10 Mẫu Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói lớp 5 chi tiết

0
532
Rate this post

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói lớp 5 chi tiết với 10 mẫu hay nhất sẽ giúp các em hoàn thiện cách lập dàn ý tả người, tả hoạt động của em bé.

Đề bài: Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.
Lập dàn ý cho bài văn tả hoạt động của một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập nói, tập đi.

Để đáp ứng yêu cầu viết một đoạn văn tả hoạt động của bạn nhỏ hoặc em bé đang tuổi tập nói, tập đi, các em cần xem lại cách lập dàn ý bài viết trước đồng thời tham khảo thêm 50 bài văn mẫu tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói hoàn chỉnh để học hỏi và trau dồi thêm một số cách diễn đạt hay.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 1

1. Mở bài

– Giới thiệu về bé mai Lan, con dì Hồng

2. Thân bài

– Miêu tả ngoại hình:

+ Dáng người

+ Nước da, nụ cười, đôi môi, ánh măt

+ Đôi bàn tay, chân

– Miêu tả hoạt động:

+ Chập chững tập đi

+ Bập bẹ tập nói

– Sở thích, tính cách:

+ Ngoan, hiền

+ Thích đi chơi, mang đồ đẹp

3. Kết bài

– Tình cảm của em với bé.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 2

1. Mở bài:

– Giới thiệu về em bé mình định tả.

2. Thân bài:

a) Giới tính, tuổi, hình dáng, ngoại hình của em bé đó như thế nào?

Ví dụ:

– Bé hai tuổi.

– Dáng vóc bụ bẫm.

– Làn da trắng hồng.

– Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút.

– Khuôn mặt bầu bĩnh.

– Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền.

– Tóc đen mượt.

– Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.

– Tay chân no tròn, có ngấn.

b) Tính nết và hoạt động hằng ngày của em bé đó?

Ví dụ:

– Biết vâng lời, ít khóc nhè.

– Giọng nói ngọng nghịu.

– Đi chưa vững nhưng thích đi, thích chạy.

– Thích được dẫn đi chơi.

– Thích chơi với búp bê.

3. Kết bài:

– Tình cảm của em đối với của em bé đó.

– Cảm nhận của mình về em bé.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 3

1. Mở bài

– Giới thiệu em bé định tả.

2. Thân bài

a. Tả bao quát

– Em bé bao nhiêu tuổi?

– Em bé là bé trai hay bé gái?

– Tên em bé là gì?

b. Tả chi tiết

* Ngoại hình:

– Gương mặt: bầu bĩnh, đáng yêu, hai má ửng đỏ.

– Đôi mắt: long lanh, to tròn.

– Miệng: như nụ hồng chúm chím, khi cười để lộ má núm đồng tiền vô cùng dễ mến.

– Quần áo: bé mặc một chiếc áo dài truyền thống.

* Tính tình:

– Bé rất hay cười.

– Em rất ngoan, ai bế cũng được.

– Gặp ai bé cũng vẫy vẫy tay ra vẻ chào.

– Em rất thích kẹo, nhìn thấy kẹp là chạy ngay tới xin.

– Được ai thơm má bé đều quay lại mở to đôi mắt rồi vẫy tay tỏ vẻ vui mừng.

* Hoạt động:

– Đang tuổi tập nói nên thi thoảng bé phát ra những âm gọi non nớt: “mẹ…mẹ”

– Bé mới biết đi nên thi thoảng còn hay ngã, cần người lớn phải dắt.

– Dáng bé bước đi nghiêng ngả trông rất đáng yêu.

– Thi thoảng đi mệt bé lại ngồi phịch xuống đất, huơ huơ tay đòi mẹ ra bế.

– Tay chân bé lúc nào cũng hoạt động, dường như bé không thể ngồi im được.

* Kể lại kỉ niệm/ ấn tượng về em bé

– Bé cố gắng mang hộp kẹo đến cho mẹ dù ngã mấy lần khiến ai cũng phải phì cười vì quá đỗi đáng yêu.

3. Kết bài

– Nêu cảm nghĩ của em về bé.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 4

1. Mở bài:

Giới thiệu em bé được gọi là Tít – hơn 1 tuổi – đang tập nói, tập đi

2. Thân bài:

Hình dáng (tả sơ):

  • Bụ bẫm, hai má bầu bĩnh, hồng hào
  • Mắt: cười tít lại, …
  • Tóc: xoăn, vàng, lơ thơ đôi sợi…
  • Da: căng mọng, trắng hồng…

Tả hoạt động tập đi, tập nói:

Hoạt động tập đi:

Hai tháng trước:

  • Tay: vịn tường, lần đi từng bước…
  • Giơ hai tay, bước run rẩy…
  • Lao đầu về phía trước, ngã ào vào mẹ…

Hôm nay: Bước đi lẫm chẫm, vừa đi vừa nghênh nghênh nhìn con mèo trên ghế, suýt ngã…

Hoạt động tập nói:

  • Mắt: nhìn miệng em chằm chằm, miệng nói theo: “bà, bà”
  • Thấy bánh kẹo mặt tươi rói, liên tục kêu “măm, măm”

3. Kết bài

  • Tít luôn mang lại tiếng cười trong ngôi nhà em
  • Cả nhà đi đâu cũng nhớ đến Tít.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói lớp 5 chi tiết
Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói lớp 5 chi tiết

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 5

1. Mở bài:

Bé Thu chỉ mới gần hai tuổi, còn đang tập nói tập đi, thật là đáng yêu.

2. Thân bài: 

Tả ngoại hình của bé kết hợp với tả hoạt động.

Gương mặt: bầu bĩnh, làn da trắng hồng, căng mịn.

Đôi mắt: tròn, đen láy và tròn xoe lúc nào cũng mở to nhìn mọi người, trông mới dễ thương làm sao.

Tập nói: Bé đang tập nói, giọng còn ngọng líu ngọng lịu.

Cái miệng: chúm chím như một nụ hoa bập bẹ: ba…, ba … hoặc ma…, ma… cũng đủ làm cho ba má và cả nhà thích thú cười vui.

Bé có một vũ khí rất lợi hại: đó là khóc. Vòi gì không được khóc toáng lên, ngồi bệt xuống đất đạp chân đành đạch; những giọt nước mắt lán dài trên đôi má bầu bĩnh; được chiều theo ý, cô nàng liền nhoẻn miệng cười, nét mặt ngây thơ tươi tắn ngay như chưa khóc bao giờ.

Tập đi: Muốn bé tập đi mẹ thường giữ cho bé đứng thẳng rồi buông tay lùi ra xa, vỗ tay gọi bé đến. Bé cười toe toét, để lộ hai chiếc răng cửa như răng thỏ. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước; đến đủ gần, bé liền nhoài tới, đôi tay mũm mĩm nổi rõ những ngấn. Mẹ đỡ vội, bồng lên vừa khen vừa hôn hít, nựng nịu, bé cười nắc nẻ sung sướng.

3. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ của em về bé.

Mẫu: Mặc dù đôi lúc cô nàng lạm dụng vũ khí đặc biệt khiến em bực mình nhưng Bé Thu quá non nớt, quá ngây thơ nên em vẫn rất thương bé. Còn với ba má thì khỏi nói: cô nàng được cưng như trứng, hứng như hoa ấy.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 6

1. Mở bài:

Giới thiệu bé Hoa là em gái của em.

2. Thân bài:

Tả ngoại hình:

  • Dáng vóc bụ bẫm.
  • Làn da trắng hồng.
  • Cặp mắt đen láy, hàng mi cong vút.
  • Hai má phúng phình, có lúm đồng tiền.
  • Tóc đen mượt.
  • Miệng chúm chím, môi đỏ hồng.
  • Tay chân no tròn, có ngấn.

Tả bé tập đi:

  • Bé không chịu ngồi một chỗ, cứ đứng men theo thành giường đi được ba bước rồi ngã uỵch lăn ra khóc.
  • Mẹ nắm lấy hai tay để làm chỗ dựa cho em để em đi từng bước, từng bước
  • Đi quen chân, mẹ để em đứng thăng bằng rồi lùi ra ít bước, cho em tự đi về phía mẹ, em vừa đi vừa cười nắc nẻ khoái chí.

Tả bé tập nói:

  • Miệng lúc nào cũng nói lắp bắp chẳng rõ chữ gì
  • Mẹ dạy em từng nói theo từng chữ đơn giản “bà, bà hay bố, bố”.
  • Tập quen dần, miệng lúc nào cũng bi bô tập nói, lúc gọi bà, lúc gọi cha, lúc mẹ,…

3. Kết bài:

  • Bé Hoa là niềm vui của gia đình em.
  • Em mong bé Hoa ăn ngon, ngủ khỏe, chóng lớn

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 7

1. Mở bài:

Bé Thu chỉ mới gần hai tuổi, còn đang tập nói tập đi, thật là đáng yêu.

2. Thân bài:

Tả ngoại hình của bé:

  • Gương mặt: bầu bĩnh, bụ bẫm…
  • Làn da trắng hồng, căng mịn.
  • Đôi mắt: tròn, đen láy và tròn xoe lúc nào cũng mở to nhìn mọi người
  • Mái tóc vàng, xoăn…

Bé tập nói:

  • Miệng lắp ba lắp bắp chẳng nghe rõ nói câu gì, cả nhà chỉ cười rồi ầm ừ theo bé.
  • Cả nhà dạy bé tập nói những chữ đơn giản: bố, mẹ, bà… bé liền học theo và nói bập bẹ chưa tròn vành rõ chữ.
  • Hai tháng sau: bé nói lanh lảnh, miệng như chim hót, líu lo suốt ngày.

Bé tập đi:

  • Ban đầu bé men theo thành giường lê từng bước từng bước nặng nề.
  • Mẹ bé giữ cho bé đứng thẳng rồi buông tay lùi ra xa, vỗ tay gọi bé đến, đi được mấy bước bé cười toe toét vẻ sung sướng rồi sà vào lòng mẹ…

3. Kết bài

  • Bé Thu rất đáng yêu
  • Nhờ có bé Thu mà cả nhà tràn ngập tiếng cười nói vui vẻ.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 8

1. Mở bài:

Giới thiệu em bé định tả (Tên gì? Bé trai hay gái? Em bé đó có quan hệ gì với em?): Bé Hà em gái của tôi, đến nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cái tuổi tập nói, tập đi, thật là đáng yêu.

2. Thân bài:

Tả hình dáng của em bé:

Gương mặt bầu bĩnh, đòi mắt tròn đen láy, cái miệng chúm chím như nụ hoa…

Tả hoạt động, sở thích của em bé:

– Hoạt động suốt ngày, nhất là hai tay cùa bé thấy vật gì cũng cầm nhưng chỉ một lát là vứt ngay.

– Tay bám vào thành cũi tập đi, bước chân của bé lẫm chẫm, dáng đi nghiêng ngả, chưa vững vàng. Mẹ thường giữ cho bé đứng thắng rồi buông tay lùi ra xa. Đôi chân non nớt của bé chập choạng từng bước…

– Đang tuổi tập nói nên bé thích nói lắm. Hay bập bẹ những tiếng ra, “mẹ” có lúc lại hét lên “pà pà” nghe thật vui tai.

– Thích chơi búp bê, nhưng chỉ chơi một lúc là chán ngay.

– Bé rất thích tắm, bé lấy hai tay đập vào nước, mắt nhắm tít lại, miệng cười toe toét.

3. Kết bài:

Em rất yêu bé. Giúp bé tập đi, dạy bé tập nói. Mong bé mau lớn.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 9

1. Mở bài

– Bé Mi là thành viên nhỏ nhất của gia đình em.

– Bé Mi con của anh cả em, Mi gọi em bằng cô.

2. Thân bài

a. Tả ngoại hình

– Mi vừa tròn một tuổi.

– Khuôn mặt bầu bĩnh.

– Làn da trắng hồng, hợp với những với chiếc áo đầm màu sáng mà Mi thường mặc.

– Đầu tròn, lơ thơ xuông trán mấy cọng tóc nâu.

– Đôi mắt đen lay láy, tròn xoe, hàng mi dài và cong vút.

– Cái mũi nhỏ với cái miệng bé xíu hay chúm chím.

– Mấy cái răng sữa nhỏ tí như răng chuột.

– Tay chân bụ bẫm, cổ tay và cổ chân đều có ngấn.

b. Tả hoạt động

– Mi rất thích tự mình tập đi, có lúc ngã huỵch.

– Miệng hay bi bô tập nói, lúc gọi bà, lúc gọi cha, lúc khóc nhè,…

– Mỗi khi được bế đi chơi, Mi thích thú, vẫy tay chân, miệng cười toe toét.

– Thích những dồ chơi như búp bê, siêu nhân, thích bày biện các đồ dùng trong nhà.

– Hay nằm vạ với bà với mẹ để được dỗ dành.

3. Kết bài

– Bé Mi là niềm vui của gia đình em.

– Em mong bé Mi ăn ngon, ngủ khỏe, chóng lớn để đi học.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 10

1. Mở bài:

Giới thiệu về em bé mà em muốn tả hoạt động (em gái/ em trai, em họ, em bé hàng xóm, em bé gặp được trên đường đi…)

2. Thân bài:

– Miêu tả chung ngoại hình của em bé:

  • Em bé năm nay bao nhiêu tháng tuổi?
  • Chiều cao và cân nặng của em? Tổng thể thân hình của em có đặc điểm gì?
  • Làn da của em bé có màu sắc gì? Khi chạm vào có cảm giác ra sao?
  • Em bé có tóc và răng nhiều chưa? Có gì khác so với người lớn hoặc so với em bé lúc mới sinh?
  • Trang phục của em bé là gì? Có đáng yêu không?

– Miêu tả hoạt động của em bé: Hằng ngày, em bé thường làm gì? (chơi với mẹ, ăn cháo, ngủ, chơi đồ chơi, tập nói tập đi…)

  • Khi chơi với người khác: Em thích chơi trò gì/ món đồ chơi gì nhất? Khi chơi rất vui, em ấy sẽ có biểu hiện như thế nào? Cười ra sao?
  • Khi ăn: Em ấy thích món gì và ghét món gì? Nếu gặp món mình không thích em ấy sẽ làm gì? Mọi người phải dỗ dành như thế nào thì bé mới ăn?
  • Khi ngủ: Em bé có dễ ngủ không? Có cần phải ru thì mới ngủ không? Em có dễ tỉnh giấc và quấy khóc khi mới dậy không?
  • Khi tập nói: Em bé đã nói được những từ gì? Ai là người tập nói với em? Em tập nói với biểu hiện như thế nào? Có vui vẻ không?
  • Khi tập đi: Em bé tập đi với ai, bằng cách nào? Khi vấp ngã em bé có biểu hiện ra sao? Mọi người cổ vũ em tiếp tục tập đi bằng cách nào?

3. Kết bài:

Tình cảm của em dành cho em bé đang độ tuổi tập nói tập đi vừa miêu tả.

Dàn ý tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói – Mẫu 11

1. Mở bài: 

Giới thiệu đối tượng được miêu tả

Mẫu: Như nhiều người khác, em rất thích trẻ con, đặc biệt thích ngắm nhìn chúng lúc tuổi tập đi tập nói. Nhà em có bé Hà là em gái bên ngoại của em, năm nay vừa tròn mười hai tháng tuổi, cũng là độ tuổi tập đi tập nói. Bé rất đáng yêu và cả nhà ai cũng thương bé.

2. Thân bài

a. Tả hình dáng của em bé

  • Dáng bé bụ bẫm, chân tay có những ngấn nhìn rất dễ thương.
  • Da bé trắng hồng, mịn màng, sờ vào rất thích.
  • Khuôn mặt tròn trịa, nổi bật với đôi mắt đen láy to tròn, hàng mi dài cong vút.
  • Hai má phúng phính như hai chiếc bánh bao, khi bé cười rộ lên thì có đôi lúm đồng tiền xinh xắn.
  • Tóc bé chưa dài mà chỉ lưa thưa như ngọn cỏ non mới nhú đất.
  • Đôi môi hồng hào, lúc nào cũng chúm chím như bông hoa đào hồng thắm.

b. Tả tính cách, hoạt động

  • Còn nhỏ nhưng ít khi quấy khóc, rất biết vâng lời.
  • Giọng nói chưa rõ ràng mà hơi ngọng nghịu.
  • Tính hiếu động, thích chạy nhảy nô đùa.
  • Khi bé tập đi, hai tay bám vào thành cũi hoặc níu tay cha mẹ để đứng vững.
  • Đôi chân mập mạp lẫm chẫm những bước đi nhỏ.
  • Dáng đi nghiêng ngả như sắp ngã, vẫn còn chưa vững vàng.
  • Cha mẹ thường đỡ bé đi một đoạn rồi từ từ buông tay ra cho bé tự đi. Khi những bước đi vững hơn thì cha mẹ bé thường hay gọi bé từ xa, thế là bé con lại đứng lên chập choạng những bước chạy nghiêng ngả rồi ngã xòa vào lòng cha mẹ.
  • Độ tuổi hiếu kì nên thấy người lớn nói chuyện cũng dỏng tai nghe, thỉnh thoảng còn bập bẹ nói theo nhưng chẳng thành được chữ gì cả.
  • Bây giờ bé mới đang bập bẹ gọi “mẹ”, lúc thì lại hét lên tiếng “pa pa” nghe vui tai. Cha mẹ bé còn dạy cho bé nói chữ “Ạ” mỗi khi gặp người lớn tuổi, nên khi chào hỏi người lớn bé đều khoảnh tay, lúc lắc chiếc đầu nói “Ạ ạ” nhìn rất dễ thương.
  • Thích chơi với gấu bông nhưng lại cả thèm chóng chán, chơi được một lúc là lại chán ngay.

3. Kết bài:

Nêu cảm nhận của em về bé.

Mẫu: Dù không phải em gái ruột nhưng em và gia đình thường xuyên sang nhà ngoại để thăm và chơi với bé. Mùa hè em còn sang nhà ngoại một tuần liền để chơi và giúp cha mẹ bé dạy bé cách nói cách đi. Em rất yêu bé, đặc biệt là dáng vẻ đáng yêu của đứa trời ngây thơ đang tràn ngập hiếu kì với cuộc đời.

 

*****************

Để hoàn thành tốt các bài văn tả người (hoạt động của người), bên cạnh bài Tả em bé đang tuổi tập đi, tập nói, các em có thể luyện tập qua một số đề bài liên quan như: Tả em bé bán vé số, Tả em bé mà em yêu quý nhất, Tả một người bạn mà em yêu quý nhất, Tả một cụ già mà em biết.

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-ta-em-be-dang-tuoi-tap-di-tap-noi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp