Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì? Tại sao chó sủa là chó không cắn?

0
179
Rate this post

Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì? Chó là một loài động vật không có gì xa lạ với cuộc sống của chúng ta, vì tính thuần chủng nhanh, trung thành nên chó được cho là thú cưng được nhiều người lựa chọn nhất, hơn nữa chó cũng được lực lượng cảnh sát các nước huấn luyện để trở thành những chú cảnh quyển. Người đời truyền tai nhau câu nói chó sủa là chó không cắn, vậy chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì? Xin mời các bạn cùng trường tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì?
Chó sủa là chó không cắn nghĩa là gì?

Chó sủa là chó không cắn là gì?

Chó sủa là chó không cắn ngụ ý rằng một người nói nhiều, tranh luận nhiều, phàn nàn nhiều hoặc gây ra nhiều tiếng ồn sẽ không phải là một người hành động, nghĩa là anh ta sẽ không thực hiện các mối đe dọa của mình.

Nguồn gốc chính xác của con chó sủa không cắn không biết bắt nguồn từ đâu, nhưng được biết rằng nó được sinh ra từ những người nông dân ở Đông Âu.

Câu nói được sinh ra bởi vì người ta đã quan sát thấy rằng những con chó sủa rất nhiều thường không có ý định cắn mà chỉ sợ và điều này áp dụng cho những người ‘sủa rất nhiều’.

Hình tượng chó trong đời sống và văn học

Hình tượng chó và văn hóa Việt

Trong truyền thuyết của người Việt, hình tượng con chó xuất hiện từ rất sớm. Đến nay, dân gian vẫn lưu truyền câu chuyện về quá trình tìm vị trí đất đẹp để xây thành Cổ Loa của vua An Dương Vương hay huyền thoại về sự ra đời của vua Lý Công Uẩn đều liên quan đến “Thần Cẩu”. Cũng trong truyền thuyết, chó còn được xem là vật tổ của nhiều dân tộc, như Cơ Tu, Xê Đăng, S’tiêng, Chăm, Dao, Lô Lô…

Hình ảnh con chó cũng xuất hiện khá nhiều trong thành ngữ, tục ngữ và ca dao với những phẩm chất điển hình là thông minh, trung thành và mang lại nhiều may mắn. “Mèo đến nhà thì khó, cho đến nhà thì sang”,  “Chó giữ nhà, gà gáy sáng”…Qua quan sát về tập tính và sinh hoạt của con chó, dân gian đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm có tính dự báo về thời tiết, về thời vụ mùa màng, về cả cách chọn chó để nuôi: “Ráng mỡ gà thì gió, ráng mỡ chó thì mưa” hay “Nào ai buôn bán trăm bề/ Chẳng bằng nuôi chó huyền đề bốn chân”.

Chó sủa là chó không cắn
Chó sủa là chó không cắn

Hình ảnh con chó cũng xuất hiện trong thơ, văn…của nhiều tác giả nổi tiếng, gắn liền với sinh hoạt của con người nơi làng quê thôn dã. Chó là bạn gần gũi của con người, canh gác nhà cửa cho con người, thậm chí có nơi chó được thờ cúng tại các đền thờ, miếu mạo. Trong tín ngưỡng, tâm linh, người ta còn tin rằng, chó có thể canh giữ, xua đuổi tà ma vào ban đêm nên từ lâu, người Việt đã có tục thờ chó đá trước đền miếu, đình, điện, hay đặt chó đá trước cửa các gia đình quyền quý, cổng làng, các khu mộ của người quyền quý, mang ý nghĩa bảo vệ, canh gác phần âm.

Ở rất nhiều nơi trên thế giới, con chó được trân trọng và nâng niu, người ta cũng đặt Các chòm sao được đặt tên chó gồm: Tiểu Khuyển, Đại Khuyển và Lạp Khuyển. Bên cạnh đó chó cũng là đối tượng bị khinh rẻ, coi thường, nó được xem như một con vật bẩn thỉu, ngu dốt và đáng khinh. Người ta hay thóa mạ nhau bằng những câu chửi, tiếng lóng, thuật ngữ, có nhắc đến con chó như: đồ chó, đồ con chó, đồ chó má, đồ chó đẻ, đồ chó săn, thằng chó, chó chết, thằng chó chết, đồ chó cái (ám chỉ gái mại dâm), chó ghẻ, ngu như chó, lạnh như chó, cẩu nô tài (ám chỉ những kẻ tay sai), tuồng chó lợn, đồ chó vô chủ, đám chó hoang, chó chui gầm chạn….

Các câu tục ngữ Việt Nam với hình ảnh con chó

– Chó ăn vã mắm (ý chỉ sự cãi nhau, tranh giành).
– Chó ăn đá, gà ăn sỏi (đất đai khô cằn).
– Chó dữ mất láng giềng.
– Chó dại tha cứt về nhà (hành động ngu dốt).
– Chó cái cắn con (độc ác).
– Chó càn cắn giậu (cùng đường làm bậy).
– Chó cắn áo rách (khốn quẫn).
– Chó cậy nhà, gà cậy chuồng (dựa vào cái khác để tự tin và tăng sức mạnh).
– Chó chê mèo lắm lông (chỉ nhìn thấy cái xấu ở người khác, trong khi mình cũng không ra gì).
– Chó chạy ruộng khoai (lông bông, không mục đích).
– Chó chạy hở đuôi (cây trồng cằn cỗi).
– Chạy như chó dái (chạy nhiều, đi nhiều, không làm việc).
– Chạy như chó phải pháo (rất sợ hãi).
– Chó ông thánh cắn ra chữ (thơm lây, có uy tín nhờ người khác).
– Chó ghẻ có mỡ đằng đuôi (kệch cỡm, khó có thể xảy ra).
– Chó có (mặc) váy lĩnh (không tương xứng, lố bịch, thành trò cười).
– Chó gầy hổ mặt người nuôi.
– Chó già giữ xương (tham lam, giữ cái mình không dùng được nữa).
– Chó giữ nhà, gà gáy sáng (mỗi người một việc).
– Chó khô mèo lạc/Mèo đàng chó điếm (loại không ra gì).
– Chó khôn tứ túc huyền đề (bốn chân có chấm đen).
– Đốm đầu thì nuôi, đốm đuôi thì thịt (kinh nghiệm chọn giống chó).
– Chó lên da, gà lên xương (những bộ phận nếu bị thương thì mau lành).
– Chó chết hết cắn (sự độc ác đã kết thúc).
– Chó chực chuồng chồ (chuồng chồ: chuồng phân, nơi đại tiện; chỉ sự nhục nhã vì miếng ăn).
– Chó chùa bắt nạt (ăn hiếp) chó làng (không biết người biết ta).
– Nhờn chó chó liếm mặt (thân mật quá mức, bị vượt qua phép tắc).
– Chó nhảy bàn độc (gặp thời cơ, liều lĩnh, được lợi).
– Chó chui gầm chạn (nhục nhã cam chịu, thường để chỉ những thân phận ở rể khi xưa).
– Ăn cơm chủ nào sủa cho chủ ấy (tương tự: Ăn cây nào rào cây ấy).
– Chó sủa ma (vu vơ, không xác định chính xác đối tượng).
– Dấm dẳng như chó cắn ma (không quyết liệt, khó chịu).
– Mồm chó, vó ngựa (những chỗ nguy hiểm).
– (Ghét nhau) như chó với mèo.
– Chó ngáp phải ruồi (may mắn ngẫu nhiên, đột xuất).
– Chó treo, mèo đậy (cần cẩn thận).
– Chó đen giữ mực (bản tính khó thay đổi, tương tự: Ngựa quen đường cũ).
– Treo đầu dê, bán thịt chó (nói một đàng, làm một nẻo, lừa bịp).
– Chó vả đi, mèo vả lại (tai họa liên tiếp).
– Chó tháng ba, gà tháng bảy (gầy, không ngon vì đấy là những tháng giáp hạt).
– Đá mèo quèo chó (trút nóng nảy, bực tức lên kẻ khác).
– Hổ xuống đồng bằng gặp chó cũng chào (thất thế, phải lụy cả kẻ yếu gấp ngàn lần mình trước kia).
– Khuyển mã chi tình (tình cảm của chó ngựa: thủy chung, bền chặt).

Sau đây, chúng tôi đi phân tích một số câu ca dao tục ngữ trên, cùng với đó có một ý so sánh thái độ của con người phương Tây và xã hội Việt Nam đối với chó như sau:

Xã hội Tây phương đối xử với con chó tựa như đối xử với con người qua câu nói sau:

“Nhất con nít, nhì đàn bà, thứ ba mèo chó, sau đó mới đàn ông”.

Hay trong Anh ngữ, đại từ He/She được dành cho chó mèo, ví dụ:

– I have a nice cat. She always follows me when I am at home.

– Go and find the dog to make sure that He is fine.

Trong lúc đó, xã hội VN, nạn ăn thịt chó ngày càng phổ biến, nạn bắt trộm chó “cẩu tặc” ngày càng trầm trọng, không sút giảm chút nào so với ngày xưa – được thể hiện trung thực qua những câu ca dao tục ngữ có dính dáng đến hình ảnh con chó:

– Sống trên đời ăn miếng dồi chó, chết xuống âm phủ đâu có mà ăn.

– Thịt chó chấm nước chó

Ca dao tục ngữ phản ảnh đời sống vật chất, tinh thần, tâm linh của người VN xưa rất đậm nét. Người VN có phong tục đặt chó đá trước cổng nhà, đền miếu để đuổi ma quỷ. Hình thức chó đá giữ vai trò canh gác là khá phổ biến ở nông thôn. Tục thờ chó được biểu hiện dưới nhiều hình thức. Người Việt thường chôn chó đá trước cổng như một linh vật có ý nghĩa cầu phúc, trừ tà; hoặc đặt chó đá trên bệ thờ coi như một bậc thần linh. Chó đá trong nhà thường nhỏ, không to lớn như chó đá ở đình, đền, phủ. Tục lệ thờ chó đá cũng được nhắc đến trong tục ngữ:

– Chó đá vẫy đuôi

Có những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ theo tôi thuộc hàng tuyệt bút:

– Chó sủa mặc chó, người lữ hành cứ đi

– Chó ngáp phải ruồi

– Lạc đàng nắm đuôi chó, lạc ngõ nắm đuôi trâu

– Đen như mõm chó

– Treo đầu dê, bán thịt chó

– Chó đâu chó sủa lỗ không/ chẳng thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.

– Lên voi xuống chó

Hình ảnh chó thân thiết với con người, trung thành, thông minh khó có loài vật nào theo kịp, ngày đêm canh gác giữ nhà, nhưng lại bị lem luốc hầu hết trong kho tàng văn chương bình dân nói về chó:

– Sự đời bằng cái lá đa/ đen như mõm chó chém cha cái sự đời

– Làm người thì khó, làm chó thì dễ

– Nói dai như chó nhai giẻ rách

– Đồ chó cắn trộm

– Nhục như con chó

– Hỗn như chó

– Đồ chó chết

– Đồ chó dại

– Đồ chó săn

– Đồ chó ghẻ

– Đồ chó đẻ

Hình ảnh con chó trong văn hóa đại chúng

Hình tượng con chó được một số nghệ sĩ như nhà văn, họa sĩ, nhà điêu khắc trong giới mỹ thuật quan tâm trong sáng tác, tạo thành hình tượng nghệ thuật, dù vậy hình tượng con chó trong mỹ thuật có lẽ hiếm thấy hơn các con vật khác như: Rồng, ngựa, hổ… Ở phương Đông, người ta xem thường hình tượng con chó hơn phương Tây. Cho nên, những nghệ sĩ thật sự dành cảm xúc trước hình tượng con vật này cũng rất hiếm. Một số họa sĩ có vẽ chó nhưng ít diễn tả nó với cách nhìn đơn lẻ mà có sự phối hợp với hình tượng khác như vẽ chó cùng người trong cuộc đi săn, ít khi được coi là đối tượng chính trong tư duy sáng tác.

Trong lĩnh vực điện ảnh, con chó cũng có những vai diễn trong các phim của Hollywood hoặc hãng Walt Disney sản xuất như: Trở về nước, Chuyến du lịch kỳ lạ, chó Benji trong Benji, chú chó săn, Cleo trong bộ phim truyền hình nhiều tập Sự lựa chọn của con người, chó Asta trong phim Người đàn ông mảnh khảnh, những con chó phim hoạt hình của Walt Disney như Goofy lần tiên xuất hiện trong phim Mickey’s Revue (1932), Pluto lần đầu tiên trong phim The Chain Gang (1930), những con chó đốm trong phim 101 con chó đốm đã để lại ấn tượng về những cá tính của các diễn viên do sự sáng tạo tinh tế của các họa sĩ ngoài ra còn bộ phim Cáo và chó săn.

Video về Chó sủa là chó không cắn là gì?

Các hình ảnh thân quen trong đời sống hằng ngày được con người quan sát qua một thời gian, dùng đặc điểm của chúng làm hình ảnh nhân hoá, ẩn dụ để miêu tả chính con người hoặc đời sống hằng ngày của con người. Bài viết đã cung cấp đến các bạn ý nghĩa của câu Chó sủa không cắn là gì đồng thời liệt kê và phân tích một số câu ca, dao tục ngữ Việt Nam với hình ảnh con chó. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cho-sua-la-cho-khong-can-nghia-la-gi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp