Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

0
124
Rate this post

Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí
Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

1. Mở bài

– Trong suốt những năm tháng chiến đấu khốc liệt, giữa những người lính chiến đã hình thành một thứ tình cảm hết sức đặc biệt và thiêng liêng ấy là tình đồng chí.

– Và thứ tình cảm ấy đã được Chính Hữu xây dựng một cách rất giản dị, hồn nhiên và cũng đầy xúc cảm qua bài thơ Đồng chí.

2. Thân bài

* Tác giả:

– Chính Hữu (1926-2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, gia nhập vào Trung đoàn Thủ đô năm 1946, cuộc đời của ông trải dọc suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

– Các sáng tác của ông chủ yếu viết về đề tài chiến tranh và người lính, thơ của Chính Hữu bộc lộ được những cảm xúc chân thành mãnh liệt, ngôn ngữ giàu hình ảnh và giọng điệu phong phú.

* Tác phẩm:

– Đồng chí (1948), in trong tập Đầu súng trăng treo, là tác phẩm đã đánh dấu tên tuổi của Chính Hữu trong thi đàn Việt Nam.

– Nhan đề “Đồng chí” xét về nghĩa đen là những người có cùng chí hướng lý tưởng, ngoài ra còn là sự khám phá ngợi ca một tình cảm thiêng liêng sâu nặng của một người lính Cách mạng.

* Phân tích:

– Cơ sở của tình đồng chí (7 câu thơ đầu):

+ Cùng xuất thân là nông dân, đến từ những làng quê nghèo khó đất đai khô cằn.

+ Có chung lý tưởng cách mạng, lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc hòa trong không khí cách mạng thời đại, người nông dân đứng lên làm chủ đất nước.

+ Chung một nhiệm vụ chiến đấu, chung nhau một cuộc đời quân ngũ, chung một hoàn cảnh sinh hoạt, từ đó dẫn đến sự sẻ chia ấm áp.

– Biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội (10 câu thơ tiếp):

+ Thấu hiểu lẫn nhau, cả về những mối bận lòng, cả về nỗi nhớ quê hương và cả ý chí kiên cường mãnh liệt.

+ Sự đồng cam cộng khổ, trong những năm tháng chiến đấu, dẫu có khó khăn nhưng vẫn kề vai sát cánh, lạc quan trước chiến tranh khắc nghiệt.

+ Tình yêu thương, khao khát được gắn kết, chiến đấu cùng nhau, lấy tinh thần để bù đắp cho những thiếu thốn vật chất => Tình đồng chí vững bền.

– Ca ngợi sức mạnh và vẻ đẹp của tình đồng chí (3 câu thơ cuối):

+ Giữa không gian, thời gian khắc nghiệt, đối diện với trận chiến khốc liệt sắp bắt đầu nhưng người lính chiến vẫn ung dung, điềm tĩnh, luôn ở thế chủ động.

+ Hình ảnh “đầu súng trăng treo” mang nhiều sức gợi: Súng là biểu tượng của chiến tranh, của người lính, trăng lại là biểu tượng của hòa bình, của sự lãng mạn thi vị.

+ Vầng trăng còn đại diện cho vẻ đẹp sáng trong của tình đồng chí, cũng là vẻ đẹp tâm hồn của những người lính chiến, của nhân dân Việt Nam.

3. Kết bài

– Đồng chí của Chính Hữu đã khám phá và ngợi ca một tình cảm đẹp giữa những người lính chiến ấy là tình đồng chí, đồng đội, qua đó xây dựng thành công hình tượng người lính thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp.

– Nghệ thuật nổi bật là lối miêu tả chân thực, tự nhiên giàu sức gợi, từ ngữ hình ảnh cũng rất dung dị nhưng giàu ý nghĩa biểu tượng, giọng thơ tự nhiên cảm xúc dồn nén chân thành.

Bài văn mẫu phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

Thật may mắn khi chúng ta được sinh ra và lớn lên khi đất nước đã không còn lửa đạn chiến tranh, không phải hứng chịu những nỗi đau chia li, những mất mát khủng khiếp mà chiến tranh đem lại trong những tháng cũ. Thế nhưng có những bài ca không bao giờ quên, có những năm tháng chiến tranh không bao giờ phai mờ trong ký ức của nhân dân Việt Nam. Khi nghe Tổ quốc gọi tên từ trong bom rơi, đạn xé, với trái tim yêu nước nồng nàn, lòng tự tôn dân tộc sâu sắc, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã từ giã quê hương, lên đường ra chiến tuyến, chẳng hẹn ngày trở về, chỉ hẹn ngày đất nước được bình yên. Họ đã trở thành những người lính kiêu hùng, để rồi trong suốt những năm tháng chiến đấu khốc liệt, giữa những người lính chiến đã hình thành một thứ tình cảm hết sức đặc biệt và thiêng liêng ấy là tình đồng chí. Tuy không phải ruột thịt nhưng chẳng khác nào tay chân, gian khổ nào cũng cùng nhau vượt qua, nỗi đau nào cũng cùng nhau gánh chịu. Và thứ tình cảm ấy đã được Chính Hữu xây dựng một cách rất giản dị, hồn nhiên và cũng đầy xúc cảm qua bài thơ Đồng chí.

Chính Hữu (1926-2007), tên khai sinh là Trần Đình Đắc, quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, gia nhập vào Trung đoàn Thủ đô năm 1946, cuộc đời của ông trải dọc suốt chiều dài của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…(Còn tiếp)

>> Xem bài mẫu đầy đủ Phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí tại đây.

*****************

Bài thơ “Đồng chí” của tác giả Chính Hữu với ngôn ngữ chân thực, hình ảnh lãng mạn, nụ cười ngạo nghễ của các chiến sĩ đã lay động biết bao trái tin con người. Đây cũng là bài học quan trọng trong tuần 10 SGK Ngữ văn lớp 9. Bên cạnh Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí, các em học sinh có thể tham khảo thêm một số bài văn đặc sắc khác như: Phân tích bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, Phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí, Soạn bài Đồng chí ngắn, Cảm nhận về bài thơ Đồng chí, ……để trau dồi thêm vốn hiểu biết về bài thơ cũng như tự rèn luyện kĩ năng viết bài cho mình.

Giáo Dục

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích bài thơ Đồng chí để thấy được những biểu hiện cao đẹp của tình đồng đội, đồng chí

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/dan-y-phan-tich-bai-tho-dong-chi-de-thay-duoc-nhung-bieu-hien-cao-dep-cua-tinh-dong-doi-dong-chi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp