Phúc khảo là gì? Điểm phúc khảo là gì?

0
149
Rate this post

Phúc khảo là gì?

Phúc khảo là động từ dùng để chỉ hành động chấm kiểm tra, đánh giá, chấm lại bài thi đã được chấm trước đó. Hiểu một cách đơn giản, phúc khảo là khi thí sinh nhận được kết quả thi, mà cảm thấy người chấm thi chấm không đúng với số điểm mà thí sinh đã tính trước đó, thì thí sinh có thể làm hồ sơ phúc khảo để xem loại kết quả chấm đã chính xác hay chưa.

Ngoài ra, phúc khảo là một từ mượn Hán Việt. Trong đó, phúc mang ý nghĩa là lặp lại hoạt động một lần nữa, khảo là khảo sát, đánh giá.  Khi phúc khảo, điểm thi của bạn có thể được thay đổi theo cả 3 diễn biến: Điểm tăng, điểm giảm, điểm được giữ nguyên. Vì vậy, trước khi quyết định có nên phúc khảo hay không, bạn cần đánh giá lại bài làm của mình một cách chắc chắn.

Phúc khảo là gì?
Phúc khảo là gì?

Đơn phúc khảo là gì?

Đơn phúc khảo có thể hiểu là đơn yêu cầu của thí sinh nộp đến hội đồng chấm thi yêu cầu kiểm tra, chấm lại bài thi của mình khi cảm thấy kết quả được nhận không đúng với khả năng làm bài của mình trước đó

Điểm phúc khảo là gì?

Điểm phúc khảo là số điểm sau khi chấm phúc khảo và sẽ là điểm thi mới của thí sinh sau khi tiến hành thực hiện phúc khảo. Khi tiến hành thủ tục phúc khảo điểm phúc khảo so với số điểm ban đầu của thí sinh có thể giữ nguyên, tăng lên hoặc giảm xuống.

Chính vì vậy, khi tiến hành phúc khảo bài thi điểm thi của thí sinh có thể thay đổi: tăng lên, giảm đi hoặc không thay đổi, ngoài ra việc phúc khảo cũng sẽ tốn thời gian, công sức và chi phí. Do đó, trước khi quyết định phúc khảo, người phúc khảo nên tự đánh giá lại bài làm của mình của một cách chính xác và chắc chắn.

Có nên phúc khảo điểm thi?
Có nên phúc khảo điểm thi?

Điều kiện nộp đơn phúc khảo

Mọi thí sinh tham gia thi thì đều có quyền phúc khảo bài thi của mình. Nếu nhận thấy kết quả bài thi mà mình đạt được không đúng với khả năng làm bài thi trước đó thì thí sinh phải có đơn xin phúc khảo bài thi nộp tới hội đồng thi trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hội đồng thi niêm yết kết quả của kỳ thi.

Điểm phúc khảo sẽ chỉ được công nhận khi điểm chấm lại có sự chênh lệch so với điểm chấm lần trước. Khi đó, Hội đồng phúc khảo sẽ ra kết luận về điểm mới của bài thi. Hội đồng phúc khảo sẽ bắt đầu làm việc chậm nhất vào 15 ngày kể từ ngày thực hiện niêm yết kết quả của kỳ thi và thời gian làm việc không kéo dài quá 10 ngày. Kết quả phúc khảo được niêm yết công khai ngay sau khi Hội đồng phúc khảo đã hoàn tất công việc.

Lợi ích của việc làm đơn phúc khảo

– Thứ nhất, bảo vệ được quyền lợi của thí sinh.

Phúc khảo được đánh giá là một hình thức bảo vệ lợi ích cho các thí sinh, giúp đảm bảo sự công bằng cho những kỳ thi. Khi một thí sinh nào đó cảm thấy không hài lòng với điểm số mà mình đã nhận được thì thí sinh đó hoàn toan có thể nộp đơn xin phúc khảo bài thi.

– Thứ hai, có thể làm thay đổi điểm số ban đầu của bài thi.

Như đã nói ở trên, điểm phúc khảo có thể tăng, giảm hoặc giữ nguyên nhưng nhìn chung xác suất cải thiện được kết quả sau phúc khảo sau cùng thường cao hơn.

– Thứ ba, đánh giá được sự chuyên nghiệp của hội đồng thi.

Nếu nhu hội đồng khảo thí thực sụ chuyên nghiệp, có trách nhiệm cao thì việc phúc khảo bài thi cho thí sinh sẽ được diễn ra nhanh chóng hơn, thuận tiện và không gặp phải khó khăn. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để đánh gia sự chuyên nghiệp của cả một hội đồng thi.

Quy trình chấm phúc khảo bài thi diễn ra như thế nào?

– Đối với bài thi tự luận:

+ Mỗi bài thi tự luận sẽ do 2 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo và pahir được chấm lại bằng mực có màu khác so với màu mực được dùng chấm ban đầu trên bài làm của thí sinh

+ Trong khi tiến ahnfh các công việc có liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ 2 thành viên trong Ban phúc khảo bài thi tự luận trở lên và có sự giám sát nghiêm ngặt của thanh tra

Trong đó:

+ Nếu như kết quả chấm thi của cả 2 cán bộ chấm phúc khảo giống nhau thì sẽ lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo cuối cùng và giao bài thi cho hai cán bộ chấm thi chấm phúc khải ký cũng như xác nhận

+ Nếu kết quả chấm của cả 2 cán bộ chấm thi có sự chênh lệch khác nhau thì sẽ rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự lauanj cho cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thứ ba để chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng một loại mực khác.

+ Nếu kết quả chấm của 2 trong 3 cán bộ chấm thi phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo cuối cùng

+ Nếu kết quả chấm của ả 3 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo khác nhau thì Trưởng ban Phúc khảo của bài thi tự luận sẽ lấy điểm trung bình cộng của cả 3 lần chấm này làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên và xác nhận

+ Nếu bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã được công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì sẽ được điều chỉnh điểm

Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì sẽ phải tổ chức 1 buổi đối thoại trực tiếp giữa những cán bộ  chấm thi đợt đầu với cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi lại biên bản)

– Đối với việc chấm phúc khảo lại bài thi trắc nghiệm

+ Khi có mặt đầy đủ các thành viên được giao nhiệm vụ chấm phúc khảo bài thi tắc nghiệm thi mới được tiến hành mở niêm phong túi bài thi; Hội đồng thi có số lượng bài thi phúc khảo lớn thì có thẻ chia thành các nhóm nhỏ để thực hiện. Việc chấm phúc khảo pahir đảm bảo nguyên tắc mở túi nào chấm phúc khảo dứt điểm ngay túi đó, niêm phong trở lại rồi mới tiếp tục được mở túi khác

+ Thực hiện đối chiếu cẩn thận từng cầu trả lời đã tô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính, nếu có những sai lệch phải xác định rõ nguyên nhân của nó; thực hiện in kết uqra chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi đã sửa lỗi để lưu thành hồ sơ.

Mẫu đơn phúc khảo thông dụng nhất

Tùy vào từng cuộc thi mà những vấn đề cần đề cập đến trong đơn phúc khảo sẽ có nội dung khác nhau. Tuy nhiên, trong đơn phúc khảo thường có những yếu tố cơ bản sau:

– Thông tin của người làm đơn xin chấm phúc khảo, trong đó bao gồm các thông tin như họ và tên người làm đơn, tên lớp học, tên trường học, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân, số báo danh

– Thông tin về môn học xin chấm phúc khảo, gồm các thông tin như bộ môn, học phần, ngày thi, giờ thi, lần thi, phòng thi, địa điểm thi, ngày công bố điểm thi, số điểm đạt được…

– Lý do làm đơn phúc khảo

– Đơn vị tổ chức chấm lại bài thi: tùy vào từng mức độ phúc khảo bài thi và nơi bạn thi mà đơn phúc khảo được gửi đến những noi khác nha như ban giám hiệu, phòng đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, Sở Giáo dục và đào tạo…

– Nơi nộp, thời gian nộp đơn phúc khảo: theo quy chế từng cuộc thi thì thí sinh đăng ký dự thi ở đây thì sẽ nộp đơn phúc khảo ở đó

Việc tổ chức chấm phúc khảo sẽ do Hội đồng chấm phúc khảo thực hiện tại địa điểm phúc khảo. Điểm phúc khảo được Hội đồng chấm phúc khảo kết luận là điểm thi của bài thi trong đơn đề nghị phúc khảo.

Hướng dẫn cách nộp đơn phúc khảo chính xác nhất

Tùy vào từng cuộc thi mà những vấn đề cần đề cập trong đơn phúc khảo sẽ khác nhau. Tuy nhiên, trong đơn phúc khảo thường có những thông tin thiết yếu sau:

+ Thông tin của người làm đơn xin chấm phúc khảo, bao gồm các thông tin như họ tên người làm đơn, tên lớp học, tên trường học, số chứng minh nhân dân, số báo danh.

+ Thông tin về môn học xin chấm phúc khảo, gồm các thông tin như bộ môn, học phần, ngày thi, giờ thi, lần thi, phòng thi, địa điểm thi, ngày công bố điểm thi, số điểm đạt được,…

+ Lý do làm đơn phúc khảo:

+ Đơn vị tổ chức chấm lại bài thi: tùy vào từng mức độ phúc khảo bài thi và nơi bạn thi mà đơn phúc khảo được gửi đến những nơi khác nhau như ban giám hiệu, phòng đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo…

+ Nơi nộp, thời gian nộp đơn phúc khảo: theo quy chế từng cuộc thi thì thí sinh đăng ký dự thi ở đâu thì sẽ nộp đơn phúc khảo ở nơi đó.

Việc tổ chức chấm phúc khảo sẽ do Hội đồng chấm phúc khảo thực hiện tại địa điểm phúc khảo. Điểm phúc khảo được Hội đồng chấm phúc khảo kết luận là điểm thi của bài thi trong đơn đề nghị phúc khảo.

Cách nộp đơn phúc khảo bài thi
Cách nộp đơn phúc khảo bài thi

Phúc khảo bài thi THPT quốc gia thế nào?

Hồ sơ, thủ tục phúc khảo bài thi thực hiện ra sao?Tại khoản 1 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp THPT được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT T nêu rõ, mọi thí sinh đều có quyền được phúc khảo bài thi, đồng thời, nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi.

Đồng thời, theo Quyết định số 1584/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các thí sinh dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.

Như vậy, trường hợp có nhu cầu phúc khảo kết quả thi, bạn cần lưu ý thời gian nộp đơn phúc khảo là trong vòng 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.

Trình tự phúc khảo bài thi tốt nghiệp THPT cũng được quy định tại Quyết định số 1584/QĐ-BGDĐT như sau:

– Các thí sinh dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT nộp đơn phúc khảo tại nơi đăng ký dự thi trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày công bố điểm thi.

– Nơi đăng ký dự thi nộp dữ liệu về thí sinh đăng ký phúc khảo cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

– Sở Giáo dục và Đào tạo chuyển dữ liệu thí sinh đăng ký phúc khảo cho Hội đồng thi để thực hiện.

– Điểm các bài thi được điều chỉnh sau phúc khảo do Trưởng ban Phúc khảo trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định và cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

– Công bố kết quả phúc khảo cho thí sinh.

– Thành phần hồ sơ: Đơn phúc khảo của thí sinh.

– Thời hạn giải quyết: 15 ngày kể từ ngày hết hạn nhận đơn phúc khảo.

Sau khi tổ chức phúc khảo xong, điểm của thí sinh sau phúc khảo được cập nhật vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Bộ GDĐT. Bên cạnh đó, nếu bài thi được điều chỉnh điểm, thí sinh sẽ được cấp Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo.

Quy trình chấm phúc khảo bài thi THPT quốc gia

– Với bài thi tự luận:

+ Mỗi bài thi tự luận do 02 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo và phải được chấm bằng mực có màu khác với màu mực được dùng chấm trước đó trên bài làm của thí sinh.

+ Trong khi tiến hành các công việc liên quan đến phúc khảo, phải có ít nhất từ 02 thành viên của Ban Phúc khảo bài thi tự luận trở lên và có sự giám sát của thanh tra.

Trong đó:

+ Nếu kết quả chấm của 02 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho hai cán bộ chấm thi chấm phúc khảo ký xác nhận;

+ Nếu kết quả chấm của 02 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo có sự chênh lệch thì rút bài thi giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận tổ chức cho cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thứ ba chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh bằng mực màu khác;

+ Nếu kết quả chấm của 02trong ba cán bộ chấm thi chấm phúc khảo giống nhau thì lấy điểm giống nhau làm điểm phúc khảo.

Nếu kết quả chấm của cả 03 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo lệch nhau thì Trưởng ban Phúc khảo bài thi tự luận lấy điểm trung bình cộng của ba lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo rồi ký tên xác nhận;

+ Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu (đã công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm.

Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm đợt đầu từ 0,5 điểm trở lên thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi biên bản).

– Chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm

+  Khi có mặt đầy đủ thành viên được giao nhiệm vụ chấm phúc khảo bài thi trắc nghiệm mới tiến hành mở niêm phong túi bài thi; Hội đồng thi có số lượng bài thi phúc khảo lớn có thể chia thành các nhóm để thực hiện. Việc chấm phúc khảo phải bảo đảm nguyên tắc mở túi nào chấm phúc khảo dứt điểm túi đó, niêm phong trở lại rồi mới được mở túi khác;

+ Thực hiện đối chiếu từng câu trả lời đã tô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm với hình ảnh đã quét lưu trong máy tính, nếu có những sai lệch phải xác định rõ nguyên nhân; thực hiện in kết quả chấm từ phần mềm chấm thi trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phuc-khao-la-gi-diem-phuc-khao-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp