm.

Bên cạnh đó, ông cũng chơi tốt thể thao và truyền đạt kinh nghiệm luyện tập cho các học sinh như: đánh bóng bàn theo kiểu Barma (đương kim vô địch thế giới về bóng bàn, người Hunggary), tập điền kinh theo phương pháp khoa học nhất, bơi sải (crawl)…

Tạ Quang Bửu và Tôn Thất Tùng tham gia nhóm hướng đạo Việt Nam.
Từ 1942 đến 1945, ông đi làm công cho hãng Điện-Nước SIPEA, được cử phụ trách nghiên cứu. Ông đã thiết kế nhiều bộ phận cho các nhà máy điện, tái sinh dầu nhờn cho Quy Nhơn. Ông đã khước từ Huân chương Bắc đẩu do Pháp trao vì thiết kế đường dây điện cao thế cho nhà máy vôi Long Thọ. Ngoài ra ông vẫn tranh thủ học thêm và nghiên cứu cơ học lượng tử và phương trình vi phân.

Từ 1942 đến 1945, ông là Vụ trưởng Vụ nghiên cứu điện – nước Trung kì. Tháng 4/1943, ông tham gia đàm phán ở Đà Lạt.

Tháng 8/1945, ông cùng luật sư Phan Anh ra Hà Nội tham gia cách mạng. Từ tháng 9/1945 đến tháng 1/1946, ông được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử làm Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong chính phủ lâm thời, phụ trách giao thiệp với Mỹ và Anh.

Từ 11/1945 đến ngày Toàn quốc kháng chiến, ông vừa tham gia các công việc của Chính phủ, vừa giảng dạy Vật lý tại Trường Đại học Hà Nội. Từ 3/1946, ông được Quốc hội cử giữ chức Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tháng 6/1946, ông tham gia đoàn đàm phán ở Fontainebleau, được đồng chí Phạm Văn Đồng cử sang Thụy Sĩ dự kỉ niệm 200 năm Hội Khoa học Thụy Sĩ và tìm hiểu mua vũ khí. Những ngày toàn quốc kháng chiến, ông được giao nhiệm vụ đảm bảo vận chuyển cơ sở vật chất – kĩ thuật quân sự lên chiến khu.

Tháng 7/1947, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ 8/1947 đến 8/1948, ông là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Hội đồng Quốc phòng tối cao. Tháng 12/1947, ông là Ủy viên Quân sự ủy viên hội.

Từ 9/1948 đến 1961, ông là Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và kiêm nhiệm nhiều cương vị khác.

Năm 1954, ông tham gia đoàn đàm phán của chính phủ ở Genève và thay mặt Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký Hiệp định Genève.

Từ 1956 đến 1961, ông làm Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Từ 1957 đến 1959, ông nhận thêm nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng tổ chức Khoa học Việt .

Từ 1959 đến 1976, ông được cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp.

Ông còn là đại biểu Quốc hội liên tục từ khoá I đến khoá VI, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ hoà bình thế giới của Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô.

Với công lao cống hiến của mình, ông được Đảng, Quốc hội, Nhà nước ta tặng thưởng:

Huân chương Độc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương Chiến thắng hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huân chương Chiến công hạng Nhất, Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba, Huy chương Quân kì quyết thắng.

Do tuổi cao sức yếu, Giáo sư Tạ Quang Bửu qua đời ngày 21 tháng 8 năm 1986 tại Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô, thọ 76 tuổi.

Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh (đợt 1) về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ kĩ thuật quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”.

Ông là một trong những người tiên phong của Việt Nam dự trại Tráng sĩ của tổ chức Hướng đạo Việt Nam. Thi đỗ ông được cấp bằng trại trưởng và là đại diện huấn luyện cho toàn Đông Dương. Ông được bầu làm Huynh trưởng Hướng đạo sinh Trung Kỳ.

Giai đoạn 1945-1954: Hoạt động trong Chính phủ kháng chiến

Tháng 8 năm 1945, ông tham gia Tổng khởi nghĩa ở Hà Nội. Từ tháng 9 năm 1945 đến tháng 1 năm 1946, ông đã đảm nhận chức vụ Tham nghị trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, rồi Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Năm 1946 ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị trù bị Đà Lạt, rồi Hội nghị Fontainebleau (Pháp) đàm phán với Pháp và nhân đó sang Zurich dự lễ kỷ niệm 200 năm thành lập Hội các nhà khoa học tự nhiên Thụy Sĩ vào tháng 7 năm đó.

Tháng 7 năm 1947, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 8, ông làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam, sau đó một năm trở lại cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đã chỉ đạo và biên soạn cuốn sách “Bắn máy bay bằng súng trường tập trung” phổ biến rộng rãi khắp nơi và sau đó, khiến máy bay Pháp phải dè chừng trên vùng trời Việt Nam. Kinh nghiệm này cũng được áp dụng cho dân quân Việt Nam dùng súng trường bộ binh bắn máy bay trong Chiến tranh chống Mỹ.

Đại diện Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam Tạ Quang Bửu ký Hiệp định đình chiến ở Đông Dương (Hiệp định Genève)
Tháng 8 năm 1948 ông là ủy viên Hội đồng Quốc phòng Tối cao vừa được thành lập, sau đó còn làm Chánh văn phòng Quân ủy Trung ương.

Tuy kiêm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng khác nhau, ông vẫn dành thời gian truyền thụ kiến thức của mình cho các thế hệ học trò. Ngay trong những ngày Cách mạng mới thành công, ông vừa tham gia các công việc của chính phủ vừa giảng dạy môn vật lý tại Đại học Hà Nội.

Năm 1954, ông tham gia đoàn đại biểu chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dự Hội nghị Geneva về Việt Nam trên cương vị Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và là người đại diện cho Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam ký văn bản Hiệp nghị đình chỉ chiến sự tại Việt Nam và Lào, thường được biết đến dưới cái tên Hiệp định Genève về Việt Nam.

Sau 1954: Tiếp tục hoạt động giáo dục và nghiên cứu

Ngay sau khi miền Bắc hòa bình, ông chuyển sang công tác lĩnh vực khoa học giáo dục, được cử làm Hiệu trưởng Đại học Bách khoa Hà Nội (1956-1961) đồng thời là Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Khoa học Nhà nước (1958 – 1965) kiêm Tổng Thư ký. Là lãnh đạo Uỷ ban Khoa học Nhà nước, ông trực tiếp làm trưởng ban Sinh vật – Địa học. Các bài giảng của ông về sinh học hiện đại có các giáo sư đầu ngành đến dự. Ông cũng tham gia sáng lập Hội Vật lý Việt Nam vào năm 1966.

Ông là Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (1965-1976)[5]. Bộ trưởng Tạ Quang Bửu đã đề xuất cải tiến nội dung giảng dạy những điều “cơ bản nhất, hiện đại nhất và sát hợp với điều kiện Việt Nam nhất”. Theo sự chỉ đạo của ông, hệ thống các ban thư ký các bộ môn và các ngành đào tạo được thành lập để cải tiến chương trình đào tạo đồng thời các cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm giảng dạy cũng được tập hợp để biên soạn các giáo trình… Những năm đầu của thập niên 1970, ông đã tổ chức một loạt các cuộc hội thảo về phương pháp giảng dạy đại học. Chủ trương mở rộng quy mô đào tạo bằng việc lập nhiều trường chuyên ngành đã được phối hợp chặt chẽ với chính sách tuyển chọn mỗi năm hàng trăm sinh viên, cán bộ ưu tú để gửi đi đào tạo tại các nước xã hội chủ nghĩa.

Năm 1966, ông đã đề xuất với Chính phủ cho thành lập Phân hiệu II Đại học Bách khoa (nay là Học viện Kỹ thuật Quân sự) với quy chế riêng, được Bộ Đại học Trung học chuyên nghiệp và Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo về nội dung, chương trình.

Ngoài công tác giáo dục, ông vẫn tham gia hoạt động trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật quân sự. Mùa hè năm 1972, Tổng thống Mỹ Richard Nixon ra lệnh thả thuỷ lôi trên sông biển và phong toả cảng Hải Phòng. Ông đã trực tiếp chỉ đạo một tổ nghiên cứu thiết kế, chế tạo khí tài phá thuỷ lôi (mật danh GK1) để chống lại thủy lôi chiến lược MK 52 của Mỹ, khí tài phá bom từ trường (mật danh GK2) do Tiến sĩ Vũ Đình Cự làm tổ trưởng.

Khi giặc Mỹ dùng bom TN (từ trường) nổ chậm phong toả các tuyến vận tải ở khu IV, đường Trường Sơn, Giáo sư Tạ Quang Bửu đã cùng các nhà khoa học Trường Đại học Kỹ thuật Quân sự tìm ra nhiều cách phá nổ vô hiệu hoá bom TN để thông tuyến cho người, xe ra mặt trận.

Đêm 14 tháng 8 năm 1986, ông đột ngột ngưng làm việc do tai biến máu não.

Ông mất vào ngày 21 tháng 8 năm 1986, hưởng thọ 76 tuổi.

Vợ ông là bà Hoàng Kim Oanh, con gái cụ Hoàng Đạo Thúy

Tặng thưởng

Ông đã được Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam tặng thưởng nhiều huân chương:

  • Huân chương độc lập hạng Nhất truy thăng Huân chương Hồ Chí Minh
  • Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
  • Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
  • Huân chương Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước hạng Nhất
  • Huân chương Chiến công hạng Nhất
  • Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Ba.

Năm 1996, ông được Nhà nước truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I về khoa học công nghệ với “Tập hợp các công trình giới thiệu khoa học kĩ thuật hiện đại (sau năm 1945), chỉ đạo các nhiệm vụ quan trọng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. Các công trình của ông được đánh giá là đã định hướng phát triển một số ngành khoa học cơ bản; chỉ đạo kỹ thuật việc rà phá bom mìn phong toả Vịnh Bắc Bộ, Hải Phòng và chỉ đạo những nhiệm vụ kỹ thuật quan trọng khác trong cuộc chiến chống Mỹ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Ghi nhận đóng góp

Ông được đặt tên cho các đường phố ở quận Hai Bà Trưng – Hà Nội, quận 8 – thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đồng Hới (phường Nam Lý), thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, thành phố Hạ Long, thư viện lớn nhất của Đại học Bách khoa Hà Nội, Hội trường Đại học Thăng Long, giải thưởng Tạ Quang Bửu cho các nhà khoa học ở Việt Nam.

Tác phẩm

Thống kê thường thức
Vật lý cương yếu
Nguyên tử – hạt nhân – vũ trụ tuyến
Sống
Đại số các toán tử (1961)
Các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống (1981)
Viết thêm về các mức điều chỉnh trong lý thuyết hệ thống (1985)
Hạt cơ bản (1987)

Trần Đức Vân

Trần Đức Vân (1951-2011) là một giáo sư Toán học Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam (1996-2000), được xem là người có công phát triển ngành Phương trình đạo hàm riêng ở Việt Nam

Sự nghiệp

Ông sinh ngày 27/4/1951 tại làng Huỳnh Thượng, xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị.

Năm 1968 ông được cử đi học tại Đại học tổng hợp quốc gia Belarus, Belarus. Sau khi tốt nghiệp năm 1974, ông tiếp tục học và bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ năm 1977 và sau đó sang Moskva làm tiếp Tiến sĩ Khoa học. Năm 1980, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ khoa học tại Viện Toán học Nôvôsibirsk.

Năm 1981, Trần Đức Vân về nhận công tác ở Viện Toán học, giáo sư Hoàng Tuỵ giao cho anh xây dựng phòng nghiên cứu mới – Phòng Phương trình đạo hàm riêng. Từ đó, phương trình đạo hàm riêng đã trở thành một hướng nghiên cứu mạnh trong Viện Toán học và trong cả nước.

Từ năm 1990 đến năm 1995, ông giữ chức Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. Ông được phong hàm Giáo sư năm 1991.

Từ năm 1996 đến năm 2000 ông là Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam. “Nhờ công lao của anh, Viện Toán học vượt qua được khó khăn của thời kỳ đầu của nền kinh tế thị trường trở thành một trong những cơ quan nghiên cứu hàng đầu của cả nước” (Điếu văn của Viện toán học trong lễ truy điệu ngày 17/7/2011). Viện Hàn lâm thế giới thứ ba (có trụ sở tại Trieste, Italia) cũng đánh giá Viện Toán học Việt Nam trong thời kì này đã trở thành một trong mười trung tâm khoa học xuất sắc của các nước đang phát triển. Từ cuối những năm 90 ông gặp phải một cơn bệnh quái ác – nhược cơ. Vừa làm việc quản lý, vừa nghiên cứu khoa học, ông lại phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo.

Đầu năm 2001, do điều kiện sức khoẻ ông không tiếp tục làm Viện trưởng mà chỉ tập trung cho việc nghiên cứu, viết sách và hướng dẫn nghiên cứu sinh.

Năm 2003, GS. Trần Đức Vân đã được Nhà nước tặng Huân chương Lao Động hạng Nhì để ghi nhận những thành tích và tinh thần lao động phi thường của ông.

Ông hướng dẫn thành công 10 luận án tiến sỹ và 8 luận văn thạc sĩ, cố vấn 2 luận án tiến sỹ khoa học.

Ông mất ngày 16/7/2011 tại Hà Nội.

Công trình khoa học

Ông công bố gần 80 bài báo, báo cáo khoa học trong nước và quốc tế

Ông là tác giả 3 sách giáo trình Toán học ở Việt Nam và 3 sách chuyên khảo ở nước ngoài sau đây

  • Van, Tran Duc; Tsuji, Mikio; Son, Nguyen Duy Thai. The characteristic method and its generalizations for first-order nonlinear partial differential equations. Chapman & Hall/CRC Monographs and Surveys in Pure and Applied Mathematics, 101. Chapman & Hall/CRC, Boca Raton, FL, 2000. xii+237 pp. ISBN 1-58488-016-3
  • Trần Đức Vân; Dinh Nho Hào. Differential operators of infinite order with real arguments and their applicationsWorld Scientific Publishing Co., Inc., River Edge, NJ, 1994. viii+240 pp. ISBN 981-02-1611-4
  • Trần Đức Vân. Nonlinear differential equations and infinite-order function spaces (Russian). Edited and with a preface by Yu. A. Dubinskiĭ. Beloruss. Gos. Univ., Minsk, 1983.

Vũ Hà Văn

Vũ Hà Văn sinh ngày 12/6/1970 tại Hà Nội, là nhà toán học Việt Nam, hiện đang làm giáo sư toán học ở Đại học Yale. Anh đã đoạt giải Pólya (SIAM) năm 2008 của Hội Công nghiệp và Toán học ứng dụng cho công trình nghiên cứu về tập trung độ đo (concentration of measure).

Tiểu sử

Anh sinh tại Hà Nội, quê ở Nam Định, là con trai của nhà thơ Vũ Quần Phương và dược sĩ Đào Thị Hường. Vũ Hà Văn học trung học tại trường Chu Văn An và Hà Nội – Amsterdam. Sau khi tốt nghiệp trung học, anh được cấp học bổng sang học ở Hungary. Lúc đầu, anh học khoa điện tử, nhưng sau một năm rưỡi anh chuyển sang học toán học ở Đại học Eötvös Loránd và đậu cử nhân toán học năm 1994.

Anh đậu bằng tiến sĩ toán học tại Đại học Yale, Hoa Kỳ. dưới sự hướng dẫn của giáo sư László Lovász. Sau thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Viện Nghiên cứu cấp cao (IAS) Princeton và tại Ban Nghiên cứu của Microsoft, từ năm 2001 đến 2005, anh làm việc ở Đại học California tại San Diego[3], trong chức vụ phụ tá giáo sư, phó giáo sư rồi giáo sư (full professor). Từ mùa thu năm 2005, anh trở thành giáo sư toán học tại Đại học Rutgers[3] và từ năm 2011 là Giáo sư Đại học Yale (nơi anh bảo vệ luận án tiến sĩ, năm 1998). Anh cũng là giáo sư thỉnh giảng của Đại học Paris 6 năm 2006.

Năm 2018, anh tham gia Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn do Tập đoàn Vingroup thành lập với vai trò giám đốc khoa học.

Trang mạng giáo dục

Cùng với nhà giáo Phạm Toàn, và giáo sư toán học Ngô Bảo Châu, GS Vũ Hà Văn mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào chính thức hoạt động vào ngày 1/5/2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.

Các giải thưởng

  • Năm 2003: Giải NSF Career.
  • Năm 2008: Giải Pólya (SIAM).
  • Năm 2012: Giải Fulkerson (chung với Jeff Kahn (Hoa Kỳ) và Anders Johansson (Thụy Điển)

Vũ Hữu

Vũ Hữu (chữ Hán: 武有, 1437[1]–1530) là một nhà toán học người Việt, và cũng là một danh thần dưới triều đại Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông. Ông còn được coi là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam.

Tiểu sử, sự nghiệp

Ông người làng Mộ Trạch, tổng Thì Cử, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương, nay là làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương. Năm Quang Thuận thứ 4 đời vua Lê Thánh Tông (Quý Mùi 1463), ông đỗ Hoàng giáp.

Vũ Hữu đã kinh qua các chức vụ như Khâm hình viện lang trung, Thượng thư bộ Hộ, Thượng thư bộ Lễ trong triều đình nhà Hậu Lê, sau được tặng phong Thái bảo. Mặc dù về hưu năm 70 tuổi, đển năm 90 tuổi (1527), ông vẫn được vua tin dùng, sai mang cờ tiết đi phong vương cho Mạc Đăng Dung. Khi đó ông có tước là Tùng Dương hầu.

Công trình toán học

Công trình toán học ông để lại cho hậu thế nổi bật là Lập Thành Toán Pháp (立 成 算 法). Sác nap gồm cách đo ruộng, tính diện tích ruộng; hình vẽ các thửa ruộng có hình phức tạp và cách tính diện tích loại ruộng này; cách tính bằng bàn tính, bằng phép cửu chương, cửu quy; một số bài tính đố, có cho biết đáp số. Các phép đo ruộng đất được tính theo đơn vị mẫu, sào, thước (24 mét vuông) và tấc (1/10 thước).

Sách Công dư tiệp ký ghi lại câu chuyện sau: Vua Lê Thánh Tông muốn thử tài của Vũ Hữu, nên đã giao cho ông sửa chữa ba cửa Đoan Môn, Đại Hưng và Đông Hoa của thành Thăng Long. Tuân lệnh, Vũ Hữu dùng thước đo chiều cao, chiều dài, chiều rộng của các cửa thành và tính ra số gạch đá, vật liệu phải dùng. Kết quả là khi xây xong, đá không thừa một tấc, gạch không thiếu một viên, quy mô các cửa thành được sửa chữa không sai một ly, một tấc. Vua Lê Thánh Tông rất hài lòng đã ban chiếu khen thưởng Vũ Hữu.

Vết ố

Sách Đại Việt sử ký toàn thư có chép:

…1467 Quang Thuận thứ 8…thi khoa Hoành từ. Điểm gọi các quan vào thi, tất cả là 30 người. Bấy giờ, Khâm hình viện lang trung Vũ Hữu, Viên ngoại lang Nguyễn Đình Khoa 5 người đều cáo ốm không vào thi. Vua lấy làm lạ, hỏi ra mới biết họ chỉ thích hối lộ. Nhân thế, vua dụ các quan trong triều rằng:
“Việc hình án phức tạp khó khăn, có ba điều vất vả: Một là suốt ngày cặm cụi vất vả, khổ sở. Hai là xử án không đúng, chịu tội làm sai. Ba là án tụng chất đống, khó lòng xét xử tường tận. Có ba điều vất vả ấy dẫu người không bệnh cũng đến phát ốm, huống chi là có bệnh”.
Đó là nói giễu Vũ Hữu.

Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Tác giả: https://thcs-thptlongphu.edu.vn – Trường Lê Hồng Phong
Nguồn: https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cac-nha-toan-hoc-cua-viet-nam/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp