Tại nơi đường giao nhau khi cô chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?

0
237
Rate this post

Tại nơi đường giao nhau khi cô chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào? là câu hỏi trong cuộc thi Giao lưu tìm hiểu An toàn giao thông lớp 3 năm 2022 – 2023. Mời các em theo dõi đáp án trong bài viết dưới đây. Nội dung được biên soạn, nên các em có thể yên tâm nhé.

Tại nơi đường giao nhau khi cô chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?

Tại nơi đường giao nhau khi cô chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?

Câu hỏi: Tại nơi đường giao nhau khi cô chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào?

A. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT phải dừng lại; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi;

B. Người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau của cô/chú CSGT được đi; người tham gia giao thông ở bên phải và bên trái cô/chú CSGT phải dừng lại;

C. Người tham gia giao thông ở phía trước và phía sau cô/chú CSGT được đi thẳng; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái cô/chú CSGT được đi thẳng và rẽ phải;

D. Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

Đáp án đúng: D – Người tham gia giao thông ở các hướng phải dừng lại.

Người điều khiển giao thông có thể ra hiệu lệnh bằng tay, bằng gậy, và bằng còi. Thường thì công an giao thông kết hợp cả 3 thứ đó: tay ra hiệu, tay vung gậy, miệng thổi còi.

Hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông

Hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông được quy định tại khoản 2 điều 10 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Tay giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở các hướng dừng lại;

Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía bên phải và bên trái của người điều khiển giao thông được đi;

Tay phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông ở phía bên trái người điểu khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

Tay trái hoặc phải giơ vuông góc với mặt đất thì người điều khiển xe bên trái hoặc phải dừng lại;

Hiệu lệnh bằng còi của cảnh sát giao thông

Hiệu lệnh bằng còi của cảnh sát giao thông gồm các hiệu lệnh sau:

  • Một tiếng còi dài, mạnh là ra lệnh dừng lại;
  • Một tiếng còi ngắn là cho phép đi;
  • Một tiếng còi dài và một tiếng còi ngắn là cho phép rẽ trái;
  • Hai tiếng còi ngắn, thổi mạnh là ra hiệu nguy hiểm đi chậm lại;
  • Ba tiếng còi ngắn thổi nhanh là báo hiệu đi nhanh lên;
  • Thổi liên tiếp tiếng một, nhiều lần, mạnh là báo hiệu phương tiện dừng lại để kiểm tra hoặc báo hiệu phương tiện vi phạm.

Hiệu lệnh bằng gậy chỉ huy

Trường hợp người điều khiển gậy chỉ huy giao thông vào hướng xe hoặc xe nào thì xe ở hướng đó hoặc chính xe bị chỉ gậy phải dừng lại.

Không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông phạt thế nào?

Mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của người kiểm soát giao thông được quy định tại điều 5,6,7,8 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP cụ thể với từng loại phương tiện như sau:

Loại xe Phạt tiền Hình phạt bổ sung
Xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe:

  • 1-3 tháng
  • 2-4 tháng nếu gây tai nạn
Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng
Máy kéo, xe máy chuyên dùng 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng):

  • 1-3 tháng
  • 2-4 tháng nếu gây tai nạn
Xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác 100.000 đồng đến 200.000 đồng Không
Đi bộ 60.000 đồng đến 100.000 đồng Không
Điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo 100.000 đồng đến 200.000 đồng Không

*******************

Trên đây là đáp án cho câu hỏi Tại nơi đường giao nhau khi cô chú Cảnh sát giao thông ra hiệu lệnh Tay giơ thẳng đứng là người tham gia giao thông, em phải đi như thế nào? Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thành tốt bài thi của mình.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-noi-duong-giao-nhau-khi-co-chu-canh-sat-giao-thong-ra-hieu-lenh-tay-gio-thang-dung-la-nguoi-tham-gia-giao-thong-em-phai-di-nhu-the-nao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp