Tự ti là gì? Biểu hiện và cách vượt qua sự tự ti

0
151
Rate this post

Tự ti không chỉ là một vấn đề tâm lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà nó còn đang dần trở thành rào cản lớn cản trở sự thành công của bản thân. Nhưng tâm lý tự ti như một điều gì đó vô hình. Trên hết là ngay cả người mắc phải chưa chắc có thể nhận ra mình đang vướng vào nó. Không biết được tự ti đang ngày càng gây ra tác động lớn, ảnh hưởng rất nhiều đến chúng ta ra sao. Để biết được mình có phải là một người tự ti hay không xin mời các bạn cùng theo dõi bài viết về Tự ti là gì? Biểu hiện và cách vượt qua sự tự ti sau đây của chúng tôi nhé!

Tự ti là gì?

Tự ti là gì? Bạn có thể hiểu một cách đơn giản tự ti chính là việc tự đánh giá bản thân mình thấp hơn người khác. Cụ thể như việc bạn thiếu tự tin vào chính năng lực của bản thân. Cũng chính vì vậy mà những người tự ti thường rất ngại suy nghĩ, phát ngôn, hành động, ngại phải giao tiếp với những người xung quanh.

Tự ti là gì? Tìm hiểu về cách để vượt qua sự tư tin hiệu quả - Ảnh 1
Tìm hiểu về sự tự ti

Có một điểm cực kỳ dễ nhận thấy đó là những người mắc bệnh “tự ti” thường hay cho rằng bản thân mình bất tài, vô dụng. Hình dung dễ hiểu theo cách nói của người xưa là “Ăn không nên đọi, nói chẳng nên lời”, làm gì cũng dễ thất bại. Từ nhìn nhận một cách sai lệch về bản thân, dần dần họ sẽ trở nên chậm chạp, thụ động hơn.

Tâm lý này đi ngược lại với nhận thức chung của số đông hiện nay là ai cũng cố gắng để có được cơ hội được thể hiện mình, muốn thành công trong cuộc sống. Do vậy, biểu hiện này chính là trạng thái tâm lý vô cùng tiêu cực mà mỗi người trong chúng ta rất không nên có.

Nguyên nhân của tự ti là gì, từ đâu mà có?

Tâm lý tự ti thường xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Khi ai đó ở trong quá khứ phải chịu nhiều những tổn thương về mặt tâm lý thì họ sẽ tự sinh ra suy nghĩ và đặt nặng về những điều đã xảy ra. Cũng từ đó tự ti dần trở thành tâm lý của họ.

Trong quá khứ bạn không may mắn khi bố mẹ luôn trong những cuộc tranh cãi và bạn phải chứng kiến mỗi ngày. Họ không còn thời gian để quan tâm tới con cái, gia đình không hạnh phúc và nó tan vỡ.

Bạn sẽ tự suy nghĩ bạn là một đứa không được yêu thương, không hạnh phúc, khác những đứa trẻ khác. Khi bạn tiếp xúc với những đứa trẻ đó bạn luôn cảm thấy mình kém cỏi hơn.

VÌ SAO CHÚNG TA TỰ TI?

Nguyên nhân của tự ti là gì, từ đâu mà có

Đây chính là lúc sự tự ti đã vô tình bị chính bạn đem vào trong tâm trí mình. Điều đó đã khiến bạn trở nên tự ti với mọi người.

Hoặc khi đó không phải là tổn thương tâm lý. Hay là một phần khuyết điểm của cơ thể cũng làm bạn trở nên tự ti, bởi nó có thể dễ dàng thấy được. Vì vậy nhận thức rõ những khuyết điểm của bản thân là bí quyết để thành công

Chúng ta đều biết rằng không một ai có thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối. Tuy nhiên những vấn đề về khuyết điểm của cơ thể luôn làm chúng ta cảm thấy không thoải mái, ngại ngùng khi giao tiếp với mọi người. Từ đó tâm lý tự ti đã được sinh ra.

Và mọi vấn đề luôn xảy ra phức tạp hơn nếu bạn không thể bỏ đi sự tự ti của bản thân mình.

Bạn không thể điều chỉnh được cảm xúc của mình mỗi khi nói chuyện với mọi người. Thay vào đó là suy nghĩ mình thua kém cô ấy, mình không thể bằng anh kia… Cũng như bạn tự chủ bản thân kém so với người khác, luôn để cảm xúc tiêu cực chiếm lấy trong ý chí nên mãi không thể thoát ra khỏi tâm lý tự ti.

Không chỉ là sự chủ quan của bản thân mới có thể gây ra sự tự ti mà còn là do sự khách quan từ bên ngoài.

Bạn là một người đam mê về thời trang hay mong muốn trở thành một tiếp viên hàng không… Nhưng mọi người xung quanh lại nhìn vào bạn và bắt đầu tán sau khi nghe nó:

“Dáng xấu, gu ăn mặc quê mùa mà đam mê thời trang cơ? …”

“Mặt xấu, vô duyên mà cũng muốn làm việc như người ta à…”

Bạn hoàn toàn có thể rất muốn bật khóc hay muốn gục xuống ngay lúc đó. Bởi vì bản không thể tự chủ được chính mình.

Ngược lại bạn có thể đi về phía họ và nói lại với họ những lời vừa rồi là sai. Sau đó bạn phải thật mạnh mẽ để thực hiện đam mê của mình. Nếu không thì bạn có đang thực sự sống hay chỉ đang tồn tại

Tuy nhiên sự tự chủ bản thân lại không thể giúp bạn làm điều đó. Và từ đó bạn mang theo trong mình tâm lý tự ti, không dám theo đuổi đam mê, công việc yêu thích của mình nữa.

Bởi vậy, sự tự ti chẳng phải từ chính suy nghĩ của bản thân ra mà có hay sao? Bạn luôn mang nó đi theo trong mình nên chẳng thể làm gì một cách chắc chắn và luôn sợ hãi một cách vô cớ.

Biểu hiện của tự ti như thế nào?

Chắc hẳn để nhận biết một người nào đó đang trong tâm lý tự ti là một điều dễ dàng. Có thể thấy rằng khi trong tâm lý này những người tự ti luôn tránh né mọi cuộc giao tiếp và ngại nói chuyện với người khác.

Bạn luôn sợ những điều mình nói ra sẽ sai, sẽ không hợp ý với mọi người. Khi mọi người phủ định lại một ý kiến nào đó của bạn, một tâm lý phản ứng thái quá sẽ được thể hiện ra.

Những người tự ti luôn cảm thấy sợ hãi với những cuộc giao tiếp… Và nếu như bắt buộc phải trong một cuộc đối thoại với ai đó thì những người trong tâm lý tự ti thường sẽ không nhìn thẳng người đối diện. Họ luôn né tránh ánh nhìn bất cứ lúc nào khi có thể.

SYE] 7 dấu hiệu của lòng tự ti

Nếu như những người mang trong mình sự tự ti đã luôn né tránh những cuộc giao tiếp thì đám đông cũng là nơi mà họ không thích đến.

Khi xuất hiện ở những nơi đông người bạn cảm thấy mọi người  đều có sức hút và thật hoàn hảo. Có vẻ như họ đang nhìn mình với một ánh mắt khác thường. Bởi vì bạn luôn cho rằng bạn có ngoại hình không đẹp giống họ, một quá khứ không vui vẻ.

Nhưng sự thật là chẳng ai quan tâm đến những điều đó cả. Đó là do bạn tự suy nghĩ ra và tâm lý tự ti đang ám ảnh trong bạn.

Khi nhìn thấy công việc, sở thích hay điều mà bạn  rất thích thú nhưng lại chẳng dám thể hiện ra bên ngoài. Bạn không cho mọi người thấy là bạn thích điều đó, có thể làm được nó rồi lại cất cảm xúc ấy đi.

Bạn rụt rè, ngại ngùng ngay cả khi nói chuyện với bạn bè, đồng nghiệp cùng phòng, những người  đã cùng học và làm việc chung từ lâu.

Tâm lý tự ti dần biến bạn trở thành một người không thể thoải mái với bản thân mình.

Trong khi mọi người trò chuyện vào giờ giải lao bạn lại nhẹ nhàng để không làm phiền mọi người. Và sau khi đã xong mọi việc của mình bạn lại trở về một góc bàn của riêng mình.

Họ đều đang quan tâm đến cuộc trò chuyện chứ không để ý gì đến tiếng động xung quanh. Đó chỉ là bạn đã đang rất nhạy cảm bởi sự tự ti tạo ra.

Bởi vì bạn luôn cảm thấy tự ti về bản thân nên lúc nào cũng cúi mặt khi đi. Bạn sợ rằng người khác sẽ thấy được những khuyết điểm, thiếu sót, những điểm yếu của mình.

Hậu quả của việc mắc chứng tự ti

Đối với mỗi con người nếu như mang nặng tâm lý này, nó dễ thấy hậu quả nhất là tê liệt ý thức đấu tranh, phản kháng, cam chịu. Những người này sẽ chấp nhận thân phận hèn kém con sâu cái kiến, bị những người xung quanh khinh bỉ, rẻ rúng, bị bóc lột, bị áp bức.

Tự ti là gì? Tìm hiểu về cách để vượt qua sự tư tin hiệu quả - Ảnh 2
Hậu quả từ tính tự ti

Nguyên nhân thâm sâu của trạng thái này phần nhiều đến là do chính bản thân thiếu đi sự tự chủ, tính tự lập và không có nghị lực phải cùng những bạn bè đồng trang lứa phấn đấu vươn lên.

Làm thế nào để rũ bỏ sự tự ti?

Sự tự ti không tốt cho sức khỏe của bạn. sức khỏe về tinh thần và thể chất đều không tốt. Đặc biệt là nó còn cản trở sự thành công của chính bạn. Vì thế, việc rũ bỏ sự tự ti là rất cần thiết.

Để đánh bay được sự tự ti, bạn nên:

– Luôn suy nghĩ theo chiều hướng tích cực

– Hãy nghĩ tới những điều mà bạn đã thành công

– Nhìn nhận những mặt tích cực của mình

Tự ti sẽ là rào cản vươn tới thành công của bạn. Và việc rũ bỏ nó sẽ thực sự là rất cần thiết nếu như bạn muốn có một cuộc sống giá trị hơn. tất nhiên, việc này là quyết định ở chính bạn, cho phép sự tự ti chi phối hay mạnh mẽ vươn lên và giành giật lấy thành công cho mình?

Trở nên khách quan

Nếu như bạn cảm thấy bản thân không thể làm được điều gì đó, hãy thử suy nghĩ theo cách tách ra khỏi bản thân mình vài phút. Khi đó, bạn hãy thử tưởng tượng xem mình là một người hoàn toàn mới.

Suy nghĩ về những thứ mà bạn sẽ nói với mọi người ở trong hoàn cảnh của bạn. Ví dụ như: bạn cảm thấy ngại khi tới một bữa tiệc mà bạn không quen biết nhiều người, hay là tham dự một buổi phỏng vấn xin việc. Hãy nghĩ tới chính những lời khuyên mà bạn đã từng chia sẻ với một người rơi vào đúng hoàn cảnh như bạn.

Nếu như bạn nhìn mọi việc theo cách này, bạn sẽ cảm thấy chẳng còn gì quá đáng sợ và bạn sẽ có thể vươn tới những thành công khi dốc hết sức vào việc mình theo đuổi.

Nghĩ về những việc bạn từng thành công

Thay vì việc cứ phải đăm chiêu suy nghĩ những hoàn cảnh bạn tự làm mình cảm thấy xấu hổ, thất bại. Bạn cần phải có một khoảng thời gian đủ dài để có thể nhìn lại những thời điểm mà bạn đã có nhiều ký ức đẹp.

Nghĩ tới những kết quả tích cực mà bạn có được khi còn đi học, những tình bạn thân thiết mà bạn đã vun vén. Càng nhớ thật nhiều về những phút giây thoải mái sẽ khiến bạn càng có thêm sự tự tin.

Nghĩ về những phẩm chất tích cực

Để có thể duy trì được cảm giác về sự tự tin, bạn sẽ cần phải nghĩ tới những phẩm chất tích cực trong con người bạn. Hãy tự lập ra một danh sách tất tần tật những điểm mà bạn cảm thấy yêu quý ở chính con người mình, và bắt đầu nghĩ về chúng khi bạn có cơ hội tiếp xúc với những người xung quanh.

Những người hay tự ti thường có xu hướng chỉ quan tâm tới những điều tồi tệ nhất mà bản thân mình hay mắc phải, chính điều ấy đã dẫn tới việc họ cảm thấy không thực sự hạnh phúc với chính bản chất con người thật của mình.

Video về Tự ti là gì? Biểu hiện và cách vượt qua sự tự ti

Kết luận

Trên đây là bài phân tích về khái niệm tự ti là gì? Kèm theo đó là hậu quả cũng như những phương thức đơn giản có thể giúp bạn thoát khỏi tình trạng này. Hy vọng qua bài viết các bạn đã có được cái nhìn cụ thể hơn về kiểu tính cách hiện đang là nỗi lo lớn của rất nhiều người.

 

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tu-ti-la-gi-bieu-hien-va-cach-vuot-qua-su-tu-ti/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp