Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết 2023 (4 Mẫu)

0
171
Rate this post

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết 2023 gồm 4 mẫu, giúp các em học sinh hiểu rõ các hành vi đốt pháo là vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội.

Với 4 bài tuyên truyền phòng chống pháo nổ dịp Tết Nguyên Đán 2023, các em sẽ hiểu rõ hơn để tránh xa pháo nổ. Đồng thời, cũng tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo để cùng nhau đón Tết Quý Mão 2023 an toàn, vui vẻ.

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ – Mẫu 1

Trong những năm qua, các hành vi vi phạm về sản xuất, buôn bán, vận chuyển pháo, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trong nhân dân vào các dịp trước, trong và sau tết đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế – văn hoá – xã hội của đất nước. Theo thống kê, mỗi năm có hàng trăm người chết và hàng nghìn người bị thương do pháo và thuốc pháo gây nên. Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây “ô nhiễm âm thanh” ở các thành phố. Về kinh tế, trước đây mỗi năm riêng việc đốt pháo của các gia đình Việt Nam đã tiêu tốn nhiều chục tỷ đồng, đó là chưa tính đến việc bắn pháo hoa công cộng. Trong khi đó, chúng ta còn là một nước nghèo, thu nhập bình quân đầu người chưa cao, còn nhiều vùng khó khăn rất cần sự quan tâm đầu tư, còn rất nhiều người nghèo cần sự chia sẻ đùm bọc miếng cơm manh áo.

Chính vì các tác hại nghiêm trọng nêu trên, ở nước ta đã có quy định cấm đốt pháo và được đại đa số dân chúng tự giác chấp hành. Năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 406/CT-TTg ngày 08/8/1994 “Về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo”; Năm 2009, ban hành Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 “Về quản lý, sử dụng pháo”…..đến ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP thay thế Nghị định số 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ về quản lý và sử dụng pháo. Nghị định 137/2020/NĐ-CP đã quy định một số điểm mới phù hợp với tình hình thực tế trong công tác quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống hành vi vi phạm về pháo. Trong đó cần lưu ý mấy điểm cụ thể sau:

1. Quy định về pháo nổ và pháo hoa nổ

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 137 thì: Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít và hiệu ứng màu sắc trong không gian. Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ. Như vậy, pháo nổ ở đây bao gồm pháo nổ và pháo hoa nổ, trong đó, pháo nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, khi sử dụng gây ra tiếng nổ (pháo bánh, pháo quả khi đốt gây ra tiếng nổ); pháo hoa nổ là loại pháo có chứa thuốc pháo nổ, thuốc phóng, thuốc pháo hoa, khi sử dụng gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian (pháo hoa nổ do lực lượng Quân đội bắn vào các ngày lễ, tết, sự kiện chính trị lớn của đất nước, được Thủ tướng Chính phủ cho phép; các loại pháo dàn mà một số đối tượng đã mua, đốt trái phép gây ra tiếng rít, tiếng nổ và màu sắc trong không gian vào các dịp tết như pháo dạng hộp loại 36 ống, 49 ống, 16 ống). Các loại pháo này tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 137 quy định: Nghiêm cấm nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt, trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ đối với các trường hợp: Tết Nguyên đán, Ngày Quốc khánh 02/9, Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ 07/5, Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước 30/4, Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế, những trường hợp khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.

Mọi người dân tự ý thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ đều là trái phép, (sẽ bị xử lý hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ANTT, ATXH phạt tiền từ 1.000.000đ đến 2.000.000đ, đối với hành vi Sử dụng pháo mà không được phép; phạt tiền từ 5.000.000đ đến 10.000.000đ, đối với hành vi Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm hoặc xử lý hình sự về tội Sản xuất, buôn bán hàng cấm quy định tại Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015).

2. Quy định về sử dụng pháo hoa

Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định thì: Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ. Như vậy, pháo hoa ở đây được hiểu là sản phẩm có chứa thuốc pháo hoa, khi sử dụng đốt chỉ phát ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian và đặc biệt là không gây ra tiếng nổ(pháo hoa không có thuốc pháo nổ là các sản phẩm như: Que, nến khi châm lửa đốt phụt ra các tia sáng đủ màu sắc).

Về sử dụng pháo hoa thì tại Điều 17 Nghị định 137 quy định: Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật; chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa. (đó là các doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng )

Trường hợp mua, sử dụng pháo hoa của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân không được phép kinh doanh thì sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 10, Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ; trường hợp nếu đốt pháo tại nơi công cộng mà gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự thì có thể bị xử lý hình sự về tội Gây rối trật tự công cộng theo Điều 318 Bộ luật hình sự năm 2015. Mọi người dân tự ý thực hiện các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng pháo nổ, pháo hoa nổ đều là trái phép, sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo tính chất, mức độ của vụ việc theo quy định của pháp luật….

Chào xuân mới và mừng Tết nguyên đán cổ truyền của dân tộc, mỗi người dân chúng ta cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:

1. Không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Nghị định 137/2020/NĐ-CP 1 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán .

2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.

3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

* KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

– Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển tàng trữ và sử dụng các loại pháo!

– Toàn dân nghiêm túc thực hiện Nghị định số 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, sử dụng pháo!

– Buôn bán, vận chuyển tàng trữ và sử dụng các loại pháo là vi phạm pháp luật!

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ – Mẫu 2

Tết Nhâm Dần đã đến gần, hiện tượng đốt pháo tại nơi cư trú diễn ra có chiều hướng ra tăng. Việc đốt pháo không chỉ diễn ra ở các đám cưới, đám hỏi mà còn diễn ra ở đám mừng thọ, đám mừng tân gia. Thời điểm đốt thường vào buổi tối. Chủng loại pháo là pháo hoa các loại.

Nhằm giúp các em hiểu rõ đốt pháo là vi phạm pháp luật, là gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; gây nên cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Hôm nay, thứ hai, ngày … tháng 1 năm 2023, tại trường ……………. đã tổ chức buổi tuyên truyền không buôn bán, tàng trữ và đốt pháo nổ.

Tham dự buổi tuyên truyền có đại diện Ban giám hiệu nhà trường, các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ công nhân viên và … em học sinh yêu quý. Để chuẩn bị cho buổi lễ, Ban giám hiệu đã chuẩn bị kĩ nội dung tuyên truyền tới học sinh.

Phát biểu trong buổi tuyên truyền, thầy ……………. – HT nhà trường, nhấn mạnh ý nghĩa của buổi truyền thông nhằm giúp các em hiểu, tránh xa pháo nổ, bản thân không vi phạm và tuyên truyền tới nhân dân đốt pháo nổ là vi phạm pháp luật. Trước khi tổ chức tuyên truyền nhà trường đã tổ chức ký cam kết với tất cả các thầy cô giáo, các cán bộ giáo viên nhà trường về không vi phạm tàng trữ, buôn bán , vận chuyển , sản xuất và đốt pháo nổ.

Thầy nhấn mạnh không sản xuất, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt các loại pháo, vật liệu nổ chính là thực hiện Chỉ thị số 406 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, xử phạt nặng và truy tố trước pháp luật; trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử phạt theo quy định.

Chào xuân mới 2023 và mừng Tết Nguyên đán ……….. của dân tộc, nhà trường yêu cầu mỗi cán bộ giáo viên, đoàn viên, thanh niên học sinh trường ……….. …………… không được:

Tuyệt đối không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc ………. của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán…………. .

Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.
Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.
Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, xây dựng đời sống văn hoá, xây dựng nông thôn mới.

Chắc chắn sau buổi tuyên truyền, kí cam kết toàn bộ cán bộ, công nhân viên, học sinh sẽ nghiêm chỉnh chấp hành quy định của thủ tướng chính phủ về phòng chống pháo nổ.

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ – Mẫu 3

Trong những năm qua, các hành vi về sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo nổ trái phép vào các dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến đời sống và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội của đất nước.

Pháo và thuốc pháo là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ làm thiệt hại lớn đến tính mạng và tài sản của nhân dân. Trước những tác hại của việc sản xuất, đốt pháo nổ và thả đèn trời, ngày 15/04/2009 Thủ tướng Chính phủ đã ban Nghị định 36/2009/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo và Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg ngày 17/07/2009 về việc cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời, cụ thể:

1. Tại Điều 4 Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:

– Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo nổ, thuốc pháo nổ.

– Sản xuất, mua, bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các loại pháo hoa, thuốc pháo hoa.

– Mua, bán, tàng trữ, sử dụng thuốc nổ lấy từ các loại bom, mìn, đạn, lựu đạn, vật liệu nổ quân dụng (dùng trong quốc phòng, an ninh), vật liệu nổ công nghiệp để sản xuất trái phép pháo, thuốc pháo.

– Sử dụng súng, dùng vật liệu nổ không đúng quy định để gây tiếng nổ thay cho pháo

2. Tại Điều 5 Nghị định 36/2009/NĐ-CP ngày 15/4/2009 của Chính phủ quy định về các loại pháo, sản phẩm pháo được sử dụng như sau:

– Pháo hoa do Bộ Quốc phòng sản xuất, nhập khẩu để tổ chức bắn pháo hoa đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép.

– Pháo hoa do tổ chức, cá nhân nước ngoài được Thủ tướng Chính phủ Việt Nam cho phép và được Bộ Công an cấp giấy phép mang vào Việt Nam để dự thi bắn pháo hoa.

– Pháo hiệu dùng trong các hoạt động báo áp thấp nhiệt đới, bão, lũ, cứu hộ, cứu nạn, giao thông vận tải và hoạt động quân sự.

– Các sản phẩm như: pháo hoa lễ hội bằng giấy (trừ loại hoa có chứa kim loại), pháo điện, pháo trang trí bằng giấy, bằng nhựa, bằng tre, trúc, kim loại; que hương phát sáng; các sản phẩm phát tín hiệu ánh sáng, màu sắc, âm thanh được dùng trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ không gây nên tiếng nổ.

3. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013, trong đó quy định mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm liên quan đến mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo nổ, cụ thể như sau:

– Tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép;

– Tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện đối với một trong những hành vi: Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.

– Tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.

4. Người đốt pháo bị truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp sau:

– Người nào đốt pháo thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 điều 245 Bộ luật Hình sự, phạt tiền từ 01 triệu đồng đến 10 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm:

+ Đốt pháo ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

+ Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

+ Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khoẻ, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

+ Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 1 kg đến 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đối với thuốc pháo;

+ Đốt pháo với số lượng lớn dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đối với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đốt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa bị xoá án tích mà còn vi phạm.

– Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo khoản 2 điều 245 Bộ luật hình sự, phạt tù từ 2 năm đến 7 năm đối với người nào đốt pháo thuộc một trong các hành vi sau đây:

+ Đã bị kết án về tội “Gây rối trật tự công cộng”;

+ Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

+ Cản trở; hành hung người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công công hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ;

+ Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ 5 kg trở lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trở lên.

– Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật hình sự, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.

5. Truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ” đối với:

– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 2 kg đến dưới 30 kg; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt thuốc pháo có số lượng từ 1 kg đến dưới 15 kg hoặc dưới số lượng đó nhưng đã bị xử lý hành chính hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, bị phạt tù từ 01 năm đến 5 năm. Nếu vận chuyển, mua bán trái phép qua biên giới, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 30 kg đến dưới 90 kg; thuốc pháo có số lượng từ 15 kg đến dưới 75 kg, bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm;

– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 90 kg đến dưới 300 kg; thuốc pháo có số lượng từ 75 kg đến dưới 200 kg, bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;

– Người sản xuất hoặc chiếm đoạt pháo nổ; chế tạo tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt pháo nổ có số lượng từ 300 kg trở lên; thuốc pháo có số lượng từ 200 kg trở lên, bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

* Khẩu hiệu tuyên truyền

– Nghiêm cấm các hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển tàng trữ và sử dụng các loại pháo!

– Toàn dân nghiêm túc thực hiện Nghị định số 36 và Quyết định số 95 của Thủ tướng chính phủ. Kiên quyết không đốt, không buôn bán, không vận chuyển các loại pháo nổ và thả đèn trời!

– Buôn bán, vận chuyển tàng trữ và sử dụng các loại pháo là vi phạm pháp luật!

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ – Mẫu 4

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG PHÁO, VŨ KHÍ, VẬT LIỆU NỔ

Trong những năm qua, việc sản xuất, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm; các lực lượng chức năng đã phát hiện, bắt giữ nhiều vụ việc nghiêm trọng và truy tố, xét xử theo pháp luật do vi phạm các quy định về phòng, chống pháo, vũ khí và vật liệu nổ.

Hành vi sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và sử dụng vũ khí, vật liệu nổ là vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội; thuốc pháo là nguyên nhân gây ra nhiều vụ cháy nổ, làm thiệt hại lớn đến an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.

Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 406 của Thủ tướng Chính phủ về cấm sản xuất, buôn bán, vận chuyển, đốt các loại pháo và các văn bản pháp luật hiện hành, mọi tổ chức, cá nhân vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh, xử phạt nặng và truy tố trước pháp luật; trẻ em dưới 16 tuổi vi phạm thì bố mẹ hoặc người nuôi dưỡng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại và xử phạt theo quy định.

Chào xuân mới và mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc, mỗi cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh trong toàn trường …….. quyết tâm:

1. Tuyệt đối không sản xuất, tàng trữ, buôn bán, vận chuyển và đốt các loại pháo, không tàng trữ, sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ, thường xuyên thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 406 của Thủ tướng Chính phủ, nhất là dịp trước, trong, sau Tết Nguyên đán.

2. Tuyên truyền, vận động người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo; không tàng trữ và sử dụng các loại vũ khí, vật liệu nổ.

3. Nếu phát hiện các trường hợp cố ý vi phạm các quy định về phòng chống pháo, vũ khí, vật liệu nổ, mỗi người hãy báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để xử lý kịp thời theo pháp luật.

Nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo, vũ khí, vật liệu nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên và hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá, mừng Đảng, mừng xuân, đón mừng năm mới và mùa Lễ hội xuân vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

Tết Cổ Truyền

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bai-tuyen-truyen-ve-phong-chong-phao-no-dip-tet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp