Thế nào là tôn trọng người khác? Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

0
147
Rate this post

Thế nào là tôn trọng người khác?

Tôn trọng có nghĩa là sự đánh giá đúng mực và coi trọng danh dự, phẩm giá, lợi ích của người khác. Tôn trọng người khác là sự nhận ra giá trị của một người và coi trọng giá trị đó. Tôn trọng người khác không phải là đánh giá quá cao so với khả năng một người, không phải sự nịnh bợ thô kệch mà là sự đánh giá đúng mức, không thái quá.

Tôn trọng người khác là gì?
Tôn trọng người khác là gì?

Tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

Tôn trọng mọi người có ý nghĩa quan trọng, trước hết là với bản thân chúng ta, sau đó là với người khác và với xã hội

Khi dành sự tôn trọng cho người khác, chúng ta cũng sẽ nhận được sự tôn trọng tương ứng. Không chỉ vậy, trong học tập, công việc, cuộc sống, còn dễ được giúp đỡ, giải quyết những vấn đề khó khăn.

Khi chúng ta tôn trọng người khác, chúng ta có thể khiến họ thoải mái và vui vẻ với mình hơn, người đó sẽ cảm thấy mình được ghi nhận, được xem trọng từ đó có thể kích thích sự phát triển, ý chí của họ.

Tôn trọng mọi người còn có ý nghĩa với xã hội, cộng đồng: Nếu như mọi người sống tôn trọng lẫn nhau, xã hội sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Tôn trọng người khác thể hiện điều gì?

Tôn trọng người khác thể hiện tính cách, phẩm chất của chính chúng ta: Là người được giáo dục, có văn hóa, biết cách ứng xử phù hợp và xứng đáng nhận được sự tôn trọng tương xứng.

Bởi vì khi người khác nhìn thấy hành vi mình tôn trọng người khác thì họ cũng có thiện cảm với mình và đánh giá mình là người có văn hoá, đạo đức. Còn ngược lại thì họ cúng nhìn thấy sự không văn hoá của bản thân bạn.

=> Tôn trọng người khác chính là thể hiện giá trị của chính bản thân mình.

Biểu hiện của tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác có thể được có một số các biểu hiện sau đây:

  • Thể hiện sự tử tế và nhã nhặn

Sự tôn trọng thường bắt đầu từ mối quan tâm đối với cảm xúc của người khác. Khi biết quan tâm tới người ta cảm nhận như thế nào trước thái độ, hành vi của mình, bạn sẽ điều chỉnh hành vi phù hợp.

  • Cư xử phải phép

Khi còn nhỏ thì người thân luôn dạy chúng ta phải biết cư xử lễ phép. Việc cư xử phải phép nhỏ nhất là chào hỏi khi vào nhà hoặc gặp người khác. Điều này thể hiện việc bạn có tôn trọng đối phương hay không.

Ví dụ như khi bạn nhận được món quà từ cô giáo, bạn bè thì bạn nên có cách cư xử hợp lí như việc cảm ơn và không nên tỏ ra không thích hay chê bai món quà đó. Vì cư xử như vậy sẽ khiến người tặng không được tôn trọng và dần họ cũng không tôn trọng bạn.

  • Không phân biệt đối xử

Việc tôn trọng mọi người không phân biệt đối xử cũng vô cùng quan trọng. Chúng ta nên biết tôn trọng tất cả mọi người kể cả người quen biết và không quen biết thì cùng nên dành sự tôn trọng nhất định. Bởi qua những cách ứng xử của bản thân có thể cho họ thấy được những tính cách cũng như văn hoá của mình.

Ví dụ khi bạn đi ăn tại một nhà hàng thì phải luôn biết tôn trọng người phục vụ và cảm ơn họ. Bởi vì thái độ phục vụ của mỗi người sẽ phụ thuộc vào sự cư xử của bạn, khi bạn không tôn trọng họ thì họ cũng mất đi sự tôn trọng bạn dù vẫn phục vụ bạn. Vì thế điều hơn hết là dù chúng ta có tiền thì cũng nên tôn trọng tất cả mọi người dù là người phục vụ.

Hoa Tiêu vừa gửi đến bạn đọc ý nghĩa của việc tôn trọng người khác. Tôn trọng người khác nói thì dễ nhưng để làm được cần thời gian và sự tinh ý của mỗi người. Tôn trọng người khác chính là tôn trọng chính mình, tôn trọng chính những sự quý giá mà mình được dạy dỗ.

Biểu hiện của tôn trọng người khác
Biểu hiện của tôn trọng người khác

Những biểu hiện tôn trọng mọi người có ý nghĩa như thế nào?

Thể hiện qua thái độ tử tế, nhã nhặn với mọi người. Nếu bạn mong muốn một người có thái độ giao tiếp lịch sự với bạn thì bạn cũng nên thể hiện thái độ đó với người khác khi giao tiếp. Thật ra, khi bạn biết quan tâm đến cảm nhận của người khác thì tự khắc sẽ biết cách điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp nhất. Một số hành động nhỏ như vỗ vai, nhìn người đó với ánh mắt đầy sự trân trọng cũng đem đến cho người khác sự ấm lòng, giúp họ nhận ra rằng mình đang được coi trọng. Chính việc cư xử nhã nhặn, trân trọng người khác sẽ là chìa khóa để gắn kết con người với nhau, từ đó  tạo ra xã hội tốt đẹp, văn minh.

Cư xử phù hợp, phải phép với mọi người. Từ nhỏ, chúng ta đã được cha mẹ và thầy cô dạy về cách cư xử với mọi người xung quanh. Cụ thể, chúng ta không chỉ cần cư xử phù hợp với người thân mà tất cả mọi người ngoài xã hội cũng cần được chúng ta cư xử phải phép. Thông qua cách nói chuyện, cử chỉ, hành vi, bạn sẽ thể hiện được thái độ tôn trọng người khác của mình. Từ đó tạo được thiện cảm với tất cả mọi người, thậm chí là những người có thành kiến với mình.

Không có sự phân biệt đối xử. Nhiều người hiện nay thường tự nhận mình là người văn minh, biết cách tôn trọng người khác. Tuy nhiên, trên thực tế họ lại chỉ văn minh và tôn trọng những người mình cho là quan trọng, những người bề trên còn những cá nhân không thân quen, có địa vị xã hội thấp hơn thì họ lại không mấy tôn trọng. Những người như vậy hoàn toàn vẫn chưa thật sự biết tôn trọng người khác. Tôn trọng đúng cách là không thể hiện sự phân biệt đối xử, dù người ở trước mặt bạn là ai, họ có địa vị xã hội như thế nào.

Cách rèn luyện đức tính tôn trọng người khác. Thực tế, không phải ai trong chúng ta khi sinh ra đã được sống trong một môi trường giáo dục tốt, mọi người đều biết tôn trọng nhau. Tuy nhiên, dù bạn còn nhỏ hay đã trưởng thành thì đều có thể rèn luyện đức tính này qua những hành động mỗi ngày. Để rèn luyện thái độ tôn trọng người khác thì việc thực hành liên tục là điều không thể thiếu. Hãy dành những cử chỉ, hành động và lời nói tôn trọng người khác ở bất cứ đâu và bất cứ thời điểm nào. Việc thực hành liên tục sẽ giúp bạn tạo ra một thói quen và dù sau này ở bất cứ hoàn cảnh nào, bạn vẫn luôn thể hiện được sự tôn trọng đó với mọi người.

Nguyên tắc luôn để người khác tôn trọng mình

Bạn muốn được tôn trọng, chỉ cần nắm được những quy tắc sống đơn giản sau đây, thì dù bạn là ai, ở bất cứ đâu cũng đều được tôn trọng.

Hãy chủ động không ngừng: đừng luôn chờ đợi sự chỉ đạo từ người khác. Sử dụng các kỹ năng và nguồn lực của riêng bạn để bắt đầu hoàn thành công việc và giải quyết vấn đề. Tập thói quen tự tìm hiểu mọi thứ. Đừng sợ thử thách một lần trong một thời gian, đó là cách làm sao để người khác tôn trọng mình.

Giữ lời hứa của bạn: đây là một trong những hành động quan trọng nhất mà bạn có thể làm để bắt đầu nhận được sự tôn trọng. Nếu trước đây bạn xem nhẹ các cam kết, thì đừng làm vậy nữa. Luôn tôn trọng các cam kết và lời hứa. Nếu bạn thấy mình gặp nhiều rắc rối với điều đó có nghĩa là bạn đã hứa quá nhiều mà bạn không thể giữ được.

Ngừng xin lỗi: những người liên tục nói: Tôi xin lỗi mà không suy nghĩ kỹ lưỡng thường không phải là những người được tôn trọng tốt. Có thời gian và địa điểm để xin lỗi. Đôi khi bạn mắc phải sai lầm ảnh hưởng đến gia đình và bạn bè. Bạn có thể xin lỗi họ. Trong khi đó, hãy ngừng sử dụng từ “xin lỗi” hàng trăm lần một giờ cho mỗi điều sai sót nhỏ, đặc biệt ở những nơi làm việc.

Đừng lãng phí thời gian của người khác: nếu bạn tôn trọng thời gian của người khác, họ sẽ tôn trọng thời gian của bạn đó là cách làm sao để người khác tôn trọng mình. Điều này bao gồm không đến muộn các cuộc hẹn, không dành các cuộc họp để nói về những thứ vô bổ, đi vào vấn đề nhanh chóng, đưa ra vấn đề ngay lập tức, cô đọng và tất nhiên, giúp người khác dễ dàng đưa ra quyết định hơn, đặc biệt là khi họ bận rộn hơn bạn. Ngoài ra bạn cũng cần thực hiện phương châm ai tôn trọng mình thì mình tôn trọng lại điều này giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn.

Khiêm tốn: không phải lúc nào bạn cũng đúng và bạn không phải là người giỏi nhất trong mọi việc. Mỗi người bạn gặp đều có thể dạy bạn điều gì đó. Sự tự tin không đến từ nơi bạn giỏi nhất. Sự tự tin thực sự đến từ sự hiểu biết về sự khiêm tốn và rằng mỗi người đều có điều gì đó độc đáo để cống hiến cho thế giới, kể cả bạn.

Nghị luận về tôn trọng người khác

Mạnh Tử có câu “Thương người thì người thương lại mình, kính người thì người kính lại mình”. Câu nói của Mạnh Tử đã nêu nên cách ứng xử của con người trong xã hội: mỗi người cần tôn trọng người khác.

Trước tiên phải hiểu tôn trọng người khác là sự hành xử đúng mực, biết coi trọng danh dự, nhân phẩm và quyền lợi của mỗi người. Đồng thời phải biết sống hòa hợp, yêu thương mọi người xung quanh. Sống tôn trọng người khác là đối xử một cách công bằng, không phân biệt địa vị giàu sang hay màu da dân tộc. Cách sống này thể hiện bạn là một con người hiện đại và văn minh. Khi biết tôn trọng mọi người thì bản thân cũng nhận lại được sự tôn trọng của họ. Điều đó thể hiện chúng ta là người có văn hóa, có lòng tự trọng và giàu lòng trắc ẩn. Sống trong một tập thể, nếu biết tôn trọng những người xung quanh sẽ làm cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho công việc và cuộc sống. Và những người biết tôn trọng người khác sẽ luôn khiến cho mọi người tin tưởng, sẵn sàng chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống. Họ sẽ yêu quý và cảm thông cho bạn nhiều hơn, giống như bạn đã làm với họ.

Vậy cần làm gì để có thể trở thành một người biết tôn trọng người khác? Người biết tôn trọng sẽ thể hiện ra trong thái độ và lời nói. Họ luôn cư xử với mọi người một cách bình đẳng dù người ấy là ai, đang làm nghề nghiệp gì, đến từ đất nước nào, mang màu da gì? Mọi người đều bình đẳng và đáng được tôn trọng. Tôn trọng người khác với lời nói là luôn giữ đúng chuẩn mực khi lễ phép chào hỏi khi gặp người lớn tuổi, nói chuyện nhẹ nhàng lịch sử nơi công cộng, không cáu gắt quát mắng người khác mà nhẹ nhàng giảng giải, chia sẻ. Không chỉ vậy, hành động của họ cũng sẽ tỏ ra mình là người biết tôn trọng người khác. Cư xử đúng phép tắc cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng. Ví dụ khi ở những nơi công cộng như siêu thị, nhà hàng nếu có quá nhiều người cần thanh toán, chúng ta phải xếp hàng. Khi tham gia phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, chúng ta cần nhường ghế trên xe cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai. Không hút thuốc tại nơi công cộng cũng là thể hiện sự tôn trọng với mọi người xung quanh… Trái ngược với những hành vi trên, cũng có không ít người tỏ ra thiếu tôn trọng mọi người. Người giàu sang có địa vị trong xã hội lại tỏ ra coi thường người công nhân bình thường. Những đứa con khi lớn lên không làm tròn trách nhiệm báo hiếu cha mẹ, lại nhẫn tâm chửi mắng đánh đập đấng sinh thành. Một số người dân thiếu ý thức luôn tìm cách lách luật (đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, không đóng thuế, quan chức nhà nước lại tham nhũng…)

Đối với mỗi học sinh như chúng tôi, là thế hệ tương lai của đất nước thì ý thức tôn trọng mọi người đến từ những điều rất nhỏ. Sự tôn trọng với những người thân trong gia đình như ông bà cha mẹ là những lời lễ phép chào hỏi lịch sử trước và sau khi đi học về, cũng là việc tự ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân hay nhà cửa. Đặc biệt là việc cố gắng học tập chăm chỉ đạt được kết quả cao để không phụ sự vất vả của cha mẹ. Sự tôn trọng với thầy cô là những lời chào hỏi lễ phép, luôn học bài và làm bài trước khi đến lớp, trao đổi thẳng thắn ý kiến với thầy cô nhưng vẫn giữ được sự kính trọng. Sự tôn trọng với bạn bè đến từ cách xưng hô trò chuyện lịch sử, tôn trọng sở thích cá nhân hay cuộc sống riêng tư của bạn, biết cảm thông và chia sẻ với bạn bè khi bạn gặp khó khăn chứ không kì thị xa lánh. Nhưng hiện nay, một bộ phận không nhỏ học sinh quen với lối sống ích kỉ, thiếu tôn trọng người khác. Không khó để đọc trên báo những trường hợp học sinh đánh nhau, nói tục chửi bậy ngay tại trường học – nơi dạy con người những điều hay lẽ phải. Thậm chí, khi thế giới của công nghệ tồn tại đã vô hình trở thành con dao hai lưỡi giết chết truyền thống tôn sự trọng đạo đáng tự hào. Những ngày học tập trực tuyến do ảnh hưởng của dịch Covid-19 với những bài giảng trực tuyến được các thầy cô chuẩn bị một cách tâm huyết. Khi đăng lên mạng lại có những bình luận với lời lẽ thô tục dưới các video ấy. Những hành vi này của các bạn học sinh thực sự chính là lời cảnh tỉnh cho thực trạng đạo đức học sinh đang xuống cấp, ảnh hưởng đến nền giáo dục của đất nước. Chính vì vậy, tôi luôn tự nhủ phải cố gắng trau dồi đạo đức của bản thân để trở thành một người sống biết tôn trọng những người xung quanh.

Tóm lại, trong cuộc sống, mỗi con người cần biết tôn trọng mọi người xung quanh để khiến cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Bản thân mỗi học sinh cũng cần tự ý thức sống tôn trọng để xứng đáng trở thành chủ nhân tương lai của đất nước.

Những câu ca dao tục ngữ về tôn trọng người khác

1. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở hơn người giàu san

2. Chim khôn kêu tiếng rãnh rang

Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

3. Lời nói chẳng mất tiền mua

Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

4. Tự trọng người lại trọng thân.

5. Áo rách cốt cách người thương

6. Kim vàng, ai nỡ uốn câu

Người không ai nỡ nói nhau nặng lời​.

7. Kính lão đắc thọ.

8. Đất có thổ công, sông có hà bá.

9. Có đi có lại mới toại lòng nhau.

10. Vay chín thì trả cả mười

Phòng khi túng lỡ có người cho vay.

11. Làm người suy chín xét xa

Cho tường gốc, ngọn, cho ra vắn dài.

12. Khó mà biết lẽ biết lời

Biết ăn biết ở hơn người giàu sang.

13. Đường mòn nhân nghĩa không mòn.

14. Tự trọng người lại trọng than.

15. Lâu ngày nhớ lại kẻo quên

Tình thân nghĩa cũ có bền hay không?

16. Nói người phải nghĩ đến ta

Thử sờ lên gáy xem xa hay gần

Nói người phải nghĩ đến thân

Thử sờ lên gáy xem gần hay xa.

Những câu ca dao tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác
Những câu ca dao tục ngữ nói về sự tôn trọng người khác

17. Trọng nghĩa khinh tài.

18. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.

19. Cười người chớ vội cười lâu

Cười người hôm trước, hôm sau người cười.

20. Ăn có mời, làm có khiến.

21. Tôn sư trọng đạo.

22. Không thầy đố mày làm nên.

23. Nhập gia tùy tục.

24. Chim khôn kêu tiếng rảnh rang
Người khôn nói tiếng dịu dàng dễ nghe.

25. Kính già yêu trẻ.

26. Ai ơi đừng tham của người

Lấy một phải trả gấp mười về sau.

27. Của người nhọc đổ mồ hôi

Chớ vì tham đắm cướp về tay ta.

28. Vay thì trả, chạm thì đền.

29. Tánh bần tiện sanh do tánh tham khởi

Muốn thanh cao phải diệt trừ tham.

30. Chữ tín thay đức con người

Của mượn gìn giữ xong rồi trả ngay.

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/the-nao-la-ton-trong-nguoi-khac-ton-trong-moi-nguoi-co-y-nghia-nhu-the-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp