Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa

0
113
Rate this post

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa hoặc người Pháp bao gồm các bài văn kể chuyện hay dựa trên cốt truyện Vua tàu thủy cho các em học sinh tham khảo, hoàn thiện các bài văn, kể lại câu chuyện thật cô đọng, súc tích. Mời các em tham khảo 20 bài mẫu kể lại câu chuyện vua tàu thủy ngắn gọn lớp 4 ngay sau đây.

Đề bài: Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa

Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa
Kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa

Dàn ý kể lại câu chuyện vua tàu thủy bạch thái bưởi bằng lời của một chủ tàu người pháp hoặc người hoa

1. Mở Bài:

  • Đóng vai nhân vật người  Hoa hoặc người Pháp qua Việt Nam kinh doanh xưởng tàu thủy nhỏ: Xưng “tôi”, dẫn dắt vào câu chuyện.
  • Được biết đến danh Bạch Thái Bưởi

2. Thân Bài:

  • Bưởi xuất thân từ hoàn cảnh rất khó khăn
  • Nhà tư sản họ Bạch ngỏ lời nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế
  • Cậu đứng ra mở công ty, tự xoay xở làm ăn, trải qua nhiều nghề lớn nhỏ
  • Quyết định mở một công ty vận tải lấy tên “Bạch Thái Bưởi”
  • Được nhân dân An Nam ủng hộ
  • Mở xưởng sửa chữa tàu
  • Mọi người ngưỡng mộ, khâm phục

3. Kết Bài:

  • Tôi nhận ra được rằng nhân dân Việt Nam không chỉ ảnh dũng trong chiến đấu mà còn rất giỏi làm kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước.

Những lưu ý khi viết bài văn kể lại câu chuyện vua tàu thủy ngắn gọn lớp 4:

Đặt mình vào vị trí của một ông chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa để kể lại câu chuyện “Vua tàu thuỷ Bạch Thái Bưởi. Lời kể tự nhiên, mộc mạc như chính bạn là ông chủ tàu người Pháp vậy. Đoạn mở bài giới thiệu về nhân vật chính bằng cách nói lên sự khâm phục về tài năng kinh doanh của Bạch Thái Bưởi, từ đó dẫn dắt người đọc tới nội dung chính của câu chuyện. Ngôi kể sử dụng nhất quán từ đầu đến cuối câu chuyện. Suy nghĩ của ông chủ người Pháp hoặc người Hoa về bước đầu lập nghiệp của “Vua tàu thuỷ” được bạn thể hiện rất cụ thể, chân thực: “Lúc đầu mọi người ai cũng coi thường. Nhưng ông đã có nhiều cách phát huy thế mạnh của mình. Đó là những thế mạnh mà chúng tôi không có”.

20 Bài mẫu Kể lại câu chuyện vua tàu thủy bạch thái bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa

Đóng vai chủ tàu người Hoa kể câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 1

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp
Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế – Vua tàu thuỷ”.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 2

Tôi là một chủ tàu người Pháp, đã từng phải bán tàu cho Bạch Thái Bưởi. Mặc dù tôi rất buồn vì bị thua lỗ nhưng dẫu sao tôi cũng phải kính phục Bạch Thái Bưởi vì ông đã cho tôi bài học quý giá trong kinh doanh.

Tôi nghe mọi người kể rằng Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Vì ngoan ngoãn, chăm chỉ lại khôi ngô, tuấn tú nên ông được nhà họ Bạch nhận về làm con nuôi và cho ăn học. Ông làm thư kí cho một hãng buôn vào năm 21 tuổi. Sau đó ông phải trải qua đủ nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ,… Nhiều lúc việc buôn bán thua lỗ đến trắng tay nhưng ông vẫn không nản chí.

Giữa lúc người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc, Bạch Thái Bưởi đã quyết định lập công ty vận tải đường thuỷ. Lúc đầu mọi người ai cũng coi thường. Nhưng ông đã có nhiều cách phát huy thế mạnh của mình. Đó là những thế mạnh mà chúng tôi không có: cho người đi diễn thuyết, dán biểu ngữ “người ta thì đi tàu ta” ở khắp các bến sông, treo ống quyên góp để tiếp sức cho các chủ tàu… Khách đi tàu của ông ngày một đông. Vì thế, nhiều chủ tàu người Pháp người Hoa đành phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi, cả xưởng sửa chữa tàu cũng về tay ông. Ông thuê các kĩ sư giỏi người Việt trông nom công xưởng… Ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ của ông mang những cái tên lịch sử như: Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị,… tung hoành khắp các con sông miền Bắc.

Câu chuyện về “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi là như thế. Từ một cậu bé nghèo khổ, sau mười năm gian khổ lập nghiệp, ông đã trở thành anh hùng trên mặt trận kinh tế. Nghị lực phấn đấu, lòng yêu nước và tài năng kinh doanh của ông đã đưa ông tới thành công. Đó là những điều mà tôi vô cùng kính phục ông.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 3

Tôi là một chủ tàu người Pháp, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế”, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.

Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.

Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.

Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 4

Tôi là một người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở Việt Nam và đã chứng kiến sự thành đạt một doanh nhân Việt Nam. Đó là câu chuyện của “Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi. Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Mồ côi cha từ nhỏ, ngày ngày Bưởi phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học tử tế.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng gọi là: “Bậc anh hùng kinh tế – Vua tàu thuỷ”.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 5

Tôi là một chủ tàu người Pháp, làm việc tại đất Việt. Những năm trước đây, nghành đường thủy của Việt Nam còn kém phát triển nên người Pháp chúng tôi làm chủ cả một vùng sông nước ở Bắc Bộ.

Sang những năm gần đây, công việc của chúng tôi ngày càng khó khăn bởi ngành tàu thủy mới nổi lên một cái tên lạ hoắc: Bạch Thái Bưởi. Anh ta mới mở một công ty vận tải đường thủy. Là một người có học thức và rất yêu nước nên anh ta không ưa gì những chủ tàu người Pháp như chúng tôi. Anh ta cho người đến các tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiêc tàu của mình anh ta cho dán các dòng chữ: Người ta thì đi tàu ta và treo một cái ống để khách nào đồng ý với tôi thì vui lòng bỏ ống để ủng hộ. Nhờ việc đánh trúng vào lòng yêu nước của nhân dân Nam quốc nên anh ta thu được nhiều tiền đồng, vô số tiền xu và tiền hào. Bởi có sự giúp đỡ đó nên công ty của anh ta làm ăn rất phát đạt, khách đi tàu rất đông. Nhanh chóng, anh ta thu mua hết của chúng tôi thuyền bè và cả xưởng sửa chửa tàu. Người Hoa cũng không đấu lại anh ta. Giờ đây, ba mươi chiếc tàu mang tên Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị… của anh ta tung hoành khắp các con sông ở miền Bắc. Tuy tôi không vui vì việc đó nhưng quả thật tôi rất nể phục anh ta. Nghe nói Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ nên phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Cuộc sống tuy vất vả nhưng mẹ con họ thương yêu nhau vô cùng. Thấy anh ta khôi ngô, thông minh sáng dạ lại ngoan ngoãn nên nhà họ Bạch nhận anh làm con nuôi. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ con họ sung sướng hơn. Bạch Thái Bưởi cũng được đi học. Anh ta rất chăm và luôn nổ lực để sau này làm nên nghiệp lớn. Năm 21 tuổi, anh ta làm thư ký cho một hãng buôn. Sau đó, anh đã tự đứng ra kinh doanh, trải qua đủ các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ…Có lúc mất trắng nhưng anh vẫn không hề nản chí, tiếp tục cố gắng. Giờ đây, từ một cậu bé nghèo, sau mười năm vất vả cố gắng lập nghiệp, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một người thành đạt và được nhân dân quý mến vì lòng yêu nước của mình. Anh còn được mọi người xưng tụng là “một bậc anh hùng kinh tế”.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 6

Tôi là một chủ tàu người Pháp, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế”, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.

Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.

Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.

Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 7

Xin chào các bạn, tôi là là một chủ tàu người Pháp sống cùng thời kỳ với ông Bạch Thái Bưởi – người Việt Nam. Tôi rất khâm phục ý chí và nghị lực của ông Bạch Thái Bưởi. Sau đây, tôi xin kể câu chuyện về ông.

Ông Bưởi mồ côi cha từ bé, nhà ông rất nghèo nên phải theo mẹ đi bán hàng rong. Người nhà họ Bạch ở Trung Quốc thấy ông khôi ngô, rồi nhận ông về làm con nuôi và cho ăn học. Đến năm ông 21 tuổi, ông làm thư ký cho một hãng buôn có danh tiếng. Rồi ông đã đứng ra kinh doanh tự lập, buôn đủ mọi thứ: buôn gỗ, ngô, mở hiệu cầm đồ…Có lúc sạt nghiệp, ông Bưởi vẫn không nản chí. Ông mở công ty vận tải đường thuỷ vào đúng lúc con tàu của người Hoa và người Pháp chúng tôi đã độc chiếm những đường sông miền Bắc. Rồi ông Bưởi cho người đến những bến tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi thuyền ta” và treo một cái ống để vị khách nào đông tình với ông thì vui lòng bỏ ống tiếp sức cho ông. Khi cho bỏ ống, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông rất là đông. Nhiều chủ tàu người Pháp và người Hoa phải bán tàu lại cho ông. Rồi ông Bưởi mua xưởng chữa tàu, thuê kỹ sư giỏi trông nom. Lúc rất thịnh vượng, công ty của ông Bưởi có 30 cái tàu lớn nhỏ mang nhiều cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc… Chỉ trong mười năm, ông đã trở thành “bậc anh hùng kinh tế” như những đánh giá của những người cùng thời chúng tôi.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 8

Tôi là một chủ tàu người Pháp đang sinh sống, làm ăn ở vùng ven biển Việt Nam. Bao năm trôi nổi trên biển khơi, tôi đã chứng kiến sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi – người được mệnh danh là “Vua tàu thủy”. Mệnh danh này ông ấy có được là nhờ quá trình nỗ lực và cố gắng không ngừng.

Ông Bưởi sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Ông mồ côi cha từ nhỏ và ngày ngày phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong trên khắp các nẻo đường. Thấy Bưởi khôi ngô, nhà tư sản họ Bạch nhận làm con nuôi, đặt tên là Bạch Thái Bưởi và cho ăn học thành tài.

Năm 21 tuổi, Bạch Thái Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn. Chẳng bao lâu, ông đứng ra kinh doanh độc lập, trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, buôn ngô, mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ… và cố tìm ra hướng làm ăn mới.

Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ lấy tên là Bạch Thái Bưởi vào lúc những con tàu chở khách của người Hoa đã độc chiếm các tuyến đường sông miền Bắc. Ông cho người đến tận các bến tàu diễn thuyết, hô hào. Trên mỗi chiếc tàu, ông cho dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống để khách nào đồng tình với ông thì vui lòng bỏ tiền vào ống, tiếp sức cho chủ tàu. Khi đổ ống ra, tiền đồng rất nhiều, tiền hào, tiền xu thì vô kể. Khách đi tàu của ông ngày một đông. Nhiều chủ tàu người Hoa, người Pháp phải bán lại tàu cho Bạch Thái Bưởi. Rồi ông mua xưởng sửa chữa tàu, thuê kĩ sư giỏi trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti ông có tới ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử: Hồng Bàng, Lạc Long, Trưng Trắc, Trưng Nhị,…

Chỉ trong mười năm, Bạch Thái Bưởi đã có trong tay một sản nghiệp đồ sộ, được mọi người yêu mến, trân trọng. Những người chủ tàu nước ngoài như chúng tôi ai ai cũng kính nể tài năng của Thái Bưởi và tôn ông làm “Bậc anh hùng kinh tế – Vua tàu thuỷ”.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Pháp – Mẫu 9

Tôi là một chủ tàu người Pháp sống cùng thời với ông Bạch Thái Bưởi người Việt Nam. Tôi rất khâm phục nghị lực và tài năng của ông Bưởi – một con người được chúng tôi đánh giá là “một bậc anh hùng kinh tế”. Tôi xin kể về ông cho các bạn cùng nghe.

Ông Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy ông khôi ngô tuấn tú thông minh, nhà họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học.

Năm 21 tuổi, ông làm thư kí cho một hãng buôn. Được một thời gian, ông đứng ra kinh doanh độc lập, từ buôn gỗ, buôn ngô đến mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ…. Có lúc ông trắng tay tưởng như không thể tiếp tục kinh doanh được. Nhưng vốn là một người giàu nghị lực, tài năng và thông minh, ông không nản chí. Ông mở công ti vận tải đường thủy khi mà người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. Vốn hẹp, thế yếu, ông đã nghĩ ra cách để thu hút hành khách người Việt mình ủng hộ ông bằng cách: cho người đến các bến tàu diễn thuyết tuyên truyền. Trên mỗi chiếc tàu của mình, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ông để khách nào đồng tình thì ủng hộ, tiếp sức cho ông. Bằng tài năng, trí tuệ và sự khôn khéo trong kinh doanh, công ti của ông ngày càng phát đạt, đánh bại các chủ tàu người Hoa và người Pháp đến nỗi các chủ tàu người nước ngoài phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mở rộng công ti của mình ra nhiều hướng, độc tôn kinh doanh đường thuỷ.

Chỉ trong mười năm, ông Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của chúng tôi thời ấy.

Đóng vai chủ tàu người Hoa kể câu chuyện Vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa – Mẫu 1

Dạo ấy tình hình kinh tế đang phát triển. Đối với người Hoa chúng tôi, đây là cơ hội tốt để buôn bán, làm ăn trên thương trường. Tôi, một chủ tàu người Hoa cùng các đồng nghiệp đã làm ăn rất phát triển cho đến khi có một người tên là Bạch Thái Bưởi xuất hiện. Chuyện như sau:

Tôi biết Bưởi là một cậu bé mồ côi cha từ nhỏ. Cuộc sống của cậu rất khổ, phải theo mẹ bán hàng rong. Một hôm, có nhà họ Bạch đến mua hàng của mẹ con họ. Thấy Bưởi khôi ngô, lại qua nhiều lần để ý, nhà họ Bạch đã biết tính nết của cậu. Họ biết nếu nhận Bưởi về làm con, sẽ có ngày nở mày nở mặt. Họ nhận Bưởi về làm con nuôi và cho ăn học. Khi tròn 21 tuổi, Bưởi làm thư kí cho một hãng buôn và học được rất nhiều thủ thuật từ họ. Được vài năm, anh đứng kinh doanh độc lập và trải đủ mọi nghề: buôn gỗ, ngô, lập nhà in,… Bạch Thái Bưởi mở công ty vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang độc chiếm các đường sông đất Bắc. Ban đầu, chúng tôi cười cậu, sức bao nhiêu mà dám chọi với chúng tôi! Nhưng Bưởi đã chứng minh ngược lại. Cậu cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu, cậu dán dòng chữ “người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ống bên cạnh để khách nào đồng tình thì bỏ ống tiếp sức cho cậu. Bạch Thái Bưởi đã khôn khéo đánh vào niềm tự hào dân tộc. Khơi dậy lòng yêu nước của người Việt. Chẳng bao lâu, công ty của cậu đã rất thành đạt, ngày càng nhiều khách đi tàu của cậu. Nhiều người trong số chúng tôi đã phải bán lại tàu cho cậu. Công ti của Bưởi có hơn ba mươi chiếc tàu lớn nhỏ mang những cái tên lịch sử, xưởng sửa chữa tàu, kĩ sư giỏi.

Dù rất ấm ức vì bị thua Bưởi trên thương trường. nhưng tôi cũng rất khâm phục cậu bởi ý chí, nghị lực, quyết tâm. Cậu thật xứng đáng với danh hiệu: “một bậc anh hùng kinh tế” như mọi người đương thời khen tặng.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa – Mẫu 2

Tôi là một chủ tàu người Hoa, làm việc tại đất Việt. Những năm trước đây, ngành đường thủy của Việt Nam còn kém phát triển nên người Hoa chúng tôi làm chủ cả một vùng sông nước ở Bắc Bộ.

Sang những năm gần đây, công việc của chúng tôi ngày càng khó khăn bởi ngành tàu thủy mới nổi lên một cái tên lạ hoắc: Bạch Thái Bưởi. Anh ta mới mở một công ty vận tải đường thủy. Là một người có học thức và rất yêu nước nên anh ta không ưa gì những chủ tàu người Hoa như chúng tôi. Anh ta cho người đến các tàu để diễn thuyết. Trên mỗi chiếc tàu của mình anh ta cho dán các dòng chữ: Người ta thì đi tàu ta và treo một cái ống để khách nào đồng ý với tôi thì vui lòng bỏ ống để ủng hộ. Nhờ việc đánh trúng vào lòng yêu nước của nhân dân Nam quốc nên anh ta thu được nhiều tiền đồng, vô số tiền xu và tiền hào. Bởi có sự giúp đỡ đó nên công ty của anh ta làm ăn rất phát đạt, khách đi tàu rất đông. Nhanh chóng, anh ta thu mua hết của chúng tôi thuyền bè và cả xưởng sửa chửa tàu. Người Pháp cũng không đấu lại anh ta. Giờ đây, ba mươi chiếc tàu mang tên Lạc Long, Hồng Bàng, Trưng Trắc, Trưng Nhị… của anh ta tung hoành khắp các con sông ở miền Bắc. Tuy tôi không vui vì việc đó nhưng quả thật tôi rất nể phục anh ta. Nghe nói Bạch Thái Bưởi mồ côi cha từ nhỏ nên phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong kiếm sống qua ngày. Cuộc sống tuy vất vả nhưng mẹ con họ thương yêu nhau vô cùng. Thấy anh ta khôi ngô, thông minh sáng dạ lại ngoan ngoãn nên nhà họ Bạch nhận anh làm con nuôi. Kể từ đó, cuộc sống của mẹ con họ sung sướng hơn. Bạch Thái Bưởi cũng được đi học. Anh ta rất chăm và luôn nổ lực để sau này làm nên nghiệp lớn. Năm 21 tuổi, anh ta làm thư ký cho một hãng buôn. Sau đó, anh đã tự đứng ra kinh doanh, trải qua đủ các nghề: buôn gỗ, buôn ngô, lập nhà in, khai thác mỏ…Có lúc mất trắng nhưng anh vẫn không hề nản chí, tiếp tục cố gắng. Giờ đây, từ một cậu bé nghèo, sau mười năm vất vả cố gắng lập nghiệp, Bạch Thái Bưởi đã trở thành một người thành đạt và được nhân dân quý mến vì lòng yêu nước của mình. Anh còn được mọi người xưng tụng là “một bậc anh hùng kinh tế”.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa – Mẫu 3

Tôi là một chủ tàu người Hoa sống cùng thời với ông Bạch Thái Bưởi người Việt Nam. Tôi rất khâm phục nghị lực và tài năng của ông Bưởi – một con người được chúng tôi đánh giá là “một bậc anh hùng kinh tế”. Tôi xin kể về ông cho các bạn cùng nghe.

Ông Bưởi mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ quẩy gánh hàng rong. Thấy ông khôi ngô tuân tú thông minh, nhà họ Bạch nhận ông làm con nuôi và cho ăn học.

Năm 21 tuổi, ông làm thư kí cho một hãng buôn. Được một thời gian, ông đứng ra kinh doanh độc lập, từ buôn gỗ, buôn ngô đến mở hiệu cầm đồ, lập nhà in, khai thác mỏ…. Có lúc ông trắng tay tưởng như không thể tiếp tục kinh doanh được. Nhưng vốn là một người giàu nghị lực, tài năng và thông minh, ông không nản chí. Ông mở công ti vận tải đường thủy khi mà người Hoa độc chiếm các đường sông miền Bắc. Vốn hẹp, thế yếu, ông đã nghĩ ra cách để thu hút hành khách người Việt mình ủng hộ ông bằng cách: cho người đến các bến tàu diễn thuyết tuyên truyền. Trên mỗi chiếc tàu của mình, ông dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” và treo một cái ông để khách nào đồng tình thì ủng hộ, tiếp sức cho ông. Bằng tài năng, trí tuệ và sự khôn khéo trong kinh doanh, công ti của ông ngày càng phát đạt, đánh bại các chủ tàu người Hoa và người Pháp đến nỗi các chủ tàu người nước ngoài phải bán lại tàu cho ông. Rồi ông mở rộng công ti của mình ra nhiều hướng, độc tôn kinh doanh đường thuỷ.

Chỉ trong mười năm, ông Bưởi đã trở thành “một bậc anh hùng kinh tế” như đánh giá của chúng tôi thời ấy.

Kể chuyện lớp 4: Kể lại câu chuyện “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa hoặc người Pháp bao gồm 6 bài văn mẫu kể chuyện cho các bạn tham khảo, củng cố vốn từ, biết xây dựng và hoàn thiện một bài văn kể chuyện dựa trên cốt truyện sẵn có, chuẩn bị cho các bài viết Tập làm văn lớp 4 tuần 12: Bài kiểm tra viết (Kể chuyện) đạt kết quả cao.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Kể lại câu chuyện Vua tàu thủy bằng lời kể của một chủ tàu người Hoa – Mẫu 4

Tôi là một chủ tàu người Hoa, tôi vốn là một chủ tàu rất giỏi về vận tải đường thuỷ. Nhưng có lần, tôi đã phải thua một người được chúng tôi mệnh danh là “Vua tàu thuỷ” và “một bậc anh hùng kinh tế“, anh ấy tên là Bạch Thái Bưởi.

Bạch Thái Bưởi là một người mồ côi cha từ nhỏ, phải theo mẹ đi quẩy bán hàng rong. Tuổi thơ của anh rất vất vả. May sao, nhà họ Bạch thấy Bưởi khôi ngô, gương mặt đã toát lên anh là người rất thông minh. Nhà họ Bạch đã nhận Bưởi làm con nuôi và cho anh ăn học.

Năm 21 tuổi, anh làm thư kí cho một hàng buôn, nhờ chăm chỉ học hỏi, chẳng lâu sau, anh đã tự làm đủ mọi nghề: buôn gỗ, khai thác mỏ,… Anh là một con người giàu nghị lực nên có lúc mất trắng tay anh vẫn không nản chí.

Rồi đến lúc, Bạch Thái Bưởi mở công ti vận tải đường thuỷ vào lúc những con tàu của chúng tôi đang ngang ngược chiếm các đường sông miền Bắc. Bạch Thái Bưởi vốn là người thông minh nên anh đã nghĩ ra kế: Anh cho người đến các bến tàu diễn thuyết. Anh dán dòng chữ “Người ta thì đi tàu ta” lên mỗi chiếc thuyền và bỏ một cái ống để ai đồng tình với anh thì bỏ tiền vào đó để tiếp sức cho chủ tàu. Rồi nhiều khách đồng tình với anh. Khách đi tàu của anh ngày càng đông. Chúng tôi đã phải bán lại tàu cho anh. Anh cho người sửa sang lại tàu và thuê người trông nom. Lúc thịnh vượng nhất, công ti của anh có tới ba mươi chiếc tàu đủ mọi kích cỡ mang những cái tên lịch sử Việt Nam: Trưng Trắc, Trưng Nhị,… Đó là lí do chúng tôi đặt cho anh biệt danh là “Một bậc anh hùng kinh tế”.

Từ đó, chúng tôi học được từ anh một bài học: nếu có ý chí, nghị lực thì ắt việc gì cũng sẽ thành công.

************

Trên đây là các mẫu kể lại câu chuyện vua tàu thủy Bạch Thái Bưởi bằng lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa. Các em học sinh có thể tham khảo những bài văn mẫu hay tại , qua đó bổ sung vào quỹ tư liệu học tập của bản thân.

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ke-lai-cau-chuyen-vua-tau-thuy-bach-thai-buoi-bang-loi-cua-mot-chu-tau-nguoi-phap-hoac-nguoi-hoa/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp