Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết lớp 7 (19 mẫu)

0
146
Rate this post

Cùng tìm hiểu cách viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết lớp 7.

Các em đã học và đọc được nhiều câu chuyện lịch sử, dưới đây là một số bài văn mẫu kể về một sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử lớp 7. Các em có thể tham khảo tại để hoàn thiện bài viết của mình.

Người Việt Nam có một truyền thống yêu nước sâu sắc và tôn trọng lịch sử dân tộc. Trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, biết bao vị anh hùng ra đời và làm nên những chiến tích vĩ đại. Giờ đây, chúng ta lại ngợi ca về những tấm gương đó qua lời ca, tiếng hát. Dưới đây, gửi đến bạn một số bài viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết hay nhất.

Dàn ý viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết

Mẫu dàn ý 1

1) Mở bài:

Giới thiệu tác phẩm văn học và nhân vật; nêu khái quát ấn tượng về nhân vật.

2) Thân bài: 

Phân tích đặc điểm của nhân vật

+ Nhân vật đó xuất hiện như thế nào?

+ Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật đó.

+ Ngôn ngữ của nhân vật

+ Những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật như thế nào?

+ Mối quan hệ của nhân vật đó với các nhân vật khác

3) Kết bài: 

Nêu suy nghĩ và ấn tượng của người viết về sự việc

Mẫu dàn ý 2

1. Mở bài

  • Nêu được sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử mà văn bản sẽ thuật lại.
  • Nêu lí do hay hoàn cảnh người viết thu thập tư liệu liên quan.

2. Thân bài

a. Gợi lại bối cảnh, câu chuyện, dấu tích liên quan đến nhân vật/sự kiện.

  • Câu chuyện, huyền thoại liên quan
  • Dấu tích liên quan

b. Thuật lại nội dung, diễn biến của sự việc có thật liên quan đến nhân vật/sự kiện lịch sử.

  • Bắt đầu – diễn biến – kết thúc.
  • Sử dụng được một số bằng chứng (tư liệu, trích dẫn… ), kết hợp kể chuyện, miêu tả.

c. Ý nghĩa, tác động của sự việc đối với đời sống hoặc đối với nhận thức về nhân vật/sự kiện.

3. Kết bài

Khẳng định ý nghĩa của sự việc hoặc nêu cảm nhận của người viết về sự việc.

Các mẫu viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 1

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Cuộc đời của người là một tấm gương sáng ngời cho mỗi người dân Việt Nam noi theo. Và những câu chuyện về Người cũng luôn để lại bài học giá trị cho chúng ta.

Truyện kể rằng trong những năm tháng sống ở Việt Bắc, mỗi lần đi công tác, Bác đều có hai đồng chí đi cùng. Sợ Bác mệt, hai đồng chí đã bày tỏ ý muốn mang ba lô giúp Bác. Nhưng Bác không đồng ý. Bác nói:

– Đi đường rừng, leo núi ai mà chẳng mệt, tập trung đồ vật cho một người mang đi thì người đó càng chóng mệt. Cứ phân đều ra cho cả ba người.

Hai đồng chí đành làm theo lời Bác, đem chia vật dụng vào ba chiếc ba lô. Bác hỏi lại:

– Các chú đã chia đều rồi chứ?

Hai đồng chí trả lời:

– Thưa Bác, rồi ạ!

Sau đó, cả ba cùng lên đường. Qua một chặng, lúc nghỉ, Bác đến chỗ các đồng chí và xách chiếc ba lô lên. Bác hỏi:

– Tại sao ba lô của các chú nặng mà của Bác lại nhẹ?

Bác liền mở ra xem thì thấy bên trong ba lô của mình chỉ có chăn màn.

Bác tỏ ra không hài lòng, rồi nói:

– Chỉ có lao động thật sự mới đem lại hạnh phúc cho con người.

Sau đó, Bác lại yêu cầu hai đồng chí chia đều vật dụng vào ba chiếc ba lô mới chịu tiếp tục lên đường.

Câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn. Có thể thấy, Bác là một người yêu lao động. Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ những việc lớn như cứu nước đến việc nhỏ như trồng cây trong vườn. Việc gì có thể tự làm, Bác đều tự mình hoàn thành. Cách sống của Bác giúp cho mỗi người nhận ra giá trị của lao động, cũng như có ý thức tự giác học tập và làm việc hơn.

Quả thật, những câu chuyện về cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh thật ý nghĩa. Từ đó, chúng ta luôn nhận ra được nhiều bài học bổ ích cho bản thân.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 2

Bấy giờ, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ mượn đường để xâm chiếm nước ta. Thấy sứ giặc ngang ngược, Trần Quốc Toản vô cùng căm giận.

Sáng nay, nhà vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng. Quốc Toản biết vậy nên quyết đợi gặp vua để nói hai tiếng “xin đánh”. Đợi từ sáng đến trưa, cậu vẫn không gặp được vua, bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm xuống bến. Thấy vậy, quân lính ập đến. Quốc Toản đỏ bừng mặt, rút gươm và quát lớn:

– Ta xuống diện kiến bệ hạ, kẻ nào dám ngăn cản.

Đúng lúc, cuộc họp dưới thuyền rồng tạm nghỉ, vua và các quan ra ngoài mui thuyền.

Quốc Toản chạy đến, quỳ xuống tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ hãy cho đánh!

Nói rồi, cậu đặt gươm lên gáy, xin chịu tội.

Nhà vua cho truyền Quốc Toản đứng dậy, ôn tồn nói:

– Quốc Toản làm trái phép nước, đáng lẽ phải trị tội. Nhưng xét nghĩ em còn nhỏ tuổi mà đã biết lo việc nên, ta có lời khen ngợi.

Nói rồi, vua sai người ban cho Quốc Toản một quả cam. Cậu tạ ơn vua rồi lên bờ mà ấm ức. Cậu thầm nghĩ: “Vua ban cho cam quý nhưng vẫn coi ta là trẻ con, không cho bàn việc nước”.

Quốc Toản nghĩ đến quân giặc đang bóc lột nhân dân, mà lòng đầy căm giận. Cậu bóp nát trái cam trong tay lúc nào không hay. Đến khi mọi người ùa tới hỏi han. Cậu xòe tay ra mới biết trái cam đã nát.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 3

Tôi là nhạc sĩ Văn Cao – người đã sáng tác ra bài hát “Tiến quân ca”. Bài hát này được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt. Còn với tôi, bài hát đã đánh dấu một bước ngoặt lớn của cuộc đời, đánh dấu sự kiện tôi tìm ra lí tưởng sống.

Tôi đã từng mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Cuộc sống chỉ chìm trong chán nản và tuyệt vọng. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, sự xuất hiện của anh Ph. D. – một người bạn rất thân thiết đã khiến cuộc đời của tôi thay đổi.

Qua lời giới thiệu của anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý – một người anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Tôi đã có một buổi trò chuyện với anh. Và sau đó, tôi tìm ra được một con đường mới cho mình, đi theo cách mạng.

Lúc đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Nghĩ lại, tôi đã từng sáng tác rất nhiều bài hát về tinh thần yêu nước như: Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… nhưng lại chưa từng viết về cách mạng. Nhưng với lòng nhiệt huyết của mình, tôi đã viết nên những ca từ của bài “Tiến quân ca”.

Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Họ đã tỏ ra vô cùng xúc động.

Lúc đó, tôi cũng không ngờ rằng, chỉ sau một thời gian rất ngắn, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Cảm xúc của tôi khi đó thật khó diễn tả. Bài Tiến quân ca nổ ra như một trái bom. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi – Ph. D. qua loa phóng thanh. Lần thứ hai là ngày 19 tháng 8, hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát tiến quân ca.

Và bài hát “Tiến quân ca” đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Điều đó khiến tôi không khỏi tự hào khi nhớ về.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 4

Tiến quân ca – bài hát được chọn làm quốc ca của nước Việt Nam. Và tôi chính là nhạc sĩ Văn Cao – người đã sáng tác bài hát này.

Bài hát được ra đời trong một bối cảnh lịch sử đặc biệt, có ý nghĩa trong đại với đất nước. Còn với riêng tôi, nó là một đứa con tinh thần, đánh dấu một bước ngoặt lớn trong cuộc đời tôi.

Trước đó, tôi đã mất đi những khát vọng và ước mơ của tuổi trẻ. Hằng ngày, cuộc sống chỉ lặp lại trong vòng luẩn quẩn, chán chường. Giữa lúc tôi muốn từ bỏ tất cả, anh Ph. D. – một người bạn rất thân thiết đã xuất hiện khiến cuộc đời tôi thay đổi.

Qua anh Ph.D. tôi đã gặp được Vũ Quý. Anh đã theo dõi con đường hoạt động nghệ thuật của tôi từ lâu. Sau cuộc nói chuyện với anh, tôi đã tìm ra con đường mà bản thân có thể theo đuổi – con đường cách mạng.

Thời điểm đó, khóa quân chính kháng Nhật sắp mở, cần một bài hát để khích lệ tinh thần cho quân đội cách mạng. Tôi có rất nhiều bài hát viết về lòng yêu nước như Đống Đa, Thăng Long hành khúc ca, Tiếng rừng… Nhưng chưa có một bài nào viết về cách mạng. Vì lẽ đó, tôi đã sáng tác ra Tiến quân ca.

Anh Ph.D. là người đã chứng kiến toàn bộ quá trình sáng tác bài hát, anh Vũ Quý là người đầu tiên được biết đến bài hát và Nguyễn Đình Thi chính là người đầu tiên xướng âm ca khúc. Tất cả đều chung một cảm xúc, tự hào và xúc động khi lắng nghe ca khúc này.

Điều khiến tôi không ngờ tới là chỉ sau một thời gian rất ngắn ra đời, vào ngày 17 tháng 8 năm 1945, Tiến quân ca được hàng nghìn người hòa nhịp cất cao tiếng hát trước quảng trường Nhà hát Lớn. Bài hát thật sự đã gây ra một hiệu ứng lớn. Trong một lúc, những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát cho từng người trong hàng ngũ công chức dự mít tinh. Khi ấy, tôi đứng lẫn vào trong đám đông quần chúng trước cửa Nhà hát Lớn. Tôi đã nghe thấy giọng hát quen thuộc của anh bạn tôi – Ph. D. qua loa phóng thanh. Vào ngày 19 tháng 8, ngày cách mạng tháng Tám thành công ở Hà Nội, tôi đã được nghe hàng ngàn người và các em thiếu nhi cùng hát Tiến quân ca.

Ca khúc Tiến quân ca đã ra đời như thế, trong thời đại lịch sử đất nước được đánh dấu bởi “một buổi bình minh mới” của dân tộc. Là tác giả của bài hát, tôi không khỏi sung sướng và tự hào.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 5

Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Rất nhiều mẩu chuyện kể về cuộc đời của Người. Qua đó, chúng ta thấy được những đức tính tốt đẹp của người.

Vào giữa mùa thu năm 1954, Bác đến tham dự “Hội nghị rút kinh nghiệm cải cách ruộng đất” ở Hà Bắc. Tại hội nghị, khi biết có lệnh của Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản thủ đô. Ai cũng háo hức muốn đi, đặc biệt là những người quê ở Hà Nội. Sau nhiều năm xa cách quê hương, mọi người đều mong muốn được cấp trên chiếu cố. Tư tưởng cán bộ dự hội nghị có nhiều phân tán. Ban lãnh đạo ít nhiều thấy khó xử.

Trời đã vào thu nhưng vẫn còn khá nóng, mồ hôi ướt đẫm hai bên vai áo nâu của Bác. Mở đầu, Bác trò chuyện về tình hình thời sự. Khi nói đến nhiệm vụ của toàn Đảng, Bác bỗng rút trong túi áo giơ ra một chiếc đồng hồ quả quýt. Rồi Bác hỏi các đồng chí cán bộ về chức năng của từng bộ phận của đồng hồ. Thế rồi, Bác mới hỏi:

– Trong cái đồng hồ, bộ phận nào là quan trọng?

Mọi người đều im lặng, không ai trả lời:

– Trong cái đồng hồ, bỏ một bộ phận đi có được không?

– Thưa, không được ạ!- Các cán bộ lại đồng thanh đáp.

Nghe mọi người trả lời, Bác bèn giơ cao chiếc đồng hồ lên và kết luận:

– Các chú ạ, các bộ phận của một chiếc đồng hồ cũng ví như các cơ quan của một Nhà nước, như các nhiệm vụ của cách mạng. Đã là nhiệm vụ của cách mạng thì đều là quan trọng, điều cần phải làm. Các chú thử nghĩ xem: Trong một chiếc đồng hồ mà anh kim đòi làm anh chữ số, anh máy lại đòi ra ngoài làm cái mặt đồng hồ… cứ tranh nhau chỗ đứng như thế thì còn là cái đồng hồ được không?

Nghe xong, cả hội trường trở nên im lặng. Mỗi người đều có những suy nghĩ riêng về lời nói của Bác.

Vào một dịp cuối năm 1954, Bác đến thăm một đơn vị pháo binh đóng ở Bạch Mai đang luyện tập để chuẩn bị cho cuộc duyệt binh đón mừng chiến thắng Điện Biên Phủ. Thăm nơi ăn, chốn ngủ của các chiến sĩ bộ đội xong, Bác đã đã trò chuyện với họ. Bác lấy ở túi ra một chiếc đồng hồ quả quýt, chỉ vào từng chiếc kim, từng chữ số và hỏi anh em về tác dụng của từng bộ phận. Mọi người đều trả lời đúng cả. Song chưa ai hiểu tại sao Bác lại nói như vậy?

Bác vui vẻ nói tiếp:

– Đã bao nhiêu năm nay, chiếc kim đồng hồ vẫn chạy để chỉ cho ta biết giờ giấc, chữ số trên mặt vẫn đứng yên một chỗ, bộ máy vẫn hoạt động đều đặn bên trong. Tất cả đều nhịp nhàng làm việc theo sự phân công ấy. Nếu hoán đổi vị trí từng bộ phận cho nhau thì có còn là chiếc đồng hồ nữa không? Sau câu chuyện của Bác, anh chị em đều hiểu ý Bác dạy: Việc gì cách mạng phân công phải yên tâm hoàn thành.

Không chỉ vậy, chiếc đồng hồ quả quýt còn là một hiện vật vô giá thể hiện tình cảm Quốc tế đối với Bác, đó là chiếc đồng hồ do Tổ chức Quốc tế “Cứu Tế đỏ” tặng, Bác luôn giữ nó trong mình, trong những năm tháng bị cầm tù gian khổ cho đến ngày Việt Nam giành được độc lập.

Câu chuyện về chiếc đồng hồ đã cho thấy được những phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, cũng như bài học sâu sắc mà bác muốn dạy cán bộ, chiến sĩ của mình.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 6

Quốc ca Việt Nam – một bài hát từ lâu đã trở thành một phần linh thiêng trong đời sống tinh thần của người dân Việt Nam. Bài hát đã được sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt.

Theo lời kể của nhạc sĩ Văn Cao, khi còn trẻ, ông là một thanh niên khá nổi. Bạn bè thường khen ngợi ông là tài hoa, am hiểu cả thơ ca và hội họa. Nhưng ít ai biết răng, ông cũng đã có một khoảng thời gian khá dài chìm trong tuyệt vọng, không tìm thấy lẽ sống cho cuộc đời mình. Cho đến khi đã gặp được anh Ph.D. Qua anh Ph.D., ông lại biết được anh Vũ Quý. Sau khi trò chuyện với Vũ Quý ông như được giác ngộ, tìm thấy ý nghĩa cuộc đời mình. Không còn sa vào những buồn chán, thất vọng, ông khao khát được tham gia cách mạng, mong muốn vào chiến khu cùng những người anh em đứng lên cầm súng giết quân thù. Nhưng nhiệm vụ ông nhận được là sáng tác nghệ thuật.

Lúc mới bắt đầu sáng tác “Tiến quân ca”, nhạc sĩ Văn Cao chưa một lần cầm súng cũng chưa từng được gia nhập đội vũ trang nào, tôi chỉ biết đang làm một bài. Ông chưa từng biết chiến khu, chỉ biết đến những con đường ga, đường Hàng Bông, đường Bờ Hồ theo thói quen tôi đi. Ông chưa gặp các chiến sĩ trong khóa quân chính đầu tiên để biết họ hát như thế nào. Nhưng bằng nhiệt huyết tuổi trẻ, trên căn gác nhỏ phố Nguyễn Thượng Hiền, ông đã hoàn thành bài hát “Tiến quân ca” trước sự chứng kiến của Ph.D. – người chứng kiến sự ra đời của Tiến quân ca,anh Vũ Quý – người đầu tiên biết đến bài hát và ông Nguyễn Đình Thi – người xướng âm ca khúc đã rất xúc động.

Bài hát ra đời và nhận được sự ủng hộ của mọi người. Ngày 17 tháng 8 năm 1945, bài hát lần đầu tiên được công bố rộng rãi trong một cuộc mít tinh của công chức Hà Nội. Trước Quảng trường Nhà hát lớn, hàng ngàn người cất cao tiếng hát, hòa vang đầy khí thế hào hùng. Những tờ truyền đơn in Tiến quân ca được phát đến tay mọi người trong hàng ngũ các công chức tham dự buổi mít tinh. Lần thứ hai Tiến quân ca được xuất hiện là trong một cuộc mít tinh diễn ra vào ngày 19 tháng 8. Hôm đó, hàng ngàn người cùng những em thiếu nhi cất cao lời ca, tiếng hát; thét lên tiếng căm hờn bè vào mặt lũ đế quốc tàn bạo với niềm tự hào về chiến thắng của cách mạng.

Tiến quân ca – Quốc ca Việt Nam đã ra đời như vậy, trong thời đại lịch sử đánh dấu buổi bình minh mới của đất nước. Tác phẩm mang một giá trị lịch sử to lớn đối với dân tộc Việt Nam.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 7

Trong những năm tháng chiến tranh, rất nhiều người con của mảnh đất Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ và đấu tranh cho nền độc lập của dân tộc. Một trong số đó là Võ Thị Sáu – nữ anh hùng huyền thoại vùng Đất Đỏ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Nguyên quán được ghi trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Ngay từ khi còn nhỏ, chị đã cùng với anh trai tham gia cách mạng. Chị tham gia vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong thời gian này, chị tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương. Không chỉ vậy, chị cũng nhiều lần phát hiện ra gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Một lần nọ, chị nhận nhiệm vụ mang lựu đạn phục kích giết tên cai Tòng – một tên Việt gian bán nước ngay tại xã nhà. Lựu đạn nổ, tên Tòng bị thương nặng nhưng không chết. Tuy nhiên, vụ tấn công khiến bọn lính đồn khiếp vía, không dám truy lùng Việt Minh ráo riết như trước. Sau này, trong một lần thực hiện nhiệm vụ, chị đã bị giặc bắt. Sau khi bị bắt, cô lần lượt bị đưa đi thẩm vấn và giam giữ tại các nhà tù Đất Đỏ, khám đường Bà Rịa và khám Chí Hòa. Thực dân Pháp đã cho mở phiên tòa, thời điểm này, chị vẫn chưa tròn mười tám tuổi. Luật sư biện hộ đã lấy đó làm căn cứ để giúp chị thoát khỏi án tử hình, nhưng tòa án vẫn tuyên án tử hình chị. Chúng chuyển chị cùng một số người tù cách mạng ra nhà tù Côn Đảo. Ở đây, thực dân Pháp đã lén lút đem chị đi tử hình.

Vào năm 1993, Nhà nước đã trân trọng truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang. Chị Võ Thị Sáu chính là một biểu tượng về lòng dũng cảm, kiên cường.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 8

Trần Quốc Tuấn (1231? – 1300), tước Hưng Đạo Vương là một danh tướng kiệt xuất của dân tộc thời Trần. Ông là một vị anh hùng của dân tộc, có công lớn trong chiến thắng chống quân Nguyên – Mông.

Ông là con của An Sinh Vương. Lúc mới sinh ra, có một thầy tướng xem cho và bảo: “Người này ngày sau có thể giúp nước cứu đời”. Đến khi lớn lên, dung mạo khôi ngô, thông minh hơn người, đọc rộng các sách, có tài văn võ. Cha của ông trước đây vốn có hiềm khích với Chiêu Lăng, mang lòng hậm hực, tìm khắp những người tài nghệ để dạy Quốc Tuấn. Lúc sắp mất, An Sinh cầm tay Quốc Tuấn dặn rằng:

– Con mà không vì cha lấy được thiên hạ thì cha dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được.

Ông ghi nhớ trong lòng, nhưng không cho điều đó là phải. Sau này, đến khi vận nước ở trong tay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, ông đem lời cha dặn nói với gia nô là Dã Tượng, Yết Kiêu. Họ đã can ngăn ông:

– Làm kế ấy tuy được phú qu‎ một thời mà để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay đại vương chẳng phải đủ phú và quý‎ hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu.

Trần Quốc Tuấn nghe vậy, lấy làm cảm phục lắm, liền khen ngợi hai người. Trong hai năm, 1285 và năm 1287, quân Nguyên – Mông xâm lược nước ta, lần nào ông cũng được Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh các đạo quân, cả hai lần đều thắng lợi vẻ vang. Sau này khi mất, nhân dân tôn thờ ông là Đức thánh Trần và lập đền thờ ở nhiều trên đất nước.

Qua sự này, có thể thấy được tấm lòng trung nghĩa với vua, với nước, không tư lợi của Trần Quốc Tuấn, ông là người thận trọng và quyết đoán và cũng chân thành.

Có thể khẳng định, Trần Hưng Đạo là một vị anh hùng lỗi lạc của dân tộc. Cuộc đời của ông đã có những đóng góp to lớn cho nhân dân, đất nước.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 9

Mạc Đĩnh Chi (1272 – 1346), tự là Tiết Phu, người ở thôn Lũng Động, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Ông là một nhân vật lịch sử mà tôi cảm thấy rất ngưỡng mộ và kính trọng.

Mạc Đĩnh Chi vốn thông minh hơn người. Vì văn hay chữ tốt, ông được Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc nhận làm môn đồ, chu cấp cho ăn học. Tháng 3, năm Giáp Thìn (1304), vua Trần Anh Tông đã cho mở khoa thi Thái học sinh để tìm kiếm nhân tài. Kỳ thi đó lấy đỗ được bốn mươi bốn người. Mạc Đĩnh Chi đỗ Trạng nguyên, được sung làm Nội thư gia. Dù vậy, Mạc Đĩnh Chi lại có hình dáng thấp bé, vua Trần Anh Tông thường chê ông xấu. Mạc Đĩnh Chi đã làm bài phú “Ngọc tỉnh liên phú” có nghĩa là “Sen trong giếng Ngọc” để tự nói mình. Vua Trần Anh Tông xem xong, không ngớt lời khen ngợi.

Khi đảm nhận chức Nội thư gia, Mạc Đĩnh Chi phụng mệnh đi sứ sang Trung Quốc. Nhà Nguyên có ý xem thường ông vì ngoại hình. Một hôm, quan Tể tướng cho mời ông vào phủ. Trong phủ có treo một bức tranh mỏng thêu con chim sẻ vàng đỗ cành trúc. Mạc Đĩnh Chi giả vờ nhận lầm con chim ấy là thật, vội nhảy tới chụp bắt. Cả triều thần nhà Nguyên cùng cười ồ cho ông là quê mùa. Ông liền kéo bức tranh xuống và xé nát. Mọi người lấy làm lạ, hỏi lý do. Ông đáp: “Theo chỗ tôi biết, cố nhân chỉ vẽ tranh mai – tước, chớ chưa bao giờ vẽ tranh trúc – tước. Vì trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử, chim sẻ là biểu tượng của bọn tiểu nhân. Nay bức tranh này lại thêu trúc – tước, tức là đã đem tiểu nhân đặt lên trên quân tử. Tôi sợ rằng làm như vậy rồi đạo của tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ bị suy. Bởi vậy tôi xin thánh triều trừ khử đi”. Lúc này, tất cả đều phải khâm phục tài năng của ông.

Một lần nọ, vào tiến triều vua Nguyên, đến khi vào chầu gặp người nước ngoài dâng quạt, vua Nguyên sai làm bài minh. Mạc Đĩnh Chi cầm bút viết xong ngay hoàng đế nhà Nguyên xem xong rất khen ngợi. Kể từ đó, triều Nguyên càng thêm thán phục và Mạc Đĩnh Chi đã được xem là “Lưỡng quốc Trạng nguyên”.

Có thể khẳng định rằng, Mạc Đĩnh Chi là một vị Trạng nguyên tài giỏi hơn người, có công lao rất lớn đối với đất nước.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 10

Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc. Ở Bác, hội tụ nhiều vẻ đẹp về phẩm chất, là tấm gương sáng cho chúng ta học tập và noi theo. Bác không chỉ có lối sống trách nhiệm, chu toàn, giản dị mà ở Người còn lấp lánh vẻ đẹp của tình yêu thương. Bác luôn dành những tình cảm ấm áp trìu mến nhất cho các cháu thiếu nhi. Câu chuyện kể về Bác với các cháu nhỏ làm em nhớ mãi.

Chuyện kể rằng, vào một buổi sáng đẹp trời, Bác Hồ đến thăm một trại nhi đồng. Tại trại, ai nấy đều mong chờ vì đây là lần đầu tiên được gặp Bác. Khi các em nhỏ vừa thấy sự xuất hiện Bác đã nhanh chóng chạy ùa tới với gương mặt hớn hở, em nào cũng vui vầy quanh Bác. Trong thâm tâm, ai cũng háo hức muốn được nhìn thấy Bác cho thật rõ.

Tay Bác dắt hai em nhỏ nhất, đi giữa đoàn học sinh. Ánh mắt sáng ngời, đầy yêu thương và trìu mến. Rồi Bác cùng các cháu thiếu nhi đi thăm phòng ngủ, phòng ăn, nhà bếp, nơi tắm rửa, sinh hoạt hàng ngày của các cháu.

Khi trở về phòng họp, giữa sự quây quần của các cháu nhỏ, Bác ân cần hỏi:

– Các cháu chơi có vui không?

Đồng thanh vang lên những lời non nớt:

– Thưa Bác, vui lắm ạ!

Rồi Bác hỏi:

– Các cháu ăn có no không?

– Dạ, chúng cháu ăn no ạ.

Các cô trong trại có mắng phạt các cháu không?

– Dạ, không ạ!

Rồi Bác mỉm cười, hài lòng khen ngợi:

-Thế thì tốt lắm! Các cháu có thích kẹo ngọt không? Bây giờ Bác sẽ chia kẹo cho các cháu nhé!

Trong niềm hân hoan, tất cả cháu nhỏ cùng reo:

– Có ạ! Có ạ!

Rồi trong đám đông, một em bé giơ tay, xin phép Bác cho ý kiến:

– Thưa Bác, vậy ai ngoan thì được ăn kẹo, còn nếu không ngoan thì không được ăn kẹo ạ!

Bác từ tốn:

– Các cháu có đồng ý với đề xuất của bạn không?

– Dạ, đồng ý ạ!

Nói rồi, các em nhỏ lần lượt đứng thành vòng tròn rộng. Bác nhẹ nhàng cầm gói kẹo đến bên chia cho từng em. Khi đến lượt Tộ, cậu bé nhìn Bác, rụt rè không dám nhận, chỉ khẽ thưa:

– Dạ Thưa Bác, hôm nay cháu không ngoan, cháu….cháu… không vâng lời cô ạ. Vì cháu chưa ngoan nên phần kẹo này cháu không nhận đâu ạ.

Lúc này, Bác cười rồi nhìn Tộ, trìu mến bảo:

– Cháu biết nhận lỗi, biết sai mà sửa lỗi là tốt. Cháu ngoan lắm! Cháu vẫn được phần kẹo như các bạn khác nhé!

Tộ vui mừng nhận lấy kẹo từ Bác, cảm ơn rối rít và hứa sẽ không tái phạm nữa.

Câu chuyện về Bác cùng các cháu thiếu nhi khiến em càng yêu quý Bác hơn. Bác vẫn luôn bao dung và dạy dỗ những điều hay lẽ phải. Qua lời Bác cùng hành động của Tộ, em thấy chúng ta cần phải biết trung thực, cảm thông và bao dung với người khác. Luôn biết yêu thương mọi người, đặc biệt là các em nhỏ.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 11

Trần Quốc Toản là một anh hùng tiêu biểu trong lịch sử dân tộc. Đó là một thiếu niên anh hùng, dũng cảm, không bao giờ chịu khuất phục trước mũi giáo quân thù. Câu chuyện về người anh hùng Trần Quốc Toản tham gia vào cuộc kháng chiến chống quân Nguyên khiến em vô cùng ấn tượng.

Thuở ấy, giặc Nguyên cho sứ thần sang giả vờ dò la nhằm mượn đường để đưa quân qua đất Việt hòng thực hiện mưu đồ xâm chiếm nước ta. Nhận ra hành động và âm mưu phi nghĩa của chúng, Trần Quốc Toản vô cùng căm phẫn.

Sáng hôm ấy, khi biết nhà vua đang cùng các đại thần họp bàn việc nước. Trần Quốc Toản đã quyết đến thuyền rồng, đợi gặp vua để bày tỏ nguyện vọng đánh giặc, hai tiếng “xin đánh” cùng quyết tâm cao độ luôn thường trực trong tâm trí người thiếu niên trẻ ấy.

Chờ đợi từ sáng đến trưa vẫn chưa có cơ hội gặp được vua, cậu bèn liều với mấy tên lính gác, xô họ ngã chúi rồi xăm xăm một mạch xuống bến. Khi quân lính ập đến vây kín chung quanh, Quốc Toản bừng bừng, rút gươm ra rồi nhìn thẳng vào mặt binh lính, quát lớn:

– Ta xuống thuyền xin bệ kiến vua, các người không được giữ ta lại.

Mọi người ai nấy đều e dè nhưng vẫn quyết tâm không để Toản xuống thuyền .

Lúc ấy, cuộc họp tạm nghỉ, vua cùng các đại thần ra phía mui thuyền. Quốc Toản thấy thế, bèn lập tức chạy đến, quỳ xuống thành khẩn tâu:

– Cho giặc mượn đường là mất nước. Xin bệ hạ cho đánh!

Vừa dứt lời, Quốc Toản tự đặt gươm lên gáy rồi xin nhận mọi hình phạt.

Lúc này, vua ra lệnh cho Quốc Toản đứng lên rồi ôn tồn bảo:

– Ngươi làm trái phép nước, lẽ ra phải trị tội. Nhưng ta xét thấy ngươi còn trẻ mà đã biết lo cho dân cho nước. Đó là điều đáng khen.

Nói rồi, vua ra lệnh ban cho Toản một quả cam. Quốc Toản tạ ơn vua, song lòng vẫn vô cùng ấm ức: “Vua ban cho cam quý nhưng xem ta như trẻ con, vẫn không cho dự bàn việc nước”. Nghĩ đến cảnh quân giặc âm mưu giày xéo, xâm phạm nước ta, Toản tức giận, nghiến răng, hai bàn tay bóp chặt.

Lúc này trên bờ, ai nấy đều lo lắng cho Toản. Thấy cậu trở ra, mọi người bước tới xem tình hình thế nào. Quốc Toản xòe bàn tay phải cùng cam quý vua ban. Nhưng quả cam kia đã nát từ lúc nào không hay.

Câu chuyện về Trần Quốc Toản bóp nát quả cam được lưu truyền rộng rãi trong nhân dân. Hình ảnh người anh hùng trẻ tuổi yêu nước đã để lại trong lòng em nhiều ấn tượng khó quên. Ông chính là tấm gương sáng cho mỗi chúng ta về lòng dũng cảm cùng tinh thần yêu nước sâu sắc.

Ngoài những câu chuyện được kể trong bài văn mẫu bên trên, các em có ấn tượng hay yêu thích một câu chuyện về nhân vật hoặc sự kiện lịch sử nào không? Nếu có, các em có thể viết và kể lại câu chuyện đó với mọi người nhé!

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 12

Trần Hưng Đạo có tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu vua Trần Thái Tông, quê làng Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Hà Nam Ninh (nay thuộc tỉnh Nam Định). Ngài thông minh đĩnh ngộ, văn võ song toàn; chí biết dẹp thù nhà, thân biết đoàn kết anh em dòng họ cùng lo toan việc nước. Ngài vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên – Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên – Mông lần 2 và lần 3, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Tiết chế các đạo quân thủy bộ (Tổng tư lệnh quân đội). Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi giặc ra khỏi nước vì thế ngài được phong tước Hưng Đạo Vương. Ngài mất vào ngày 20 tháng Tám năm Canh Tý (1300).

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 13

Hai Bà Trưng cũng vậy. Hai Bà Trưng ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40-43) tại quê nhà Bắc Ninh của hai bà. Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man, bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị tại thành Luy Lâu, Thuận Thành, Bắc Ninh.

Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Giặc phong kiến phương Bắc ngang nhiên sang xâm lược nước ta. Chúng hung hăng, độc ác, giày xéo lên cuộc sống của những người dân vô tội. Chúng bắt dân ta phải dâng nộp lúa gạo, bạc vàng châu báu và nhiều sản vật quý giá. Chứng kiến tội ác dã man của chúng, lòng dân oán hận vô cùng. Vì không thể chịu nổi nỗi oan ức này. Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa, dân chúng đã trùng trùng giáo mác đi theo. Hai bà mặc áo giáp phục lộng lẫy, cưỡi trên mình voi, phất cờ và vung kiếm chỉ huy. Quân ta ào ào xông lên đè bẹp kẻ thù, khiến cho chúng kinh hồn bạt vía ôm đầu chạy trốn.

Em rất là cảm phục trước lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của Hai Bà Trưng.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 14

viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết

 

Lịch sử nước ta trải hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Đã có rất nhiều anh hùng trở thành tấm gương sáng trong lịch sử nước nhà. Đó là Ngô Quyền, Lê Lợi, Hai Bà Trưng…nhưng có lẽ, người mà em cảm thấy ấn tượng nhất và thích nhất đó chính là Lý Thường Kiệt.

Nhắc đến Lý Thường Kiệt, hẳn ai cũng nhớ đến một nhà quân sự, nhà chính trị thời nhà Lý của nước Đại Việt ta thời bấy giờ. Làm quan qua 3 triều vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông và Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt đã để lại đời sau những trận đánh vô cùng oanh liệt. Tiêu biểu là trận đánh năm 1077, khi quân Tống sang xâm lược nước ta, bằng chiến thuật và tài trí của mình, ông đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân giặc và giành thắng lợi vẻ vang.

Đặc biệt, sau lần đại chiến quân Tống, bài thơ “Nam Quốc sơn hà” của ông sáng tác đã được truyền đi khắp nơi cho đến tận ngày nay. Đó được xem là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta, có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với đất nước.

Ngày nay, khi nhắc đến Lý Thường Kiệt, không chỉ riêng em mà tất cả mọi người dân đất Việt đều nhớ đến ông – một người anh hùng kiệt xuất với bốn câu thơ ngắn gọn, gắn bó với tên tuổi của ông:

“Núi sông Nam Việt vua Nam ở,

Vằng vặc sách trời chia xứ sở.

Giặc dữ cớ sao phạm đến đây?

Chúng mày nhất định phải tan vỡ”.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 15

Nhân vật lịch sử mà em yêu thích nhất là ông Lý Thường Kiệt. Ông là một vị tướng giỏi chỉ huy nhân dân ta kháng chiến chống Tống ở trên sông Như Nguyệt tuy không nổi bật hơn các vị tướng là mấy nhưng đối với những việc ông đã làm đã cũng góp phần để lại cho người đời sau.Ra trận với những lối đánh và chủ trương độc đáo như tiến công tự vệ,ngồi đợi giặc không bằng chặn đánh trước thế mạnh của giặc,khích lệ nhân dân ta, quân ta bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà” đồng thời cũng là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc để cho chúng em học,còn cả chủ đông giảng hòa khi kết thúc chiến đấu khẳng đinh ông là người thông minh tài giỏi,mưu trí,dũng cảm và còn biết giữ mối quan hệ lâu dài với các nước khác.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 16

Nhân dịp Tết năm Nhâm Dần, tôi đã có dịp ghé thăm Hội xuân Yên Tử ở thành phố Uông Bí (Quảng Ninh) để dự lễ dâng hương cầu nguyện quốc thái dân an Xuân Yên Tử 2022. Đây là một trong những lễ hội truyền thống mùa xuân lớn và kéo dài nhất cả nước. Lễ hội Xuân Yên Tử được diễn ra hằng năm, bắt đầu từ ngày mùng 10 Tết âm lịch kéo dài đến khoảng 3 tháng. Vào dịp này, hàng nghìn người dân ở khắp mọi nơi đến dâng hương, tưởng nhớ Phật Hoàng Trần Nhân Tông và người dân tham gia lễ hành hương lên Yên Tử.

Tôi được biết, Yên Tử là do Phật hoàng Trần Nhân Tông đã đến tu hành và sáng tạo ra Thiền phái Trúc Lâm mang đậm màu sắc dân tộc Việt. Ông là một vị vua hiền minh, đức độ và vô cùng thương yêu dân chúng.

Đến với buổi lễ dâng hương xuân Yên Tử lòng tôi có một cảm xúc bồi hồi khó tả. Nơi dâng hương bắt đầu từ vườn tháp Huệ Quang lên đến chùa Hoa Yên. Vườn tháp Huệ Quang với 64 gọn thóp và mộ với bề dày lịch sử. Sân tháp được bao quanh với những bức tường cao rộng. Vị trí trung tâm của tháp đặt tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông bằng chất liệu cẩm thạch, trong tư thế một nhà sư ngồi thiền định, mình khoác áo cà sa hở ngực phải, các nếp áo chảy tràn ra mặt bệ tượng. Hình ảnh ấy vô cùng trang nghiêm mà cổ kính. Trong không khí trang nghiêm ấy, các vị sư thầy cùng rước lễ lên đến chùa Hoa Yên. Nơi có các nền kiến trúc mang một màu sắc rêu phong, cổ kính. Người dân bao quanh buổi lễ, các sư thầy và lãnh đạo tỉnh bắt đầu chủ trì buổi lễ.

Trong không khí trang nghiêm ấy, bài diễn văn cầu bình an được diễn ra. Mọi người ai nấy cũng cầm một nén hương để dâng lên Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Mong năm nay sẽ là một năm an khang, nhiều may mắn, quốc thái dân an.

Sau khi dâng hương xong, mọi người bắt đầu tản ra người đi đi ngắm cảnh xung quanh, người thì kéo nhau bắt đầu hành hương Yên Tử. Họ nô nức kéo nhau đi lên đỉnh chùa Đồng nơi có bức tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông vô cùng Vĩ đại.

Quả thật, công lao của Trần Nhân Tông đến nay vẫn còn lưu giữ nghìn đời. Chính vì vậy, lễ hội Xuân Yên Tử cũng là một trong những lễ hội để tưởng nhớ công lao của ông. Lễ hội Xuân Yên Tử từ lâu đã trở thành một truyền thống không thể thiếu của người dân Quảng Ninh nói riêng và người dân cả nước nói chung. Lễ hội này luôn thu hút đông đảo người dân và khách du lịch tham gia.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 17

Khi Trần Quốc Tuấn còn nhỏ, thân phụ ông với vua Trần Thái Tông, vốn là hai anh em trở nên bất hòa. Năm 1251, trước khi qua đời, Trần Liễu trăng trối với con trai rằng: “Con hãy vì cha mà lấy thiên hạ. Nếu không, nơi chín suối, cha không thể nhắm mắt!”. Trần Quốc Tuấn tuy gật đầu, nhưng ông không cho đó là điều phải mà luôn tìm mọi cách xóa bỏ mọi hiềm khích trong hoàng tộc.

Cuối năm 1284, giặc Nguyên – Mông sắp kéo đại binh sang xâm lược nước ta, Trần Quốc Tuấn được vua Trần Nhân Tông cử làm Tiết chế thống lĩnh. Từ Vạn Kiếp, Vương kéo quân mã về Thăng Long để cùng Triều đình bàn kế chống giặc.

Một hôm, Trần Quốc Tuấn mời Thái sư Thượng tướng quân Trần Quang Khải xuống chiếc thuyền đóng tại Đông Bộ Đầu để đàm đạo. Trần Quốc Tuấn đã dùng nước thơm tắm cho Trần Quang Khải. Vừa dội nước thơm lên người Thái sư, vị Tiết chế Quốc công nói:

– Thật hạnh ngộ, tôi được tắm hầu Thái sư.

– Diễm phúc biết bao, tôi được Quốc công tắm cho.

Từ đó, mối tị hiềm giữa hai người được xóa bỏ hẳn.

Lúc bấy giờ thế giặc mạnh lắm, ta nên “đánh” hay nên “hòa”? Trần Quốc Tuấn đã xin Thái Thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông mời các bô lão cao tuổi nhất, danh vọng nhất về Thăng Long để bàn kế giữ nước. Tại điện Diên Hồng tiếng hô “Quyết chiến! Quyết chiến!” của các bô lão rung chuyển Kinh thành.

Trần Quốc Tuấn viết “Hịch tướng sĩ” và “Binh thư yếu lược”. Tướng sĩ hăm hở luyện tập cung tên, giáo mác, chiến mã. Hàng vạn hùng binh thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát”. Mùa hè năm 1285, 50 vạn quân xâm lược Nguyên – Mông bị đánh tơi tả. Toa Đô bị quân ta chém đầu. Thoát Hoan phải chui vào ống đồng tránh mũi tên tẩm thuốc độc mới thoát chết!

Kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử mà em biết (3 mẫu)

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 18

Có một câu nói mà con người của muôn thời đại đều cần phải khắc ghi, đó là nếu đánh mất và bỏ mặc quá khứ, bạn không bao giờ có hiện tại và tương lai. Hay một cách ngắn gọn, nó đằm mình trong câu tục ngữ truyền thống bao đời của dân tộc ta “Uống nước nhớ nguồn”. Chính vì thế, hàng năm, vẫn có những lễ hội truyền thống để nhắc nhở con cháu đời đời về nguồn cội vĩnh hằng của cha ông, lễ hội đền hùng chính là mang ý nghĩa thiêng liêng ấy.

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm”

Giỗ Tổ mùng 10 tháng 3 trở thành ngày lễ trọng đại của dân tộc. Tôi cũng đã có dịp may mắn một lần được hành hương về đất Tổ, phong cảnh, những câu chuyện lịch sử về các vị vua Hùng – những người đã dựng xây đất nước đã in sâu trong tâm trí tôi.

Lễ hội đền Hùng là dịp những đứa con ở khắp nơi trên tổ quốc cùng trở về Phú Thọ quê tổ để cùng thể hiện lòng thờ kính thiêng liêng dành cho nguồn cội lịch sử của dân tộc ta, để tri ân các vị vua Hùng đã có công dựng nước để con cháu sau này đời đời được sống trên mảnh đất giàu truyền thống và mang những nét đẹp tâm hồn riêng. Hàng năm, cứ vào dịp này, những người con đất Việt từ khắp nơi trên tổ quốc, thậm chí cả kiều bào ta sinh sống công tác ở nước ngoài cũng luôn lắng lòng để tưởng nhớ về lễ hội truyền thống của dân tộc. Chính vì mang trong nó không chỉ tính nghi lễ mà còn bao chứa cả lớp trầm tích văn hóa lịch sử ngàn đời cùng đạo lí dân tộc sâu sắc, mà ngày lễ giỗ tổ Hùng Vương được xem là ngày quốc lễ của dân tộc ta.

Giỗ Tổ bao gồm có 2 phần riêng biệt đó là phần lễ và phần hội. Lễ Rước Kiệu với các đền, chùa trên núi, các vị lãnh đạo của đất nước dâng hương lên vua Hùng tổ chức tại đền Thượng. Các nghi thức tổ chức, dâng hương sẽ được tổ chức long trọng, thành kính và sẽ được báo chí, phát thanh truyền hình đưa tin. Đồng bào trong cả nước được dâng lễ trong các đền, chùa, với sự thành kính và cầu mong yên bình, làm ăn thành công.

Bên cạnh đó phải nhắc đến lễ Dâng Hương các đền, chùa trên núi. Lễ hội còn giúp người dân tham gia sinh hoạt văn hoá cổ xưa. Người dân sẽ được xem các trò chơi như đấu vật, chọi gà, rước kiệu, đánh cờ người…. Còn có sân khấu riêng của các đoàn nghệ thuật: chèo, kịch nói, hát quan họ,… Các nghệ sĩ, nghệ nhân từ nhiều nơi về đây để trình diễn những làn điệu hát xoan mượt mà, đặc sắc mang đến cho cho lễ hội đền Hùng đặc trưng riêng của Đất Tổ.

Những người đến đây không chỉ là xem lễ hội mà còn thể hiện sự tâm linh, thành kính với quê hương đất Tổ, ai cũng biết đây là nơi gốc gác linh thiêng, cội nguồn của dân tộc. Hàng năm, cứ đến mùng 10 tháng 3, người dân và du khách tham gia trẩy hội đền Hùng, đây là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam. Lễ hội rất linh thiêng và thể hiện sự biết ơn công lao dựng nước và giữ nước của các vua Hùng.

Viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết – Mẫu 19

Hai Bà Trưng – hai vị nữ anh hùng

“Bà Trưng quê ở Châu Phong,

Giận người tham bạo, thù chồng chẳng quên.

Chị em nặng một lời nguyền,

Phất cờ nương tử thay quyền tướng quân.”

Là con dân đất Việt, chắc hẳn chúng ta đều đã từng nghe danh tiếng của Bà Trưng được nhắc đến trong câu thơ. Hai Bà Trưng là hai nữ anh hùng bất khuất, gan dạ trong lịch sử kháng chiến chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.

Em đã được học câu chuyện về Hai Bà Trưng. Hai bà là hai chị em ruột, người chị tên là Trưng Trắc, người em tên là Trưng Nhị. Hai bà quê ở huyện Mê Linh, từ nhỏ đã nổi tiếng là hai người con gái tài giỏi. Cha hai bà mất sớm, nhờ mẹ dạy dỗ, hai chị em đều giỏi võ nghệ.

Thuở ấy, nước ta bị nhà Hán đô hộ. Chúng đàn áp dân lành hết sức tàn bạo. Chúng thẳng tay chém giết dân ta, cướp hết ruộng đất của dân. Nhân dân ta mang lòng oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp để vùng lên đánh đuổi quân xâm lược. Chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách cũng mang trong mình chí hướng giành lại non sông. Tướng giặc là Tô Định biết vậy, bèn lập mưu giết chết Thi Sách.

Nhận được tin không lành, Hai Bà Trưng liền kéo quân về thành Luy Lâu hỏi tội kẻ thù. Hai Bà Trưng mặc giáp phục lộng lẫy, bước lên vành voi đầy uy nghi. Đoàn quân hùng hồn lên đường. Giáo lao, cung nỏ, rìu búa, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bóng voi ẩn hiện của hai bà. Đi đến đâu, tiếng trống đồng của quân ta dội vàng đất trời tới đó. Cuối cùng, thành trì của giặc lần lượt sụp đổ dưới đoàn quân khởi nghĩa. Tướng giặc sợ hãi, ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.

Hai Bà Trưng trở thành hai vị anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử đất nước ta. Để tưởng nhớ công ơn hai bà, dân ta đã lập đền thờ Hai Bà Trưng. Hằng năm, cứ độ xuân về, vùng Mê Linh lại rộn ràng tiếng chiêng, tiếng trống đón hội. Hai bà quả thực là những vị nữ tướng dũng cảm, anh hùng, đáng cảm phục.

Trên đây là 19 mẫu viết một đoạn văn về một nhân vật lịch sử mà em biết. Các em học sinh có thể tham khảo những bài văn mẫu hay tại , qua đó bổ sung tư liệu học tập cho bản thân.

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/viet-mot-doan-van-ve-mot-nhan-vat-lich-su-ma-em-biet-lop-7/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp