Địa tạng vương bồ tát là ai? Địa tạng vương bồ tát có thật không?

0
1429
Rate this post

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Theo Phật giáo Đại Thừa, trong lịch sử Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát là một trong sáu vị đại Bồ Tát quan trọng. Cùng với Văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Quan Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát và Di Lặc Di Bồ Tát.

Danh hiệu Địa Tạng Vương Bồ Tát có nghĩa là an nhẫn, bất động như đại địa, tư duy sâu xa, kín đáo như kho tàng bí mật.

Địa Tạng Vương Bồ Tát có đại nguyện là “ Địa Ngục vị không, thệ bất thành Phật, chúng sanh độ tận, phương chứng Bồ Đề” nghĩa là nếu chưa độ hết chúng sanh thì Ngài không chứng quả Bồ Đề, nếu sự thọ khổ trong Địa Ngục vẫn còn, Ngài thề không thành Phật.

Nhưng vốn dĩ chúng sanh tạo nghiệp vô biên vô lượng, chính vì vậy công trình cứu độ của Ngài cũng miệt mài đến vô lượng vô biên.

Ý nghĩa Địa Tạng Vương Bồ Tát một tay cầm ngọc Minh Châu, một tay cầm tích trượng tượng trưng cho lục đạo Luân Hồi để cứu độ hết thảy chúng sanh trong Địa Ngục.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?
Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Địa Tạng Vương Bồ Tát có thật không?

Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị giáo chủ cao quý của cõi U Minh. Là một trong những vị Bồ tát quan trọng bậc nhất của Phật giáo Đại thừa. Ngài từng lập đại nguyện là tế độ cho tất cả chúng sinh chính là “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật Chúng sinh độ tận phương chứng Bồ đề”. Do đó, Ngài được “chư Phật ba đời đồng khen chuộng. Mười phương Bồ Tát chung tin tưởng” là vua trong các vị Bồ Tát.

Nhưng liệu Địa Tạng Vương Bồ Tát có thật không? Theo các tài liệu nghiên cứu Phật giáo cổ Ấn Độ cho thấy, tín ngưỡng thờ Bồ Tát Địa Tạng (Ksitigarbha) đã được khai sinh tại Ấn Độ vào khoảng đầu thế kỷ thứ nhất hoặc thứ hai sau công nguyên (C.E). Tín ngưỡng này khai sinh cùng một lúc với sự phát triển của khuynh hướng Phật giáo, mà cụ thể chính là Bồ Tát Địa Tạng cũng như những kinh sách liên quan đến Ngài đã được đưa vào chương trình học, nghiên cứu tại Đại học cổ điển Phật giáo – đại học nổi tiếng Nalanda của xứ Ma Kiệt Đà. Do đó, Địa Tạng Vương Bồ Tát là vị Bồ Tát có thật trong lịch sử.

Địa Tạng Vương Bồ Tát là nam hay nữ?

Cũng vậy, ngài Địa Tạng Bồ Tát cũng trải qua nhiều kiếp số, có kiếp người là thân nữ, có kiếp là thân nam, có kiếp lại làm vua,… Khi ngài thành Bồ Tát Địa Tạng, ngài phát nguyện độ hết chúng sanh rồi mới trở thành Phật.

Ngài Địa Tạng vô cùng gần gũi với mọi chúng sinh từ địa ngục ngạ quỷ, súc sinh cho đến những vong linh vừa mất, ngày giỗ ông bà cha mẹ, anh chị em, lục thân quyến thuộc,… Dù ở hoàn cảnh nào, ngài cũng hết mình cứu giúp khổ nạn.

Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát ở đâu?

Căn cứ vào nhiều tài liệu lịch sử ghi lại, Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát có tục danh là Kim Kiều Giác (Kim Kyo-gak). Ngài được sinh vào thế kỷ thứ VII, năm 696 TL, tại đất nước Tân La (Silla), mà hiện nay là Hán Thành, thuộc Nam Hàn.

Ngài vốn là vị Hoàng tử sống trong giàu sang, nhung lụa. Thế nhưng Ngài lại ưa thích sự đạm bạc, chỉ một lòng học hỏi và ham đọc Thánh hiền. Ngài lập chí xuất giao vào năm Vĩnh Huy đời Đường Cao Tông, lúc đó Ngài 24 tuổi. Lý do là vì Ngài tham khảo hết Tam giáo, Cửu lưu cũng như Bách gia chư tử thì Ngại ngộ ra: “So với Lục kinh của Nho gia, Đạo thuật của Tiên gia, thì lý Đệ nhất Nghĩa đế của nhà Phật là thù thắng hơn hết, rất hợp với chí nguyện của ta.”

Địa Tạng Vương Bồ Tát cưỡi con gì?

Địa Tạng Vương Bồ tát ngồi trên linh thú Đề Thính. Đây là loại linh thú rất đặc biệt, có khả năng nghe thấy mọi thứ trong Tam Thế, giúp Địa Tạng Vương phân biệt được thật giả, đúng sai.

Đề thính được biết đến là một con Chó. Trong Phật Pháp thì Chó đại diện cho nhị độc “Tham Sân”. Chó cũng là loại động vật nổi tiếng nhạy cảm và thông minh. Nhờ vào khả năng thính giác của mình có thể phân biệt được thật giả đúng sai.

Không chỉ trong đạo Phật, khi nói đến chó, chúng ta liền hiểu đây là loài động vật thông minh và gần gũi với con người nhất. Chúng có thể dùng thính giác tuyệt vời của mình hỗ trợ cảnh sát phá án thì tất nhiên khả năng nhận biết đúng sai, thật giả đã được minh chứng rõ ràng.

Vậy thì huống gì nó lại là linh thú của Địa Tạng Vương Bồ Tát. Hưởng những đặc ân của ngài, loài linh thú này hỗ trợ ngài trên con đường đi cứu độ chúng sinh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát có phải là Đường tam Tạng

Địa tạng Vương Bồ Tát không phải là Đường Tam Tạng. Nhiều người có sự nhầm lẫn này là do hình tượng của 2 vị bồ tát được khắc họa có phần na ná nhau. Tuy nhiên, danh hiệu và cuộc đời của 2 vị hoàn toàn khác nhau.

Đường Tam Tạng hay còn gọi là Đường Tăng, đã trải qua 81 kiếp nạn tai ương, bất chấp sinh tử để tới Thiên Trúc thỉnh kinh Phật, trước khi được đắc vị Phật. Ngài là nhân vật có thật trong lịch sử, tiền thân là ngài Huyền Trang, đã có công lớn trong việc phát triển kinh Phật, giúp nâng vị thế đạo Phật lên cao hơn nữa.

Địa Tạng Vương Bồ Tát hợp với tuổi nào?

Đức Phật đã từng dạy rằng:  “Tất cả chúng sanh đều bình đẳng”, “tất cả chúng sanh đều có thể trở thành Phật” hay “buông hạ đồ đao, lập địa thành Phật”. Điều này chứng minh rằng việc Phật tử tu tâm, tu đạo là việc bình đẳng. Không hề kể đến tuổi tác, hợp hay không hợp, sang hèn hay thiện ác. Chỉ cần có tâm hướng Phật, tuổi nào cũng có thể thờ Phật Địa Tạng Vương Bồ Tát. Tuổi nào cũng sẽ được Ngài phù hộ độ trì để vượt qua những hoạn nạn, tội lỗi.

Ý nghĩa của tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Tượng Địa Tạng Vương bồ tát, tay trái cầm như ý châu, tay phải cầm tích trượng có 6 vòng tượng trưng cho lục đạo luân hồi có nghĩa muốn cứu độ hết mọi chúng sinh trên thế gian. Sứ mệnh của Ngài – Địa Tạng Vương bồ tát là để cứu độ mọi chúng sinh từ trên trời cho tới địa ngục.

Bên cạnh ý nghĩa vĩ đại cứu độ hết thảy chúng sanh trong lục giới, tượng Địa Tạng Bồ Tát còn mang ý nghĩa sâu xa. Đó chính là biểu tượng cho tâm địa của mỗi chúng ta. Địa có nghĩa là mặt đất, Tạng có nghĩa là dung chứa. Mặt đất có thể dung chứa tất cả mọi vật, thì tâm con người cũng vậy, dung chứa cả cái thiện và cái ác. Bồ Tát Địa Tạng nguyện cứu độ mọi chúng sinh trong địa ngục mới thành Phật, cũng như người tu hành nguyện chuyển hóa tất cả những hạt giống xấu ác trong tâm thành điều thiện, như vậy cũng đã là thành Phật.

Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát
Hình ảnh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Vậy rốt cuộc thì có nên thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà không? Câu trả lời chắc chắn là có. Việc thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà sẽ giúp quý Phật tử được nương nhờ vào sự đại bi của Ngài. Được nương vào Ngài mà học theo công hạnh của Ngài.

Và khi học theo công hạnh Địa Tạng Vương Bồ Tát, một cứu độ hết thảy chúng sanh thì tâm của quý vị sẽ bớt phiền não, chuyển thức thành trí, sớm ngày đắc Phật quả. Quý Phật tử nên hiểu và thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà, thờ Ngài ngoài việc được học theo hạnh độ của Ngài còn được Ngài phụ hộ giúp xua đuổi những vong linh quấy phá.

Một số lợi ích khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà:

  • Đối với cuộc sống hiện tại, nếu quý vị thành tâm nguyện cầu, tụng niệm danh hiệu Ngài sẽ được ban cho trí hệ lớn, những ước nguyện sớm ngày đạt được thành tựu. Bản thân cũng như gia đình sẽ được tiêu trừ hoạn nạn, tội chướng lẫn bệnh tật. Được Địa Tạng Vương Bồ Tát phù hộ tai qua nạn khỏi.
  • Đối với kiếp sau, khi thờ Địa Tạng Bồ Tát sẽ được Ngài phù hộ, kiếp sau tránh được khỏi thân nữ, được thân xinh đẹp, thoát khỏi kiếp nô lệ. Cuộc sống của kiếp sau sẽ an nhàn, sung túc, nghèo hèn tự đi xa.
  • Với những người sắp lâm chung, tụng kinh Địa Tạng và làm điều thiện sẽ giúp họ kéo dài thời gian sống. 49 ngày sau khi mất thường xuyên tụng kinh Địa Tạng sẽ giúp người quá cố sớm ngày siêu thoát.
  • Với những người đã quá vãng, thờ Địa Tạng Vương thì sẽ được siêu độ, gặp lại được người thân đã mất. Trong giấc ngủ thường gặp ma quỷ, người lạ, ác mộng, thì chí tâm tụng Địa Tạng Kinh sẽ được Ngài phù hộ cho an lành.

Cách Thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà

Ông bà ta có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Do đó, khi thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát tại nhà quý Phật tử cũng nên lưu ý một số điều.

Về tượng Phật, quý vị Phật tử nên chọn những tôn tượng Địa Tạng Bồ Tát có diện mạo cân đối, gương mặt toát lên được sự từ bi hỷ xả. Không chọn những tôn tượng có khuôn mặt cau có, hay những bức tượng sứt mẻ, không hoàn thiện. Vì đây là điều thể hiện sự bất kính đối với Đức Phật.

Trước khi thờ Phật, quý vị cần phải lựa được ngày tốt. Bởi thỉnh Phật về thờ tại gia không phải chuyện đùa, việc này cần phải nghiêm túc, chấp hành đúng những lễ nghi cần thiết trước khi thờ Phật tại gia. Khi đặt Phật Địa Tạng lên bàn thờ thì không được để ngang hàng với bàn thờ gia tiên. Bàn thờ Phật phải được đặt cao hơn bàn thờ gia tiên.

Mỗi gia đình, mỗi nhà chỉ nên thờ tối đa ba vị Phật. Và các vị Phật phải được đặt ở chính giữa và ngang bằng nhau. Cách thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát không khác gì so với cách thờ những vị Phật khác. Quý Phật tử không cần quá cầu kỳ về lễ vật, chỉ cần tâm tốt, hướng thiện, hướng Phật là đủ.

Cách thỉnh tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát

Kinh Phật có dạy rằng:  “dốc lòng niệm tụng Bồ Tát Địa Tạng hoặc lễ bái cúng dường hình tượng của Bồ Tát Địa Tạng thì xa lìa khổ não, không đọa ác đạo, thành tựu được 28 điều lợi ích. Trời rồng hộ niệm, quả lành ngày thêm lớn, chứa góp nhân vô lượng. Không lui sụt đạo giác ngộ, áo cơm đầy đủ, không bị bệnh dịch, khỏi nạn lửa nước. Không có giặc hại, người thấy cung kính, quỷ thần hộ trì…”

Chính vì vậy, nhiều chùa chiền khắp mọi nơi trên cả nước đều chuẩn bị một vị trí trong các chư Phật và Bồ Tát để dành cho Ngài. Nhiều gia đình tu tập tại gia cũng thỉnh tượng Ngài về để thờ.

Nhưng không phải bất kỳ tăng ni, đạo hữu Phật Tử nào cũng biết nên thỉnh tượng địa tạng vương bồ tát ở đâu. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về việc này, thì hãy liên hệ với Buddhist Art – đây là trung tâm sáng tác mỹ thuật Phật Giáo thuần việt. Chúng tôi tôn tạo nên những tác phẩm tượng Phật mang đậm bản sắc con người Việt Nam. Điều này khác hoàn toàn với tượng quý vị nhập từ Đài Loan, Trung Quốc.

Phải công nhận một điều tượng nhập từ Đài Loan Trung Quốc được tạo tạc rất đẹp, nhưng trong kinh Phật có nói, tượng của người nước nào sẽ có dáng vẻ của người nước đó. Cho nên, tượng của chính người Việt Nam tôn tạo sẽ chỉ dành riêng cho người Việt Nam thờ phượng.

Cúng dường Địa Tạng Bồ Tát

Kinh Địa Tạng chính là bộ Kinh đầu tiên Ngài Tuyên Hóa đọc được, Kinh Địa Tạng cũng là bộ Kinh đầu tiên Ngài ấy giảng và đó cũng là bộ Kinh đầu tiên Ngài ấy quỳ hành trì tụng. Ngài Tuyên Hóa từng nói: “những ai muốn thay đổi cuộc đời số mệnh của mình, những ai muốn được theo tôi qua bên Mỹ học tập ở Vạn Phật Thánh Thành dưới sự dẫn dắt của tôi, mà hiện tại chưa đủ điều kiện, chưa đủ khả năng. Học Kinh Địa Tạng, Ngài Đại Tạng sẽ gia hộ, các vị sẽ được đi theo tôi”. Quý Phật tử nào muốn thay đổi cuộc đời của mình thì hãy học thuộc Kinh Địa Tạng. Đây chính là Pháp cúng dường Địa Tạng Bồ Tát.

Những ai khuyên bảo mọi người theo Ngài Địa Tạng chính là Pháp cúng dường Ngài Địa Tạng. Pháp cúng dường lớn hơn những vật cúng dường gấp trăm ngàn lần. Học 1 phẩm Kinh Địa Tạng cũng là Pháp cúng dường Ngài Địa Tạng, chép Kinh Địa Tạng cũng chính là Pháp cúng dường Ngài Địa Tạng.

Khi con người mất đi, đọa xuống địa ngục, bị Diêm Vương kết tội. Nếu người đó từng học thuộc Kinh Địa Tạng, hay 1 phẩm hoặc 1 bài kệ trong đó thì sẽ được thả và không bị trách tội.

Kinh Địa Tạng phẩm thứ 12 có ghi lại rằng những người chí tâm quy y Ngài Địa Tạng từ kiếp này trở về sau vĩnh viễn không còn bị đọa vào 3 ác đạo, Ngài Địa Tạng sẽ bảo hộ cho.

********************

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dia-tang-vuong-bo-tat-la-ai-dia-tang-vuong-bo-tat-co-that-khong/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp