Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? Cho ví dụ minh họa

0
419
Rate this post

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện. Có 2 ngôi kể trong văn bản tự sự là ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba. Vậy tác Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba là gì? Mời các em cùng theo dõi bài học dưới đây do biên soạn nhé.

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba

Ngôi kể thứ nhất là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ nhất

Người kể ngôi thứ nhất thường xưng “tôi”, trực tiếp kể lại những gì đã chứng kiến, trải qua thể hiện suy nghĩ tình cảm của mình. Đây cũng là cách kể thường gặp trong văn tự sự.

Ưu điểm: mang đậm tính chủ quan.

Nhược điểm: thiếu tính khách quan.

Ví dụ: Hôm nay tôi đi học

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất: Kể theo ngôi thứ nhất có tác dụng làm cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. => Bộc bạch trực tiếp, chân thực cảm xúc nhân vật.

Làm nhiệm vụ dẫn dắt, kể lại toàn bộ câu chuyện là người kể chuyện xưng “tôi” – được coi là “người phát ngôn tự sự” thứ nhất (người nắm quyền kể toàn bộ câu chuyện, không ngừng can dự vào câu chuyện dưới nhiều hình thức). Các tác phẩm đều bắt đầu và kết thúc bằng lời kể của người phát ngôn này.Hai người phát ngôn tự sự cùng nằm trong một tầng câu chuyện, có sự giao lưu hai chiều, mang tính đối ngẫu. Nếu không có sự dẫn dắt và giao lưu của “tôi”, tính cách không được thể hiện một cách trọn vẹn. Ngược lại, nhờ có quá trình giao lưu với các nhân vật chính mà tính cách của “tôi” với vai trò là nhân vật phụ cũng hiện lên một cách tự nhiên, chân thực. Qua tiếp xúc với các nhân vật, người đọc dễ dàng nhận thấy, cả hai người phát ngôn tự sự trong hai tác phẩm đều là những trí thức thất bại, đang trong tâm trạng cô độc, chán chường, hoang mang, khắc khoải. Tất cả đều ẩn chứa những nét nào đó gần gũi với ý thức, tư tưởng và tình cảm của tác giả

Như vậy, vẫn mang đặc điểm chung của các truyện kể ở ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến kể theo điểm nhìn của ý thức nhân vật. Ở đây, các trạng thái tinh thần: ý nghĩ, cảm xúc, cảm giác… thường vẫn nổi lên trên chuyện. Người kể không phải chỉ kể chuyện (miêu tả những gì “tôi thấy”) mà còn kể tâm trạng (miêu tả những gì “tôi cảm”, “tôi nghĩ”). Những cái “tôi” ấy không bao giờ đứng yên mà nó “đang tư duy”, “đang cảm thấy”, nó đồng thời đảm nhiệm hai chức năng: nhận thức xã hội và ý thức về bản thân. Do đó, nó luôn luôn sống động và hết sức phức tạp. Kể và suy ngẫm, kể và tự ý thức, kể và độc thoại là những biểu hiện đặc biệt của cách kể chuyện

Nói tới lối kể chuyện theo ngôi thứ nhất, bên cạnh những ưu điểm của nó, người ta thường nói tới mặt hạn chế: dễ đem lại cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán, bởi khi trần thuật, tác phẩm thường dừng lại ở góc nhìn của một nhân vật, tạo nên cái nhìn nhiều chiều hấp dẫn. Có thể nói, với lối tự sự nhiều người kể, đề cao thế giới bên trong nhân vật, vừa mang âm hưởng khách quan khi kể về người khác, vừa gợi lên những ý nghĩ, tâm trạng có tính chất chủ quan của người kể, các tác phẩm nhìn chung mang giọng điệu đa âm với những cặp đặc điểm đối nghịch: sắc lạnh – tình cảm, tỉnh táo nghiêm nhặt – chan chứa trữ tình. Bởi vậy, chúng có khả năng tác động tới cả lý trí và tình cảm người đọc, cùng lúc khơi dậy nơi họ nhiều xúc cảm và suy ngẫm.

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện Chiếc lược ngà
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện Chiếc lược ngà

Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện Những ngôi sao xa xôi
Tác dụng của ngôi kể thứ nhất trong truyện Những ngôi sao xa xôi

Ngôi kể thứ ba là gì? Tác dụng của ngôi kể thứ ba

Ngôi kể thứ 3: Là người ngoài cuộc, không tham gia vào câu chuyện, nhưng biết hết mọi việc. Người kể có thế kể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.

Ưu điểm: tính khách quan được thể hiện rõ.

Nhược điểm: thiếu đi tính chủ quan.

Ví dụ: Tức nước vỡ bờ, Cô bé bán diêm, Đánh nhau với cối xay gió.

Tác dụng của ngôi kể thứ ba: Cách kể này giúp người kể có thể kể chuyện một cách linh hoạt, tư do những gì diễn ra với nhân vật. => Tạo ra tính khách quan cho câu chuyện

Ví dụ: trong tác phẩm Làng của Kim Lân Tác dụng: Chọn ngôi kể thứ ba, giúp cho nhân vật ông Hai trong truyện được đánh giá một cách khách quan, tự nhiên. Tình yêu làng, yêu nước của ông được đánh giá khách quan chứ không phải chủ quan của người kể.

Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong truyện ngắn Làng
Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong truyện ngắn Làng

Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong truyện Lặng Lẽ Sa Pa
Tác dụng của ngôi kể thứ ba trong truyện Lặng Lẽ Sa Pa

Bài tập minh họa về ngôi kể thứ nhất và thứ ba

Đoạn a: Vua và đình thần chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Nhưng vua vẫn còn muốn thử một lần nữa. Qua hôm sau, khi hai cha con đang ăn cơm ở công quán, bỗng có sứ nhà vua mang tới một con chim sẻ, với lệnh bắt họ phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Em bé nhờ cha lấy cho mình một cái kim may rồi đưa cho sứ giả.

(Trích Em bé thông minh)

Đoạn b: Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

(Tô Hoài – Dế Mèn phiêu lưu ký)

Câu hỏi:

a. Đoạn a được kể theo ngôi nào? Dựa vào dấu hiệu nào để nhận ra điều đó?

b. Đoạn b được kể theo ngôi nào? Làm sao nhận ra điều đó?

c. Người xưng tôi trong đoạn 2 là nhân vật (Dế Mèn) hay là tác giả (Tô Hoài)?

d. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể nào có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể nào chỉ được kể những gì mình biết và trải qua?

Lời giải:

a. Đoạn a được kể theo ngôi thứ ba vì người kể giấu mình đi và gọi nhân vật bằng tên của chúng

b. Đoạn b được kể theo ngôi thứ nhất vì người kể xưng “tôi”.

c. Người xưng tôi trong đoạn 2 là tác giả (Tô Hoài)

d. Trong hai ngôi kể trên, ngôi kể thứ ba có thể kể tự do, không bị hạn chế, còn ngôi kể thứ nhất chỉ được kể lại những gì mình biết và trải qua.

Ghi nhớ:

Ngôi kể là vị trí giao tiếp mà người kể sử dụng để kể chuyện.

  • Khi gọi các nhân vật bằng tên gọi của chúng, người kể ự giấu mình đi, tức là kể theo ngôi thứ ba, người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật.
  • Khi tự xưng là “tôi” kể theo ngôi thứ nhất, người ể có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói ra cảm tưởng, ý nghĩ của mình.
  • Để kể chuyện cho linh hoạt, thú vị, người kể có thể lựa chọn ngôi kể thích hợp.
  • Người kể xưng tôi trong tác phẩm không nhất thiết là chính tác giả.

Câu 1: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba…

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ ba và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì mới cho đoạn văn:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi tôi chui vào trong hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, tôi đào hang sâu sang hai ngả làm những con dường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Bạn đang xem: Tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba? Cho ví dụ minh họa

Trả lời:

Thay đổi ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba:

Ngày nào cũng vậy, suốt buổi Dế Mèn chui vào trong hang, hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành một cái giường ngủ sang trọng. Rồi cũng lo xa như các cụ già trong họ hàng dế, Dế Mèn đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng, phòng khi gặp nguy hiểm, có thể thoát thân ra lối khác được.

Nhận xét:

Khi chuyện được thay ngôi kể từ ngôi thứ nhất thành ngôi thứ ba “tôi” -> “Dế Mèn” làm cho câu chuyện có sắc thái khách quan, như là đã xảy ra.

Câu 2: Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất

Thay đổi ngôi kể trong đoạn văn sau thành ngôi thứ nhất và nhận xét ngôi kể đem lại điều gì khác cho đoạn văn:

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Thanh định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Thanh mún cười lại gần vuốt ve con mèo.

(Thạch Lam, Dưới bóng hoàng lan)

Trả lời:

Thay đổi ngôi kể từ ngôi thứ ba sang ngôi thứ nhất, ta được:

Một cái bóng lẹ làng từ trong vụt ra, rơi xuống mặt bàn. Tôi định thần nhìn rõ: con mèo già cua bà chàng, con meo già vẫn chơi đùa với chàng ngày trước. Con vật nép chân vào mình khẽ phe phẩy cái đuôi, rồi hai mắt ngọc thạch xanh giương lên nhìn người. Tôi mún cười lại gần vuốt ve con mèo.

Nhận xét:

Khi đoạn văn được thay ngôi kể từ ngôi thứ ba thành ngôi thứ nhất “Thanh” => “Tôi” làm cho đoạn văn có tính chủ quan, sự việc như đang xảy ra trước mắt người đọc.

Câu 3: Truyện Cây Bút Thần được kể theo ngôi nào? Vì sao như vậy?

Trả lời:

Truyện “Cây bút thần” kể theo ngôi thứ ba, gọi tên sự vật cần kể. Mặc dù trong truyện có dùng từ em nhưng em ở đây không phải chỉ ngôi thứ nhất mà chỉ ngôi thứ ba – nhân vật Mã Lương.

Câu 4: Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta…

Vì sao trong các truyện cổ tích, truyền thuyết người ta hay kế chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất?

Trả lời:

Trong các truyên cổ tích, truyền thuyết, người ta hay kể chuyện theo ngôi thứ ba mà không kể theo ngôi thứ nhất vì:

  • Truyện đề cập tới nhiều nhân vật khác nhau, mỗi nhân vật tham gia vào một sự kiện nên không thể lúc nào người kể cũng hoá thân vào ngôi thứ nhất một cách dễ dàng được.
  • Truyện đề câp tới nhiều khoảng không gian khác nhau nên nếu kể theo ngôi thứ nhất, người kể phải có mặt tại tất cả các khoảng không gian đó mới có đủ tư cách để kể. Đây là điều không thể có trong thực tế đời sống.

Câu 5: Khi viết thư, em sử dụng ngôi kể nào?

Trả lời:

Khi viết thư, bao giờ cũng sử dụng ngôi kể thứ nhất dù có lúc người viết xưng tôi, em, tớ lại có lúc xưng con, cháu, …. Xưng hô thế nào là tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa người nhận thư với người viết.

Câu 6: Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em…

Dùng ngôi kể thứ nhất kể miệng về cảm xúc của em khi nhận được quà tặng của người thân.

Trả lời:

Hôm qua, khi chú bưu tá đến nhà và giao cho em một hộp quà. Em đã rất ngạc nhiên khi biết đó là món quà của bố gửi về cho em. Bố đi công tác đã lâu, em và mẹ nhớ bố rất nhiều. Hộp quà được thắt chiếc nơ màu xanh là màu em yêu thích. Bố gửi về cho một bộ xếp hình và một con búp bê bằng gỗ bạch dương của nước Nga. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập để đạt kết quả cao hơn nữa, để xứng đáng với niềm tin và tình yêu thương bố đã dành cho em.

********

Hy vọng thông qua bài học trên, các em đã nắm vững khái niệm và tác dụng của ngôi kể thứ nhất và ngôi kể thứ ba trong văn tự sự. Thầy cô chúc các em học tập thật tốt nhé.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tac-dung-cua-ngoi-ke-thu-nhat-va-ngoi-ke-thu-ba/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp