Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

0
136
Rate this post

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Đáp án: 

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên khí hậy có tính chất nhiệt đới

Thuộc khi khu vực gió mùa châu Á hoạt động mạnh nên khí hậu mang tính chất gió mùa

Nước ta tiếp giáp với biển Đông, nhận được lượng hơi ẩm lớn nên mang tính chất ẩm

Khí hậu nhiệt đới ấm gió mùa là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở wikipedia, khí hậu nhiệt đới gió mùa hay còn gọi là khí hậu nhiệt đới ẩm là khí hậu tương ứng với nhóm Am theo phân loại khí hậu Köppen. Giống như khí hậu xavan (khí hậu ẩm và khô nhiệt đới), khí hậu nhiệt đới gió mùa có nhiệt độ trung bình tháng trên 18oC trong mỗi tháng và có mùa ẩm, khô đặc trưng, lượng mưa trung bình năm khoảng 1.000 – 1.500 mm ở nhiệt đới gió mùa châu Á.

Tuy nhiên, không giống với khí hậu xavan, tháng khô nhất của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng giáng thủy ít hơn 60 mm/tháng, nhưng lớn hơn (100-[tổng lượng giáng thủy{mm}/25]). Quan trọng hơn, khí hậu nhiệt đới gió mùa thường không có mùa khô đáng kể như khí hậu xavan. Cuối cùng, khí hậu nhiệt đới gió mùa gặp ít sự thay đổi về nhiệt độ trong năm hơn khí hậu xavan. Đối với loại hình khí hậu này, mùa khô nhất thường xảy ra vào đông chí (đầu mùa đông) đối với phía đó của đường xích đạo.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa được tìm thấy phổ biến ở Nam Á và Tây Phi. Tuy nhiên, có những vùng của Đông Nam Á như Việt Nam hay Thái Lan, vùng Caribe, Bắc và Nam Mĩ cũng có kiểu khí hậu này.

Nhân tố chính kiểm soát khí hậu nhiệt đới gió mùa là hướng gió mùa. Gió mùa là một loại gió đổi hướng theo mùa. Ở châu Á, vào mùa hè (mùa mặt trời cao), có một luồng không khí vào bờ. Vào mùa đông (mùa mặt trời thấp), luồng không khí ra bờ (thổi từ lục địa ra) thường xuất hiện. Sự thay đổi về hướng là do sự khác biệt trong cách nước và đất nóng lên.

Những nét đặc trưng của kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa

Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa thường nổi bật với một số đặc điểm như sau:

 Về tính chất nhiệt đới

  • Tổng bức xạ hàng năm lớn, điển hình là cán cân bức xạ luôn đạt dương
  • Nhiệt độ trung bình năm trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (không tính vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của khí hậu nhiệt đới
  • Xuất hiện nhiều nắng, tổng số gió nắng khác nhau tùy nơi, dao động trong khoảng 1400-3000 giờ mỗi năm.

 Tính chất ẩm

  • Lượng mưa lớn trong năm, phân đều các khu vực, dao động từ 1500-2000mm
  • Độ ẩm không khí rất cao, trên 80% và cân bằng ẩm luôn dương.

Tính chất gió mùa

GIÓ MÙA MÙA ĐÔNG

  • Gió mùa đông bắc
    • Sẽ có từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau ở miền Bắc (Tính từ dãy Bạch Mã trở ra). Khu vực chịu tác động trực tiếp của khối khí lạnh phương Bắc di chuyển theo hướng Đông bắc vào lãnh thổ nước ta.
    • Kiểu thời tiết đặc trưng nhất là đầu mùa đông thường lạnh khô còn cuối mùa đông sẽ xuất hiện lạnh ẩm.
    • Gió mùa Đông bắc sẽ chỉ hoạt động từng đợt nhất định và khi di chuyển xuống phía Nam sẽ bị dãy Bạch Mã chặn lại.
  • Gió Tín phong bán cầu Bắc
    • Được xác định từ Đà Nẵng ở vĩ tuyến 160B trở vào Nam. Gió tín phong bán cầu Bắc sẽ thổi theo hướng Đông Bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng ven biển Trung Bộ. Đây chính là nguyên nhân tạo nên mùa khô ở Nam Bộ và Tây Nguyên.

GIÓ MÙA MÙA HẠ

  • Đầu mùa hè : Khối khí nhiệt đới ẩm xuất phát từ Bắc Ấn Độ Dương sẽ di chuyển theo hướng Tây Nam vào nước tay gây ra mưa lớn cho các tỉnh đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Lúc này sẽ xuất hiện hiệu ứng phơn ở vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần Nam của khu vực Tây Bắc.
  • Vào giữa và cuối mùa hè: Thời tiết sẽ xuất hiện gió Tây Nam gây ra mưa lớn và kéo dài ở khu vực Nam Bộ Tây Nguyên. Vì hoạt động của gió mùa Tây Nam kết hợp với dải hội tụ nhiệt đới đã gây ra nguyên nhân mưa lớn vào mùa hạ cho cả 2 miền Bắc và Nam.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa có đặc điểm gì?
Khí hậu 3 miền có sự phân hoá rõ rệt

Chính sự luân phiên của khối khí theo mùa khác nhau nên khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa khiến cho Việt Nam phân chia các kiểu thời tiết ở 3 miền rõ rệt.

  • Miền Bắc: Có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh khô và ít mưa. Bên cạnh đó, các tỉnh miền Bắc còn xuất hiện thêm cả mùa Xuân và mùa Thu.
  • Miền Nam: Thời tiết đặc trưng rõ rệt bởi hai mùa là mùa mưa và mùa khô.
  • Miền Trung: Khí hậu cũng được chia thành hai mùa là mùa mưa và mùa khô, tuy nhiên mùa mưa sẽ có xu hướng lệch về mùa thu đông hơn.

Vì sao Việt Nam có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu Việt Nam rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á. Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh khác thường, còn miền Nam lại có mùa khô kéo dài.

Có được những nét độc đáo đó là do: Việt nam nằm trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới. Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào. Vì vậy nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu được quy định bởi vị trí địa lý của Việt Nam.

 Tính chất nhiệt đới

  • Nguyên nhân: Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến Bắc bán cầu.
  • Biểu hiện: Tổng lượng bức xạ lớn, cách cân bức xạ luôn dương. Nhiệt độ trung bình trên toàn quốc đều lớn hơn 20 độ C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới. Nhiều nắng, tổng số giờ nắng tùy nơi từ 1400 – 3000 giờ/năm

Tính chất ẩm

  • Nguyên nhân: Tiếp giáp với biển Đông
  • Biểu hiện: Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500-2000mm. Độ ẩm không khí cao, trên 80%, cân bằng ẩm luôn dương.

Tính chất gió mùa

Nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc, nên có Tín Phong bán cầu Bắc hoạt động quanh năm. Mặt khác, khí hậu Việt Nam còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hậu hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Do vị trí địa lý như vậy, nên bất kì nơi nào trên lãnh thổ nước ta một năm có 2 lần mặt trời lên thiên đỉnh, khiến cho lãnh thổ nước ta ở đâu cũng nhận được lượng nhiệt lớn. Vì thế hàng năm cả nước đều nhận được lượng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ quanh năm dương, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200 độ c (trừ vùng cao), nhiều nắng.

Nước ta là một bán đảo, nằm bên bờ biển Đông (thuộc Tây Thái Bình Dương). Nhờ tác động của biển đông, cùng các khố khí hậu xuất phát và vượt qua các vùng biển nóng – ẩm khác nhau, khi đến nước ta lại gặp các địa hình chắn gió và các nhiễu động của khí quyển nên đã tạo ra mưa lớn, lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm/năm. Những nơi có sườn núi đón gió biển hoặc núi cao – lượng mưa tới 3500-4000mm/năm. Độ ẩm không khí tương đối cao trên 80% (trừ một số vùng khuất gió như: Tây Nghệ An, cực Nam Trung Bộ, có độ ẩm kém hơn).

Nhờ có chế độ nhiệt – ẩm phong phú nên nước ta có rừng cây xanh quanh năm, ngành nông nghiệp có thể canh tác mỗi năm 2-3 vụ. Tuy vậy nhiệt – ẩm cao cũng mang đến nhiều dịch bệnh, nấm mốc, vi sinh có hại,…cho cây trồng, vật nuôi và đới sống con người.

Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ảnh hưởng thế nào tới hoạt động đời sống xã hội

Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam sẽ mang tới những thuận lợi và khó khăn đối với đời sống sinh hoạt của người dân Việt Nam. Cụ thể:

Đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp

  • Thuận lợi: Với những đặc trưng về độ ẩm lớn, nền nhiệt cao, có mưa nhiều tạo điều kiện phát triển nền nông nghiệp lúa nước, đồng thời có thể đa dạng hóa cây trồng vật nuôi.
  • Khó khăn: Sự thay đổi thất thường của thời tiết như lũ lụt, hạn hán, những đợt rét đậm, rét hại sẽ cản trở cho hoạt động canh tác, thời vụ cũng như phòng chống ảnh hưởng thiên tai.

Độ ẩm lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh phát triển ảnh hưởng tới cây trồng và vật nuôi.

Khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hơp với trồng lúa
Khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hơp với trồng lúa

Đối với hoạt động sản xuất và đời sống dân sinh

  • Thuận lợi: Phát triển mạnh các ngành kinh tế liên quan tới lâm nghiệp, thủy hải sản, du lịch, giao thông vận tải,…Đồng thời kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cũng giúp thúc đẩy mạnh các hoạt động khai thác, xây dựng trong mùa khô.
  • Khó khăn: Sự phân mùa khí hậu, chế độ nước sông ngòi sẽ tác động trực tiếp tới công nghiệp khai thác, các hoạt động giao thông và du lịch.

Độ ẩm cao sẽ gây cản trở trong quá trình sản xuất và bảo quản trang thiết bị, máy móc nông sản. Xuất hiện nhiều thiên tai, bão lũ gây tổn thất nặng nề tới người và tài sản. Cuối cùng môi trường thiên nhiên thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa dễ bị suy thoái.

Đặc điểm sinh vật trong môi trường khí hậu nhiệt đới gió mùa

Môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đa dạng và phong phú của đời sống

Nhịp điệu mùa ảnh hưởng mạnh mẽ tới thiên nhiên và cuộc sống của con người trong khu vực.

Tùy thuộc vào lượng mưa và sự phân bố lượng mưa trong năm mà thảm thực vật ở khu vực này cũng có nhiều sự thay đổi lớn. Ở những nơi mưa nhiều, rừng sẽ có nhiều tầng nhưng sẽ không bằng rừng rậm xanh quanh năm; trong rừng chủ yếu là cây rụng lá vào mùa khô. Ngược lại, ở những nơi ít mưa chủ yếu là đồng cỏ cao nhiệt đới. Ở vùng cửa sông, ven biển được phù sa bồi đắp, chủ yếu là các khu vực rừng ngập mặn. Đó là những môi trường sống thuận lợi cho nhiều loài động vật khác nhau, cả ở trên cạn hay dưới nước.

Ngoài ra, khí hậu nhiệt đới gió mùa rất thích hợp cho việc trồng cây lương thực nhiệt đới, đặc biệt là cây lúa nước và cây công nghiệp. Vùng nhiệt đới gió mùa chính là một trong những nơi tập trung đông dân nhất thế giới.

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/vi-sao-nuoc-ta-co-khi-hau-nhiet-doi-am-gio-mua/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp