Déjà vu là gì? Những thông tin thú vị xung quanh hiện tượng này

0
117
Rate this post

Hiện tượng Déjà vu là một trong những hiện tượng rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa biết rõ về hiện tượng này. Cũng như đa số mọi người chưa nhận ra mình đã từng gặp phải hiện tượng này trong đời. Vậy Déjà vu là gì? Có đặc điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Déjà vu là gì?

Déjà vu là gì? Những thông tin thú vị xung quanh hiện tượng này

Déjà vu (phiên âm tiếng Anh: /deɪʒɑ vu/ “đã nhìn thấy”; hay còn gọi là ký ức ảo hoặc hồi ức ảo, từ “para” trong tiếng Hy Lạp là παρα, kết hợp với từ μνήμη “mnēmē” là “memory – trí nhớ, ký ức”) hoặc promnesia (chứng rối loạn trí nhớ), là ảo giác, cảm thấy quen thuộc (như đã từng thấy, từng trải qua trong trí nhớ) trong một môi trường, khung cảnh mới, chưa từng biết trước đó hoặc không nhớ rõ lúc nào. Đây có thể là những trải nghiệm của một cảm giác chắc chắn rằng đã từng chứng kiến hay đã sống qua một hoàn cảnh đã xảy ra trước đây (một người cảm thấy sự kiện đang xảy ra này đã từng xảy ra trong quá khứ không lâu), mặc dù không thể biết chắc chắn các trường hợp linh cảm ấy đã xảy ra lúc nào. Thuật ngữ này được đặt ra bởi một nhà nghiên cứu về tâm linh học người Pháp, Émile Boirac (1851–1917) trong cuốn sách của ông L’Avenir des sciences psychiques (“Tương Lai của Ngành khoa học Tâm linh”) được viết trong bài tiểu luận lúc ông là một sinh viên đại học năm cuối. Déjà vu thường là một cảm giác rất quen thuộc, rất “kỳ quái”, “lạ” và đầy “huyền bí” và xảy ra thường xuyên nhất trong các giấc mơ, cả trong hiện thực chắc chắn rằng hình ảnh này “đã xảy ra” trong quá khứ.

Hiện tượng déjà vu này xảy ra rất phổ biến cả người lớn lẫn trẻ em. Déjà vu đã được miêu tả trong văn học từ rất lâu, chứng tỏ hiện tượng này không mới xảy ra trong thời buổi này. Đây là một vấn đề rất nan giải cho các nhà khoa học để thử nghiệm trong phòng thí nghiệm nên déjà vu là một chủ đề nóng bỏng cho các nhà tâm linh học hiện nay. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã tìm ra được cách để tạo cảm giác này bằng cách dùng thôi miên.

Phân loại hiện tượng Déjà vu

Hiện tượng Déjà vu được chia thành 2 loại chính. Đó là: Déjà vu bệnh lý thường liên quan đến bệnh lý động kinh. Hoặc khi kéo dài hoặc thường xuyên một cách bất thường. Hoặc kết hợp với các triệu chứng khác như ảo giác, hoang tưởng, và thường là dấu hiệu của các bệnh tâm thần.

Thứ hai là hiện tượng Déjà vu không bệnh lý. Loại này thường xảy ra ở những người khỏe mạnh. Theo các thống kê thì những người đi du lịch nhiều hoặc xem phim nhiều sẽ gặp qua Déjà vu nhiều hơn những người khác. Nhiều nghiên cứu cho thấy Déjà vu giảm dần theo độ tuổi.

Déjà vu có thể là một hiện tượng trí nhớ

Hiện tượng déjà vu: Cảm giác quen thuộc hay căn bệnh huyền bí?

Các nhà khoa học đã cố gắng tái tạo hiệu quả Déjà vu trong phòng thí nghiệm. Trong một nghiên cứu của Leeds Memory Group vào năm 2006, các nhà nghiên cứu đầu tiên sẽ tạo ra một trí nhớ cho những bệnh nhân bị thôi miên.

Ký ức đó thường là một thứ gì đó đơn giản như chơi một trò chơi hoặc nhìn vào một từ được in bằng một màu nhất định. Sau đó, bệnh nhân ở các nhóm khác nhau được gợi ý quên hoặc nhớ ký ức. Điều này sau đó có thể kích hoạt cảm giác Déjà vu khi họ gặp trò chơi hoặc từ.

Các nhà khoa học khác đã cố gắng thực hiện Déjà vu bằng cách sử dụng thực tế ảo. Một nghiên cứu cho thấy những người tham gia nghiên cứu đã trải qua cảm giác Déjà vu khi di chuyển qua trò chơi điện tử thực tế ảo.

Những thí nghiệm này đã làm cho các nhà khoa học nghi ngờ rằng Déjà vu là một hiện tượng trí nhớ. Chúng ta gặp phải một tình huống giống như một ký ức thực tế nhưng chúng ta không thể nhớ lại đầy đủ ký ức đó.

Vì vậy, não bộ của chúng ta nhận ra những điểm tương đồng giữa trải nghiệm hiện tại và trải nghiệm trong quá khứ. Chúng ta sẽ trải qua một cảm giác quen thuộc mà chúng ta không thể nào hoàn thiện nó được.

Hiện tượng Déjà vu là sự đánh lừa của các giác quan trong cơ thể

Có một giả thuyết cho rằng Déjà vu là một hiện tượng cơ bản của não bộ. Theo đó, các giác quan trong cơ thể của chúng ta đánh lừa chính bản thân của chúng ta.

Thông thường, các giác quan đóng vai trò quan trọng cốt yếu trong nhận thức của con người về thế giới xung quanh. Theo đó, tín hiệu từ các giác quan sẽ truyền về bộ não. Bộ não cùng các giác quan sẽ đánh lừa chúng ta và khiến chúng ta nhận thấy cảm giác đó rất quen thuộc.

Đây có lẽ là một giả thuyết dễ hiểu và đơn giản nhất. Và cũng tương tự như phần lớn các giả thuyết khác về Déjà vu. Các giác quan trong cơ thể chúng  ta đã đánh lừa cảm nhận của con người. Trong khi thực tế, chúng ta không có cách nào để kiểm tra được.

Déjà vu có thể là do lỗi biên mục cơ bản

Một giả thuyết khác lại cho rằng: Bộ nhớ dài hạn và ngắn hạn của não có thể bị sự cố. Tình trạng này làm cho nơi lưu trữ thông tin của não làm việc không đúng quy trình. Nó sẽ tạo nên lỗi biên mục cơ bản, tương tự như lỗi khi biên tập một kịch bản nào đó.

Ví dụ bạn đang đi dự một buổi tiệc tại một ngôi nhà nào đó mà bạn chưa từng đến bao giờ. Tuy nhiên, khi mới bước vào, bạn lại cảm thấy rằng mình đã ở từng thấy khung cảnh, sự việc này trong quá khứ. Từ nội thất của ngôi nhà, cảnh mọi người trò chuyện, hương vị của các món ăn,… Bạn sẽ bị thuyết phục như thể mình đã từng trải nghiệm sự việc này trong quá khứ. Đó chính là do hiện tượng Déjà vu đang đưa bạn vào cuộc.

Nguyên nhân là do đâu? Đó chính là não bộ của bạn không thực hiện tốt chức năng cơ bản của nó. Bộ não có thể lưu giữ các thông tin mới ngắn hạn khi bạn tham gia buổi tiệc. Tuy nhiên, nó lại đưa vào danh mục trí nhớ dài hạn. Điều này khiến cho bạn có cảm giác rằng sự việc ấy đã từng diễn ra. Chẳng hạn như trong quá khứ xa xôi nào đó.

Trí nhớ của con người chưa tốt

Hiện tượng tâm lý Déjà vu - Hé lộ những bí mật ít ai biết - Tâm Lý Học

Một cơ chế giải thích sự phát sinh Déjà vu là do các bộ phận của não hoạt động chưa đồng bộ với nhau. Vùng vỏ não Rhinal cortex giữ vai trò kích hoạt cảm nhận quen thuộc đôi khi cũng bị sự cố giống như máy móc điện tử. Nó bị kích hoạt mà không đánh thức các trung khu xử lý bộ nhớ khác hoạt động song song.

Điều này có thể giải thích rằng vì sao chúng ta rất khó diễn đạt cảm giác khi gặp Déjà vu. Nó thường là một cảm nhận quen thuộc mơ hồ. Tuy nhiên, cảm nhận quen thuộc ấy không hề tập trung vào một đối tượng hoặc một sự việc cụ thể.

Hiện tượng Déjà vu có thể là biểu hiện của bệnh động kinh

Một vấn đề chưa thực sự được nhiều người biết đến. Đó là người bị bệnh động kinh thường có cảm giác quen thuộc và xuất hiện nhiều hơn hiện tượng Déjà vu so với người thường.

Theo các nghiên cứu, nhiều bệnh nhân động kinh cho biết rằng họ có cảm giác Déjà vu trước khi cơn động kinh bắt đầu. Trên thực tế, mối liên quan giữa bệnh động kinh và Déjà vu đã được đề cập từ năm thế kỷ 19. Mặc dù khi ấy, nền y học chưa thực sự phát triển.

Cụ thể, thùy thái dương là căn nguyên của Déjà vu. Đây là  một phần của não bộ liên quan đến cảm nhận giác quan, hình thành ngôn ngữ và sự kết hợp trí nhớ. Khi bị động kinh, các nơron thần kinh bị ức chế tạm thời. Kết quả là tạo ra những các thông điệp lộn xộn được lan truyền khắp cơ thể.

Déjà vu có thể là kết quả của sự phóng điện nhất thời các dây thần kinh. Sự phóng điện này chính là thủ phạm gây ra cơn động kinh. Đồng thời, một khi có sự chồng chéo các dây thần kinh cũng là nguyên nhân hình thành nên Déjà vu.

Hiện tượng Déjà vu có thể là hậu quả của tổn thương não

New Theory on Déjà Vu: It's Your Memory's Fact-checker -- Science of Us

Déjà vu mãn tính là tình trạng nghiêm trọng. Đồng thời cũng là hậu quả chứng tỏ căn nguyên thần kinh là thủ phạm khiến cho Déjà vu tái phát. Trong khá nhiều trường hợp, những người bị chứng Déjà vu mạn tính thường không thích đọc báo hoặc xem truyền hình. Bởi vì họ luôn có cảm giác như đã đọc hoặc xem mọi thứ trước đây.

Ngay cả việc đi mua sắm, đi siêu thị cũng là nỗi ám ảnh của nhóm người này. Bởi vì họ không thể phân biệt được vật dụng nào đã từng mua và chưa từng mua. Trong những trường hợp như thế, hiện tượng Déjà vu đã vượt qua ranh giới thú vị. Nó xảy ra rất tình cờ và trở thành một căn bệnh thực thể.

Các nhà nghiên cứu đã khám phá ra rằng những người bị chứng Déjà vu mạn tính thường có tổn thương não. Đặc biệt là những tổn thương ở thùy thái dương hoặc thùy trán. Thậm chí, cuộc sống hàng ngày của họ trở vất vả hơn vì bị Déjà vu ám ảnh.

Déjà vu và những giấc mơ

Những giấc mơ cũng có thể được áp dụng để giải thích hiện tượng Déjà vu. Và chúng có liên quan đến ba khía cạnh khác nhau:

Thứ nhất, một số trải nghiệm Déjà vu trùng lặp với những tình huống trong mơ thay vì tình trạng thức giấc. Theo khảo sát của Brown (2004), 20% số người được hỏi cho biết trải nghiệm Déjà vu của họ là từ những giấc mơ. 40% số người được hỏi cho biết rằng từ cả thực tế và giấc mơ.

Thứ hai, mọi người có thể trải nghiệm Déjà vu vì một số yếu tố trong giấc mơ được ghi nhớ của họ đã được hiển thị. Nghiên cứu được thực hiện bởi Zuger (1966) đã ủng hộ ý tưởng này. Thông qua phương pháp điều tra mối quan hệ giữa những giấc mơ được nhớ và trải nghiệm Déjà vu. Và kết quả là có một mối tương quan mật thiết.

Thứ ba, mọi người có thể trải nghiệm Déjà vu trong trạng thái mơ, điều này đã phần nào thể hiện mối liên kết giữa Déjà vu với tần suất mơ.

Nói chung, chúng ta vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để giải thích hiện tượng Déjà vu. Mặc dù đối với nhiều người, đây là một hiện tượng thú vị. Tuy nhiên, khi gặp phải tình trạng Déjà vu mãn tính, gây ám ảnh thì con người cần phải được điều trị. Chẳng hạn như điều trị bệnh động kinh hay điều trị tổn thương thực thể ở não.

Video về Déjà vu

Kết luận

Bài viết đã cung cấp đến các bạn những thông tin liên quan đến Déjà vu là gì? Có đặc điểm ra sao? Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi!

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/deja-vu-la-gi-nhung-thong-tin-thu-vi-xung-quanh-hien-tuong-nay/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp