Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông cho giáo viên năm 2021 – 2022

0
119
Rate this post

Cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông năm 2021 – 2022 đã chính thức phát động cho cả giáo viên và học sinh cấp Tiểu học. Thời hạn cuối cùng nộp bài dự thi là ngày 10/01/2022.

Tham gia dự thi thầy cô trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu hỏi tự luận nhằm củng cố kiến thức an toàn giao thông, tạo hứng thú trong giảng dạy cho thầy cô. Còn các em học sinh có thể tham khảo thêm đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai. Vậy mời thầy cô cùng theo dõi gợi ý đáp án cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ năm 2021 – 20212 dành cho giáo viên khối Tiểu học.

Xem thêm: Đáp án cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 – 2023

Đáp án An toàn giao thông cho nụ cười trẻ thơ 2022 giáo viên

(Thầy/cô hãy khoanh tròn vào 01 đáp án đúng nhất trong số các phương án trả lời)

PHẦN A: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC CHUNG VỀ ATGT VÀ KĨ NĂNG LÁI XE AN TOÀN

Câu 1. Theo luật giao thông đường bộ, phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được hiểu như thế nào cho đúng và đầy đủ nhất?

A. Gồm các loại xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện); xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự

B. Gồm các loại xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

C. Gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.

D. Gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Câu 2. Phương án nào sau đây không đúng với quy tắc giao thông đường bộ?

A. Tại nơi đường giao nhau không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi từ bên phải

B. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên trái.

C. Tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường.

D. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.

Câu 3: Thứ tự các xe đi như thế nào là đúng quy tắc giao thông?

Câu 3

A. Xe tải, xe con, mô tô

B. Xe con, xe tải, mô tô

C. Mô tô, xe con, xe tải

D. Xe con, mô tô, xe tải

Câu 4. Đơn vị nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giao thông đường bộ?

A. Bộ Công an;

B. Bộ Giao thông vận tải;

C. Bộ Công an và Ủy ban nhân dân các cấp;

C. Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các cấp.

Câu 5. Bà Q không đội mũ bảo hiểm, điều khiển xe đạp điện đi ngược chiều. Theo quy định hiện hành, hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông, bà Q sẽ phải chịu mức phạt nào dưới đây?

A. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng

B. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng

C. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng

D. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

PHẦN B: TRẮC NGHIỆM KIẾN THỨC THEO TÀI LIỆU “GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO HỌC SINH TIỂU HỌC”

Câu 6. Đâu là mô tả đúng về nhóm biển hiệu lệnh?

A. Có dạng hình tròn, nền màu xanh, hình vẽ màu trắng.

B. Có dạng hình tam giác đều, viền đỏ, nền màu vàng, trên có hình vẽ màu đen.

C. Có dạng hình chữ nhật hoặc hình vuông, nền xanh.

D. Có dạng hình tròn, viền đỏ, nền màu trắng, trên nền có hình vẽ hoặc chữ số, chữ viết màu đen.

Câu 7. Gặp biển báo nào dưới đây, người điều khiển phương tiện giao thông phải nhường đường cho người đi bộ?

Câu 7

A. Biển 1

B. Biển 2

C. Biển 3

D. Cả ba biển 1, 2, 3

Câu 8. Âm hiệu còi nào dưới đây của người điều khiển giao thông yêu cầu tất cả người tham gia giao thông phải dừng lại?

A. Một tiếng còi dài, mạnh.

B. Một tiếng còi ngắn.

C. Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn.

D. Ba tiếng còi ngắn, thổi nhanh.

Câu 9. Sắp xếp các bước dưới đây để có cách chuyển hướng an toàn tại nơi đường giao nhau có đèn tín hiệu giao thông.

A. Đèn đỏ − dừng lại trước vạch dừng.

B. Tiếp tục di chuyển, vẫn chú ý an toàn.

C. Đèn xanh – quan sát an toàn xung quanh, đưa ra tín hiệu chuyển hướng.

D. Giảm tốc độ khi gần đến nơi đường giao nhau.

1.D; 2. A ; 3.C; 4.D

Câu 10. Hành khách không được thực hiện hành vi nào khi ngồi trên máy bay?

A. Ngồi đúng số ghế ghi trên thẻ lên máy bay.

B. Ngồi ngay ngắn, giữ trật tự và thắt dây an toàn.

C. Chú ý lắng nghe, quan sát hướng dẫn của tiếp viên hàng không.

D. Sử dụng thiết bị thu, phát sóng khi máy bay đang cất, hạ cánh.

PHẦN C: CHIA SẺ Ý KIẾN

Thầy/cô sử dụng bộ tài liệu “Giáo dục an toàn giao thông dành cho học sinh tiểu học” trong tổ chức hoạt động dạy học an toàn giao thông như thế nào cho phù hợp với thực tế tại địa phương?

Gợi ý:

* Trong giờ lên lớp:

– Ưu tiên sử dụng các phương pháp dạy học tích cực, tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, tìm tòi, lĩnh hội kiến thức.

– Sử dụng các câu khẩu hiệu, dễ nhớ để học sinh dễ nhớ và thực hiện hơn.

– Tìm hiểu kĩ đặc trưng năng lực mỗi học sinh, nhóm học sinh để giao nhiệm vụ học tập cho phù hợp.

– Chủ động tìm thêm tài liệu tranh, ảnh, video về an toàn giao thông hay, lạ để đưa vào các bài dạy tạo hứng thú cho học sinh.

– Tổ chức các trò chơi tìm hiểu an toàn giao thông.

– Chú trọng, nhấn mạnh các nội dung chính:

  • Đi bên tay phải, sá lề đường, đúng hướng đường, làn đường dành cho mình.
  • Đi chậm, quan sát kĩ xung quanh, nhất là những nơi xe cộ phức tạp, hay tầm nhìn bị che khuất.
  • Thứ tự các xe ưu tiên.
  • Các loại biển báo giao thông, quy định về an toàn giao thông (phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; không đi hàng hai, hàng ba, đùa nghịch khi tham gia giao thông,….).
  • Các điều nên làm và không nên làm khi tham gia giao thông.

* Ngoài giờ lên lớp:

– Tổ chức các buổi ngoại khóa chuyên đề “An toàn giao thông”.

– Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu an toàn giao thông, vẽ tranh tuyên truyền cổ động an toàn giao thông.

– Tạo điều kiện cho các lớp, các nhóm học sinh tự xây dựng và thực hiện kế hoạch tuyên truyền an toàn giao thông.

– Trao đổi với phụ huynh về an toàn giao thông, đề nghị phụ huynh phối kết hợp với giáo viên tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh tìm hiểu an toàn giao thông, chấp hành các quy tắc an toàn giao thông ngoài thực tế.

Biểu mẫu giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dap-an-cuoc-thi-giao-luu-tim-hieu-an-toan-giao-thong-cho-giao-vien-nam-2021-2022-cuoc-thi-an-toan-giao-thong-cho-nu-cuoi-tre-tho-lop-1-2-3-4-5/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp