Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao lớp 10 hay nhất (7 Mẫu)

0
135
Rate this post

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao lớp 10 hay nhất bao gồm 7 bài mẫu sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng để hoàn thiện đoạn văn theo văn phong riêng của mình. Đồng thời, sẽ là tài liệu giúp các em trau dồi vốn từ, củng cố kỹ năng viết văn của mình lên tầm cao mới.

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù
Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù

Dàn ý viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao lớp 10

Mở đoạn:

Giới thiệu tác phẩm và dẫn dắt vào nhân vật Huấn Cao.

Thân đoạn:

Nêu những phẩm chất quý báu của nhân vật: là người có tài viết chữ đẹp nổi tiếng, là người anh hùng có thiên lương, vẻ đẹp cốt cách thanh cao.

Đứng trước tình cảm của viên quản ngục, Huấn Cao đã cho ông lời khuyên quý báu.

Nêu bài học rút ra qua nhân vật này: sống giữ vững cốt cách thanh cao, dũng cảm nhưng cũng tình cảm,…

Kết đoạn:

Khái quát lại vẻ đẹp của Huấn Cao và ý nghĩa của tác phẩm.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 1

Nguyễn Tuân – một nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, luôn khao khát hướng tới những cái chân, thảo, thiện, mĩ lệ. Và tác phẩm “Chữ người tử tù”, tiêu biểu là nhân vật Huấn Cao xuất hiện trong chuyện với vai trò là một người tài hoa, khí phách hiên ngang, thiên lương trong sáng. Truyện kể về nhân vật Huấn Cao – một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 2

Ở mỗi thời đại, con người lại có những quan điểm sống khác nhau và ngày càng tiên tiến hơn. Tuy nhiên, có những thứ sẽ không bao giờ thay đổi đó chính là thiên lương thanh cao, trong sáng. Một trong những nhân vật có thiên lương trong sáng mà đến tận sau này chúng ta vẫn yêu thương, ngưỡng mộ chính là Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Huấn Cao được nhà văn Nguyễn Tuân mô tả là người có thiên lương trong sáng, nhân cách cao đẹp, là trang nam tử hán, đại trượng phu lúc bấy giờ. Do thời thế loạn lạc, ông đã không ngần ngại đứng lên đấu tranh bảo vệ công lí, bảo vệ lẽ phải để rồi bản thân bị gán vào tội phản quốc, trở thành tên tử tù chờ ngày hành hình. Tuy nhiên, điều đó không làm ông sợ hãi mà ngay trong chính cảnh tù đày đó càng làm nổi bật vẻ đẹp nhân cách của người anh hùng. Trong nhà giam, ông vẫn sống với khí phách hiên ngang của mình, thản nhiên coi thường viên quản ngục, ngạo nghễ nhận những sự thiết đãi mà không hề lo sợ những toan tính. Chính khí phách và tài năng của ông đã làm cho người đọc càng thêm yêu mến, ngưỡng mộ. Huấn Cao là hình tượng đại diện cho những người anh hùng, nhà nho cuối mùa bất đắc trí. Họ có tài năng, trí tuệ nhưng bị bối cảnh xã hội đẩy vào hoàn cảnh éo le, khắc nghiệt khiến cuộc sống của họ không có được những kết thúc tốt đẹp, nhưng ở họ vẫn luôn ánh lên vẻ đẹp của nhân cách cao thượng. Nhiều năm tháng qua đi nhưng ta vẫn mãi ấn tượng với hình ảnh người anh hùng Huấn Cao với vẻ đẹp của thiên lương sáng chói.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 3

Chữ người tử tù kể về nhân vật Huấn Cao – một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình. Trước hết, nhân vật Huấn Cao bước ra với hình tượng được gắn ngay từ đầu là một người tử tù, cổ đeo gông, nhưng lại mang trong mình một tài hoa đó là tài viết chữ đẹp nổi tiếng khắc vùng. Với tài bẻ khóa vượt ngục dựa theo lời kể của viên quản ngục, và lại có tài viết chữ Hán nhanh và đẹp khiến cho viên quản ngục hết lần này đến lần khác mong muốn có được chữ của ông. Nhưng với vị trí là người tử tù, Huấn Cao lại có những hành động thể hiện khí phách hiên ngang của mình: văn võ toàn tài, nghĩa khí. Đặc biệt, ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, rồi tiếp đến là khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác của những kẻ tiểu nhân. Thêm vào đó là cái tính cách không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc, khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý đến sự có mặt của viên quản ngục. Với tình cách thản nhiên vô ưu chờ ngày ra pháp trường kèm theo đó là thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Ngoài vẻ đẹp tài hoa uyên bác, một tính cách khác của Huấn Cao đó là thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ ông. Ngoài ra, nhân cách của ông còn được đánh giá qua cách nhìn nhận và đánh giá khả năng và tài đức của viên quản ngục. Đặc biệt là một người yêu cái đẹp, trọng cái đẹp, và biết trân trọng những người yêu thích cái đẹp. Như vậy, qua hình tượng nhân vật Huấn Cao khiến cho người đọc hiểu thêm được về sự tài hoa, uyên bác, hiểu được thế nào là cái đẹp và niềm đam mê cái đẹp. Tác phẩm xứng đáng là một áng văn chương một thời vang bóng và nó mãi mãi vang bóng trong bạn đọc nhiều thời.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 4

Nguyễn Tuân – người một đời đi tìm cái đẹp đã làm nên vẻ đẹp cho sự nghiệp văn chương của chính mình. Với ngòi bút tài hoa, độc đáo, ông đã khắc họa thành công một Huấn Cao không chỉ đẹp trong “Chữ người tử tù” mà còn tỏa sáng trong nền văn học Việt Nam.

Huấn Cao có tài viết chữ đẹp nổi tiếng. Chữ của ông được coi như báu vật ở trên đời. Người ta sẵn sàng đánh đổi tính mạng, nghề nghiệp của mình để có được chữ Huấn Cao. Nét chữ Huấn Cao trở thành niềm mơ ước của đời người, nó thể hiện hoài bão tung hoành, khí phách ngang tàng của con người “chọc trời khuấy nước”. Ngoài ra, Huấn Cao còn là một người có lí tưởng, vì nghĩa lớn. Khi bị lãnh án tử hình, Huấn Cao vẫn trung thành với lí tưởng, không vì cái chết, cường quyền mà tỏ ra ân hận với con đường mình đã chọn. Ở Huấn Cao không chỉ sáng lên vẻ đẹp của tài năng, khí phách mà còn ở thiên lương trong sáng. Có thể nói Huấn Cao là bức tranh toàn mĩ cho vẻ đẹp con người.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 5

Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa. Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa,Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa. Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng.Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 6

Có một thời, tập truyện Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân nói chung, truyện ngắn Chữ người tử tù nói riêng bị phê phán là một tác phẩm tiêu biểu có xu hướng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đó là sự đánh giá vội vã và thiếu công bằng. Đúng là Chữ người tử tù ca ngợi cái đẹp nhưng là cái đẹp với ý nghĩa tích cực của nó. Cái đẹp làm cho cuộc đời và con người trở nên tốt hơn. Cái đẹp ấy trong tác phẩm này hiện thân ở nhân vật Huấn Cao.

Huấn Cao là ai? Đó là một- nhà nho tài năng – văn cực hay, chữ cực tốt. Trong nền học vấn ngày xưa, nói đến người tài người ta nhắc đến “văn hay, chữ tốt”. Nguyền Tuân không nói nhiều đến văn của ông Huấn Cao, chỉ tập trung đặc biệt nói về tài viết chữ của ông. Những chữ mà ông Huấn Cao viết ra không còn là những chữ bình thường để người ta ghi lại tiếng nói, mà đã trở thành một tác phẩm nghệ thuật đích thực. Bao nhiêu người trong thiên hạ ao ước có được chữ của Huân Cao, để chiêm ngưỡng, để làm đẹp cuộc sống của mình, để giữ gìn và truyền lại cho con cháu như một thứ gia bảo. Ngoài tài văn, ông Huấn Cao còn có tài võ, cả hai thứ tài này đều ngang nhau. Tài kiệm văn võ đó là điều mà đời xưa người ta vẫn ao ước. Con người như thế thật đến chỗ tuyệt diệu.

Đã sử dụng thanh gươm chính nghĩa cũng thành thạo cũng như sử dụng cây bút để viết nên chữ đẹp. Đó thật là một nhân cách đẹp.

Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao – Mẫu 7

Khi nhắc tới lối văn chương luôn khát khao hướng tới chân-thiện-mĩ, người ta thường nhắc tới Nguyễn Tuân- một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tác của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Có lẽ, ai đọc tác phẩm “Chữ người tử tù” đều rung động cảm phục trước vẻ đẹp của người anh hùng Huấn Cao.

Nhà văn Nguyễn Tuân đã lấy nguyên mẫu hình tượng Cao Bá Quát làm nguồn cảm hứng sáng tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nông dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sáng ngời và rất đỗi tài hoa.Vì thế, trong truyện Huấn Cao một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình.Khi bị bắt giam ở nhà tù tỉnh Sơn, vì cảm mến trước tấm lòng viên quản ngục ông đã đồng ý cho chữ. Và đó là một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã xảy ra . Huấn Cao là người cho chữ nhưng lại là tử tù chờ ngày ra pháp trường, viên quản ngục là người xin chữ nhưng đồng thời lại là người quản lí trại giam nơi giam giữ Huấn Cao. Cuộc gặp gỡ đã tạo nên tình thế vô cùng kịch tính, làm nổi bật lên vẻ đẹp rạng ngời của nhân vật Huấn Cao.

Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa,Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp. Ông nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn về tài viết chữ nhanh và đẹp, nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Chữ Huấn Cao trở thành niềm đam mê, khao khát của quản ngục. Viên quản bất chấp sự nguy hiểm đến tính mạng, kiên trì, công phu, dũng cảm xin bằng được chữ của Huấn Cao. Những nét chữ vuông vắn, tươi tắn mà Huấn Cao cho quản ngục trong nhà lao có thể đẩy lùi bóng tối, chiến thắng sự tàn bạo, xấu xa.

Thứ hai, đó là vẻ đẹp thể hiện qua khí phách hiên ngang.Ở ngoài đời, Huấn Cao là người đứng đầu bọn phản nghịch, dám hiên ngang chống lại triều đình.Trong những ngày ở nhà lao, Huấn Cao vẫn giữ được phong thái hiên ngang, chính trực, thản nhiên khi nghe tin mình bị ra pháp trường và đường hoàng, lẫm liệt dậm tô nét chữ trên phiến lụa óng.

Không những thế ông còn là một người có thiên lương trong sáng bởi sinh thời, Huấn Cao không bao giờ ép mình cho chữ vì vàng ngọc hay quyền thế. Khi hiểu ra tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục, Huấn Cao xúc động, vui lòng cho chữ và nói những lời khuyên với quản ngục như một người tri âm, ông còn thấy suýt nữa để mất tấm lòng trong thiên hạ.

Như vây, với cách giới thiệu gián tiếp, lối xây dựng nhân vật bằng bút pháp lý tưởng hóa cảm hứng lãng mạn Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công vẻ đẹp của Huấn Cao.

*********************

Trên đây là 7 bài mẫu Viết đoạn văn ngắn cảm nhận về nhân vật Huấn Cao lớp 10 hay nhất. Hy vọng sẽ giúp các em hoàn thiện bài tập của mình một cách sinh động, hấp dẫn nhất. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong mọi bài thi, bài kiểm tra nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-doan-van-ngan-cam-nhan-ve-nhan-vat-huan-cao/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp