CIC là gì? Những điều cần biết về CIC

0
107
Rate this post

Nợ xấu tín dụng

Thông tin tín dụng là gì?

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 58/2021/NĐ-CP, thông tin tín dụng là dữ liệu, số liệu, dữ kiện liên quan của khách hàng vay tại tổ chức tham gia của công ty thông tin tín dụng.

Trong đó, khách hàng vay là tổ chức, cá nhân được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng hoặc được tổ chức tham gia khác cung cấp dịch vụ cho thuê tài sản, mua hàng trả chậm, trả dần, cầm đồ có điều kiện về lãi suất, thời hạn, tiền thuê, biện pháp bảo đảm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 7, khoản 8 Điều 3 Nghị định này:

– Thông tin định danh là thông tin định danh khách hàng vay theo quy định của Chính phủ về việc giữ bí mật, cung cấp thông tin khách hàng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

– Thông tin tiêu cực về khách hàng vay là thông tin tín dụng về nợ xấu, vi phạm nghĩa vụ thanh toán, vi phạm pháp luật, bị khởi kiện, bị khởi tố và các thông tin bất lợi khác ảnh hưởng đến kết quả đánh giá khách hàng vay.

Vậy, Hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng là việc công ty thông tin tín dụng cung cấp sản phẩm thông tin tín dụng cho các đối tượng sử dụng trên cơ sở các hoạt động thu thập, xử lý, lưu giữ thông tin.

Nợ xấu là gì?

Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ được phân loại theo quy định mà điển hình nhất là phân loại theo thời hạn nợ quá hạn từ 1 đến trên 360 ngày.

Đối với ngành Ngân hàng, cho vay và thu nợ là hai mặt của một vấn đề. Nợ xấu sẽ ảnh hưởng trực tiếp, rõ rệt đến việc cho vay. Không thu được nợ thì cũng đồng nghĩa với không có khả năng cho vay. Thu được nợ càng ít thì cho vay càng ít và lãi suất càng cao.

Nợ xấu bao gồm: khoản nợ đang hạch toán trong, ngoài bảng cân đôì kế toán của tổ chức tín dụng; khoản nợ xấu mà tổ chức mua bán, xử lý nợ xấu đã mua của tổ chức tín dụng. (khoản 8 Điều 3 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Điều 1 Nghị quyết số 42/2017/QH14)

Các hoạt động phát sinh nợ xấu gồm: cho vay; cho thuê tài chính; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bao thanh toán; cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng; trả thay theo cam kết ngoại bảng; ủy thác cấp tín dụng; hoạt động mua bán nợ; hoạt động mua, ủy thác mua trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc chưa đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC)
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia (CIC)

Cách xác định nợ xấu là gì?

Nợ xấu xác định theo hai phương pháp định lượng và định tính và thuộc các nhóm 3, 4 và 5 trong số 5 nhóm nợ sau đây: (Điều 2, Điều 3, Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14)

Nợ nhóm 1, là nợ đủ tiêu chuẩn; bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là nợ trong hạn và “nợ quá hạn dưới 10 ngày” được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

Nợ nhóm 2, là nợ cần chú ý, bao gồm 3 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày” và nợ đã được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu;

Nợ nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn, bao gồm 15 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày” và nợ đã được gia hạn lần đầu;

Nợ nhóm 4, nợ nghi ngờ, bao gồm 16 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;

Nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vấn, bao gồm 18 loại khác nhau, trong đó phổ biến, đồng thời cũng điển hình nhất là “nợ quá hạn trên 360 ngày” và nợ đã được cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên.

Ngoài ra, nếu khách hàng có từ hai khoản nợ trở lên tại một hoặc nhiều tổ chức tín dụng mà có một khoản nợ bất kỳ được xác đỉnh là nợ xấu theo quy định trên thì toàn bộ các khoản nợ còn lại cũng được xác định là nợ xấu. (Điều 5 Nghị quyết số 42/2017/QH14)

Theo các quy đỉnh nêu trên, nợ xấu không nhất thiết phải là nợ quá hạn. Chẳng hạn, nợ đang còn trong hạn, nhưng đã gia hạn đến lần thứ ba (theo định lượng) hoặc được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn (theo định tính) thì sẽ bị phân vào nợ nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn (Điểm d khoản 3 Điều 3 Nghị quyết số 42/2017/QH14). Do vậy, nợ xấu nhóm cao hơn không nhất thiết phải chuyển từ nợ xấu nhóm thấp hơn. Thậm chí đang là nợ nhóm 1 tốt nhất cũng có thể bị chuyển ngay sang nợ xấu nhóm 5 xấu nhất.

Từ năm 1958, pháp luật đã có những quy định nghiêm khắc để xử lý nợ quá hạn cho ngân hàng. Chẳng hạn như quy định, đối với người có khả năng mà không trả nợ, thái độ coi thường chính quyền, thì tùy từng trường hợp mà dùng hình thức họp tổ vay nợ, tổ nông hội, ủy ban xã, huyện để thực hiện các biện pháp như giáo dục, động viên, phê bình, kiểm thảo, cảnh cáo, xử phạt và cam kết trả nợ. Trường hợp thật ngoan cố thì tòa án huyện sẽ kê biên hoặc nếu cần thiết thì tòa án tỉnh sẽ tịch thu tài sản và xử tội để thu nợ cho ngân hàng.

CIC là gì?

Khái niệm CIC

CIC là viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung tâm Thông tin Tín Dụng. CIC là tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của các cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

CIC trắng: Pháp luật nước ta đã quy định khá đầy đủ về quyền và nghĩa vụ cần tuân thủ của các chủ thể này. Vậy nên, nếu các khoản cho vay tuân thủ 100% luật định sẽ gọi là tín dụng trắng hay CIC trắng. Mặt khác, 100% sai luật sẽ gọi là tín dụng đen.

Cic là gì?
Cic là gì?

Chức năng của CIC

  • Đăng ký tín dụng quốc gia cho tất cả người dùng theo quy định của pháp luật hiện hành để hỗ trợ mọi người kiểm tra CIC nhanh chóng.
  • Thu thập thông tin về nợ xấu của các cá nhân, tổ chức. Sau đó CIC sẽ tiến hành xử lý, phân tích và lưu trữ thông tin tín dụng.
  • Ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đến mức thấp nhất.
  • Yêu cầu các ngân hàng, tổ chức cho vay vốn tín dụng gửi hồ sơ để CIC tiến hành chấm điểm tín dụng với từng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp.
  • Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm tín dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Cách thức hoạt động của CIC

Mọi giao dịch vay, mượn nợ và thanh toán của bạn ở những ngân hàng, tổ chức tài chính hợp pháp đều được ghi nhận lại dưới dạng điểm tín dụng trên hệ thống CIC. Từ đó làm cơ sở cho mọi ngân hàng và tổ chức tài chính xét duyệt, đánh giá uy tín của bạn khi thực hiện giao dịch trong tương lai.

CIC hoạt động khi có các thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức cho vay, giá trị khoản vay, quá trình thanh toán được cung cấp từ các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Khi nhận được thông tin, CIC sẽ liên tục tổng hợp, cập nhật các cơ sở dữ liệu mới nhất và trình báo lên để người sử dụng hệ thống có thể nắm bắt lịch sử tín dụng của từng cá nhân, doanh nghiệp một cách rõ ràng, cụ thể.

Nói cách khác CIC là hoạt động như một cuốn sổ, ghi chép các cá nhân, doanh nghiệp về thông tin các khoản vay với phía ngân hàng, và là kho thông tin để ngân hàng truy xuất khi quyết định cho một cá nhân hay doanh nghiệp nào nó vay vốn hay không. Thông tin các khoản vay của khách hàng từng đi vay sẽ được hệ thống CIC chia thành 5 nhóm.

Việc phân loại các nhóm nợ giúp hệ thống CIC xác định đâu là nhóm nợ xấu, đâu là cá nhân có lịch sử vay không đạt tiêu chuẩn, từ đó giúp các Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng đơn vị đưa ra giải pháp xử lý.

CIC sẽ cập nhật những thông tin sau:

  • Số tiền đã, từng và đang vay
  • Mục đích vay là gì?
  • Hợp đồng tín dụng được ký kết với ngân hàng nào?
  • Thời gian trả khoản nợ là bao lâu?
  • Lịch sử trả nợ tới thời điểm hiện tại
  • Người đi vay đang nằm trong nhóm nợ nào?
  • Có thế chấp tài sản nào hay không?

Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh nhất

Như các bạn cũng biết, hiện nay chúng ta rất dễ dàng đăng ký mua trả góp các món hàng, từ mua cái smartphone cho tới đi làm thẩm mỹ, đi du lịch, tất cả đều có thể vay trả góp,.. mà rất nhiều tổ chức tín dụng cho vay trả góp duyệt hồ sơ rất dễ và nhanh chóng, ngồi điền form online mất có 10-15p là xong. Điều này cũng có mặt xấu là có nhiều người bị kẻ gian lấy thông tin CMND, bằng lái, hộ khẩu để làm giả hồ sơ, mình không mua hàng nhưng tự nhiên thành con nợ và hậu quả là chúng ta bị dính nợ xấu, bị lưu thông tin nợ trên CIC.

Đến một lúc nào đó, bạn cần vay vốn ngân hàng hoặc mở thẻ tín dụng mà bị hủy hồ sơ không rõ lý do, hỏi ra mới biết là bị nợ xấu. Vậy thì để tự check CIC, anh em có thể làm như sau, rất đơn giản.

Bước 1: Truy cập trang web của CIC (cic.gov.vn) để đăng ký thông tin.

– Nếu bạn đã có tài khoản tại CIC, nhập mật khẩu và xác nhận mật khẩu

– Nếu chưa đăng ký tài khoản tại CIC, chọn “Đăng ký”.

Bước 2: Tiến hành đăng ký thông tin cá nhân. Điền các thông tin yêu cầu để đăng kí theo hướng dẫn trên màn hình. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện các bước tiếp theo.

Lưu ý: Khách hàng nên nhập email và SĐT thực để có gì bên CIC sẽ gửi thông báo quan trọng từ CIC.

Bước 3: Nhập mã OTP được gửi về số điện thoại đã đăng ký, chọn “Đồng ý” để chấp nhận các điều khoản cam kết. Sau đó nhấn “Tiếp tục” để thực hiện bước tiếp theo.

Sau 1 ngày làm việc, bên CIC sẽ có người gọi lại cho bạn để xác nhận thông tin, nếu đúng chính chủ thì sẽ trả kết quả CIC qua email cho khách hàng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng App để kiểm tra thông tin tín dụng cá nhân của mình.

Tải App về điện thoại:

– Với hệ điều hành IOS: iCIC NATIONAL CREDIT INFORMATION CENTRE OF VIETNAM

– Với hệ điều hành Android: CIC Credit Connect – Kết nối nhu cầu vay

Sau khi tải App bạn cũng đăng ký các thông tin theo hướng dẫn để thực hiện việc tra cứu thông tin tín dụng cá nhân tương tự như qua website trên.

Điểm tín dụng CIC bao nhiêu là tốt?

Khi đã tra được điểm tín dụng của cá nhân khách hàng trên hệ thống CIC. Ngân hàng sẽ căn cứ vào thang điểm dưới đây để đánh giá độ uy tín của khách hàng. Xếp hạng điểm tín dụng CIC được phân chia như sau:

Từ 150 – 321: Rủi ro rất cao, khách hàng không đủ điều kiện vay vốn.

Từ 322 – 430: Rủi ro cao, khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

Từ 431 – 569: Rủi ro trung bình, khách hàng đủ điều kiện vay nhưng xét duyệt lãi suất cao.

Từ 570 – 679: Rủi ro thấp, khách hàng có khả năng trả nợ đúng hạn, đủ điều kiện vay, được xét duyệt lãi suất thấp.

Từ 680 – 750: Rủi ro rất thấp, đây là nhóm khách hàng có điểm tín dụng CIC lý tưởng, đủ điều kiện vay, lãi suất thấp và được phê duyệt hạn mức vay cao.

Căn cứ vào thang điểm đánh giá trên, nhóm khách hàng có điểm tín dụng từ 300 trở xuống được xem sẽ nằm trong nhóm nợ xấu, vì khách hàng đang có nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên. Như vậy, nhóm này sẽ không được bất cứ ngân hàng và tổ chức tín dụng nào xét duyệt khoản vay mới, trừ khi khách hàng tất toán các khoản nợ quá hạn để củng cố điểm tín dụng. Điểm tín dụng từ 600 trở lên là mức điểm tín dụng tốt. Khách hàng đạt điểm này sẽ đủ điều kiện xét duyệt khoản vay mới với lãi suất ưu đãi.

Làm thế nào để xóa nợ xấu trên CIC

Xóa nợ xấu được chia làm hai trường hợp sau:

Trường hợp 1: Nợ xấu do lỗi ở khách hàng như chậm trả nợ

Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu trên trang web của CIC để biết số tiền bạn đang nợ và thuộc nhóm nợ nào

Bước 2: Đến ngân hàng cho vay và làm việc với ngân hàng để tổng hợp toàn bộ khoản gốc lãi phải trả. Sau đó, bạn thực hiện thanh toán.

Lưu ý: Nên lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ.

Bước 3: Vào đầu tháng kế tiếp, bạn kiểm tra thông tin tín dụng CIC lại một lần nữa để kiểm tra bạn đã xóa nợ xấu chưa.

Tuy nhiên, lịch sử nợ xấu thường được lưu lại

Nợ xấu nhóm 3,4 và 5 được lưu giữ trong vòng 5 năm gần nhất

Nợ xấu nhóm 2 được lưu giữ trong vòng 12 tháng

Do đó, cách xóa nợ xấu nhanh nhất bạn nhanh chóng thanh toán nợ quá hạn, nợ xấu.

Trường hợp 2: Do lỗi của Ngân hàng hoặc của trung tâm CIC.

Bước 1: Kiểm tra rõ tình trạng nợ xấu của bạn trên trung tâm CIC để biết rõ số tiền bạn đang nợ, nhóm nợ xấu

Bước 2: Làm công văn gửi Ngân hàng hoặc Trung tâm CIC để khiếu nại.

Bước 3: Gửi công văn và đến trực tiếp  các đơn vị trên để giải quyết.

Bước 4: Nhận kết quả và kiểm tra lại tình trang nợ xấu tại website của CIC.

CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh nhất
CIC là gì? Cách kiểm tra CIC cá nhân nhanh nhất

Rơi vào nợ xấu ngân hàng có ảnh hưởng gì không?

Sau khi hiểu được chức năng CIC là gì, bạn nên xây dựng thói quen tiêu dùng tín dụng đúng cách. Tránh rủi ro bị tình trạng nợ xấu ảnh hưởng trực tiếp đến điểm tín dụng và cơ hội vay vốn tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng.

Đối với trường hợp bạn rơi vào nhóm nợ xấu, khả năng được xét duyệt hồ sơ vay vốn ngân hàng của bạn sẽ rất thấp. Tùy thuộc vào nhóm nợ xấu, sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Hầu hết tất cả các ngân hàng sẽ không hỗ trợ vay tiền dưới bất kỳ hình thức nào nếu bạn nằm trong nhóm nợ xấu 3 đến 5.

Điểm tín dụng của bạn trên hệ thống CIC sẽ được lưu giữ 5 năm, tức là bạn sẽ không được hỗ trợ vay vốn ngân hàng trong 5 năm đó nếu có nợ xấu.

Lời khuyên tránh rơi vào nhóm nợ tín dụng xấu trên CIC

  • Kiểm soát được tài chính trước khi vay. Khoản thanh toán các khoản vay không quá 50% thu nhập để đảm bảo cuộc sống cũng như điểm tín dụng.
  • Không nên cố gắng đi vay khi lịch sử tín dụng của bạn nằm trong nhóm nợ xấu không được vay.
  • Cần chú ý các khoản nợ từ việc sử dụng thẻ tín dụng Credit Card, đảm bảo việc thanh toán đúng thời gian quy định (không quá 45 ngày) và không chi tiêu quá khả năng thanh toán.
  • Không nên vay tiền khi biết chắc chắn rằng không có khả năng trả nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín tín dụng của bạn, và bạn sẽ không thể vay tiền khi có nhu cầu thực sự cần thiết.

Bí kíp cải thiện điểm tín dụng CIC

Việc duy trì điểm tín dụng ở mức tốt là điều cần thiết, bởi trong bất cứ thời điểm nào cần vay vốn ngân hàng, khách hàng có điểm CIC cao sẽ được ưu tiên xét duyệt khoản vay. Đối với những khách hàng đang có điểm tín dụng ở mức chưa tốt, dưới đây là những lời khuyên hữu ích để khách hàng cải thiện điểm số này:

– Thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ đúng hạn: Như đã đề cập ở phần trên, lịch sử trả nợ chiếm đến 35% tỷ lệ đánh giá điểm CIC. Vì vậy, khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn sẽ giúp cải thiện điểm tín dụng CIC.

– Hạn chế có quan hệ tín dụng với nhiều bên: Việc dùng lúc có nhiều khoản vay mở tại nhiều tổ chức khác nhau tiềm ẩn rất nhiều rủi ro đối với khả năng trả nợ của khách hàng. Thông thường, các ngân hàng sẽ từ chối những khách hàng đang cùng lúc có quan hệ tín dụng với 3 tổ chức khác nhau. Vì vậy, khách hàng nên tất toán các khoản nợ hiện có và duy trì các khoản tín dụng ở cùng một ngân hàng là biện pháp tốt nhất.

– Không đứng tên làm hồ sơ vay thay thế người khác: Việc đứng tên làm hồ sơ vay hộ người khác là việc làm rủi ro rất cao cho bản thân khách hàng. Rất nhiều trường hợp vay hộ khiến khách hàng rơi vào trạng thái nợ xấu khi không thanh toán nợ đúng hạn. Vì vậy, tuyệt đối không nên thực hiện việc này.

– Không vay thêm hay mở thêm thẻ tín dụng vượt quá khả năng chi trả: Khách hàng nên đánh giá đúng khả năng chi trả của bản thân trước khi quyết định có nên vay tiếp khoản vay mới hay không. Ngoài ra, khách hàng cần xét xét mức chi tiêu của bản thân, không nên mở quá nhiều thẻ tín dụng khi không thực sự cần thiết.

– Không nên hủy thẻ tín dụng dưới 6 tháng hoạt động: Việc hủy thẻ tín dụng dưới 6 tháng sẽ ảnh hưởng đến điểm tín dụng.

– Thường xuyên theo dõi báo cáo tín dụng: Điều này nhằm điều chỉnh mức chi tiêu cá nhân không để vượt hạn mức. Đồng thời, phát hiện kịp thời các giao dịch phát sinh bất hợp lý.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cic-la-gi-nhung-dieu-can-biet-ve-cic/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp