Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện hay nhất

0
386
Rate this post

Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện bao gồm dàn ý chi tiết cùng 2 bài văn mẫu hay nhất được tổng hợp hy vọng sẽ giúp các em có thêm nhiều ý tưởng mới để hoàn thiện tốt bài văn biểu cảm về con người hoặc sự việc của mình.

Đề bài: Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện

Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện - Bà Nguyễn Thị Nhung
Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện – Bà Nguyễn Thị Nhung

Để làm tốt bài phân tích Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện, các em nên bám sát theo hướng dẫn sau:

Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

  • Lựa chọn đối tượng biểu cảm là con người hoặc sự việc để lại cho em những tình cảm, ấn tượng sâu sắc.
  • Người đó có thể là người thân trong gia đình, bạn bè, hàng xóm, người làm việc ở trường hoặc người mà em biết qua sách báo.
  • Sự việc đó có thể xảy ra với bản thân em hoặc em là người chứng kiến hay được biết qua sách báo.

b. Tìm ý

Hãy tìm ý cho bài viết bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

Bạn đang xem: Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện hay nhất

  • Người đó là ai? Sự việc đó là gì?
  • Người hoặc sự việc đó có những đặc điểm nào nổi bật?
  • Em có ấn tượng, suy nghĩ gì đối với người hoặc sự việc đó?
  • Chi tiết nào gắn với người hoặc sự việc đó khiến em không thể quên?

c. Lập dàn ý

– Mở bài:

  • Giới thiệu người hoặc sự việc mà em muốn bày tỏ tình cảm, suy nghĩ.
  • Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu của em về người hoặc sự việc đó.

– Thân bài:

  • Trình bày tình cảm, suy nghĩ về những đặc điểm nổi bật của người hoặc sự việc.
  • Nêu ấn tượng về người hoặc sự việc đó.

– Kết bài:

Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của em đối với người hoặc sự việc được nói tới.

2. Viết bài phân tích

Chú ý bám sát dàn ý. Trong quá trình viết, em cần lưu ý:

– Nêu được những đặc điểm nổi bật khiến người hoặc sự việc để lại ấn tượng, cảm xúc sâu đậm cho mình.

– Ngôn ngữ bài viết cần sinh động, giàu cảm xúc; vận dụng các biện pháp tu từ như so sánh, điệp ngữ, … để tăng sự hấp dẫn cho bài viết.

Dàn ý phân tích bài viết gười phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện

I. Mở bài

– Giới thiệu khái quát vấn đề phân tích.

– Dẫn vào đề: Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện

II. Thân bài

– Những ấn tượng đầu tiên về người phụ nữ và việc thiện nguyện.

– Nêu lên suy nghĩ về việc làm thiện nguyện mà người phụ nữ đó đã làm.

– Rút ra được vấn đề từ nhân vật và việc làm.

III. Kết bài

– Khái quát lại vấn đề phân tích

– Cảm nghĩ của bản thân về nhân vật và trách nhiệm của bản thân.

Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện

– Giới thiệu đối tượng:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Em đã được biết nhiều tấm gương về lòng nhân hậu, về những con người đã thể hiện được lối sống tình nghĩa đậm đà. Trong số đó, em không thể quên bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội – người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện.”

– Bày tỏ tình cảm, ấn tượng ban đầu về đối tượng:

“Lần đầu tiên được đọc bài viết về bà in trên mục Người Việt tử tế của báo Lao động, em đã thực sự xúc động trước nhân cách cao đẹp ấy.”

– Nêu đặc điểm nổi bật của đối tượng và tình cảm, ấn tượng sâu đậm của người viết về những đặc điểm đó.

+ Bà Nhung hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phó Văn Miếu và hằng ngày, người phụ nữ 57  tuổi ấy vẫn tần tảo với việc bán hàng ở chợ.

+ Mặc dù điều kiện sống cũng không dư dả gì nhưng bà vẫn luôn cố hết sức mình để chia sẻ, đem lại niềm vui cho những mảnh đời cơ cực bởi bà luôn tâm niệm: “ Với tôi, …sống.”

+ Bà Nhung nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh => Với những người con đó, bà là một người mẹ tuyệt vời, người mẹ không có công sinh nhưng có công dưỡng, người đã mang lại hạnh phúc, niềm vui cho cuộc đời họ.

+ Bà Nhung còn nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện khác để giúp ích cho đời.

– Sử dụng ngôn ngữ sinh động, giày cảm xúc

– Khẳng định lại tình cảm, suy nghĩ của người viết đối với đối tượng: “ Em rất cảm phục và kính trọng bà …. “bà tiên giữa đời thường”.”

Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện

Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay. Em đã được biết nhiều tấm gương về lòng nhân hậu, về những con người đã thể hiện được lối sống tình nghĩa đậm đà. Trong số đó, em không thể quên bà Nguyễn Thị Nhung ở quận Đống Đa, Hà Nội – người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện. Lần đầu tiên được đọc bài viết về bà in trên mục Người Việt tử tế của báo Lao động, em đã thực sự xúc động trước nhân cách cao đẹp ấy.

Bà Nhung hiện đang sống tại một căn nhà nhỏ trên phố Văn Miếu và hằng ngày, người phụ nữ 57 tuổi ấy vẫn tần tảo với việc bán hàng ở chợ. Mặc dù điều kiện sống cũng không dư dả gì nhưng bà vẫn luôn cố hết sức mình để chia sẻ, đem lại niềm vui cho những mảnh đời cơ cực bởi bà luôn tâm niệm: “Với tôi, cuộc sống phải biết sẻ chia, cho đi thì mới thật sự ý nghĩa và đáng để sống”. Suốt 30 năm qua, bà Nhung đã mở rộng vòng tay cưu mang, nuôi dưỡng và dạy dỗ những đứa trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Trong số 13 người con được bà nhận nuôi, có 2 người bị tự kỉ. Thế nhưng, bằng tấm lòng yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc hết mực của mình, bà đã dần dần giúp cả hai đứa con có một cuộc sống như bao người bình thường. Họ vẫn ngày ngày theo bà buôn bán làm ăn. Với những người con đó, bà là một người mẹ tuyệt vời, người mẹ không có công sinh nhưng có công dưỡng, người đã mang lại hạnh phúc, niềm vui cho cuộc đời họ. Ngoài việc nhận nuôi những đứa trẻ bất hạnh, bà Nhung còn nhiệt tình tham gia các hoạt động thiện nguyện khác để giúp ích cho đời. Tuy tuổi đã cao nhưng bà không quản ngại khó khăn, lặn lội đến những vùng sâu, vùng xa trao quà cho người dân miền núi. Bà đã tham gia nhóm thiện nguyện “Mùa thu và những người bạn” để giúp đỡ những bệnh nhân nghèo, bất hạnh ở các bệnh viện Hà Nội. Hằng tháng, bà quyên góp gạo để nhóm nấu cháo phát cho bệnh nhân. Vào mỗi dịp cuối tuần, bà thường dậy từ 3 giờ sáng để chuẩn bị những suất cháo đem tới bệnh viện. Nhìn nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt phúc hậu của bà khi tận tay trao những suất cháo cho bệnh nhân, có lẽ không ai không cảm thấy ấm áp và xúc động.

Em rất cảm phục và kính trọng bà – người phụ nữu tuy không thân quen nhưng với em lại rất đỗi gần gũi, ấm áp. Với những việc làm có ý nghĩa đối với cộng đồng, bà Nguyễn Thị Nhung đã góp phần làm cho xã hội ngày càng trở nên tốt đẹp, nhân văn hơn. Và bà đã vinh dự được nhận danh hiện Người tốt, việc tốt do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội trao tặng. Nhưng có lẽ phần thưởng lớn nhất đối với bà chính là tình cảm yêu mến, quý trọng của mọi người. Nhiều người gọi bà là “bà tiên giữa đời thường”.

************

Trên đây là 2 bài mẫu Phân tích bài viết tham khảo Người phụ nữ hết lòng làm thiện nguyện hay nhất. Hy vọng sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em làm tốt bài văn của mình trên lớp. Chúc các em học tập thật tốt và luôn đạt điểm cao trong các bài thi, bài kiểm tra nhé.

 Trường

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/phan-tich-bai-viet-tham-khao-nguoi-phu-nu-het-long-lam-thien-nguyen-lop-7/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp