Từ đồng âm là gì? Các loại từ đồng âm

0
180
Rate this post

Từ đồng âm là gì?

Được hiểu từ đồng âm là những từ thường có hình thức giống nhau về mặt ngữ âm. Về cách viết và cách đọc sẽ giống nhau nhưng về ý nghĩa thì lại khác biệt hoàn toàn. Chẳng hạn: Cả từ “Chân thật” và “Chân ghế” lại có âm giống nhau nhưng về nghĩa thì một từ chỉ về đức tính con người, từ còn lại thì mang nghĩa của bộ phận chiếc ghế.

Ngôn ngữ Việt được mệnh danh là thứ tiếng giàu đẹp về nghĩa và cả từ. Bên cạnh đó, nếu chúng ta dạy bé phân biệt tốt các từ đồng âm thì giúp tăng sức biểu đạt trong văn nói và văn viết. Trong cuộc sống và văn chương, các em sẽ luôn được làm quen với nhiều từ đồng âm nhưng về nghĩa thì cần phải đặt vào hoàn cảnh chính xác.

Công dụng của từ đồng âm

Trong văn học, đặc biệt là văn học dân gian, từ đồng âm được sử dụng rất phổ biến. Người xưa thường sử dụng từ đồng âm rất nhiều khi chế thơ với mục đích chủ yếu là chơi chữ. Dựa vào hiện tượng đồng âm, chúng ta sẽ tạo ra được các câu nói mang nhiều nghĩa, đem lại sự bất ngờ và thu hút người đọc, người nghe nhiều hơn. Có thể nói, sử dụng từ đồng âm giúp nhấn mạnh nội dung câu, tạo hiệu quả nghệ thuật cao cho sự diễn đạt, tạo sự liên tưởng bất ngờ, thú vị, hoặc đôi khi là hài hước, châm biếm.

Từ đồng âm là gì?
Từ đồng âm là gì?

Các loại từ đồng âm

Sau khi tìm hiểu khái niệm từ đồng âm là gì, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các loại từ đồng âm trong tiếng Việt. Từ đồng âm được chia thành 4 loại chính, bao gồm:

  • Đồng âm từ vựng. Trong đó, tất cả các từ đồng âm đều thuộc cùng một từ loại
  • Đồng âm từ vựng – ngữ pháp. Các từ trong nhóm này đồng âm với nhau và chỉ khác nhau về mặt từ loại
  • Đồng âm từ với tiếng. Đối với nhóm này, các từ đều đồng âm với nhau. Điểm khác biệt là cấp độ và kích thước ngữ âm của mỗi từ không vượt quá một tiếng
  • Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch. Đây là một trường hợp đặc biệt vì các từ đồng âm với nhau khi được phiên âm qua tiếng Việt

Phân biệt từ đồng âm và từ đồng nghĩa

Từ nhiều nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Các nghĩa ấy bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau. Thông thường, từ nhiều nghĩa sẽ có một nghĩa đen và một hay nhiều nghĩa bóng. Trong đó nghĩa đen là nghĩa chính, nghĩa gốc của từ, nghĩa trực tiếp, gần gũi, quen thuộc, dễ hiểu và thông thường nó không hoặc ít phụ thuộc vào ngữ cảnh; còn nghĩa bóng là nghĩa chuyển (nghĩa ẩn dụ), được suy ra từ nghĩa đen, muốn hiểu chính xác nghĩa của từ đó thì phải tìm nghĩa tỏng ngữ cảnh đặt ra.

Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa mặc dù giống nhau về cách viết lẫn cách phát âm, nhưng từ đồng âm và từ nhiều nghĩa lại có những khác biệt căn bản.

Tiêu chí phân biệt Từ đồng âm Từ nhiều nghĩa
Về ngữ nghĩa Từ đồng âm là hiện tượng chuyển nghĩa của từ làm cho các nghĩa của từ hoàn toàn khác nhau Từ nhiều nghĩa là từ chuyển nghĩa của từ loại giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển và nghĩa chuyển luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
Về khả năng thay thế của từ Không thể thay thế được vì bản thân mỗi từ đồng âm đều đã mang nghĩa gốc Có thể thay thế được khi từ nghĩa nhiều nghĩa được sử dụng với nghĩa chuyển bằng một từ khác
Ví dụ Ví dụ 1: Bạn Nam đá trúng hòn đá -> Ở đây, cùng là từ “đá” nhưng nghĩa của chúng khác nhau hoàn toàn. Từ “đá” đầu tiên là một động từ, chỉ hành động của bạn Nam; còn từ “đá” thứ hai là một danh từ chỉ một vật thể xác định.

Ví dụ 2:

– Cây cầu này mới được xây gần đây để giúp người dân đi lại thuận tiện hơn

– Đội bóng này có rất nhiều cầu thủ giỏi

-> Ở trường hợp này, cùng là từ “cầu” nhưng nghĩa của chúng không hề giống nhau. “Cầu” ở từ “cây cầu” là để chỉ vật hay công trình xây dựng bắc ngang sông hoặc nối liền hai địa điểm khác nhau. Còn “cầu” ở từ “cầu thủ” là để chỉ một bộ môn thể thao.

Ví dụ 1:

– Cánh đồng lúa chín vàng (ở giai đoạn phát triển đầy đủ nhất, thường có màu đỏ hoặc vàng, có hương thơm) -> từ “chín” ở đây mang nghĩa gốc

– Thời cơ đã chín, toàn dân chuẩn bị kháng chiến (kỹ lưỡng, thấu đáo, đầy đủ mọi khía cạnh) -> từ “chín” ở đây mang nghĩa chuyển, có thể thay thế từ “chín” bằng từ “đến”

Ví dụ 2:

“Ngày ngày mặt trời đi quan trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Từ “mặt trời” xuất hiện trong câu thơ đầu mang nghĩa gốc và là để chỉ mặt trời thực có thể chiếu sáng. Còn từ “mặt trời” ở câu thơ thứ hai mang nghĩa chuyển, dùng để chỉ Bác Hồ và có thể được thay thế bằng các từ như Người, Bác Hồ…

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Trước khi đến với cách phân biệt hai thể loại từ trên, chúng ta cần phải hiểu rằng: Thế nào là từ nhiều nghĩa? Vậy từ nhiều nghĩa được khái niệm là các từ có một nghĩa gốc và bao gồm một hay một số nghĩa chuyển của từ nghĩa gốc và bao giờ chúng cũng có mối liên hệ mật thiết với nhau.

Bạn đang xem: Từ đồng âm là gì? Các loại từ đồng âm

Một ví dụ cụ thể hơn: Với một từ “Ăn” sẽ bao gồm các nghĩa như sau:

  • Ăn cơm: Được xem là nghĩa gốc với nghĩa thực phẩm là cơm vào cơ thể để nuôi sống bản thân.

  • Ăn cưới: Là dịp để mọi người tụ họp để ăn uống dịp cưới hỏi.

  • Ăn ảnh: Một vẻ đẹp ưng ý được tôn lên trong ảnh.

  • Sông ăn ra biển: Là hình thức lan ra và hướng đến biển.

Do vậy, từ “Ăn” thuộc nhóm từ nhiều nghĩa. Với nghĩa đen là nghĩa gốc, mang ý trực tiếp, gần gũi và dễ hiểu, không phụ thuộc quá nhiều vào văn cảnh. Còn nghĩa bóng là nghĩa chuyển được suy ra từ nghĩa đen. Và nghĩa chuyển thường phụ thuộc vào văn cảnh thì nghĩa mới đúng được.

Vì thế, sự phức tạp của từ đồng âm ở lớp 5 và nhiều nghĩa khiến các em dễ bị nhầm lầm. Việc phân biệt tốt các từ trên còn dựa vào từng trường hợp cụ thể. Tuy vậy, bạn vẫn có thể giúp con nhận diện tốt hai loại từ này dựa vào mẹo sau:

  • Đối với từ đồng âm: Thường mang nghĩa gốc và các nghĩa khác sẽ không có mối liên hệ với nhau, không thể thay thế cho nhau ở các ngữ cảnh.

  • Đối với từ nhiều nghĩa: Tuy sẽ khác nhau một chút nhưng chúng vẫn thường có mối liên kết với ngữ nghĩa. Khi ở các nghĩa chuyển, ở một vài các trường hợp thì các từ vẫn có thể được thay thế với nhau bằng một từ khác.

Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa

Những lưu ý khi sử dụng từ đồng âm

Bản chất của từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa lại hoàn toàn khác nhau nên trong giao tiếp, người nói, người nghe cần phải chú ý đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ và dẫn đến hiểu lầm.

Thêm vào đó cũng cần tránh sử dụng từ đồng âm khi giao tiếp với người lớn tuổi, người lạ. Hoặc có sử dụng thì cũng nên thêm các thành phần phụ phía sau để giúp người đọc, người nghe hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói đó. Tuy nhiên, nếu trong ngữ cảnh giao tiếp không quá trang trọng hoặc khi chơi chữ thì từ đồng âm lại được khuyến khích sử dụng vì sẽ giúp câu nói trở nên hài hước, dí dỏm hơn.

Nhìn chung, để sử dụng từ đồng âm một cách chính xác, không phản tác dụng thì người nói, người viết, người đọc, người nghe cần phải hiểu được nghĩa của các từ đồng âm, từ đó suy luận và phân tích dựa trên hoàn cảnh cụ thể để ứng dụng từ đồng âm một cách khoa học nhất. Ngoài ra, để câu văn thêm phần dễ hiểu và hay hơn, người nói, người viết cũng có thể dùng các dấu câu trong tiếng Việt để phân biệt, ngắt dùng, xuống dòng với các từ đồng âm trong câu đơn hoặc câu ghép.

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tu-dong-am-la-gi-cac-loai-tu-dong-am/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp