Truyện đồng thoại là gì? Đặc điểm truyện đồng thoại

0
212
Rate this post

Truyện đồng thoại là gì?

Lời giải: Truyện đồng thoại là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Khái niệm về truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại là truyện viết ra cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân cách hóa. Các nhân vật này vừa mang những đặc tính vốn có của loài vật hoặc đồ vật, vừa mang đặc điểm của con người.

Khái niệm truyện đồng thoại đã xuất hiện từ rất lâu. Đây không phải một thể loại truyện thuần Việt mà được bắt nguồn từ Trung Quốc. Trong đó chúng ta có thể hiểu “đồng” là cùng, “thoại” là kể hay tường thuật.

Truyện đồng thoại là loại truyện mượn lời, mượn ngôi kể của nhân vật để tự sự lại những câu chuyện bổ ích hướng tới đối tượng trẻ em. Vì truyện đồng thoại nhắm đến đối tượng người nghe là thiếu nhi nên tác giả thường đưa vào những yếu tố kỳ ảo, thần bí làm tăng tính sinh động.

Trong nền văn học Việt Nam, chúng ta phân biệt rõ ràng hai khái niệm truyện đồng thoại và truyện cổ tích. Theo đó truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian, truyền miệng còn truyện đồng thoại lại là thể loại được sử dụng trong văn học hiện đại.

Khác với truyện cổ tích – thường có các nhân vật chính là công chúa, hoàng tử, vua… – truyện đồng thoại lại có nhân vật chính là các con vật được tác giả nhân cách hóa. Tuy nhiên, điểm độc đáo ở truyện đồng thoại mà ít người chú ý đến đó chính là dù nhân cách hóa loài vật, tác giả vẫn giữ nguyên hình dáng, đặc tính, thói quen… của chúng. Điều này vừa tạo nên nét đặc trưng riêng của thể loại truyện đồng thoại vừa tăng sự gần gũi lại góp phần bổ sung những kiến thức lý thú cho các bạn nhỏ.

Truyện đồng thoại là gì?
Truyện đồng thoại là gì?

Lịch sử của truyện đồng thoại

Theo Hoàng Vân Sinh, “từ đồng thoại ở Trung văn được du nhập từ Nhật Bản, xuất hiện ở Trung Quốc vào cuối thời nhà Thanh. Dấu mốc đầu tiên của nó là bộ Tùng thư đồng thoại do Tôn Dục Tu chủ biên, Thương vụ ấn thư quán xuất bản năm 1909”(Hoàng Vân Sinh,2001,tr.1). Ở Nhật, những truyện kể cho trẻ em được gọi là dowa, dịch sang Hán ngữ là đồng thoại.

Đồng thoại là Danh từ đồng thoại xuất hiện trong Việt ngữ được ghi nhận lần đầu tiên bởi công trình Hán – Việt từ điển của Đào Duy Anh (Quan hải tùng thư xuất bản, 1932).

Rất nhiều năm sau, nó mới được sử dụng vào việc đặt tên cho một tuyển tập văn học. Đó là cuốn Cổ kim đồng thoại do Lê Văn Chánh biên soạn dựa trên nguồn tư liệu phương Tây, với mục đích giúp vào việc giáo dục trẻ em.

Ở Việt Nam, truyện đồng thoại hiện đại xuất hiện cùng với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam vào những năm đầu thế kỷ XX và ít nhiều gây được tiếng vang với tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký của Tô Hoài.

Dù vậy, trong giai đoạn từ 1930 đến 1945, giới lí luận phê bình đương thời chưa chú ý đến truyện đồng thoại.  Từ năm 1945 đến nay, truyện đồng thoại được đề cập tới trong một số chuyên luận, giáo trình, bài báo khoa học, bài đọc sách, lời bình…

Đặc điểm truyện đồng thoại

Truyện đồng thoại có những khá nhiều đặc điểm riêng, đây cũng chính là thứ tạo nên sự lôi cuốn và sức hấp dẫn đối với độc giả. Thể loại này thường được nhận dạng thông qua 3 đặc điểm chính sau:

  • Nhân vật trong truyện là các loài vật đã được tác giả nhân cách hóa, có tên gọi, hành động và suy nghĩ như con người.
  • Tuy nhiên, bên cạnh đặc điểm của con người, nhân vật trong truyện đồng thoại vẫn giữ nguyên được các đặc điểm vốn có về thức ăn, sở thích, nơi ở… từ đó đem đến sự sinh động, chân thật, gần gũi.
  • Truyện đồng thoại ẩn chứa và mang đến cho độc giả, đặc biệt là các em nhỏ những bài học giáo dục về nhận thức, thẩm mỹ…

Phân loại truyện đồng thoại

Dựa vào hệ thống nhân vật chính, truyện đồng thoại có thể chia làm ba loại:

– Loại 1: nhân vật chính là nhân vật thần kì, thần tiên, ma quỷ;

– Loại 2: nhân vật chính là loài vật, đồ vật được nhân cách hóa;

– Loại 3: nhân vật chính là những con người bình thường.

Đặc điểm truyện đồng thoại
Đặc điểm truyện đồng thoại

Những yếu tố trong truyện đồng thoại

Cốt truyện là yếu tố quan trọng cùa truyện kể, gồm các sự kiện chinh được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Cốt truyện có mờ đầu, diễn biến và kết thúc.

Nhân vật là đối tượng có hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, cảm xúc, suy nghĩ,… được nhà văn khắc hoạ bên trong trong tác phẩm. Khi đọc truyện ta sẽ xác định nhân vật chính là những nhân vật thể hiện quan điểm tư tưởng của câu chuyện. Bên cạnh đó cũng có nhân vật phụ. Nhân vật thường là con người nhưng cũng có thể là thần tiên, ma quỷ, con vật. đồ vật,…

Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm, xưng tôi ngôi thứ nhất để kể lại những gì mình chứng kiến hoặc trải qua. Hoặc người kể chuyện giấu mình, không tham gia vào câu chuyện, câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba.

Lời người kể chuyện đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cà việc thuật lại mọi hoạt động cùa nhân vật vả miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

Lời kể chuyện thuật lại câu chuyện, hoạt động nhân vật. Bên cạnh lời người kể chuyện còn có lời nhân vật là lời nói trục tiếp cùa nhân vật.Lời nhân vật là lời nói trực tiếp cùa nhân vật có thể là đối thoại hoặc độc thoại. Ngoài ra lời nhân vật là lời nói cùa nhân vật, có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

Cốt truyện truyện đồng thoại

– Cốt truyện: là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định, có mở đầu, diễn biến và kết thúc.

– Cốt truyện đồng thoại: gồm các sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian, với kết cấu: sinh ra (tuổi thơ) – trưởng thành – biến cố – thành công, nhận được bài học (kết thúc có hậu)

Người kể chuyện trong truyện đồng thoại

– Người kể chuyện: là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện.

– Gồm có hai kiểu người kể chuyện thường gặp trong truyện đồng thoại:

Người kể chuyện ngôi thứ nhất: xưng “tôi”, trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm

Người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện giấu mình): không tham gia và câu chuyện, nhưng có khả năng biết hết mọi chuyện.

Lời người kể chuyện trong truyện đồng thoại

– Là thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy.

– Lời nhân vật: là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.

Vai trò của truyện đồng thoại Việt Nam

– Trong nền văn học dân tộc, truyện đồng thoại hiện đại có ý nghĩa đóng góp vào việc duy trì và phát triển một thể loại đã có (ngụ ngôn, cổ tích), đồng thời còn mang đến nhiều nét mới mẻ, hiện đại. Ví dụ, thế giới loài vật được đặt trong quan hệ với cuộc sống của con người hiện đại, câu chuyện không còn là cái “ngày xửa ngày xưa” xa vời nữa mà gần gũi với hiện tại. Có những truyện, nhà văn còn gửi gắm vào tác phẩm một vài vấn đề thời sự của chính cuộc sống hôm nay.

– Truyện đồng thoại còn truyện đồng thoại có khả năng khơi dậy ở trẻ em trí tưởng tượng bay bổng, sức sáng tạo bất ngờ, những tình cảm tốt đẹp, những cảm xúc thú vị…Xét về phương diện này, truyện đồng thoại đảm nhiệm ba chức năng: giải trí, giáo dục và thẩm mĩ.

Đặc biệt, truyện đồng thoại còn có khả năng giúp cho các em hóa thân vào nhân vật, sống trong thế giới của những tưởng tượng diệu kì, cảm nhận thế giới đồng thoại như cuộc sống của chính mình.

Có thể nói, truyện đồng thoại hiện đại Việt Nam sau hơn nửa thế kỉ phát triển đã gắn bó với đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, góp phần tham gia vào quá trình giáo dục trẻ em trong nhà trường; khơi nguồn cảm hứng cho sáng tạo văn học và tạo nên vẻ đẹp của văn học Việt Nam trước văn trường thế giới.

Vai trò của truyện đồng thoại Việt Nam
Vai trò của truyện đồng thoại Việt Nam

Tác giả và một số truyện đồng thoại nổi bật

Truyện đồng thoại của nhà văn Tô Hoài

Nhà văn Tô Hoài được đánh giá là cây đại thụ trong nền văn chương Việt Nam và đặc biệt là vô cùng quen thuộc với độc giả thiếu nhi. Các tác phẩm truyện đồng thoại của ông được sáng tác ở cả hai giai đoạn trước và sau năm 1945, vì vậy sự đa dạng về các nhân vật cũng như bối cảnh được thể hiện rõ rệt trong truyện.

Bên cạnh đó, bằng giọng văn hóm hỉnh và lối viết thông minh, truyện đồng thoại của Tô Hoài cũng mang đến cho các em nhỏ những bài học giáo dục sâu sắc mà gần gũi. Một số tác phẩm tiêu biểu thuộc thể loại đồng thoại của nhà văn Tô Hoài có thể kể đến như: Dế Mèn phiêu lưu ký, Đám cưới chuột, Võ sĩ Bọ Ngựa, Hai con ngỗng, Vện ơi Vện…

Truyện đồng thoại của nhà văn Võ Quảng

Nhà văn Võ Quảng là một trong những tác giả nổi tiếng, viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi. Ông từng vinh dự được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật (năm 2007). Truyện đồng thoại của nhà văn Võ Quảng mang đậm triết lý sâu sắc nhưng cũng thật hồn nhiên, đặc biệt có sức hấp dẫn với các bạn nhỏ.

Với thể loại đồng thoại, Võ Quảng đã để lại cho nền văn học Việt Nam nhiều tác phẩm tiêu biểu như: Cái mai, Những chiếc áo ấm, Bài học tốt, Anh cút lủi, Ngày Tết của trâu xe, Sáo sậu và đàn trâu

Truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh

Nguyễn Nhật Ánh được độc giả biết đến nhiều qua các tác phẩm về chủ đề tuổi mới lớn. Tuy nhiên, khi bắt đầu chuyển sang thể loại truyện đồng thoại vào năm 2012, ông đã nhận được sự ủng hộ vô cùng lớn từ độc giả thiếu nhi.

Các tác phẩm truyện đồng thoại của Nguyễn Nhật Ánh không được đồ sộ, phong phú như những tác giả “lão làng” nhưng ông lại gây ấn tượng với độc giả nhờ giọng văn dí dỏm trong sáng, sinh động và cốt chuyện thú vị, hấp dẫn. Các truyện đồng thoại như: Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ, Ra bờ suối ngắm hoa kèn hồng, Tôi là Bêtô… đều ghi nhận mức doanh thu cao từ khi ra mắt.

Truyện đồng thoại của Phạm Hổ

Nhà văn Phạm Hổ được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật vào năm 2001. Ông vừa là nhà thơ, nhà văn vừa là người viết kịch, phê bình văn học, dịch thuật… Tuy nhiên, hầu hết các tác phẩm của Phạm Hổ đều dành cho thiếu nhi.

Những tác phẩm truyện đồng thoại của Phạm Hổ đến với độc giả nhờ giọng văn gần gũi, chân thật, lối kể chuyện tự nhiên và dẫn chuyện bằng tâm hồn ngây thơ, trong sáng của trẻ em. Các tác phẩm như: Bê và Sáo, Chú sẻ con và bông hoa Bằng Lăng… đã thể hiện được tài năng cũng như tâm ý của nhà văn Phạm Hổ với văn học thiếu nhi Việt Nam.

Truyện đồng thoại của Trần Đức Tiến

Trần Đức Tiến là một cây bút nổi tiếng với những tác phẩm dành cho thiếu nhi. Nhà văn dành nhiều thời gian và tâm huyết cho thể loại truyện đồng thoại của thiếu nhi.

Truyện đồng thoại của nhà văn Trần Đức Tiến mang đến sự trong trẻo, hồn nhiên, mơ mộng mà chỉ có tâm hồn trẻ thơ mới có thể cảm nhận được hết. Nhắc đến tác phẩm tiêu biểu của nhà văn, không thể bỏ qua Xóm Bờ Giậu, bao gồm 25 truyện đồng thoại về các loài vật với nội dung phiêu lưu và hấp dẫn.

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/truyen-dong-thoai-la-gi-dac-diem-truyen-dong-thoai/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp