Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn hay nhất

0
181
Rate this post

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn hay nhất bao gồm dàn ý chi tiết và các bài văn mẫu đạt điểm cao trên toàn quốc được tổng hợp và gửi đến các em học sinh lớp 7.

Với hơn 20 bài văn mẫu phân tích đặc điểm của một nhân vật mà em yêu thích sẽ giúp các em có thêm tài liệu tham khảo, để làm tốt bài tập làm văn sắp tới.

Đề bài: Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn

Yêu cầu đối với bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Khi viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học, các em cần lưu ý:

  • Giới thiệu được nhân vật cần phân tích.
  • Trình bày được ý kiến của người viết về các đặc điểm của nhân vật.
  • Đưa ra lí lẽ rõ ràng, thuyết phục làm sáng tỏ ý kiến.
  • Đưa ra những bằng chứng là các chi tiết, sự việc, lời nói, trích dẫn từ văn bản để làm sáng tỏ lí lẽ.
  • Đảm bảo nội dung bố cục của bài

Dàn ý phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học

Mở bài:

  • Giới thiệu nhân vật cần phân tích
  • Nêu ý kiến của người viết về đặc điểm của nhân vật

Thân bài:

  • Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm
  • Phân tích đặc điểm của nhân vật về ngoại hình, tính cách, hành động, cảm xúc, thế giới nội tâm… (có lí lẽ, bằng chứng cụ thể)

Kết bài:

  • Khẳng định lại ý kiến của người viết
  • Nêu cảm nghĩ về nhân vật

Sơ đồ tư duy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

Sơ đồ tư duy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học
Sơ đồ tư duy viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Người thầy đầu tiên

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 1

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-tơ-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-va, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông…, thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học. Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Ai-ma-tốp đã viết nên một truyện ngắn dưới dạng hồi ức chân thực, cảm động. Hình ảnh Đuy-sen – người thầy đầu tiên và hình ảnh An-tư-nai, cô bé mồ côi khát khao được đi học, được tác giả nói đến với tất cả sự ca ngợi, với niềm thương mến bao la. Người thầy trong truyện ngắn là người thầy của tình thương đến với tuổi thơ, đem ánh sáng cách mạng làm thay đổi mọi cuộc đời. Ngọn lửa tình thương như toả sáng trang văn Ai-ma-tốp, mãi mãi làm ấm áp lòng người. Thầy Đuy-sen càng trở nên gần gũi trong niềm thương mến của tuổi thơ chúng ta.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 2

Trong cuộc đời của mỗi người ai cũng có những kỉ niệm về quê hương thân yêu, nơi chôn rau cắt rốn của mình, mỗi khi nhớ về đầu tiên ta sẽ nhớ những gì thân thuộc nhất như: gốc đa nơi chơi trốn tìm, hay những buổi trưa nắng nô đùa dưới những bóng râm,… có rất nhiều nơi để nhớ. Với nhân vật An-tư-nai trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” nhớ về làng Ku-ku-rêu là cô nhớ về người thầy đầu tiên của mình, thầy Đuy-sen tận tụy, thân thương cùng nhiều kỉ niệm đẹp những thời niên thiếu.

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen. Với An-tư-nai, cô nhớ mãi về câu nói đầu tiên của thầy: “Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả…?”

Thầy Đuy-sen là oàn viên Thanh niên Cộng sản, với trái tim yêu thương mênh mông, với nhiệt tình say mê đã đem ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga đến với tuổi thơ miền núi hẻo lánh xa xôi. Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Đuy-sen là người thầy đầu tiên, người thầy khai tâm khai sáng cho An-tư- nai. Thầy hiền hậu, thầy yêu thương tuổi thơ. Thầy đã đốt cháy lên trong lòng các em ngọn lửa nhiệt tình khát vọng và khát vọng đi học.

Không chỉ dạy học, thầy Đuy-sen năm ấy còn cõng từng em nhỏ qua con suối bao mùa mưa nắng, bất kể rét buốt của mùa đông. Ngay cả khi đám cưỡi ngựa trêu đùa, chế giễu thiếu tôn trọng, người thầy này vẫn nhẹ nhàng và chỉ để tâm đến sự an toàn của đám học trò nhỏ. Thầy đi chân không, làm không ngơi tay, khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi vô cùng chu đáo, tận tâm, thể hiện tình cảm yêu thương học trò.

Đuy-sen là hình ảnh tuyệt đẹp của một ông thầy tuổi thơ. Con đường tuổi trẻ là con đường học hành. Trên con đường đầy nắng đẹp ấy, anh chị và mỗi chúng ta sẽ được dìu dắt qua nhiều thầy, cô giáo. Cũng như An-tư-nai, trong tâm hồn mỗi chúng ta luôn luôn chói ngời những người thầy, những Đuy-sen cao đẹp.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 3

Người thầy đầu tiên là một tác phẩm nổi tiếng của Ai-tơ-ma-tốp. Trong đó, nhân vật thầy Đuy-sen được nhà văn khắc họa hiện lên đầy chân thực và sinh động.

Nhân vật “tôi” nhận được bức thư của dân làng mời về dự lễ khánh thành ngôi trường mới do nông trường xây dựng. Trong số những người được mờ có cả bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va. Sau khi trở về Mát-xcơ-va, nhân vật tôi đã nhận được thư của bà viện sĩ. Trong thư, bà kể về tuổi thơ bất hạnh và về người thầy đầu tiên của mình. An-tư-nai mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Cô phải sống với chú thím, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Thầy Đuy-sen đã giúp đỡ để An-tư-nai có thể đi học.

Trong kí ức của An-tư-nai, thầy Đuy-sen là một người có tấm lòng nhân hậu, bao dung và giàu tình yêu thương. Thầy là người đã giúp các em học sinh có một ngôi trường để đến học. Chính thầy cũng đã khơi dậy khao khát được đi học của các em: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”; Thầy còn an ủi khi biết được hoàn cảnh của An-tư-nai: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Khi thấy học sinh phải lội qua suối giữa mùa đông lạnh giá, thầy đã bế hoặc cõng các em qua suối. Học sinh trong làng đều rất yêu mến thầy Đuy-sen. Riêng An-tư-nai lại thầm ước có một người anh trai như thầy. Câu chuyện của bà viện sĩ Xu-lai-ma-nô-va đã thôi thúc nhân vật tôi vẽ một bức tranh về “Người thầy đầu tiên”.

Dưới lời kể của “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một người hết lòng vì học trò. Khi thấy học trò phải mang những bao ki-giắc, thầy đã động viên, an ủi. Lời nói quan tâm ấy như xua đi bao mệt nhọc cùng sự giá lạnh của trời đông. Trước hành động của bọn nhà giàu sống trên núi, thầy Đuy-sen không hề tỏ ra tức giận, mà thầy lại “nghĩ ra một câu chuyện vui nào đó khiến lũ chúng tôi phá lên cười, quên mất mọi sự”. Sau mỗi buổi học, thầy còn cố gắng kiếm đủ gỗ để làm một chiếc cầu bắc qua dòng suối dưới chân đồi. Nhận ra phương án này không khả thi, thầy Đuy-sen lại tiếp tục lấy đá cùng những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suối, giúp học trò đi lại không bị ướt chân. Thầy làm tất thảy mọi việc với mong muốn học trò sẽ luôn an toàn trên con đường tới trường. Có thể thấy, tất cả những lời nói, hành động đã minh chứng cho tấm lòng nhân hậu, trái tim cao cả của thầy Đuy-sen.

Tóm lại, nhân vật thầy giáo Đuy-sen hiện lên với những phẩm chất tốt đẹp của một người giáo viên. Điều đó càng khiến mỗi người thêm yêu mến và cảm phục nhân vật này.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 4

Ai-tơ-ma-tốp là nhà văn người Cư-rơ-gư-dơ-xtan. Một trong những tác phẩm xuất sắc của ông là “Người thầy đầu tiên”. Nổi bật trong truyện là nhân vật thầy giáo Đuy-sen.

Qua lời kể của nhân vật “tôi”, thầy Đuy-sen hiện lên là một con người nhiệt huyết, trách nhiệm với công việc. Chính thầy Đuy-sen là người đã biến một vùng đất hoang tàn thành trường học. Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến trường với sự tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bê bết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Thầy Đuy-sen còn là một người giàu lòng yêu thương, luôn thấu hiểu trái tim trẻ thơ. Ở lần gặp gỡ đầu tiên, thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học. Khi biết hoàn cảnh của An-tư-nai, thầy đã an ủi một cách thật chân thành: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiền hậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu số bé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”. Cũng chính thầy Đuy-sen đã khơi dậy khao khát được đi học của An-tư-nai.

Không chỉ là người trực tiếp giảng dạy, thầy Đuy-sen còn luôn quan tâm đến cuộc sống của học sinh. Mỗi khi đi học, các em học sinh đều phải lội qua một con suối. Đến mùa đông, nước băng lạnh buốt khiến các em không thể lội qua được nữa. Để giúp học sinh có thể đến lớp, thầy Đuy-sen đã bế các em qua suối, lưng thì cõng, tay thì bế để các em nhỏ có thể an toàn tới trường học. Ngay cả khi bọn nhà giàu ngu xuẩn, bộ mặt láo xược lên mặt chế giễu, cười cợt, thầy vẫn lạc quan kể chuyện vui cho học sinh quên đi mọi sự. Những lúc rảnh rỗi, thầy còn lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân. Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi, còn mình thì vẫn tiếp tục công việc. Đối với An-tư-nai, thầy Đuy-sen giống như một người thân, thậm chí cô bé con mong muốn thầy trở thành anh trai của mình.

Như vậy, nhân vật thầy Đuy-sen hiện lên trong văn bản “Người thầy đầu tiên” là một con người một con người đáng ngưỡng mộ và yêu mến.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 5

Ai đã từng một lần “rụt rè núp dưới nón mẹ trong lần đầu tiên đi đến trường với lòng tưng bừng rộn rã giữa một buổi mai đầy sương thu và đầy gió lạnh? Tuổi bé thơ đã đi qua mấy năm rồi, nhưng đâu dễ quên? Và những ai đó lần đầu tiên được đi học “Bình dân học vụ” sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, hạnh phúc biết bao được “sáng mắt sáng lòng!” Có thể nói, phần đông trong chúng ta, ai cũng lưu giữ trong tâm hồn mình hình ảnh tuyệt đẹp về một người thầy mà không bao giờ có thể phai mờ được.

“Các em cứ gọi ta là thầy, các em có muốn xem trường không? Vào đây, các em đừng ngại gì cả…?”

Đó là tiếng nói của thầy Đuy-sen, một Đoàn viên Thanh niên Cộng sản, với trái tim yêu thương mênh mông, với nhiệt tình say mê đã đem ánh sáng Cách mạng tháng Mười Nga đến với tuổi thơ miền núi hẻo lánh xa xôi.

Thầy Đuy-sen và cô học trò người dân tộc An-tư-nai bé bỏng, tội nghiệp hiện lên trên trang văn trong sáng, nhẹ nhàng của Ai-ma-tốp đã để lại bao rung động bồi hồi trong lòng ta một thời cắp sách.

Người thầy đầu tiên là một truyện ngắn xuất sắc của Ai-ma-tốp kể về thầy giáo Đuy-sen qua hồi ức bà viện sĩ An-tư-nai Xu-lai-ma-nô-na, vốn là học trò trước đây của thầy Đuy-sen.

Hình ảnh một người thầy tuyệt đẹp và đáng kính là cảm nhận sâu sắc nhất của mỗi chúng ta khi đọc truyện ngắn này. Khi đến vùng núi quê hương của cô bé An-tư-nai. Thầy Đuy-sen còn trẻ lắm. Học vấn của thầy lúc đó chưa cao, nhưng trái tim thầy dạt dào tình nhân ái và sôi sục nhiệt tình cách mạng. Một mình thầy lao động hằng tháng trời, phạt cỏ, trát lại vách, sửa cánh cửa, quét dọn cái sân…, biến cái chuồng ngựa của phú nông hoang phế đã lâu ngày thành một cái trường khiêm tốn nằm bên hẻm núi, cạnh con đường vào cái làng nhỏ của người Kir-ghi-di, vùng Trung Á nghèo nàn lạc hậu.

Khi An-tư-nai và các bạn nhỏ đến thăm trường với bao tò mò “xem thử thầy giáo đang làm gì, ở đấy cũng hay” thì thấy thầy “từ trong cửa bước ra, người bêbết đất”. Thầy Đuy-sen “mỉm cười, niềm nở” quệt mồ hôi trên mặt, rồi ôn tồn hỏi: “Đi đâu về thế, các em gái”. Trước các “vị khách” nhỏ tuổi, thầy hiền hậu nói: “Các em ghé vào đây xem là hay lắm, các em chả sẽ học tập ở đây là gì? Còn trường của các em thì có thể nói là đã xong đến nơi rồi…?”

Đuy-sen đúng là một người thầy vĩ đại, cử chỉ của thầy rất hồn nhiên. Thầy hiền hậu nói lên những lời ấm áp lay động tâm hồn tuổi thơ. Mới gặp các em nhỏ xa lạ lần đầu mà thầy đã nhìn thấy, đã thấu rõ cái khao khát muốn được học hành của các em: “các em chả sẽ học tập ở đây là gì?” Thầy “khoe” với các em về chuyện đắp lò sưởi trong mùa đông…, thầy báo tin vui trường học đã làm xong “có thể bắt đầu học được rồi”. Thầy mời chào hay khích lệ? Thầy nói với các em nhỏ người dân tộc miền núi chưa từng biết mái trường là gì bằng tất cả tình thương mênh mông: “Thế nào, các em có thích học không? Các em sẽ đi học chứ?”

Thầy Đuy-sen quả là có tài, giàu kinh nghiệm sư phạm. Chỉ sau một vài phút gặp gỡ, vài câu nói nhẹ nhàng, thầy đã chiếm lĩnh tâm hồn tuổi thơ. Thầy đã khơi dậy trong lòng các em nhỏ người miền núi niềm khao khát được đi học.

Với An-tư-nai, thầy nhìn thấu tâm can em, cảm thông cảnh ngộ mồ côi của em, thầy an ủi và khen em một cách chân tình: “An-tư-nai, cái tên hay quá, mà em thì chắc là ngoan lắm phải không?”. Câu nói ấy cùng với nụ cười hiềnhậu của Đuy-sen đã khiến cho cô gái dân tộc thiểu sốbé nhỏ, bất hạnh “thấy lòng ấm hẳn lại”.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Gió lạnh đầu mùa

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa số 1

Trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch lam, tôi cảm thấy ấn tượng nhất với nhân vật Sơn. Đó là một cậu bé hòa đồng và thân thiện. Nếu mấy đứa em họ của Sơn đều “kiêu kì và khinh khỉnh” với bọn trẻ con ở khu chợ thì Sơn và chị Lan vẫn thân mật chơi đùa cùng. Đặc biệt nhất, khi thấy Hiên – một cô bạn có gia cảnh nghèo khó, Sơn đã nghĩ đến việc đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên mặc. Điều đó thể hiện Sơn là một cậu bé biết quan tâm, chia sẻ với bạn bè. Qua nhân vật Sơn, nhà văn Thạch Lam đã đem đến cho bạn đọc bài học ý nghĩa về tấm lòng nhân ái.

Câu văn miêu tả ý nghĩ của Sơn khi nghe mẹ và bà vú trò chuyện về chiếc áo của Duyên; khi Sơn nhớ ra cuộc sống nghèo khổ của mẹ con Hiên: Mẹ Sơn nhắc đến làm Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá. Sơn thấy mẹ rơm rớm nước mắt. Một ý nghĩ thoáng qua, Sơn lại gần chị thì thầm: Hãy là chúng ta mang cho nó cái áo bông cũ chị ạ. Sơn đứng lặng yên, tự dưng trong lòng thấy ám áp, vui vui.

Dù cậu bé Sơn còn rất nhỏ, ngây thơ, được mẹ yêu thương, chiều chuộng nhưng em không khóc và cũng chẳng vòi vĩnh bao giờ. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm khi nhớ và thương về em Duyên. Sơn còn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người. Trái với mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Tình thương và sự quan tâm của Sơn dành cho bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy Hiên – đứa con gái hàng xóm, bạn chơi với Lan và Duyên ‘co ro đứng bên cột quán’, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi ‘nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ‘bịu xịu’ nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa’.

Sơn thấy ‘động lòng thương’ bạn và có một ‘ý nghĩ tốt thoảng qua’… Em đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình ‘ấm áp vui vui’ khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Hành động ấy không phải là một sự bố thí ban ơn, mà là một nghĩa cử cao đẹp san sẻ tình thương đồng loại ‘lá lành đùm lá rách’ đã có từ một em bé được giáo dục, dạy dỗ tốt. Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tình cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.

Tình yêu thương chân thành, xuất phát từ những suy nghĩ trong sáng, ngây thơ của một tâm hồn non nớt đã khiến Sơn nảy ra ý nghĩ và bàn với chị Lan về nhà lấy áo bông cũ của Duyên đem cho Hiên. Trong niềm vui khi mình vừa làm được việc thiện, “Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui”. Đó là ngọn lửa của lòng nhân ái trong sáng, là tình cảm “thương người như thể thương thân”. Thật khéo léo, nhà văn khắc họa tâm trạng phơi phới niềm vui cứ lan toả thấm sâu dần, nó xua đi nỗi lạnh lẽo của gió lạnh đầu mùa không biết tự lúc nào không hay.

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa số 2

Tất cả những điều lớn lao, kỳ vĩ đều có thể biến đổi theo thời gian: sông có thể cạn, núi có thể mòn, biển cả có thể hóa nương dâu… Điều ấy làm tôi trăn trở, suy nghĩ đến một điều gì lớn lao, thời gian không làm chúng tan biến mà ngược lại, theo năm tháng, chúng được nhân lên gấp bội sức mạnh. Những tấm lòng nhân ái như tấm lòng bé Sơn trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam là một điều như thế trong vũ trụ này.

Tuổi thơ ai cũng đã từng trải qua nhưng năm tháng ngây ngô, hồn nhiên, khi buồn cười lúc lại rất đáng yêu. Tôi thấy ở Sơn những giây phút đùa nghịch, hay khoe, hay giận… của chính mình ngày nào. Tôi muốn sống ngược thời gian, mới chỉ cách đây có mấy năm thôi, nhưng tôi không ngờ là mình đã quên đi nhanh đến thế!

Có lẽ vì thế mà tôi yêu nhân vật Sơn lắm! Em đã sống dậy trong tôi cảm tưởng trong sáng về thuở còn hồn nhiên vô tư ấy. Nghe trong hồn những reo vui theo khúc nhạc lòng của cậu bé hãnh diện khoe áo với bạn bè! Nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì tôi đã quên Sơn nhanh lắm. Giống như khi tôi đã quên đi những năm tháng ấu thơ của mình. Tôi còn nghe thấy ở Sơn những nhịp đập con tim đầy xúc cảm rất đáng trân trọng. Chúng làm lòng tôi trở nên sâu lắng vì bắt gặp ở em bao nét đẹp của tình người.

Ai trong chúng ta có đôi lần từng lạnh lùng ngó lơ những bàn tay chìa ra tấm vé số hay những tờ báo mới nguyên để chào mời? Còn Sơn? Em đã nhận thấy cảnh khổ của Hiên. Và dù rất thích chiếc áo mới – em vừa hãnh diện khoe nó với bạn bè. Dù biết có thể bị mẹ trách phạt – chẳng có người mẹ nào không phiền lòng khi con cái tự ý đem cho người khác vật gì – nhất là trong tình cảnh cuộc sống càng ngày càng khó khăn. Nhưng bỏ qua tất cả những điều đó, Sơn đã sẵn lòng tặng Hiên chiếc áo, giúp đỡ chia sẻ với bạn, không hề toan tính. Có phải chỉ vì biết nghe trái tim mách bảo, mà Sơn đã không dửng dưng trước những mảnh đời cơ cực? Hành động của Sơn là hành vi nhân ái hoàn toàn tự nguyện, không chờ bé Hiên nhờ vả, không đợi mọi người xung quanh động viên – điều này đâu dễ có ở mỗi con người?

Không phải tiền tài, địa vị hay quyền lực, mà chính lòng yêu thương nhau mới giúp con người có được những hành động cao cả. Một chú bé như Sơn đáng quý hơn hẳn nhiều người lớn mà lãnh đạm phủi tay trước đồng loại bần cùng.

Sự thụ hưởng vật chất chưa bao giờ đem lại cảm giác hạnh phúc hoàn hảo. Hạnh phúc có thể là những điều giản đơn, trong tầm tay mỗi người, nhiều khi chỉ là chút “vui vui” trong lòng như Sơn đã cảm nhận được, lúc trao cho cô bạn nhỏ nhà nghèo chiếc áo bông. Gió ơi, sao lạnh vậy? Nhưng Sơn ơi, có phải chính tấm lòng nhân hậu của em đã ấp ủ cả không gian đang bị cơn gió lạnh đầu mùa làm cho tê tái? Hẳn là Hiên ấm lắm, ấm cả ngoài lẫn trong lòng! Giá như bao trẻ em trên thế giới này đều là Sơn?… Tôi lại thấy lòng day dứt quá! Sơn ơi, em đã khiến tôi phải tự nhìn lại mình. Liệu mình có thể sống nhân ái được như Sơn không, biết quan tâm đến những con người bất hạnh dưới đáy xã hội như thế? Em đúng là đứa bé, nhưng lại có một thái độ sống không bé nhỏ chút nào.

Tôi bỗng nhớ lại mình đã có lần cười thích thú khi thấy một em nhỏ bán báo bị xua đuổi vì ghé nhìn vào lớp mình đang học. Chợt tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ vì mình đã quá ích kỉ, nhỏ nhen và hẹp hòi như vậy. Nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam đã mang đến cho tôi một bài học lớn, một bài học ấm áp về tình người.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học - Gió lạnh đầu mùa
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Gió lạnh đầu mùa

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa số 3

Trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh cậu bé Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Sơn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đủ đầy.

Trong tác phẩm “Gió lạnh đầu mùa”, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hình ảnh cậu bé Sơn mang trong mình tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương. Sơn sinh ra trong một gia đình hạnh phúc và đủ đầy. Em là một em bé ngoan, sống cuộc sống ấm no và được mẹ yêu thương hết mực. Một đứa trẻ thật khó để nhận thức và hiểu được những thiếu thốn của người khác, đặc biệt là đứa trẻ được sống trong nhung lụa như Sơn.

Thế nhưng em đã hiểu và thương cho những bạn trẻ bất hạnh trong cuộc sống. Sơn là một em bé rất giàu tình cảm, Sơn đối với em gái đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn “kéo chăn lên đắp cho em” đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – “Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá”. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Sơn còn là một em bé giàu tình yêu thương.

Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì “kiêu kì và khinh khỉnh” với các bạn thì Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó “lộ vẻ vui mừng”. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn nhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cảm thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn “ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ”, và “môi chúng nó tím lại…”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn “lại run lên” và “hai hàm răng đập vào nhau”.

Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa số 4

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc viết về đề tài trẻ em của Thạch Lam. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – được nhà văn xây dựng đầy chân thực.

Truyện mở đầu với sự miêu tả tinh tế của nhà văn về sự thay đổi của thời tiết. Từ đó, nhân vật Sơn xuất hiện với những suy nghĩ, hành động hồn nhiên của một đứa trẻ. Cậu tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Và Sơn cũng thấy lạnh, cậu vơ vội cái chăn trùm lên đầu rồi gọi chị. Mọi người trong gia đình đều đã được mặc áo ấm. Sơn cũng được mẹ mặc cho một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Qua cách giới thiệu này, có thể thấy Sơn được sinh ra trong một gia đình khá giá, nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh.

Nhưng không vì thế mà cậu trở nên kiêu ngạo hay xa cách. Sơn là một cậu bé rất giàu tình cảm. Điều đó được thể hiện qua tình cảm với người em gái đã mất. Khi mọi người nhắc đến Duyên – đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Hay như cách cư xử của Sơn với bọn trẻ con trong xóm – Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc – những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Đặc biệt nhất là hành động của Sơn đối với bé Hiên. Khi thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn – đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Có thể thấy rằng, nhân vật Sơn tuy còn nhỏ tuổi, nhưng đã giàu lòng yêu thương.

Như vậy, nhà văn Thạch Lam đã xây dựng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” nhẹ nhàng mà thật sâu sắc. Cả tác phẩm thấm thía tình yêu thương giữa con người.

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa số 5

Trong truyện “Gió lạnh đầu mùa” người đọc sẽ rất ấn tượng với nhân vật Sơn. Chính cậu bé thân thiện, tốt bụng, giàu tình cảm và ấm áp này đã khiến tác phẩm trở nên cuốn hút hơn.

Sáng sớm ngủ dậy khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về, trời trắng đục, gió vi vu, khóm lan trong chậu ‘rung động và hình như sắt lại vì rét’. Sơn cũng thấy lạnh, em kéo chăn lên đầu rồi cất tiếng gọi mẹ. Một chén nước nóng mẹ đưa cho em ‘ấp vào mặt, vào má cho ấm’, một chiếc áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại phủ cái áo vải thâm, em mặc vào, đứng trên giường quay đi quay lại bốn lần để mẹ ngắm… Những chi tiết ấy cho biết Sơn còn bé nhỏ, ngây thơ, em rất được mẹ yêu. Không một tiếng khóc, một lời vòi vĩnh, Sơn đã cùng chị Lan đi chơi vì em biết lũ bạn con nhà nghèo xóm láng ‘đang đợi mình ở cuối chợ để đánh khăng, đánh đáo’. Gặp các bạn, khi chúng nó đến ngắm cái áo đẹp của Sơn, em cũng hồn nhiên ngây thơ như bất cứ đứa trẻ con nào, Sơn cũng ‘ưỡn ngực’ khoe áo mới: ‘Mẹ tôi còn hẹn mua cho tôi một chiếc áo nhiều tiền hơn nữa kia’. Đúng là tâm lí đáng yêu: ‘Già được bát canh, trẻ được manh áo mới’.

Sơn là một em bé rất giàu tình cảm. Anh em như thể chân tay… Sơn đối với em đầy tình thương. Ngủ dậy thấy lạnh, Sơn ‘kéo chăn lên đắp cho em’ đang ngủ. Khi mẹ giơ cái áo bông cánh cũ của em Duyên – đã chết năm lên bốn tuổi – ‘Sơn nhớ em, cảm động và thương em quá’. Những cử chỉ ấy, những cảm xúc ấy cho thấy Sơn có một tâm hồn rất đẹp, rất trong sáng, còn bé nhỏ đã biết quan tâm săn sóc đến mọi người xung quanh. Em rất yêu mẹ, vâng lời mẹ, lễ phép với vú già, biết tôn trọng chị. Sơn là một đứa bé được mẹ chăm sóc và dạy bảo nên em rất ngoan. Sơn là một em bé sống với bạn bè rất có tình người.

Trong lúc mấy đứa em họ của Sơn thì ‘kiêu kì và khinh khỉnh’ với các bạn, trái lại Sơn và chị Lan rất chan hòa với chúng. Vì thế mới thấy chị em Sơn đến, chúng nó ‘lộ vẻ vui mừng’. Gặp bạn, buổi sớm trong gió lạnh đầu mùa, cái nhìn của Sơn đối với bạn jnhỏ, những thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc,… là cái nhìn yêu thương, cám thông với cảnh nghèo của bạn. Trời lạnh mà chúng nó vẫn ‘ăn mặc không khác ngày thường, vần những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ’, và ‘môi chúng nó tím lại…’, chỗ áo quần rách ‘da thịt thâm đi’. Mỗi lần làn gió lạnh thổi qua, các bạn nhỏ của Sơn ‘lại run lên’ và ‘hai hàm răng đập vào nhau’. Biết quan tâm tới đồng loại, biết san sẻ, cảm thông với bạn bè chỉ có ở những trái tim nhân ái, những tấm lòng nhân hậu. Sơn đã chơi, đã sống với bạn bằng trái tim nhân ái, bằng tấm lòng nhân hậu như thế!

Tinh thương và sự quan tâm của Sơn đối với bạn còn được thể hiện bằng những cử chỉ, hành động cụ thể. Thấy cái Hiên, đứa con gái bên hàng xom, bạn chơi với Lan và Duyên ‘co ro dứng bên cột quán’, chỉ mặc có ‘manh áo rách tả tơi hở cả lưng và tay’, chị Lan gọi,’nó cũng không đến… Nghe cái Hiên ‘bịu xịu’ nói với chị Lan là ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, bấy giờ Sơn mới chợt nhớ ra ‘mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa’. Sơn đã ‘động lòng thương’ bạn và một ‘ỷ nghĩ tốt thoảng qua’… Sơn đã nói thầm với chị Lan về lấy chiếc áo bông cũ của em Duyên đem cho cái Hiên mặc khi gió lạnh đầu mùa đã thổi về. Sơn thấy lòng mình ‘ấm áp vui vui’ khi đứng lặng yên chờ chị Lan chạy về lấy áo. Sao không ‘ấm áp vui vui’ được vì một miếng khi đói bằng một gói khi no.Đâu phải là một sự bố thí ban ơn! Đó là một nghĩa cử san sẻ tình thương đồng loại ‘lá lành đùm lá rách’.Tấm lòng của Sơn đối với bạn nhỏ rất chân thành. Tinh cảm nhường cơm sẻ áo cho bạn rất mãnh liệt! Mặc dù đó là chiếc áo bông của em Duyên, kỉ vật thiêng liêng của mẹ, mặc dù sau đó mẹ cái Hiên đã đem áo đến trả cho mẹ Sơn, nhưng nhờ thế mà mẹ em đã biết cảnh ngộ mẹ cái Hiên, cho mẹ cái Hiên vay năm hào đem về mua áo cho con.

Sơn và chị Lan đã ‘cúi đầu lặng im’ nhận lỗi. Mẹ đã ôm hai em vào lòng, âu yếm nhẹ trách: ‘dám tự do lấy áo đem cho người ta không sợ mẹ mắng ư?’. Hai chị em Lan và Sơn đã được dạy bảo, được sống trong lòng mẹ, được mẹ yêu thương nên Sơn và chị mới biết thương bạn, mới biết ‘thương người như thể thương thân’vậy.

Sơn là một trong những gương mặt tuổi thơ trong truyện Thạch Lam rất đáng yêu, đáng mến. Thạch Lam đôn hậu, tinh tế nên văn ông mới đậm đà và cho ta nhiều nhã thú. Trong gió lạnh đầu mùa mà lòng Sơn ấm áp biết bao!

Phân tích đặc điểm nhân vật Sơn trong Gió lạnh đầu mùa số 6

Thạch Lam là một nhà văn nổi tiếng của nền văn học Việt Nam. Văn của ông trong sáng, giản dị mà thâm trầm sâu lắng. Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một tác phẩm nổi tiếng của ông. Nổi bật trong truyện là nhân vật Sơn – nhân vật chính của tác phẩm.

Truyện mở đầu với việc nhà văn miêu tả khung cảnh thời tiết vào mùa động. Trong hoàn cảnh đó, Sơn thức dậy và thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Sau đó, khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn được Thạch Lam khắc họa thật giản dị. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Có thể thấy, nhân vật Sơn hiện lên là một cậu bé giàu tình cảm.

Sơn sống trong một gia đình khá giả. Cậu được mẹ quan tâm, chăm sóc rất chu đáo. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Cách ăn mặc ấy đối với những đứa trẻ em nghèo ngày xưa là cả một niềm mơ ước. Thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn. Ở đây, nhân vật Sơn tiếp tục hiện lên là một cậu bé hòa đông, thân thiện.

Không chỉ vậy, Sơn còn giàu lòng yêu thương. Khi nhìn thầy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Sơn đã nói với chị Lan cho Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo chứa đựng tấm lòng đồng cảm sâu sắc.

Như vậy, có thể “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Nhân vật Sơn đã thể hiện được những giá trị nhân văn cao đẹp mà tác giả muốn gửi gắm.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Cô bé bán diêm

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 1

“Truyện cô bé bán diêm” là một tác phẩm tiêu biểu của An- đéc- xen. Dưới ngòi bút đầy chất thơ của nhà văn, cô bé bán diêm đã phải chết. Em bé đã chết mà đôi má vẫn hồng và đôi môi đang mỉm cười. Hình ảnh cái chết đấy thật đẹp đã thể hiện sự hạnh phúc, mãn nguyện của cô bé, có lẽ em đã thanh thản, tại nguyện vì chỉ mình em được sống trong những điều huy hoàng, kì diệu. Cái chết của em bé bán diêm thể hiện tấm lòng nhân hậu, nhân ái của nhà văn dành cho số phận trẻ thơ, đó là sự cảm thông yêu thương và trân trọng thế giới tâm hồn. Thực tế em bé đã chết rất tội nghiệp, đó là cái chết bi thảm, làm nhức nhối trong lòng người đọc, em đã chết trong đêm giao thừa rét mướt, em nằm ngoài đường sáng mùng một đầu năm trong khi mọi người vui vẻ ra khỏi nhà, kẻ qua người lại mà không hề ai quan tâm đến em, em đã chết vì lạnh, vì đói ở một xó tường, đó là cái chết đau đớn nhưng chắc chắn sẽ thanh thản về tâm hồn. Như vậy, bằng ngòi bút nhân ái lãng mạng của nhà văn, qua cái chết của cô bé bán diêm tác giả muốn tố cáo phê phán xã hội thờ ơ lạnh lùng với những nỗi bất hạnh của những người nghèo khổ bất hạnh, đặc biệt đối với trẻ thơ. Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm thông điệp tới người đọc: đó là hãy biết san sẻ yêu thương đừng phũ phàng hoặc vô tình trước nỗi đau bất hạnh, cay đắng của các em bé. Cái chết của em sẽ mãi ám ảnh trong lòng người đọc, khơi dậy cho ta về tình yêu thương con người.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học - Cô bé bán diêm
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Cô bé bán diêm

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 2

Ai đã từng đọc Cô bé bán diêm của nhà văn Đan Mạch An-đéc-xen hẳn sẽ không thể nào quên những ánh lửa diêm nhỏ nhoi bùng lên giữa đêm giao thừa giá rét gắn với một thế giới mộng tưởng thật đẹp của cô bé nghèo khổ. Kết cục câu chuyện thật buồn nhưng sức ám ảnh của những giấc mơ tuyệt đẹp vẫn ắp đầy tâm trí người đọc, người nghe qua những lời kể và sự miêu tả rất cuốn hút của An-đéc-xen.

Trong bóng tối và cái rét cắt thịt da của xứ sở Đan Mạch, ta như nhìn thấy rõ một cô bé đôi môi tím tái, bụng đói cồn cào đang lần từng bước chân trần trên hè phố. Một cô bé mồ côi khốn khổ, không dám về nhà vì chưa bán được bao diêm nào thì sẽ bị cha đánh. Nhà văn đã tạo ra cảm giác thật sống động khi ông nhập vào những khoảnh khắc tâm trạng của cô bé.

Ấn tượng đậm nét đầu tiên khơi lên mối cảm thương chính là hình ảnh cô bé như lọt thỏm giữa cái mênh mông của bóng đêm vào thời khắc sắp giao thừa. Khi “mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”, cô bé đã hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp khi bà nội hiền hậu còn sống. Ngôi nhà xinh xắn với những dây thường xuân trong những ngày đầm ấm tương phản với thực tại cuộc sống của hai cha con trong một xó tối tăm, sự nghèo khổ kéo theo những lời mắng nhiếc chửi rủa của người cha khi gia sản đã tiêu tán. Để nguôi cảm giác lạnh, em đã “ngồi nép trong một góc tường”, “thu đôi chân vào người” nhưng có lẽ chính nỗi sợ hãi còn mạnh hơn giá rét đã khiến em “càng thấy rét buốt hơn”. Em không thể về vì biết “nhất định cha em sẽ đánh em”. “Ở nhà cũng rét thế thôi”, điều đáng sợ nhất đối với cô bé không phải là thiếu hơi ấm mà là thiếu tình thương. Thật đáng thương khi thân hình bé nhỏ của em phải chống chọi vô vọng với cảm giác giá buốt bên ngoài và cái lạnh từ trong trái tim khiến “đôi bàn tay em đã cứng đờ ra”.

Lúc ấy, em chỉ ao ước một điều thật nhỏ nhoi: “Chà! Giá quẹt một que diêm mà sưởi cho đỡ rét một chút nhỉ?” nhưng dường như em cũng không đủ can đảm vì làm như vậy em sẽ làm hỏng một bao diêm không bán được. Nhưng rồi cô bé ấy cũng “đánh liều quẹt một que”, để bắt đầu cho một hành trình mộng tưởng vượt lên thực tại khắc nghiệt. Giấc mơ của em bắt đầu từ lúc nhìn vào ngọn lửa: “lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”. Ánh sáng ấy đã lấn át đi cảm giác của bóng tối mênh mông, để hiện lên hình ảnh “một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Niềm vui thích của em đến trong ảo giác “lửa cháy nom đến vui mắt và toả ra hơi nóng dịu dàng”. Đó là ước mơ thật đơn giản trong khi thực tế lại phũ phàng “tuyết phủ kín mặt đất, gió bấc thổi vun vút… trong đêm đông rét buốt”. Ước ao được ngồi hàng giờ “trước một lò sưởi” cũng biến tan khi “lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. Khoảnh khắc em “bần thần cả người” khi hình dung ra những lời mắng chửi của cha khiến ta phải nao lòng. Bóng tối lại phủ lên màu u ám trong tâm hồn em.

Có lẽ vì vậy, nhà văn đã để em tiếp tục thắp lên que diêm thứ hai, thắp lên niềm vui nhỏ nhoi dù chỉ là trong mộng tưởng. Không chỉ phải chống chọi với cái rét, cô bé còn phải cầm cự với cơn đói khi cả ngày chưa có miếng nào vào bụng. Bởi thế, ánh sáng rực lên của ngọn lửa diêm đã biến bức tường xám xịt thành “tấm rèm bằng vải màu”. Cái hạnh phúc trong những ngôi nhà ấm áp đã đến với em, khi em nhìn thấy: “Bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay”. Giá như tất cả những hình ảnh tưởng tượng biến thành hiện thực thì em sẽ vui sướng biết bao, khi “ngỗng nhảy ra khỏi đĩa” sẽ mang đến cho em bữa ăn thịnh soạn để vượt lên phút đói lả người. Nhưng một lần nữa, ảo ảnh lại vụt biến, em lại phải đối mặt với “phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xoá, gió bấc vi vu”. Không những thế, em còn chứng kiến sự thờ ơ ghẻ lạnh của những người qua đường, hình ảnh tương phản được nhà văn khắc họa làm ta nhói đau trước em bé bất hạnh.

Và một lần nữa, que diêm tiếp theo lại sáng bừng lên, để em được sống trong những giấc mơ đẹp nhất của một em bé. Trong một cuộc sống phải từng phút từng giây vật lộn mưu sinh, em đã phải từ giã những niềm vui được đùa chơi của con trẻ. Ánh sáng từ que diêm đã toả ra vầng hào quang lộng lẫy, cho em “một cây thông Nô-en”, như đem đến cho em một thiên đường của tuổi thơ: “Hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong tủ hàng”. Điều trớ trêu nghiệt ngã là tất cả những hình ảnh tươi đẹp ấy em chỉ kịp nhìn nhưng không thể chạm tay vào, bởi lẽ tất cả chỉ là ảo ảnh, như những ngôi sao trên trời mà em không thể với tới. Trái tim ta như nghẹn lại cùng lời kể của nhà văn, bởi lẽ em bé đang dần kiệt sức và sắp phải gục ngã trước cái lạnh chết người của xứ sở bà chúa Tuyết.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 3

An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với thể loại truyện kể cho trẻ em, trong đó, tác phẩm quen thuộc với bạn đọc trên khắp thế giới phải kể đến là “Cô bé bán diêm”. Truyện hấp dẫn người đọc bởi sự đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, bên cạnh đó, hình ảnh cô bé bán diêm trong đêm giao thừa đã gợi cho chúng ta lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé nghèo khổ, đáng thương.

Trước hết, cô bé bán diêm có một hoàn cảnh bất hạnh, sớm đã mồ côi mẹ, bà là người yêu thương em nhất cũng bỏ em mà đi, sống với cha trong hoàn cảnh nghèo khổ, em phải đi bán diêm. Ngày qua ngày, cô bé với giỏ diêm trên tay lầm lũi đi qua từng góc phố, con đường, ngày nào không bán được, em sẽ bị người cha đánh mắng. Cô bé vừa thiếu thốn tình cảm lại phải chịu đựng cảnh bạo lực gia đình, chịu nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn thể xác. Trong đêm giao thừa, một đêm đặc biệt nhất, đêm kết thúc một năm và bắt đầu một năm mới, ngoài kia người ta sum vầy, quây quần bên nhau ấm cúng bao nhiêu thì cô bé bán diêm lại lẻ loi, đơn độc bấy nhiêu.

Giữa trời mưa tuyết rét mướt lạnh cóng, đôi chân trần của em lê hết các con phố ngõ ngách để bán những bao diêm, cả một ngày em chưa được ăn, phải chống lại cái lạnh, cái đói để bán diêm thế nhưng cũng không bán được bao diêm nào. Càng về đêm trời càng lạnh, cái lạnh và đói đang đày đọa em, dù có vậy em vẫn không dám về nhà, bởi “về nhà mà không bán được bao diêm nào”, không có tiền, em sẽ lại phải chịu đòn của cha, hơn nữa căn phòng trên gác mái của cha con em cũng chẳng khác gì ở ngoài trời.

Ở lứa tuổi của cô bé, chúng ta đang được quây quần bên ông bà, cha mẹ ăn những bữa tiệc thịnh soạn và chuẩn bị chào đón năm mới, ấy vậy mà em lại phải chịu sự thờ ơ, vô tâm và lạnh lùng đến đáng sợ của những người xung quanh. Họ không hề để ý đến em, chẳng ai quan tâm, đoái hoài đến hoàn cảnh và nỗi khổ của em. Em không nhận được sự yêu thương và đồng cảm từ mọi người, điều đó càng khiến ta cảm thấy xót xa cho tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm. Trái tim người đọc như thắt lại bởi hoàn cảnh của cô bé bán diêm quá đỗi thực tế, xã hội có rất nhiều em bé phải chịu cảnh như em, sớm đã phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh và khổ sở.

Nép mình vào một góc tường trên hè phố, cô bé bán diêm đáng thương quẹt những que diêm sưởi ấm cho đôi tay, đôi chân đã tê cứng vì lạnh. Từng que diêm được em đốt lên bằng cả niềm khao khát và ước muốn, ngọn lửa của que diêm hiện ra nào là bàn ăn thịnh soạn với ngỗng quay, nào là lò sưởi đang cháy và cây thông Noel đều là những thứ cần thiết trong hoàn cảnh đói rét bơ vơ của em. Cho đến khi gặp được bà trong ngọn lửa que diêm, em đã vui sướng biết bao, em khao khát được đi theo bà, cầu xin Thượng Đế cho em được ở cùng bà, và cuối cùng em đã được toại nguyện.

Tuy những que diêm chỉ mang lại những ảo ảnh nhưng lại là hạnh phúc thực sự đối với cô bé bán diêm, “Bà cụ cầm lấy tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa họ nữa”. Cái chết của em thật nhẹ nhàng, như một sự giải thoát cho kiếp người bất hạnh khốn khổ của em, thế nhưng nó phản ánh một sự thật đau lòng rằng em đã phải chết giữa dòng người vô tâm, lãnh đạm và thờ ơ, chính xã hội đó đã giết chết những con người như em, nếu người ta có tình thương, có lòng nhân ái có lẽ số phận của em đã khác.

Nhân vật cô bé bán diêm đã để lại trong lòng người đọc những hoài niệm, những suy nghĩ khôn nguôi về số phận con người, khơi dậy trong mỗi chúng ta lòng thương cảm đối với những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Chúng ta may mắn là những “chiếc lá” lành lặn phải có trách nhiệm giúp đỡ và đùm bọc cho những “chiếc lá” kém may mắn hơn, đó là lòng nhân ái và tình thương mà con người cần có dành cho nhau.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 4

An-đéc-xen là nhà kể chuyện cổ tích nổi tiếng của thế giới phương Tây. Ngoài việc sưu tầm ông còn sáng tạo. Cô bé bán diêm là một sáng tác độc đáo, một câu chuyện cổ tích về thời hiện đại, thể hiện tài năng kể chuyện bậc thầy của ông. Thời hiện đại ở đây chính là thời đại mà tác giả sống, thời đại mà con người đã biết chế tạo và sử dụng diêm, con người biết đi lại bằng những cỗ xe song mã, biết tổ chức đón giao thừa với những cây thông Nô-en lộng lẫy. Câu chuyện Cô bé bán diêm kể về xã hội ấy, kể lại cái chết thương tâm của một cô bé nghèo khổ.

Mở đầu câu chuyện, tác giả giới thiệu một bối cảnh khắc nghiệt và khác thường. Khắc nghiệt bởi vì “trời đã tối hẳn” mà “tuyết rơi” không ngừng, và “rét dữ dội”. Khác thường là vì: “Đêm nay là đêm giao thừa” nghĩa là một thời điểm đặc biệt đối với mỗi gia đình và đối với mỗi người. Đêm giao thừa ở đâu cũng vậy, đều là thời điểm mà năm cũ với những buồn vui lẫn lộn lùi vào quá khứ và một năm mới với những hi vọng tràn trề đang chờ đợi mọi người được mở ra. Nhưng đêm giao thừa ở phương Tây rất rét, vì lúc này đang giữa mùa đông. Khắp nơi đầy tuyết phủ, khắp nơi đầy giá lạnh. Ấy thế mà trong cái giá lạnh đó, trong cái đêm giao thừa đó “một em gái nhỏ đầu trần, chân đi đất, đang dò dẫm trong đêm tối”. Em bé đi đâu vậy? Em phải đi bán diêm vì “nếu không bán được ít bao diêm, hay không ai bố thí cho một đồng xu nào” thì “em không thể nào về nhà”, bởi lẽ khi đó “nhất định là cha em sẽ đánh em”.

Bởi vì từ khi “Thần Chết đã đến cướp bà em đi mất, gia sản tiêu tan, và gia đình em đã phải lìa ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh, nơi em đã sống những ngày đầm ấm, để đến chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”. Hơn nữa “ở nhà cũng rét thế thôi. Cha con em ở trên gác sát mái nhũ vã mặc dầu đã nhét giẻ rách vào các kẽ hở lớn trên vách, gió vẫn thổi ríu vào trong nhà”. Như vậy em bé bán diêm này là một em bé có hoàn cảnh nghèo khổ.

Em bé đáng thương không tên tuổi này giống như kẻ lạc loài, bơ vơ trên mặt đất đầy tuyết phủ. “Em cố kiếm một nơi có nhiều người qua lại. Nhưng trời rét quá, khách qua đường đều rảo bước rất nhanh, chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em cả”. Vì thế “suốt ngày em chẳng bán được gì cả và chẳng ai bố thí cho em chút đỉnh. Em bé đáng thương vẫn bụng đói cật rét lang thang trên đường”. Em đi dưới trời mưa tuyết tới mức: “bông tuyết bám đầy trên mái tóc dài xõa thành từng búp trên lưng em, em cũng không để ý” và những người qua đường cũng không ai để ý đến một đứa trẻ đang bị tuyết phủ dần dần. Chắc chắn là em đã đi trong mưa tuyết như vậy rất lâu. Giờ đây em không còn đi được nữa. “Em ngồi nép vào một góc tường giữa hai ngôi nhà, một cái xây lùi vào chút ít”.

Đó là một nơi mà ai đi qua cũng phải tránh nhưng cũng buộc mọi người phải chú ý. Em bé ngồi chỗ đó với hy vọng sẽ có người chú ý đến em, sẽ có người mua diêm cho em. Xung quanh em “cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn và trong phố sực nức mùi ngỗng quay”. Mùi ngỗng quay nhắc em “đêm nay là đêm giao thừa”. Mùi ngỗng quay còn nhắc em nhớ tới thời kỳ đầm ấm của gia đình em trước đây. Còn hiện tại em đang ngập chìm trong tuyết lạnh. “Em thu đôi chân vào người, nhưng mỗi lúc em cảm thấy rét buốt hơn”. “Lúc này đôi bàn tay của em bé bán diêm tội nghiệp “đã cứng đờ ra”. Em bé nghĩ tới việc đánh diêm để “hơ ngón tay”. Và “em đánh liều một que”. Ngọn lửa bùng lên trong đêm giao thừa giá lạnh, mang lại cho em một niềm vui. “Ngọn lửa lúc đầu xanh lam, dần dần biến đi, trắng ra, rực hồng lên quanh que gỗ, sáng chói trông đến vui mắt”.

Em bé hơ bàn tay giá lạnh trên ánh lửa nhỏ nhoi của que diêm mà tưởng tượng rằng em đang ngồi trước một cái lò sưởi nơi đó đang “tỏa ra một hơi nóng dịu dàng”. Nhưng đây chỉ là một điều mong ước chỉ là một điều mộng tưởng. Bởi lẽ “em vừa duỗi chân ra sưởi thì lửa vụt tắt, lò sưởi biến mất”. “Em bần thần cả người và chợt nghĩ ra rằng cha em đã giao cho em bán diêm”. Thật đặng buồn biết bao vì giữa ước mơ và hiện thực là một khoảng cách xa vời. Một cái lò sưởi trong đêm đông giá rét một mái nhà ấm cũng mãi mãi là ước mơ, là khát vọng của em bé.

Cùng với cái rét, cái đói cũng hiện về. Que diêm thứ hai “cháy và sáng rực lên”. Que diêm cho em thấỵ: “bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, trên bàn toàn bát đĩa sứ quý giá, và có cả một con ngỗng quay. Nhưng điều kỳ diệu nhất là ngỗng ta nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc-sét cắm trên lưng, tiến về phía em bé”. Thật hấp dẫn biết bao. Một bữa ăn vừa ngon vừa sang dành cho em bởi vì em đói lắm rồi, song bữa ăn đó cũng chỉ là ước mơ, mộng tưởng. Vì thế khi que diêm vừa tắt thì “thực tế đã thay cho mộng mị: chẳng có bàn ăn thịnh soạn nào cả, chỉ có phố xá vắng teo, lạnh buốt, tuyết phủ trắng xóa, gió bấc vi vu và mấy người khách qua đường quần áo ấm êm vội vã đi đến những nơi hẹn hò, hoàn toàn lãnh đạm với cảnh nghèo khổ của em bé bán diêm”.

Bên cạnh em giờ đây chỉ có đói và rét, và để chống lại em dùng ánh sáng và hơi ấm của que diêm. Trong ánh sáng ngắn ngủi của que diêm, em tưởng tượng ra những thứ mình cần, em tạo ra thế giới cho riêng em, bởi lẽ gió rét ngăn cản mọi người đến với em, cái đói cũng ngăn cản những người khác đến với em, trước mặt em cũng như sau lưng em chỉ còn lại “những bức tường dày đặc và lạnh lẽo”. Những bức tường câm lặng, những bức tường không biết nói do chính con người tạo ra để che chở cho người này và để tạo ra sự cách ngăn với người khác.

Em bé còn lại một mình trong cái thế giới của em, thế giới đó bị tuyết trắng và đêm đen bao phủ. Để xua đi màn đêm và giá rét, “em bé quẹt que diêm thứ ba”. “Em thấy hiện ra một cây thông Nô-en”, “cây này lớn và trang trí lộng lẫy” với “hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi, và rất nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ”… Cây thông Nô-en gợi nhớ một truyền thông tặng quà và quan tâm đến trẻ em của phong tục phương Tây, nhưng có lẽ câu chuyện về ông già Nô-en cũng chỉ là một huyền thoại xa vời còn trong thực tại em bé bán diêm còn đang ngập chìm trong tuyết lạnh. Em cũng chẳng cần đến những món quà của ông già Tuyết nữa bởi lẽ tuyết và giá rét quanh em đã quá thừa rồi. Que diêm thứ ba cũng tắt. Sự sống của nó cũng quá ngắn ngủi.

Nó không xua đi được màn đêm, nhưng màn đêm không thắng nổi nó. Que diêm tắt thì tất cả những ngọn nến mà cô bé bán diêm thấy trên cây thông Nô-en cũng “bay lên, bay lên mãi rồi biến thành những ngôi sao trên trời”. Khi đó em nghĩ tới cái chết, vì bà em, “người hiền hậu độc nhất đối với em” thường nói: “Khi có một vì sao đổi ngôi là có một linh hồn bay lên trời với Thượng đế”. Nhưng thật buồn vì bà em đã chết từ lâu. Nhưng cũng chẳng hề gì bởi những người đang sống không ai nghĩ về em, không ai nghĩ đến em thì em đi tìm nguồn an ủi nơi người bà yêu quý. Và thế là em quẹt diêm. “Em thấy rõ ràng là bà em đang cười với em”, “em reo lên” và van xin bà “cho cháu đi với”, “cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà. Chắc người không từ chối đâu.

Thật đau đớn xiết bao khi em bé bán diêm bị xã hội bỏ rơi, bỏ quên trong tuyết phủ đã quyết khước từ cuộc sống, quyết tâm tìm về thế giới bên kia. Trong thế giới của những người sống em không có chỗ đứng, không có điều kiện để sống. Bởi lẽ chỉ cần bán được vài bao diêm thôi cũng đủ mang lại cho em cuộc sống, nhưng cả cái thế giới đi xe song mã ấy, cả cái thế giới nấp sau những cánh cửa sổ sáng rực ánh đèn ấy “chẳng ai đoái hoài đến lời chào hàng của em”. Không giao tiếp được với thế giới những người đang sống, em bé bán diêm tìm cách xác lập mối quan hệ giao tiếp với bà em “Em quẹt tất cả những que diêm còn lại trong bao để níu bà em lại”. Kết quả là “Chưa bao giờ em thấy bà em to lớn và đẹp lão như thế này. Bà cụ cầm tay em, rồi hai bà cháu bay vụt lên cao, cao mãi, chẳng còn đói rét đau buồn nào đe dọa họ nữa”.

Em bé đã chết một cách thê lương như vậy trong đêm giao thừa. Cái chết mang trong nó sức mạnh tố cáo xã hội. Cho dù người ta nhìn thấy trong xó tường “một em bé gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười. Bên cạnh “một bao diêm đã đốt hết nhẵn” thì những người đang sống cũng không thể nào biết được “những cái kỳ diệu mà em bé đã trông thấy, nhất là cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đón những niềm vui đầu năm’. Bởi vì những người đó ngoài việc sử dụng cái đói, cái rét để tạo sự ngăn cách của họ với em bé thì họ còn xây dựng những bức tường hoặc hữu hình hoặc vô hình để tạo ra sự ngăn cách mới giữa họ và em bé. Họ không có quyền được nhìn thấy, được tận hưởng những gì do mộng tưởng của em tạo ra. Bởi vì em thuộc về một thế giới khác.

Cái chết của em bé còn là sự phê phán lối sống ích kỷ, co cụm, chỉ biết mình của thế giới hiện đại. Đó là sự cảm thông sâu sắc của nhà kể chuyện thiên tài Anđecxen.

Phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Mẫu số 5

Truyện ngắn Cô bé bán diêm của nhà văn An-đéc-xen đã để lại những dư âm, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Không chỉ vậy đó còn là niềm cảm thương vô hạn cho số phận bất hạnh, đầy bi thương của nhà văn với cô bé bán diêm.

Hoàn cảnh của cô bé vô cùng thương cảm, ngay từ những lời đầu tiên giới thiệu về hoàn cảnh của cô bé đã khiến người đọc phải rơi nước mắt: bà và mẹ những người yêu thương em nhất đều đã qua đời, em sống chui rúc với bố trong một căn gác tối tăm, chật chội. Người bố có lẽ vì cuộc sống nghèo túng, khó khăn nên đâm ra khó tính, đối xử tệ bạc với em: hay mắng nhiếc, chửi rủa em. Trong đêm đông giá rét em phải mang những phong diêm đi bán để kiếm sống nuôi bản thân. Mặc dù có nhà song em không dám về vì nếu về mà không mang được đồng xu nào tất sẽ bị cha em mắng chửi. Người cha vô lương tâm, lời lẽ hành động thiếu tình thương đã khiến cô bé bất hạnh phải ở bên ngoài trong đêm đông giá lạnh, trong gió và mưa tuyết mỗi lúc một nhiều.

Xót thương biết bao trong ngày cuối cùng của năm ai ai cũng được quay quần bên gia đình còn cô bé thì đầu trần, chân đất lang thang ngoài trời đông giá rét, tuyết phủ trắng xóa. Xung quanh em đường phố, nhà cửa đã lên đèn, không gian thật ấm cúng, hạnh phúc, mùi ngỗng sực nức khắp nơi, còn em đã đi cả ngày mà không bán được bao diêm nào. Những hình ảnh tương phản không chỉ làm nổi bật thiếu thốn, khó khăn về vật chất của em mà còn nói đến những mất mát, thiếu thốn về mặt tinh thần.

Trong cái giá rét của mùa đông, cô bé liều mình quẹt từng que diêm để sưởi ấm cơ thể. Hình ảnh ngọn lửa diêm mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Trước hết ngọn lửa diêm xua tan cái lạnh lẽo, tăm tối để em bé có thể quên đi những bất hạnh, cay đắng của cuộc đời. Ngọn lửa diêm đã thắp sáng những mơ ước đẹp đẽ, những khao khát mãnh liệt, đem đến thế giới mộng tưởng với niềm vui, hạnh phúc. Đó còn là ngọn lửa của mơ ước về cuộc sống gia đình hạnh phúc, được sống trong tình yêu thương của cha mẹ, ông bà. Hình ảnh ngọn lửa diêm như con thuyền đầy tinh thần nhân văn của tác giả, thể hiện sự cảm thông, trân trọng những ước mơ giản dị, diệu kì của trẻ nhỏ.

Mỗi lần quẹt diêm, cô bé tội nghiệp lại được sống trong giây phút hạnh phúc, chìm đắm trong thế giới cổ tích, thoát khỏi thực tại tăm tối. Lần quẹt diêm thứ nhất, em thấy lò sưởi, vì trong đêm đông giá lạnh em cần được sưởi ấm. Khi que diêm vụt tắt, lò sưởi biến mất, nỗi sợ hãi mơ hồ lại xâm chiếm em “đêm nay về nhà thế nào cũng bị cha mắng”. Em lại lấy can đảm quẹt diêm lần thứ 2, lần này em thấy một bàn ăn thịnh soạn,… sự tưởng tượng của em thật hài hước, cho thấy mơ ước lớn nhất lúc này của em là được ăn no. Trong đêm giao thừa gia đình nào cũng quây quần bên mâm cơm, còn em lại đói lả đi trong cái giá lạnh. Chi tiết gây xúc động sâu sắc đến người đọc, nó gợi lên những ám ảnh day dứt khôn nguôi. Lần thứ ba, trong không khí đêm giáng sinh, em thấy hình ảnh của cây thông. Đó chính là biểu tượng của mái ấm gia đình hạnh phúc, là những ước mơ trong sáng của tuổi thơ. Lần thứ 4, giữa cái đói rét và cô độc, em khao khát có tình yêu thương và chỉ có bà là người yêu thương em nhất. Trong giây phút đó bà hiện lên thật ấm áp, đẹp đẽ. Cô bé khẩn thiết van xin bà cho đi cùng, bởi cô bé hiểu khi ngọn lửa diêm tắt đi bà cũng biến mất. Ước nguyện của cô bé thật đáng thương, cô bé muốn được che chở, được yêu thương biết nhường nào. Lần cuối cùng em quẹt hết số diêm còn lại để nhìn thấy bà và thật kì lạ ước nguyện cuối cùng của em đã trở thành hiện thực. Em không còn phải đối mặt với đòn roi, những lời mắng nhiếc, sự đói rét, nỗi buồn nữa, em đã được đến một thế giới khác, thế giới có bà ở bên. Qua những lần mộng tưởng của cô bé ta thấy cô bé là người có tâm hồn trong sáng, ngây thơ. Trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Chiếc lá cuối cùng

Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ-mơn trong truyện Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn

Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, nhân vật mà em yêu thích nhất chính là cụ Bơ-mơn.

Cụ Bơ-mơn là một họa sĩ già với đam mê hội họa cháy bỏng. Cả đời cụ lúc nào cũng khao khát có thể vẽ nên một kiệt tác để đời. Tuy nhiên, cuối cùng cuộc đời cụ đã kết thúc sau một đêm mưa bão. Cụ đã thiêu đốt sinh mệnh của mình, bất chấp nguy hiểm về tính mạng để vẽ lên chiếc lá cuối cùng cho cây khô trước cửa sổ phòng bệnh Giôn-xi. Bởi cô không còn động lực sống nào cả, chỉ gửi gắm tính mạng mình theo những chiếc lá ngoài kia. Vậy nên, cụ Bơ-mơn đã dồn hết tất cả những gì mình có vào chiếc lá ấy cùng tình thương sâu sắc cụ dành cho gái trẻ với ước mong cứu được cô. Chính nhờ vậy, cụ không chỉ giúp Giôn-xi lấy lại được niềm tin của cuộc sống. Mà còn tạ nên được một tác phẩm vĩ đại. Tác phẩm ấy mang theo những yêu thương, nhân hậu của một tấm lòng cao cả, vượt lên những giá trị thông thường. Và nó là cầu nối, để cho Giôn-xi tiếp bước cụ Bơ-mơn thực hiện những hoài bão còn dang dở trong tương lai.

Với tấm lòng nhân hậu và trái tim cao cả, cụ Bơ-mơn thực sự đã trở thành một biểu tượng lớn lao trong lòng người đọc hôm nay và mai sau.

Phân tích đặc điểm nhân vật Bơ-mơn trong truyện Chiếc lá cuối cùng

Trong truyện Chiếc lá cuối cùng, cụ Bơ-mơn là nhân vật mà em ấn tượng và yêu quý nhất.

Trước hết, chính bởi vì cụ có một trái tim giàu tình yêu thương và đức hi sinh cao cả. Trong đêm mưa bão, cụ Bơ-mơn đã bất chấp tất cả để hoàn thành nên kiệt tác chiếc lá cuối cùng trước cửa sổ phòng bệnh của Giôn-xi. Chính chiếc lá ấy đã đem đến sự sống cho cô gái vốn đã sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi không trở về nữa. Trong cơn gió bão, mưa lạnh, cụ Bơ-mơn vẫn kiên cường để vẽ từng nét bút, từng đường nét sao cho chiếc lá ấy thật giống như chiếc lá cuối cùng vốn còn sót lại hôm qua. Chính tấm lòng nhân hậu, quyết tâm cứu người của cụ đã thổi hồn cho chiếc lá ấy trở thành một kiệt tác nghệ thuật.

Cùng với đó, ở cụ Bơ-mơn còn cháy sáng một trái tim của người họa sĩ luôn khát khao cống hiến. Tất cả những tài hoa, hi vọng, tình yêu và sự sống của cụ đã được cụ thổi hết vào tác phẩm cuối cùng của mình là chiếc lá. Cụ không chỉ truyền cho Giô-xi niềm tin vào cuộc sống mà còn truyền cho cô những hi vọng và đam mê cháy bỏng với nghệ thuật.

Có thể nói, cụ Bơ-mơn là một hiện thân trọn vẹn của con người nghệ sĩ chân chính. Với trái tim luôn thổn thức vì nghệ thuật và luôn ấm áp tình yêu thương con người.

Phân tích đặc điểm nhân vật Giôn-xi trong truyện Chiếc lá cuối cùng

Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn người Mỹ O. Henry được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories. Giôn-xi, nhân vật yếu đuối, tuyệt vọng trước bi kịch số phận cuộc đời mình, nhưng rồi cô đã vượt qua tất cả, hồi sinh tấm lòng trân trọng cuộc sống nhờ niềm tin, sự hi sinh và tình cảm cao đẹp giữa con người với con người.

Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kì khi Xiu và Giôn-xi là 2 nữ họa sĩ trẻ sống trong 1 khu nhà trọ. Cùng với cụ Bơ-men, là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.

Mùa đông năm ấy, Giôn-xi bị bệnh sưng phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc mình lìa đời. Xiu vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Giôn-xi vẫn bi quan như vậy. Cô gái tội nghiệp âm thầm đếm từng chiếc lá.

Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men rất giận, la mắng Giônxi, nhưng cuối cùng cụ Bơ-men đã làm ra một việc thật sự vô cùng vĩ đại và cao cả. Cụ âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân. Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Giôn-xi suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Giôn-xi từ cõi chết trở về nhưng cụ Bơ-men lại chết vì bệnh sưng phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Giôn-xi. Xiu lặng lẽ đến bên Giôn-xi báo cho bạn về cái chết của cụ Bơ-men và bí mật của chiếc lá cuối cùng

Trước kia Giôn-xi cũng là một cô gái có nghị lực sống rất mạnh mẽ. Giôn-xi từng mơ ước sẽ vẽ một bức tranh về vịnh Na-plơ nhưng rồi ước mong bình dị ấy của cô lại không được thực hiện khi căn bệnh sưng phổi khiến cô nghèo nàn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tâm lý cô bất ổn, cô rơi vào trạng thái tuyệt vọng vô cùng, mất hết nghị lực sống, chờ đón cái chết một cách bình thản. Hằng ngày cô ngồi trên giường bệnh đếm những chiếc lá của cây leo bám bên kia tường, nghĩ rằng mình sẽ như chúng, cũng sẽ không cưỡng lại được với mùa đông lạnh lẽo. Khắp con người Giôn-xi, chỉ còn đôi mắt có tia hy vọng của sự sống, nhưng đôi mắt ấy cứ trân trân nhìn cái đầu hồi nhà gạch bên cạnh. Cái nhìn trân trân, bất động khiến cho mọi hoạt động như ngừng lại, màu sắc của bức tranh cuộc sống của cô trông càng ảm đạm hơn.

Mất hết ý chí, nghị lực, Giôn-xi có những suy nghĩ lạ lùng, bi quan. Cô chắc mẩm rằng, sự sống đối với cô giờ đây là một điều xa xỉ. Hơn thế cô lại bị ám ảnh bởi suy nghĩ chiếc lá cuối cùng ngoài kia rơi xuống cũng là khi cô bắt buộc phải rời bỏ thế giới này khiến tâm bệnh của cô còn trầm trọng hơn thực bệnh Đối với Giôn-xi, chiếc lá là biểu tượng của thước đo thời gian, thước đo cuộc đời cô. Đó là một suy nghĩ điên rồ, bi quan nhưng với tình cảnh của Giôn-xi thì nó lại rất hợp lý. Giôn-xi là một họa sĩ có tâm hồn nhạy cảm. Cô bị giày vò bởi sự bất lực của bản thân, cô phải sống dựa dẫm vào người khác.

Và sự hy sinh của cụ Bơ- men đối với Giôn-xi là điều thực sự cao cả. Chiếc màn xanh mà hàng ngày Giôn-xi nắm giữ, để kéo lên, để trông chiếc lá, để xem sự phán quyết của chiếc lá đối với cuộc đời mình, chiếc màn xanh được kéo lên và chiếc lá vẫn còn đó. Có một cái gì đó làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đấy… rồi hi vọng một ngày nào đó sẽ được về vịnh Na – plơ lại trỗi dậy trong cô. Cùng với niềm hi vọng ấy, nhựa sống lại được lên men, nghị lực và mầm sống lại hồi sinh

Tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-man mà cụ đã vẽ nó vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng. Vì tác phẩm kiệt xuất ấy, vì sự sống của Giôn-xi cụ Be-man đã không ngần ngại đổi nó bằng cuộc sống của chính mình. Nghệ thuật chân chính chất chứa tinh thần nhân đọa và sức mạnh hồi sinh. Nó đã thức dậy niềm tin vào cuộc sống cho Giôn-xi và cho cả tất cả người đọc.

“Chiếc lá cuối cùng” là kiệt tác đầu tiên và cũng là duy nhất trong đời cụ Bơ- men. Kiệt tác xuất phát từ tình yêu thương cao cả, tấm lòng đồng cảm sâu sắc của những con người nghèo khổ với nhau và sức sống mãnh liệt của chiếc lá đó đã gieo vào lòng Giôn- xi một tia sáng của niềm tin và hi vọng để Giôn- xi vượt qua cái chết. Sức mạnh của nó là vô cùng to lớn.

Phân tích đặc điểm nhân vật Giôn-xi trong truyện Chiếc lá cuối cùng

Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” của O Hen ri là một truyện ngắn vô cùng thành công thể hiện tinh thần nhân văn cao của tác giả với những số phận nghèo khổ trong cuộc sống.

Nhân vật Giôn xi là một người gặp nhiều bất hạnh trong cuộc sống. Cô là một sinh viên trường mỹ thuật, hoàn cảnh vô cùng khó khăn, sống cùng với người bạn của mình là Xiu. Một lần Giôn xi không may bị mưa, nên vướng bệnh phong hàn.

Giôn xi thật ra chỉ là một người mắc bệnh viêm phổi, đáng lý ra sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như được chạy chữa thuốc thang. Nhưng do gia cảnh khó khăn, nên không có tiền chạy chữa thuốc men, bệnh tình ngày một nặng hơn.

Giôn xi tuyệt vọng thường ngồi bên chiếc giường gần cửa số đếm những chiếc lá rơi. Giôn xi thường nghĩ nếu một ngày chiếc lá cuối cùng rơi mất thì cô cũng chết. Sự tuyệt vọng của Giôn xi đã tới tận cùng nên cô mới tin vào một điều vô lý như vậy, nương tựa tinh thần của mình vào những chiếc lá.

Nhà văn O’ Henry đã gửi gắm tấm lòng nhân đạo của mình vào nhân vật Giôn xi. Trong tác phẩm Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm vô cùng xuất sắc.

Một xã hội với những người nghệ sĩ nghèo nhưng có tấm lòng vô cùng nhân đạo. Ông cụ già Bơ Men là một người yêu nghệ thuật ông thường mơ ước có thể sáng tác một tác phẩm để đời. Nhưng cuộc sống nghèo khổ đã khiến ông phải đi làm mẫu vẽ cho những nghệ sĩ mới vào nghề kiếm vào đồng tiền lẻ sống qua ngày.

Giôn xi và Xiu là người bạn cùng học một trường cùng thuê một phòng trọ. Từ này Giôn xi bị ốm Xiu đã chăm sóc bạn của mình vô cùng tốt. Nhưng Giôn xi đã mất đi tinh thần, mất hết đi tinh thần chống chọi lại với sự sống.

Nàng đã mất hết nghị lực chống chọi với cuộc sống, chỉ còn chờ đợi cái chết đến với mình, phó mặc sự sống của đời mình vào những chiếc lá, không gian trở nên vô cùng nhỏ bé, sự vật quá tĩnh lặng, trong đôi mắt, là sự tuyệt vọng, không có chút dấu hiệu nào của sự sống.

Chính thể trạng tinh thần, nghị lực yếu đuối, làm cho Giôn xi có những suy nghĩ lạ lùng, phó mặc thân mình cho những chiếc lá bi quan tuyệt vọng. Giôn xi luôn có cảm giác cái chết đang đến thật gần.

Bệnh của Giôn xi ngày càng nặng cô ít hy vọng sống lại được. Giôn xi bị ám ảnh bởi những chiếc lá đang lìa cành. Một ngày chỉ còn lại duy nhất một chiếc lá trên cành Giôn xi nghĩ rằng chỉ qua đêm nay thôi thì chiếc lá cuối cùng sẽ rụng mất và cô cũng như chiếc lá kia sẽ phải chết.

Nhưng hôm sau, qua một giấc ngủ dài mộng mị, Giôn xi đã tỉnh dậy và việc đầu tiên cô làm là mở cửa sổ, những chiếc lá kia vẫn còn trên cành, những ngày hôm sau chiếc lá vẫn vẹn nguyên. Việc chiếc lá cuối cùng dũng cảm chống chọi lại với cả một mùa đông lạnh giá mưa tuyết, khiến cho Giôn xi bắt đầu có tinh thần trở lại. Cô cũng bắt đầu hy vọng, mong mình sẽ khỏi bệnh, có thể đi khắp nơi và vẽ những bức tranh đẹp.

Nhưng chiếc kia vẫn tồn tại theo thời gian, rồi một ngày Giôn xi đã khỏi bệnh, chiếc lá tầm xuân vẫn còn đó. Theo thời gian Giôn xi đã khỏe lại. Một ngày cô có thể tới bên cạnh chiếc lá, cô nhìn chiếc lá dũng cảm đó một lần thật kỹ thì biết rằng đó chính là một bức tranh.

Sau khi, tìm hiểu Giôn xi biết được là bức tranh chiếc lá cuối cùng chính là do ông lão Bơ Men và ông ấy đã đứng suốt một đêm giữa mưa tuyết để vẽ bức tranh thành công, ngày hôm sau ông cụ Bơ Men khốn khổ đó đã qua đời.

Nhưng sự hy sinh đó của ông không hề uổng phí bởi tác phẩm là ông Bơ Men vẽ đã mang lại niềm tin, sự hồi sinh cho Giôn xi khiến cô có sức mạnh chiến thắng bệnh tật.

Nghệ thuật chân chính mang lại sự hồi sinh, cho con người đó chính là chân lý mà tác phẩm chiếc lá cuối cùng mang tới cho người đọc, thể hiện sự nhân văn nhân đạo của tác giả O Hen ri.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Lão Hạc

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc – Mẫu số 1

Có những tác phẩm đọc xong, ta quên ngay, nhưng cùng có tác phẩm đọc xong ta bồi hồi xao xuyến. Đó là trường hợp Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Lão Hạc đã chết một cách đau đớn, vật vã, nhưng trong tâm trí mình, em không sao xóa được hình ảnh ông lão nông dân gầy guộc, râu tóc bơ phờ, cặp mắt luôn luôn nhìn xuống đầy buồn và khuôn mặt in hằn bao nhiêu là nếp nhăn của suy tính, lo phiền và cơ cực ở đời.

Trong cái làng quê hẻo lánh và tiêu điều ngày xưa, như bao người chân lấm tay bùn vô danh, lão Hạc sống vất vả, túng đói, nghèo xác xơ nhưng hết sức trong sạch và lương thiện.

Nhà nghèo, lão Hạc không có ruộng. Lão chỉ có một mảnh vườn, đó là thứ tài sản duy nhất của người vợ đã mất đi để lại. Lão Hạc sống bằng cuốc mướn, cày thuê, chứ nhất quyết không phạm vào số tiền bán mướn của con. Với lạo Hạc, mảnh vườn ấy là của người vợ quá cố để lại cho con lão. Vậy thì số tiền bán được trong vườn là của con lão. Lão không tơ hào đến. Nuôi một con chó để làm bạn cho đỡ cô đơn trong cảnh già hiu quạnh, đến khi cực chẳng đã phải bán đi, lão đã khóc hu hu như trẻ con vì đã trót đánh lừa nó. Con người như lão Hạc không thể làm được điều ác, lão sống thui thủi như cây cỏ thật đáng thương. Lão nhịn ăn để dành tiền làm ma, sợ lụy đến láng giềng. Con người ấy thà ăn củ chuối, sung luộc, rau má, con ốc, con trai… do bàn tay mình kiếm ra chứ nhất quyết không làm phương hại đến người khác.

Đặc điểm của nhân vật Lão Hạc trong tác phẩm cùng tên
Lẽ thường, đói rét, cơ cực, đau khổ thường làm cho tâm hồn con người ta xơ cứng, cằn cỗi đi, thế nhưng với lão Hạc thì lại là khác. Có thể nói ở lão Hạc, một đặc điểm nổi bật khác nữa đó là con người giàu yêu thương, giàu lòng nhân ái và đức vị tha, lão đã sống như một tín đồ trung thành thuần túy của đạo Phật.

Nuôi con chó của con trai để lại, lão gọi nó là cậu Vàng như một bà mẹ hiếm hoi gọi đứa con cầu tự, lão bắt rận, tắm cho nó, cho nó ăn cơm trong một cái bát như một nhà giàu. Thỉnh thoảng, lão nói chuyện với nó như nói với người. Lão san sẻ với nó những toan tính trong tương lai. Lão cô đơn quá, nên những tối ngồi uống rượu, có gì ăn lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ. Đế khi tình thế bắt buộc phải bán con chó đi, lão cứ nhắc đi nhắc lại mấy lần VỚI ông giáo về chuyện ấy. Rõ là lão phải dằn vặt, giằng co ghê gớm lắm. Con chó ấy là người bạn tin cậy trong cảnh đơn côi của lão, nhưng nó còn là kỉ vật của con trai lão để lại trước khi đi xa. Lão nuôi nó như nuôi niềm hi vọng đợi ngày con trở về. Vì thế mà khi kể lại chuyện người ta đến bắt chó, đôi mắt lão ầng ậng nước, rồi liền đó, khuôn mặt nhàu nát vì lo âu vă ưu phiền ấy “đột nhiên co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc… Biết bao cơ cực và tuyệt vọng trong dòng nước mắt ấy? Vì ngày mai của con mà lão phải đánh lừa con chó người bạn, mà nhiều lúc trong cảnh hiu quạnh lão coi như một đứa con.

Thương con chó – kỉ vật của con để lại – mà còn như thế, với con, lão thương gấp bội phần. Có thể nói cả cuộc đời lão Hạc hướng về con mà sống.

Con trai lão yêu một cô gái làng nhưng không đủ tiền cưới vợ, phẫn chí mà bỏ đi phu đồn điền. Tiễn con đi, lão chỉ biết khóc. Nhưng từ đó tiền bán vườn được bao nhiêu lão để dành cho con, còn mình thì chỉ làm thuê để sông. Lão quyết chí bảo vệ cái tài sản nhỏ mọn ấy cho con. Và lão hi vọng con trai trở về, lão cứ sống như thế, lây lất, đói khát. Cuộc sống đày đọa không làm cho lão tối tăm mù mịt đi mà còn tôn thêm vẻ đẹp của tâm hồn lão: dường như trong cả tâm trí lão Hạc luôn luôn hướng về con mình, Con lão đi biền biệt đã năm sáu năm nhưng mọi kỉ niệm về con vẫn thường trực trong lão. Con trai lão có mặt trong mọi chuyện của lão. Lão nói chuyện với ông giáo về con, kể lể những điều thương tâm trong cảnh ngộ của con. Lão không xâm phạm một xu về số tiền dành dụm cho con. Biết bao nỗi niềm tâm sự bời bời trong cõi lòng lão khi lão nói với con Vàng: Cậu có nhớ bố cậu không, hả cậu Vàng. Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy… Hơn ba năm… Có đến ngót bốn năm… Không biết cuối năm này bố cậu có về không? Nó mà về, nó cưới vợ…

Đằng sau lời độc thoại của lão, đằng sau những lời có vẻ như già nua lẫn cằn cỗi là nỗi lòng nhớ thương con da diết, là sự chờ đợi, mong mỏi tin con từ cuối phương trời.

Nhưng lão Hạc không đợi được con về! Ốm đau, bão gió, mất mùa, thóc cao gạo kém đã liên tục xén vào số tiền bòn mót dành dụm của lão. Lão bị dồn nén đến chân tường rồi không thể cầm cự được nữa, không thể lùi được nữa. Lùi một bước là phạm vào tài sản của con. Và không thể đợi đến ngày con trở về hạnh phúc. Lão sống thêm tức là xén đi một phần hạnh phúc của con. Lão đã âm thầm một dự định đau lòng…

Và lão đã chết, chết một cách đau đớn vật vã. Cho đến phút sau cùng, vì tương lai của con mà lão hy sinh cuộc sống của mình. Đã có những con người vị tha trên đời vì những người khác mà giúp đỡ tiền bạc, sức lực. Nhưng có mấy ai vì người khác dù là con cái mình mà hi sinh cuộc sống của mình. Lão Hạc, đáng trọng biết bao đó là lời tác giả. Nhưng cũng chính là của bao người đọc khi được chứng kiến cuộc đời đầy thương tâm nhưng trong sáng của lão.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học - Lão Hạc
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học – Lão Hạc

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc – Mẫu số 2

Nam Cao là một nhà văn lớn của người nông dân Việt Nam, đặc biệt là người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945. Ông vẫn cảm nhận được những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn của họ trước bờ vực của cái đói, cái nghèo. Truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn là một tác phẩm như thế. Nhân vật chính của tác phẩm – nhân vật lão Hạc – dù có một hoàn cảnh bất hạnh, đau đớn nhưng lão vẫn giữ được tình yêu thương đối với những người thân yêu và đặc biệt là một lòng tự trọng cao cả. Qua nhân vật này, nhà văn đã thể hiện tư tưởng nhân đạo tiến bộ và sâu sắc.

Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Vợ lão chết sớm. Con trai lão phẫn chí vì nghèo không lấy được người mình yêu nên bỏ đi đồn điền cao su. Lão chỉ có con Vàng là kỷ vật của con để làm bạn. Vậy là cùng một lúc lão phải đối mặt với bao đau khổ: cái đói, sự cô đơn và tuổi già với ôm đau, bệnh tật. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi con chó Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán con chó trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,…

Ban đầu là “luôn mấy hôm lão chỉ ăn khoai”, “khoai cũng hết, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai, bữa ốc”. Rồi đến mức chẳng còn gì để ăn, để sống. Rồi điều gì đến sẽ phải đến. Không còn đường sinh sống, lão Hạc chỉ còn đường chết. Và đó là một cái chết thật đau đớn, thật tủi nhục: chết “nhờ” ăn bả chó tự tử…! Cái chết của lão dữ dội vô cùng: lão sùi bọt mép, lão co giật phải hai người đàn ông lực lưỡng đè lên… Cái chết ấy khiến người đọc liên tưởng đến cái chết của con chó Vàng để rồi rùng mình nhận ra rằng cái chết của lão đâu khác gì cái chết của một con chó.

Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.

Lão yêu thương con rất mực. Văn học Việt Nam đã có những “Cha con nghĩa nặng” của Hồ Biểu Chánh, “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng,… ngợi ca tình phụ tử. Và trong đó cũng cần nhắc đến “Lão Hạc” của Nam Cao. Vì thương con, lão chấp nhận đối mặt với cô đơn, với tuổi già để con ra đi cho thỏa chí. Con đi rồi, lão dồn cả yêu thương vào con chó Vàng. Đừng nghĩ đơn giản rằng lão cưng chiều “cậu” Vàng vì đó là con chó khôn, chó đẹp. Điều quan trọng nhất khiến lão yêu quý con Vàng đến mức chia với nó từng cái ăn, cho nó ăn vào bát như người, rồi đến lúc nó chết lão quằn quại, đau đớn,… là bởi con chó là kỉ vật duy nhất mà con trai lão để lại. Nhìn con chó, lão tưởng như được thấy con mình.

Không chỉ vậy, lão thương con đến độ chấp nhận cái đói, rồi cả cái chết chứ không chịu bán đi mảnh vườn của con. Nếu lão bán mảnh vườn, ắt lão sẽ đủ ăn tiêu để vượt qua thời khốn khó. Nhưng lão lại lo khi con trai về không có đất sinh sống làm ăn. Vậy là lão đã nhận lấy cái chết rồi nhờ ông giáo giữ đất cho con. Chao ôi! Tình yêu thương con của lão thật cảm động biết mấy!

Yêu thương những người thân yêu ruột thịt, lão Hạc còn là một người sống đầy tự trọng trước cuộc đời nhiều cám dỗ và tội lỗi. Vào hoàn cảnh như lão, người ta đã có thể ăn trộm, ăn cắp hay thậm chí ăn bám vào người khác (như Binh Tư chẳng hạn, hay người đàn bà trong “Một bữa no” của Nam Cao..) nhưng lão Hạc thì không. Với sự giúp đỡ của ông giáo (mà cũng có gì đâu, đó chỉ là củ khoai, củ sắn) lão “từ chối gần như hách dịch” khiến ông giáo nhiều khi cũng chạnh lòng. Binh Tư ngỡ rằng lão xin bả để ăn trộm chó “lão cũng ra phết đấy chứ chẳng vừa đâu”. Đến lượt ông giáo cũng nghi ngờ: “con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót Binh Tư để có ăn ư? cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn”. Nhưng cuối cùng tất cả đều ngỡ ngàng, sửng sốt trước cái chết đột ngột của lão. Hay còn cách khác: lão có thể bán quách mảnh vườn đi. Nhưng lão lại nghĩ rằng đó là mảnh vườn của con lão. Và lão đã thà chết chứ không ăn của con!

Lòng tự trọng của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão đã chọn cái chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình nghĩa với tất thảy mọi người – kể cả với con chó Vàng tội nghiệp. Nhưng còn một chi tiết khác cũng cảm động vô cùng. Lão đã tính toán để ngay cả khi chết đi rồi cũng không làm phiền đến mọi người: lão đã gửi ông giáo mấy chục đồng bạc, định khi mình nằm xuống thì nhờ ông giáo lo liệu ma chay khỏi làm phiền hàng xóm! Hỡi ôi lão Hạc!

Xây dựng nhân vật lão Hạc, Nam Cao đã sử dụng nghệ thuật khắc họa nhân vật tài tình. Điều đó được thể hiện trong đoạn văn miêu tả bộ dạng, cử chỉ của lão Hạc khi kể cho ông giáo chuyện lừa bán cậu Vàng, trong đoạn miêu tả sự vật vã đau đớn dữ dội của lão Hạc trước lúc chết. Ngôn ngữ nhà văn sử dụng trong tác phẩm sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và hết sức gợi cảm.

Qua nhân vật lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tinh thần nhân đạo tiến bộ sâu sắc.Nam Cao đã đồng cảm đến tận cùng với cái nghèo, cái đói của người nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945. Thời cuộc đã dồn họ đến đường cùng và lối thoát nhanh chóng nhất là cái chết nghiệt ngã.

Nhưng trên hết, nhà văn đã biết nâng niu trân trọng vẻ đẹp tâm hồn cao khiết của người nông dân ngay cả khi họ bước vào đường cùng. Không chỉ giàu tình yêu thương, người nông dân còn sống đầy tự trọng. Trong cái đói, tự trọng là thứ gì đó xa xỉ vô cùng. Vì miếng ăn, người ta có thể tàn nhẫn, dã man, thậm chí mất hết nhân tính. Nhưng đáng trọng thay lão Hạc, lão không chỉ giữ được tình thương tươi mát mà còn giữ được lòng tự trọng vàng đá của mình.
Và chính nhờ vẻ đẹp tươi sáng ấy của lão Hạc mà Nam Cao đã chiệm nghiệm: “Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn”. Chưa đáng buồn bởi còn có những con người cao quý như Lão Hạc. Viết câu văn ấy, nhà văn đã bày tỏ thái độ tin tưởng đối phẩm cách tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng. Điều ấy đáng quý vô cùng bởi trước Cách mạng, người nông dân bị coi rẻ như cỏ rác, thậm chí có nhà văn còn nhận định người nông dân “như những con lợn không tư tưởng”. Và bởi thế, tư tưởng của Nam Cao đáng ca ngợi biết bao!

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc – Mẫu số 3

“Chao ôi ! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than” (Giăng sáng). Quan niệm nghệ thuật vị nhân sinh đó đã chi phối sáng tác cả đời của nhà văn Nam Cao. Những trang văn của ông được viết lên bởi tấm lòng nhân đạo cao cả, bởi trái tim không thôi trăn trở về số kiếp khổ đau của con người. Những Chí Phèo, Lão Hạc, Lang Rận, những Thứ, Điền, Hộ,… đang ngụp lặn trong dòng đời nhiều cay đắng. Họ ám ảnh ta bằng chính cuộc đời của họ. Trong đó hình ảnh Lão Hạc cứ mãi chập chờn.

Cũng giống như biết bao nhân vật của văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945, lão Hạc là một cố nông nghèo khổ. Cùng với nhân vật người trí thức, người nông dân là đối tượng mà tác giả dành nhiều sự ưu tâm nhất. Trong sáng tác của Nam Cao, môi trường, hoàn cảnh sống thường hiện hình qua cái đói, cái nghèo, miếng ăn và các định kiến xã hội. Lão Hạc sống suốt đời trong sự bủa vây của cái nghèo, cái đói. Đã nghèo, lại goá vợ, lão sống một mình trong cảnh “gà trống nuôi con”. Cũng như bao nhiêu cố nông nghèo khổ ở nông thôn, lão Hạc không có ruộng cày. Toàn bộ gia tài của lão chỉ có vẻn vẹn một con chó và một mảnh vườn. Mảnh vườn ấy có được là do vợ lão “cố thắt lưng buộc bụng, dè sẻn mãi, mới để ra được năm mươi đồng bạc tậu”. Đó là mảnh vườn còm cõi, hoa màu của nó cũng chỉ đủ để lão bòn mót. Cho nên, lão phải đi làm thuê, làm mướn, đem sức mình đổi lấy miếng ăn. Miếng ăn, cái đói, cái nghèo đã tạo nên gia cảnh, tạo nên cái số kiếp của lão. Lão rất thấm thìa cái cảnh tủi nhục của mình. Có lần lão chua xót nói với ông giáo kiếp người như lão chỉ nhỉnh hơn kiếp của một con chó.

Cũng vì nghèo đói, lão Hạc trở thành người cha phải bó tay trước hạnh phúc của người con trai độc nhất. Vì không có tiền cưới vợ nên con trai lão không lấy được người mình yêu. Anh tính bán mảnh vườn lo cưới vợ nhưng nghe lời bố lại thôi. “Lão thương con lắm. Nhưng biết làm sao được Đó là tình thương đầy bất lực của người cha. Rồi cũng chính cái đói, cái nghèo đã cướp đi mất đứa con trai duy nhất. Không chịu nổi cái nhục của kiếp nghèo, anh con trai lão phẫn chí bỏ làng, bỏ cha, “kí giấy xin đi làm đồn điền cao su…”. Ta không cầm nổi nước mắt khi nghe lão kể lại việc con đi : “Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa ? Thẻ của nó, người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi Câu chuyện lão kể lại như đang xảy ra. Lão đã khóc, lão đang khóc, đang đau nỗi đau xé ruột của một người cha hoàn toàn bất lực trước cuộc sống của người con. Vì nghèo đói, lão cũng phải bán nốt cậu Vàng – người bạn duy nhất, điểm tựa tinh thần, sợi dây duy nhất gắn lão với thằng con trai. Và cũng vì nghèo đói, vì biết bao gánh nặng ở đời, lão đã phải lựa chọn, một sự lựa chọn đầy nghiệt ngã, bi đát : cách chết của một con chó. Cả cuộc đời của lão không có lấy một bữa no. Nghèo khổ cứ dần dần lấy đi của lão tất cả, đẩy lão vào bước đường cùng không có lấy một lối thoát. Số phận, cuộc đời của lão cũng là một điển hình cho số phận bi đát của người nông dân Việt Nam trước Cách mạng.

Nếu chỉ dừng lại ở đây, Nam Cao cũng chỉ là một nhà văn tả thực bình thường. Chủ nghĩa nhân đạo của Nam Cao luôn làm ấm nóng trái tim người đọc, luôn làm cho người ta tin vào cuộc đời dù cuộc đời còn nhiều cay đắng, bất hạnh. Ở Lão Hạc là một niềm tin bất diệt vào con người. Dù trong hoàn cảnh nào thì các nhân vật của Nam Cao đều cố gắng vươn lên ánh sáng, đều khao khát được sống đúng là con người. Lão Hạc dù nghèo khổ, bất hạnh nhưng ta nhận ra ở người cha già ấy những nét nhân cách thật đáng trọng.

Trước hết, đó là một người cha giàu tự trọng, ở đời, nhiều khi nghèo đi với hèn. Cái nghèo đôi lúc làm méo mó nhân cách con người, làm họ bị tha hoá, biến chất. Những ngày tháng gần cuối cuộc đời, khi đã “có đồng nào, cụ nhặt nhạnh” đưa cả cho ông giáo, lão chỉ bòn củ khoai, củ chuối cho qua ngày. Ông giáo “giấu giếm vợ thỉnh thoảng giúp đỡ ngấm ngầm lão”. Nhưng lão từ chối sự giúp đỡ đó “một cách hách dịch”. Cũng vì tự trọng, vì thương con lão quyết không ăn vào một đồng của con. Cũng vì tự trọng mà trước khi chết, lão nhịn ăn để lại tiền làm ma vì không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng. Sự tự trọng đó là nét nhân cách đẹp, đáng trân trọng của một lão bần cố nông. “Đói cho sạch, rách cho thơm” thật đúng với trường hợp của lão Hạc.

Nhưng điều quan trọng nhất làm cho nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao để lại niềm cảm động và cảm phục khôn nguôi nơi bạn đọc chính là tấm lòng yêu thương con hết mực của lão. Cả cuộc đời đói khổ chính là sự thử thách tình phụ tử của lão và cũng chính là cả cuộc đời lão dành trọn tình yêu thương cho con. Vì thương con, yêu con nên lão luôn bòn mót, dành dụm tất cả cho con. Trong từng nếp nghĩ của lão Hạc bao giờ cũng thấm đẫm đức hi sinh cao cả. Trước khi đi phu, anh con trai biếu lão ba đồng bạc, để lại cho lão con chó, dặn lão “bòn vườn đất với làm thuê làm mướn cho người ta thế nào cũng đủ ăn”. Nhưng lão đã tự xoá đi cái quyền sở hữu của mình đối với mảnh vườn ấy. Sau khi con đi, lão tự nhủ không động đến những gì là của con. Lão dành dụm tất cả với hi vọng gom góp để con lão khi trở về sẽ đủ tiền cưới vợ. Vì không đủ tiền cưới vợ, nên con lão phẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su. Vì vậy, lão Hạc rất thương con. Nhưng lão không thể làm gì cho con nên lão chỉ biết khóc. Những giọt nước mắt của một người đàn ông đau khổ, của một người bố giàu lòng thương yêu con nhưng bất lực trước đói nghèo khiến người đọc thấy xót xa, quặn thắt.

Tinh yêu thương con lão gửi cả vào cậu Vàng hay yêu thương, chăm sóc cậu Vàng cũng chính là biểu hiện của tình yêu thương con vô hạn. “Lão gọi nó là cậu Vàng như một bà hiếm hoi gọi đứa con cầu tự. Thỉnh thoảng không có việc gì làm, lão lại bắt rận cho nó hay đem nó ra ao tắm. Lão cho nó ăn cơm trong một cái bát như một người giàu. Lão ăn gì lão cũng chia cho nó cùng ăn…, lão nói với nó như nói với một đứa cháu bé về bố nó”. Với lão Hạc, cậu Vàng không những là một người bạn chia sẻ những vui buồn của cuộc sống mà quan trọng hơn, cậu Vàng chính là sợi dây duy nhất nối cha con lão gần nhau, nuôi dưỡng hình ảnh người con trai trong trái tim của lão. Tình cảm với cậu Vàng không chỉ là biểu hiện của tấm lòng nhân ái, yêu thương loài vật mà còn là biểu hiện xúc động của tình phụ tử cao đẹp. Vì thế ta càng thấu hiểu hơn nỗi đau khổ và những giọt nước mắt ân hận của lão sau khi bán cậu Vàng : “Lão cố làm ra vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Lão nhận mình là kẻ bất nhân, tên lừa đảo đối với một con chó vốn tin yêu mình. Nếu không phải là người yêu thương cậu Vàng hết mực thì lão Hạc không thể có những tâm trạng dằn vặt như thế sau khi bán con chó.

Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con của lão Hạc là cái chết bi phẫn ở cuối thiên truyện. Đó là một cái chết không hề bình thường. Lão chọn cái chết tức tưởi, quằn quại trong đau đớn như cái chết của một con chó : “Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên,… Lão vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội”. Phải chăng, lão Hạc chọn cách chết đó như muốn trừng phạt chính bản thân mình khi đã bán cậu Vàng ?

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc – Mẫu số 4

Nam Cao là nhà văn hiện thực xuất sắc trong giai đoạn văn học 1930 – 1945. Qua nhiều tác phẩm, tác giả đã vẽ nên khung cảnh tiêu điều, xơ xác của nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Sự đói khổ ám ảnh nhà văn bởi nó ảnh hưởng không ít tới nhân cách, nhưng trong cảnh nghèo đói thê thảm, phẩm chất tốt đẹp của người nông dân vẫn tồn tại và âm thầm tỏa sáng. Truyện ngắn Lão Hạc thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc của Nam Cao. Trong đó, nhân vật chính là một nông dân gặp nhiều nỗi bất hạnh vì nghèo đói nhưng chất phác, đôn hậu, thương con và có lòng tự trọng.

Vợ mất sớm, lão Hạc dồn tất cả tình yêu thương cho đứa con trai duy nhất. Lão sẽ sung sướng biết dường nào nếu con trai lão được hạnh phúc, nhưng con trai lão đã bị phụ tình chỉ vì quá nghèo, không đủ tiền cưới vợ.

Thương con, lão thấu hiểu nỗi đau của con khi anh nghe lời cha, không bán mảnh vườn để lấy tiền cưới vợ mà chấp nhận sự tan vỡ của tình yêu. Càng thương con, lão càng xót xa đau đớn vì không giúp được con thỏa nguyện, đến nỗi phẫn chí bỏ nhà đi phu đồn điền đất đỏ mãi tận Nam Kì. Mỗi khi nhắc đến con, lão Hạc lại rơi nước mắt.

Lão Hạc rất quý con chó vì nó là kỉ vật duy nhất của đứa con trai. Lão trìu mến gọi là cậu Vàng và cho nó ăn cơm bằng chiếc bát lành lặn. Suốt ngày, lão thầm thì to nhỏ với con Vàng. Với lão, con Vàng là hình bóng của đứa con trai yêu quý, là người bạn chia sẻ cô đơn với lão. Vì thế nên bao lần định bán con Vàng mà lão vẫn không bán nổi.

Nhưng nếu vì nhớ con mà lão Hạc không muốn bán cậu Vàng thì cũng chính vì thương con mà lão phải dứt khoát chia tay với nó. Lão nghèo túng quá! Lão đã tính chi li mỗi ngày cậu ấy ăn thế bỏ rẻ cũng mất hai hào đấy. Cứ mãi thế này thì tôi lấy tiền đâu mà nuôi được… Thôi bán phắt đi, đỡ đồng nào hay đồng ấy. Bây giờ, tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của con. Tiêu lắm chỉ chết nó!

Thế là vì lo tích cóp, giữ gìn cho con trai chút vốn mà lão Hạc đành chia tay với con chó yêu quý. Đã quyết như thế nhưng lão vẫn đau đớn, xót xa. Lão kể cho ông giáo nghe cảnh bán cậu Vàng với nỗi xúc động cực độ. Lão đau khổ dằn vặt vì cảm thấy mình đã đánh lừa một con chó. Nỗi khổ tâm của lão cứ chồng chất mãi lên. Trước đây, lão dằn vặt mãi về chuyện vì nghèo mà không cưới được vợ cho con, thì bây giờ cũng chỉ vì nghèo mà lão thêm day dứt là đã cư xử không đàng hoàng với một con chó. Lão cố chịu đựng những nỗi đau đớn ấy cũng chỉ nhằm một mục đích là giữ gìn chút vốn cho con.

Biểu hiện cao nhất của tình yêu thương con chính là cái chết của lão. Ông lão nông dân nghèo khổ ấy đã tính toán mọi đường: Bây giờ lão chẳng làm gì được nữa… Cái vườn này là của mẹ nó chắt chiu dành dụm cho nó, ta không được ăn vào của nó… Ta không thể bán vườn để ăn… Chính vì thương con, muốn giữ cho con chút vốn giúp nó thoát khỏi cảnh nghèo mà lão Hạc đã chọn cho mình cái chết. Đó là một sự chọn lựa tự nguyện và dữ dội. Nghe những lời tâm sự của lão Hạc với ông giáo, không ai có thể kìm nổi lòng xót thương, thông cảm và khâm phục. Một con người vì nghèo đói mà bất hạnh đến thế là cùng! Một người cha thương con đến thế là cùng!

Không chỉ có vậy, qua từng trang truyện, chúng ta còn thấy lão Hạc là người đôn hậu, chất phác. Suốt đời, lão sống quanh quẩn trong lũy tre làng. Trong làng chỉ có ông giáo là người có học nên lão tìm đến ông giáo để chia sẻ tâm sự. Lời lẽ của lão Hạc đối với ông giáo lúc nào cũng lễ phép và cung kính. Đó là cách bày tỏ thái độ kính trọng người hiểu biết, nhiều chữ của một lão nông. Cảnh ngộ lão Hạc đã đến lúc túng quẫn nhưng lão tự lo liệu, xoay xở, cố giữ nếp sống trong sạch, tránh xa lối đói ăn vụng túng làm càn. Thậm chí, lão kiên quyết từ chối sự giúp đỡ chỉ vì lòng thương hại.

Lão đã chuẩn bị kĩ lưỡng mọi việc. Trước khi chết, lão nhờ ông giáo viết văn tự để giữ hộ con trai mình mảnh vườn và gửi ông giáo 30 đồng để lo chôn cất. Lão không muốn mọi người phải tốn kém vì lão. Rất có thể vì tốn kém mà người ta lại chẳng oán trách lão sao? Không phiền lụy đến mọi người, đó cũng là cách để giữ gìn phẩm giá. Thì ra ông lão có vẻ ngoài gàn dở ấy lại có phẩm chất đáng quý biết nhường nào!

Nhà văn Nam Cao đã giúp chúng ta hiểu được nỗi khổ tâm, bất hạnh vì nghèo đói cùng những vẻ đẹp cao quý trong tâm hồn người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Từ những trang sách của Nam Cao, hình ảnh lão Hạc luôn nhắc chúng ta nhớ đến những con người nghèo khó mà trong sạch với một tình cảm trân trọng và yêu quý.

Phân tích đặc điểm nhân vật lão Hạc – Mẫu số 5

Văn học hiện thực Việt Nam đánh dấu sự thành công trên văn đàn của nhiều tác giả như Kim Lân, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… và không thể không nhắc tới nhà văn Nam Cao. Nếu viết về chủ đề người tri thức, ông không chỉ khiến người đọc trăn trở, xót xa với bao số phận như Thứ, như Hộ,… những kẻ tri thức giàu ước mơ, khát khao nhưng bị cái nghèo, cái đói vùi dập, ghì sát đất. Thì viết về chủ đề người nông dân, Nam Cao cũng khiến cho ta phải thổn thức, đắng cay với số phận của những kiếp người đau khổ, nghèo đói nhưng giàu tình người. Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một nhân vật như thế.

Cũng như bao nhiêu người nông dân khác, chân lấm tay bùn quanh năm suốt tháng làm lụng nhưng cuộc sống lão Hạc rất nghèo khổ. Cả gia tài chỉ có túp lều nát làm chốn nương thân với ba sào vườn nhỏ, lão có một con chó mà lão hết mực yêu quý với cái tên thân thương là “cậu Vàng” và một thằng con trai độc nhất. Lão chân chất, nghèo khó, như bao nhiêu người nông dân khác, lão làm thuê kiếm sống qua ngày. Đứa con trai của lão vì mong có tiền cưới vợ mà đòi bán mảnh vườn đi nhưng lão không cho, bèn bỏ nhà đi lên đồn điền cao su không biết ngày trở về. Vậy là lão phải chịu cảnh sống thui thủi, một thân một mình, lấy con chó làm bạn. Tuổi già, lại cô đơn, lão ốm liền hơn hai tháng trời không ai chăm sóc, trận ốm khiến sức khỏe của lão ngày một yếu đi, không còn được khoẻ mạnh như trước nữa. Nhưng phận làm thuê đâu ai bỏ tiền ra mà thuê người già yêu bao giờ, việc nhẹ nhàng thì đàn bà con gái trong làng cũng làm vừa đủ, nơi đâu đến phần lão. Lão lâm vào cảnh thất nghiệp, không có nổi công việc kiếm đồng ra đồng vào nuôi thân.

Năm ấy, bão tố mạnh đã khiến mảnh vườn nhà lão không còn một chút hoa màu nào, cây trái bị phá tan hoang. Đã đói lại càng thêm đói, ngày ăn ba hào gạo mà người và chó cũng cứ đói nheo đói nhắt, tình cảnh thật bi thiết. Cuối cùng, trong tình cảnh túng bấn, lão buộc phải bán cậu Vàng đi, bởi “lấy tiền đâu mà nuôi được”. Giá cả ngày một đắt đỏ, đói khổ ngày càng thêm nặng, lão phải ăn những củ ráy, củ sắn mài, ngọn rau má, có khi là bữa trai, bữa ốc để qua ngày. Lão dần xa cách với người hàng xóm thân thuộc nhất của mình là ông giáo. Cuộc sống ngày càng tù túng, đơn độc. Cuối cùng, lão chọn cái chết bằng bả chó để kết thúc cuộc đời của chính mình, một cái chết bất ngờ và đầy đau khổ.

Cuộc đời Lão Hạc thật bi thảm, nghèo đói nhưng trong lão ánh lên những phẩm chất tốt đẹp. Lão là một người cha tốt và có trách nhiệm. Với con, lão luôn dành hết tình yêu của mình cho hắn, dẫu đó là một đứa trẻ bồng bột, có phần nông cạn. Lão luôn lo lắng cho tương của con, nghĩ cho cuộc đời con. Lão buồn vì con không có tiền cưới vợ, lão đau đớn biết bao khi còn từ bỏ gia đình đi đồn điền cao su. Bao nhiêu tiền bán được cây trái trong mảnh vườn nhỏ lão đều để dành cho con, chắt chiu từng hào cũng là lo cho con. Tiền bán cậu Vàng lão cũng để cho con. Dù trong cái đói quay quắt, cái nghèo nàn bao trùm lấy bản thân thì lão cũng nhất quyết không bán đi bất cứ một sào vườn nào mà phải để trọn vẹn cho con. Cuộc đời lão luôn nghĩ về con, mọi việc lão làn đều là vì con, lo lắng cho con. Cái chết thầm lặng cũng là một hi sinh lớn lao của lão cho con.

Lão Hạc còn là một người hiền lành, tốt bụng và nhân hậu, giàu lòng yêu thương, tình nghĩa với hàng xóm, giàu tự trọng và hết mực yêu thương loài vật. Lão rất quý cậu Vàng, coi cậu như một người bạn, ăn cái gì cũng chia cho cậu, làm gì cũng có câu theo cạnh. Lão tâm sự với cậu Vàng như là tâm sự với những người thân yêu. Cậu Vàng như một phần trong đời sống của lão, là nguồn vui sống, là chỗ dựa tinh thần lớn lao của lão. Khi buộc phải bán cậu Vàng đi là khi lão quá túng quẫn bí bách, bán cậu là sự lựa chọn duy nhất lúc này vì lão làm gì còn cái gì nữa để cho Vàng ăn. Bán cậu Vàng, lão luôn cảm thấy tội lỗi vô cùng, vẻ mặt đau khổ đến dằn vặt của lão khi kể chuyện bán cậu vàng cho bọn thằng Xiên, thằng Mục thật thương cảm biết bao: “Mặt lão tự nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít”… Sự dằn vặt đến tội nghiệp khi nghĩ về cậu Vàng cho ta thấy cái đẹp về nhân cách trong con người Lão Hạc.

Trong xã hội, ta vẫn thấy đầy rẫy những người khi lâm vào đường cùng trở nên tha hoá, xấu xí nhân cách. Nhưng với Lão Hạc thì khác, càng trong túng quẫn ông lại càng rạng ngời lên những phẩm chất tốt đẹp, càng trong đói khổ lại càng ánh lên sự thanh cao, trong sạch. Lão Hạc như một hình ảnh đẹp tuyệt vời trong những trang văn của Nam Cao giúp thanh lọc tâm hồn con người khỏi những toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ của đời sống.

Có thể nói, nhà văn Nam Cao bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình với những chi tiết giàu sức gợi đã tạo nên một tượng đài văn học bất hủ. Qua đó thể hiện được tấm lòng cảm thương sâu sắc của nhà văn với lão Hạc nói riêng và những người nông dân Việt Nam xưa nói chung.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Bầy chim chìa vôi

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Mon – Mẫu 1

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn nổi tiếng, với nhiều tác phẩm tiêu biểu. Trong đó có truyện ngắn Bầy chim chìa vôi. Trong truyện, nhân vật Mon được khắc họa là một cậu bé giàu tình yêu thương.

Truyện kể về cuộc trò chuyện của hai anh em Mon và Mên. Gần hai giờ sáng, Mon tỉnh dậy. Cơn mưa lớn khiến nước sông dâng nhanh. Cậu lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Sau một hồi trò chuyện, Mon đã đề nghị với Mên sẽ chèo đò ra sông vào giữa đêm để cứu giúp, mang bầy chim non vào bờ. Khi đến nơi, cả hai nhìn thấy những cánh chim bé bỏng và ướt át đột ngột bứt khỏi dòng nước bay lên, tạo nên một dòng cảm xúc khó tả, cảm động bất ngờ trong lòng hai bạn nhỏ.

Nhân vật Mon hiện lên là một cậu bé tốt bụng. Vì lo cho đàn chim chìa vôi, cậu không thể ngủ ngon giấc. Mon tỉnh dậy lúc hai giờ sáng, rồi đánh thức anh trai là Mên đang nằm bên cạnh dậy. Cậu liên tiếp hỏi Mên những câu hỏi như: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Liên tục những câu hỏi lặp lại cho thấy sự lo lắng của Mon. Cuối cùng, cậu nói với anh trai: “Em sợ những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”. Dường như vì quá lo lắng, Mon còn hỏi Mên rằng tại sao những chú chim chìa vôi lại làm tổ trên bãi cát giữa sông. Tại sao chúng không lựa một nơi an toàn, cao và khô ráo hơn, để chúng an toàn trong đêm mưa bão.

Mặc dù Mon đã nằm xuống, cố gắng để ngủ lại, nhưng cậu vẫn không thể ngủ được, bèn thủ thỉ với anh mình, ngập ngừng gọi “Anh ơi…” rồi đưa ra quyết định rằng “mình phải đem chúng vào bờ, anh ạ”. Có thể thấy, đây là một quyết định rất quả quyết, thể hiện Mon là một cậu bé mạnh mẽ, quá quyết, không thể bỏ rơi tổ chim chìa vôi trong đêm nước sông đang lên, từ những lo lắng đã biến thành quyết định. Quyết định đi cứu những chú chim non không đến từ người anh trai là Mên mà lại đến từ chính Mon.

Như vậy, qua nhân vật Mon, tác giả đã gửi gắm thông điệp sâu sắc về tình yêu thương, trân trọng dành cho loài vật.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học - Bầy chim chìa vôi
Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Bầy chim chìa vôi

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Mon – Mẫu 2

Nguyễn Quang Thiều là một nhà văn có nhiều sáng tác viết cho thiếu nhi. Một trong số đó là truyện ngắn “Bầy chim chìa vôi”. Nổi bật trong truyện là nhân vật Mon – một cậu bé tốt bụng.

“Bầy chim chìa vôi” xoay quanh câu chuyện của hai nhân vật là Mon và Mên. Khoảng hai giờ sáng, Mon tỉnh giấc, rồi quay sang gọi Mên. Cậu cảm thấy lo lắng cho bầy chim chìa vôi làm tổ ở ngoài bãi sông. Mưa lớn khiến tổ chim chìa vôi ở dải cát giữa sông dần bị nhấn chìm. Sau một lúc trò chuyện, cả hai quyết định sẽ ra đưa bầy chim vào bờ. Từ chiều qua, nước đã dâng lên nhanh hơn. Nước dâng lên đến đâu, chim bố và chim mẹ lại dẫn bầy con tránh nước đến đó. Cứ thế, chúng tiến đến phần cao nhất của dải cát. Đến sáng, bầy chim đã bứt khỏi dòng nước, bay lên cao. Tấm thân của nó vụt ra khỏi mặt nước, bay cao hơn hẳn lần cất cánh đầu tiên. Chứng kiến cảnh đó, Mon và Mên đều cảm thấy hạnh phúc, sung sướng.

Dù chỉ là một đứa trẻ, nhưng Mon đã có suy nghĩ, lo lắng cho đàn chim chìa vôi làm tổ ở ngoài sông. Mon lo lắng những chú chim có thể bị nước sông cuốn trôi. Cậu liên tục đặt câu hỏi cho anh trai: “Anh bảo mưa to không?”, “Nước sông lên có to không?”, “Bãi cát giữa sông đã ngập chưa, bầy chim còn ở đấy không?”. Dù cậu đã tự nghĩ đến những chuyện vui khác, nhưng vẫn nghĩ đến bầy chim: “Những con chim chìa vôi non bị chết đuối mất”.

Điều đó khiến Mon đưa ra đề xuất với anh trai: “Hay mình mang chúng nó vào bờ?” và rồi cậu quả quyết: “Mình phải đem chúng nó vào bờ, anh ạ”. Thế rồi, Mon và Mên cùng nhau ra ngoài bờ sông để Khi nhìn thấy bầy chim đã an toàn, Mon đã khóc khi nhìn thấy bầy chim chìa vôi có thể cất cánh bay lên, đó là giọt nước mắt của hạnh phúc và niềm vui. Mon hiện lên là một cậu bé nhân hậu, giàu tình yêu thương động vật.

Với nhân vật Mon, tác giả đã giúp cho người đọc hiểu được bài học về lòng nhân hậu, cùng với tình yêu thiên nhiên.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật Mên

Cậu bé Mên là nhân vật mà em yêu thích nhất trong truyện ngắn Bầy chim chìa vôi của nhà văn Nguyến Quang Thiều.

Mên là một cậu bé vừa có vẻ trưởng thành của người lớn, vừa mang nét tinh nghịch của trẻ em. Sự trưởng thành của cậu, thể hiện rõ nét trong mối quan hệ với em trai của mình là Mon. Chính sự tin tưởng, dựa dẫm và đặt câu hỏi liên tiếp về mọi thắc mắc của Mon, đã làm cho hình dáng của Mên càng thêm chín chắn trưởng thành. Trong các tình huống xảy ra, Mên là người giải đáp, đưa ra quyết định và chỉ huy cho hai anh em cùng làm. Tựa như việc quyết định lấy đò, chèo ra bờ sông xem bầy chìa vôi non, hay kéo đò vào bờ để cất kẻo trôi trong đêm mưa vậy. Nhưng ở Mên, cũng có những nét trẻ con lộ rõ. Thể hiện qua những lần chợt sợ hãi khi nghĩ về bố – một chi tiết rất thú vị, đặc trưng về tâm lí của trẻ em.

Nhưng tuyệt vời nhất ở nhân vật Mên, thì phải nhắc đến trái tim ấm áp, giàu tình yêu thương của cậu. Hành động lo lắng, cùng em trai chèo đò ra bờ sông trong đêm mưa gió để kiểm tra tình hình mấy chú chìa vôi non đã khẳng định được điều đó. Từng giây phút thấp thỏm theo nhịp vỗ của cánh chim của nhân vật Mên, đã thể hiện được một tâm hồn giàu tình yêu thương của cậu. Sự yêu thương ấy, khiến cậu lo lắng, rồi vui sướng vỡ òa đến bật khóc khi những chú chim được an toàn.

Có thể nói, nhà văn Nguyễn Quang Thiều đã rất thành công khi xây dựng nên một nhân vật hay và ấn tượng như cậu bé Mên trong truyện Bầy chim chìa vôi.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Đi lấy mật

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An – Mẫu 1

Văn bản “Đi lấy mật” được trích trong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi. Nổi bật trong đó là nhân vật cậu bé An đã để lại nhiều ấn tượng.

An là nhân vật chính, cũng đóng vai là người kể chuyện. Cậu đã được nhà văn khắc họa qua nhiều phương diện khác nhau. Trong hành trình đi lấy mật cùng với tía nuôi và Cò, An đã có được một nhiều nghiệm thú vị. Trước hết, An cũng giống như bao đứa trẻ khác, nghịch ngợm nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”. Qua những hành động này, có thể thấy An là một đứa trẻ khá hiếu động và nghịch ngợm.

Hồn nhiên là vậy nhưng An vẫn biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. Cậu luôn nhớ về lời má nuôi dạy, về cách lấy mật, lời thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”… Bên cạnh đó, không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”. Điều này cho thấy, An là một cậu bé có tinh tế, biết phát hiện ra những cái đẹp của thiên nhiên.

Trong đoạn trích, tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, nhân vật An là người kể chuyện. Cùng với đó, nhà văn còn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm chất Nam Bộ. Từ đó, nhân vật An đã hiện lên chân thực, sinh động hơn.

Có thể thấy rằng, cậu bé An hiện lên với vẻ hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An – Mẫu 2

Đoạn trích “Đi lấy mật” trích trong tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”. Cậu bé An là nhân vật trung tâm được khắc họa qua nhiều phương diện.

Nội dung của đoạn trích kể về hành trình đi lấy mật của An với tía nuôi và thằng Cò. Ở đây, nhân vật An được khắc họa chủ yếu qua hành động, lời nói, suy nghĩ, cảm xúc cũng như mối quan hệ với các nhân vật khác. Đầu tiên, nhân vật An hiện lên là một cậu bé nghịch ngợm, hiếu động nên đã có những hành động như: “Chen vào giữa, quảy tòn ten một cái gùi bé”; “Đảo mắt khắp nơi để tìm bầy ong mật”; “Reo lên khi nhìn thấy bầy chim đẹp”; “Ngước nhìn tổ ong như cái thúng… ”.

Dù vậy, An vẫn là một cậu bé biết suy nghĩ, ham tìm hiểu. An chăm chú lắng nghe thằng Cò nói về cách xem ong, về sân chim. Hay khi nghe má nuôi dạy cách lấy mật, nếu không hiểu gì, An lại hỏi ngay: “Sao biết nó về cây này mà gác kèo”, “Kèo là gì, hở má?”, “Coi bộ cũng không khó lắm hở má?”, “Ủa, tại sao vậy má?”…

Không chỉ tinh nghịch và ưa khám phá, cậu còn có con mắt quan sát thật tinh tế và sâu sắc. Dưới con mắt của An, cảnh rừng U Minh hiện lên sống động và hoang sơ, trù phú: “Buổi sáng, đất rừng yên tĩnh”, còn “ánh sáng trong vắt, hơi gợn một chút óng ánh trên những đầu hoa tràm rung rung, khiến ta nhìn cái gì cũng giống như là nó bao qua một lớp thủy tinh”.

Những trạng thái, cảm xúc của nhân vật này cũng hết sức đa dạng. An mệt mỏi sau một quãng đường dài. Cậu vui vẻ và thích thú khi nhìn thấy đàn chim, tổ ong… An cảm thấy yêu mến và khâm phục tía nuôi, má nuôi; hay cãi nhau với Cò nhưng cũng rất yêu quý cậu… Nhân vật An đã được khắc họa qua hành động, lời nói cụ thể. Tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, đoạn trích được kể qua chính lời của nhân vật An góp phần khắc họa tính cách nhân vật chân thực hơn. Đồng thời tác giả còn sử dụng ngôn ngữ mộc mạc, đậm chất Nam Bộ. Từ đó, nhân vật An đã hiện lên mang vẻ đẹp của con người Nam Bộ.

Như vậy, nhân vật cậu bé An hiện lên với vẻ những đặc điểm tính cách hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng rất ham học hỏi, tìm hiểu.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật An – Mẫu 3

Cậu bé An trong đoạn trích Đi lấy mật, là một nhân vật mà em rất yêu quý và ấn tượng ngay từ lần đầu tiên đọc tác phẩm.

An là một cậu bé với tình yêu dành cho thế giới thiên nhiên xung quanh minh vô cùng cháy bỏng. Đồng thời, ở cậu cũng luôn rạo rực khát khao được học hỏi và khám phá những cái mới. Nét tính cách này đã được thể hiện rõ qua hành trình đi lấy mật của An cùng cha nuôi và thằng Cò. Trong hành trình lấy mật, An chăm chú và tận hưởng mọi thứ xung quanh mình bằng cả tâm hồn và mọi giác quan. Cậu “đảo mắt khắp nơi” khi nghe lời kể của thằng Cò, rồi nhìn chăm chú, “mắt không rời khỏi tổ ong” mà cha nuôi chỉ. Dù mệt nhọc, vất vả khi lần đầu đi rừng, An vẫn không hề than thở một lời, quyết tâm theo mọi người tiến về phía trước. Tinh thần ấy của cậu bé khiến em vô cùng khâm phục. Tình yêu thiên nhiên ở An được thể hiện rõ nét qua sự thích thú của cậu khi lần đầu được đi “săn ong”. Qua sự thán phục, chăm chú lắng nghe khi cha nuôi và thằng Cò kể về rừng cây, về loài ong mật. Rồi lại ngây ngất trước vẻ đẹp của núi rừng.

Ở nhân vật An, em còn thấy những nét tính cách trẻ con, tinh nghịch rất thú vị, Khi cậu “chen vào giữa, quẩy tòn ten một cái gùi bé” để theo cha nuôi vào rừng. Rồi lại giận dỗi thằng Cò khi bị nó trêu chọc. Nhưng An giận nhanh mà quên cũng nhanh, chẳng mấy mà cậu lại tíu tít với thằng Cò như trước.

Những đặc điểm ấy đã cùng nhau tạo nên sự thú vị và hấp dẫn cho nhân vật vật An nói riêng cũng như đoạn trích Đi lấy mật nói chung.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ là một trong số ít những tác phẩm viết về tình cha con. Trong truyện này, tác giả xây dựng một vài nhân vật: người con, người cha, thằng Tí, bà Sáu… Nhưng với tôi, người để lại nhiều ấn tượng hơn cả là nhân vật người cha.

Nhân vật người cha xuất hiện song hành cùng người con và xuyên suốt câu chuyện. Trong mắt người con, cha hiện lên là một người đảm đang, gần gũi với con “bố trồng nhiều hoa, bố làm cho “tôi” cái bình tưới nhỏ bằng thùng sơn, hai bố con cùng nhau tưới hoa”. Không chỉ có vậy, bố còn là người có cách giáo dục đặc biệt. Bố không dạy lí thuyết sách vở chung chung mà dạy con mọi thứ bằng thực hành, hướng dẫn con để con tự cảm nhận. Hàng ngày bố yêu cầu con nhắm mắt, sờ và đoán các loài hoa trong vườn. Ban đầu chưa quen, con chỉ đoán được một hai loại, dần dà con đã đoán được hết các loài hoa trong vườn của bố, hơn thế nữa con còn thuộc hết khu vườn, vừa nhắm mắt vừa đi mà không chạm phải một vật gì. Bài sờ hoa đoán đã thuộc, người cha tăng độ khó lên, lần này cha cho con ngửi mùi các loài hoa và đoán tên. Trò chơi của bố được lặp lại cho đến khi người con thuộc hết các loài hoa trong vườn thì thôi. Như vậy người đọc không chỉ thấy được phương pháp giáo dục hiện đại của người cha mà còn thấy được sự tỉ mỉ, ân cần trong cách dạy con, thấy được tình yêu thiên nhiên, trân trọng những điều giản dị nhất của người cha.

Bên cạnh đó, thông qua việc giảng giải cho người con về món quà, về sự huyền diệu của tên gọi người đọc còn thấy đây là một người cha sống tình cảm và có hiểu biết rộng. Khi biết con thích gọi tên thằng Tí, người cha đã lí giải cho con “mỗi cái tên là một âm thanh tuyệt diệu. Người càng thân với mình bao nhiêu thì âm thanh đó càng tuyệt diệu bấy nhiêu”. Rồi khi thằng Tí đem cho ổi, mặc dù cha không thích ăn những vẫn ăn ổi nó tặng, người con thắc mắc “sao bố kính trọng nó quá vậy”. Người bố trả lời người con chân thành “bố không cưỡng lại được trước món quà. Một món quà bao giờ cũng đẹp. Khi ta nhận hay cho một món quà, ta cũng đẹp lây vì món quà đó”. Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.. Qua đây chúng ta cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

Nhân vật người cha được khắc họa qua hành động, cử chỉ, lời nói, cảm xúc, suy nghĩ và qua mối quan hệ với những nhân vật khác (thằng Tí, bà Sáu, hàng xóm…). Khi khắc họa nhân vật người cha, tác giả sáng tạo nhiều chi tiết có giá trị biểu hiện đặc sắc như: người cha nhảy xuống cứu thằng Tí, cầm hai chân dốc ngược; …. Tác giả lựa chọn ngôi kể thứ nhất với điểm nhìn là người con kể về người cha khiến cho câu chuyện được kể hấp dẫn, hồn nhiên và người con dễ dàng bộc lộ được tình cảm, cảm xúc của mình với cha, ví như “bố cười khà khà khen tiến bộ lắm, bố tôi bơi giỏi lắm”…

Xây dựng nhân vật người cha song hành cùng người con không chỉ giúp người đọc thấy được mối quan hệ cha con, tình cảm cha con trong gia đình mà tác giả còn cho người đọc thấy bài học bổ ích về phương pháp giáo dục hiện đại: học bằng thực hành. Đồng thời cũng nhắn nhủ tới các bậc làm cha làm mẹ hãy yêu thương con cái, tạo cho con môi trường lành mạnh, gần gũi chan hòa với thiên nhiên. Thời buổi công nghệ số, con trẻ xem, chơi điện thoại, ipad quá nhiều, vì thế gần gũi giao hòa, cảm nhận thiên nhiên là điều hết sức cần thiết.

Nhân vật người cha để lại trong lòng tôi rất nhiều ấn tượng đẹp, đó không chỉ là tình cảm chân thành với người con mà còn là cách chơi, cách dạy con, cách giảng giải cho con về tất cả những điều mà con khúc mắc. Thầm nghĩ, sau này tôi cũng sẽ hướng dẫn và gần gũi con cái của mình giống như người cha trong câu chuyện Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ.

Viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong tác phẩm văn học – Dế mèn phưu lưu ký

Truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký” là một tác phẩm đặc sắc và nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài dành cho lứa tuổi thiếu nhi. Đây là một câu chuyện đầy thú vị và hấp dẫn về hành trình phiêu lưu của Dế Mèn qua nhiều vùng đất của các loài vật khác nhau. Chương đầu tiên của chuyện là “Bài học đường đời đầu tiên” đã miêu tả rõ nét cả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn, đồng thời đó cũng là câu chuyện về bài học đầu tiên của Dế Mèn.

Ngay phần mở đầu, nhà văn đã giới thiệu một cách chi tiết về chú dế này. Dế Mèn là một chú dế khỏe mạnh, cường tráng và có lối sống khoa học: “Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm”, “chẳng bao lâu tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng”. Dưới cái nhìn tinh tế, trí tưởng tượng phong phú và kỹ lưỡng, Tô Hoài đã tái hiện chân chung của một chàng dế thanh niên thật đẹp và sinh động: “thân hình cường tráng, đôi càng mẫm bóng, những vuốt ở chân và ở khoeo cứng và nhọn hoắt”, “ chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống”…

Dế Mèn luôn tự tin về bản thân mình, mỗi bước đi của cậu trở nên “trịnh trọng, khoan thai”, cho ra cái dáng điệu của “con nhà võ”. Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả hình dáng bên ngoài của Dế Mèn, nhà văn còn đi sâu vào tính cách của chú dế này, cho người đọc cảm nhận một chú dế nhỏ bé cũng có những nét tính cách khác nhau. Dế Mèn là một chú dế tự tin, yêu đời và luôn tự hào về bản thân mình, luôn hãnh diện với bà con hàng xóm vì vẻ ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính từ sự tự hào và tự tin thái quá của tuổi trẻ mà Dế Mèn lại trở thành kiểu tự cao, tự đắc, kiêu căng và xốc nổi.

Dế Mèn đem cái sức mạnh của mình đi để chòng ghẹo hàng xóm chứ không phải là giúp đỡ, hàng xóm chỉ là nhường nhịn không thèm chấp với Mèn nhưng chú lại nghĩ đó là họ sợ mình, không ai dám đối đầu với mình. Chính vì thế sự ảo tưởng ngông cuồng của Dế Mèn lại càng được đà đẩy lên cao, bản thân tự cho mình là “một tay ghê gớm, có thể sắp đứng đầu thiên hạ rồi”. Rồi chính bản tính kiêu căng, hống hách và ngông cuồng ấy của Dế Mèn đã để lại cho chú dế một bài học nhớ đời, bài học đắt giá ấy đã đánh đổi bằng cả mạng sống của anh bạn hàng xóm là Dế Choắt.

Trái ngược hoàn toàn với Dế Mèn, Dế Choắt là một kẻ gầy gò, ốm yếu, bộ dạng không có sức sống lại không có sức làm. Dế Mèn là hàng xóm nhưng lại chỉ biết chê bai, khinh bỉ, khi Dế Choắt nhờ giúp cũng chẳng bận tâm. Bản tính ngông cuồng của Dế Mèn đã nảy ra ý tưởng trêu chị Cốc, hắn rủ Dế Choắt nhưng Dế Choắt thì sợ không dám, còn căn ngăn nhưng không được. Sau khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thì chui tọt vào hang sâu của mình lẩn trốn, mà đâu ngờ người bị chị Cốc tóm được lại là Choắt, Dế Choắt đã gánh chịu mọi hậu quả từ trò đùa dại dột của Dế Mèn. Chỉ đến khi Dế Choắt thoi thóp, Dế Mèn mới ân hận nhận ra lỗi lầm, tuy vậy cũng nhờ có Dế Choắt mà Dế Mèn có được bài học quý giá: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn cũng mang vạ vào mình đấy”.

Bằng nghệ thuật miêu tả tài tình và bút pháp nhân hóa so sánh điêu luyện, nhà văn Tô Hoài đã cho người đọc thấy được chân dung sống động về một chú dế. Bên cạnh đó còn rút ra những bài học sâu sắc trong cuộc sống, đó là phải luôn biết khiêm tốn, giúp đỡ người khác và khi mắc lỗi phải biết sửa chữa lỗi lầm.

*********

Sau đây là những bài văn mẫu viết bài văn phân tích đặc điểm nhân vật trong một tác phẩm văn học ngắn gọn hay nhất với ngôn từ mạch lạc, giản gị sẽ giúp các em có thêm những ý tưởng mới cho bài viết của mình thêm sinh động, hấp dẫn. Mời các em cùng tham khảo để tự viết cho mình một bài văn thật hay nhé.

 Trường

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-bai-van-phan-tich-dac-diem-nhan-vat-trong-mot-tac-pham-van-hoc-ngan-gon/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp