Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0?

0
134
Rate this post

Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0 là câu hỏi trong SGK Tin học lớp 10. Để giúp các em có câu trả lời chính xác và nắm vững kiến thức về công nghiệp 4.0. Mời các em theo dõi bài học sau đây nhé.

Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0?

Câu hỏi: Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0?

Lời giải:

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được gọi là Công nghiệp 4.0. Công nghiệp 4.0 tập trung vào công nghệ kỹ thuật số từ những thập kỷ gần đây lên một cấp độ hoàn toàn mới với sự trợ giúp của kết nối thông qua Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và giới thiệu các hệ thống vật lý không gian mạng. Công nghiệp 4.0 cung cấp một cách tiếp cận liên kết và toàn diện hơn cho sản xuất. Nó kết nối vật lý với kỹ thuật số và cho phép cộng tác và truy cập tốt hơn giữa các bộ phận, đối tác, nhà cung cấp, sản phẩm và con người. Công nghiệp 4.0 trao quyền cho các chủ doanh nghiệp kiểm soát và hiểu rõ hơn mọi khía cạnh hoạt động của họ và cho phép họ tận dụng dữ liệu tức thời để tăng năng suất, cải thiện quy trình và thúc đẩy tăng trưởng.

Công nghiệp 4.0 cho phép các nhà máy thông minh, sản phẩm thông minh và chuỗi cung ứng cũng thông minh, và làm cho các hệ thống sản xuất và dịch vụ trở nên linh hoạt và đáp ứng khách hàng hơn. Các thuộc tính của hệ thống sản xuất và dịch vụ với Công nghiệp 4.0 đã được nêu bật. Những lợi ích mà Công nghiệp 4.0 mang lại cho các doanh nghiệp đã được thảo luận. Trong tương lai, công nghiệp 4.0 dự kiến sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và do đó các doanh nghiệp cần sẵn sàng để chuẩn bị cho một sự đổi mình liên tục thể cập nhật các xu hướng hiện đại sắp tới.

Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0?
Em hiểu thế nào về công nghiệp 4.0?

Các khái niệm phổ biến được sử dụng trong công nghiệp 4.0

Để nói về công nghiệp 4.0 thì có rất nhiều thuật ngữ và khái niệm liên quan, nhưng có 10 khái niệm cơ bản bạn cần hiểu nhất sẽ được đề cập sau đây:

  • ERP: được hiểu là hoạch định nguồn lực doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp quản lý quy trình kinh doanh.
  • IoT: Internet of Things là sự kết nối giữa các đối tượng cảm biến, máy, internet.
  • IIoT: Industrial Internet of Things là sự kết nối giữa con người, dữ liệu với máy liên quan đến sản xuất.
  • Big Data: là bộ dữ liệu chứa đựng một lượng dữ liệu khổng lồ. Có thể liên kết, lưu trữ, phân tích theo mẫu, xu hướng,…
  • AI: trí tuệ nhân tạo là một khả năng của máy tính có thể thực hiện công việc như bộ não của con người.
  • M2M viết tắt cho từ Machine – to – machine là sự liên kết đặc biệt giữa hai máy khác nhau thông qua mạng không dây hoặc có dây.
  • Số hóa: Quy trình thu thập, chuyển đổi thông tin thành một dạng kỹ thuật số.
  • Nhà máy thông minh là một giải pháp công nghệ đối với sản xuất và đầu tư.
  • Điện toán đám mây: Là phương thức dùng để lưu trữ, quản lý, xử lý thông tin từ xa qua máy chủ kết nối trên internet.
  • Hệ sinh thái: Liên quan đến sản xuất, là khả năng kết nối toàn bộ hoạt động của một hệ thống: từ tài chính, sản xuất, quan hệ khách hàng, …
  • Hệ thống mạng thực: Là sản xuất trên mạng, môi trường sản xuất được hỗ trợ công nghiệp 4.0. Thu thập dữ liệu trong thời gian thực, phân tích minh bạch mọi khía cạnh trong sản xuất.

Tác động của công nghiệp 4.0 đối với nền giáo dục

Những tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục cụ thể là:

Thứ nhất: Tạo ra nhu cầu đào tạo cao cho các cơ sở giáo dục

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục có sự tác động to lớn. Các danh mục nghề đào tạo phải điều chỉnh, cập nhật liên tục để bắt kịp với lượng kiến thức đổi mới. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra cơ hội cho những người mới chưa từng đào tạo. Đòi hỏi những người đã đi làm, từ những công nhân đễn kỹ sư, từ những cấp thấp đến cấp cao đều phải thay đổi, cập nhật kiến thức, kỹ năng ở mức độ cao. Tránh sự phân hóa không đồng đều giữa các nhóm lao động.

Công nghệ 4.0 điều hành sản xuất
Công nghệ 4.0 điều hành sản xuất

Thứ hai: Thay đổi các hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo

Để đáp ứng được hết nhân lực cho các ngành kinh tế nâng cao và sáng tạo, bắt buộc phải thay đổi hình thức đào tạo. Các phương thức cũ đã không còn phù hợp với nhu cầu của xã hội. Công nghiệp 4.0 vào cuộc, mạng lưới internet phát triển, con người có thể đọc, truy cập học ở bất cứ đâu và thời gian nào. Các mô hình giảng dậy không nhất thiết phải cần lớp học, không cần giao viên đứng lớp. Người học có thể được hướng dẫn trực tuyến như các nền tảng facebook, youtube,…

Thay đổi các hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo
Thay đổi các hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạo

Người học có nhiều cơ hội để tiếp cận, tích lũy trở thành một công dân toàn cầu. Được làm việc trong một môi trường sáng tạo, cạnh tranh. Các cơ sở giao dục cần chuyển đổi sang mô hình đạo tạo “ những gì thị trường cần. Đẩy mạnh hình thành các cơ sở đào tạo trong doanh nghiệp. Bố trí các đội ngũ cán bộ, giao viên ở các cơ sở giáo dục.

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục là một thách thức với các trường học hiện nay, khi mới chỉ dừng lại ở mức độ giáo viên giảng dạy bằng máy chiếu, video, chia sẻ tài liệu trên mạng. Kinh phí eo hẹp cũng là một trong những điểm chính khiến các ứng dụng khoa học công nghệ chưa phát triển trong trường học.

Công nghiệp 4.0 đối với giáo dục là một sự thúc đẩy để đất nước phát triển về mọi mặt, giúp cho nền kinh tế ngày càng đi lên. Nâng cao được chất lượng đối với đời sống.

Tác động của công nghiệp 4.0 đối với nền giáo dục
Tác động của công nghiệp 4.0 đối với nền giáo dục

3 cuộc cách mạng công nghệ trong lịch sử

Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất

Nổ ra vào khoảng năm 1784. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất này là việc sử dụng năng lượng nước, hơi nước và cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp này được đánh dấu bởi dấu mốc quan trọng là việc James Watt phát minh ra động cơ hơi nước năm 1784. Phát minh vĩ đại này đã châm ngòi cho sự bùng nổ của công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ.

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí, cơ giới hóa. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế. Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ giới trên cơ sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 ra đời từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp lần này là việc sử dụng năng lượng điện và sự ra đời của các dây chuyền sản xuất hàng loạt trên quy mô lớn. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép, và (đặc biệt) là sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa.

Cuộc cách mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên cơ sở điện – cơ khí và sang giai đoạn tự động hóa cục bộ trong sản xuất, tạo ra các ngành mới trên cơ sở khoa học thuần túy, biến khoa học thành một ngành lao động đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế – xã hội, cuộc cách mạng này tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.

Cách mạng công nghiệp lần thứ ba

Xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).

*************

 

 Giáo dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/em-hieu-the-nao-ve-cong-nghiep-4-0/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp