Bald girl là gì? Ý nghĩa Bald girl?

0
282
Rate this post

Bald girl là một từ khoá mới trong giới trẻ hiện nay. Bạn có hiểu được Bald girl là gì? Từ Bald girl có ý nghĩa như thế nào? Vậy hãy cùng THPT Thành Phố Sóc Trăng tìm hiểu cụ thể trong nội dung bài viết dưới đây.

1. Bald girl là gì?

19 Women With Shaved Heads - Female Celebs With Buzzcuts

Bald girl là chỉ những người phụ nữ cạo trọc đầu của mình. Việc cạo trọc đầu đối với người phụ nữ là điều không hề dễ dàng bởi vì với phụ nữ thì mái tóc rất quan trọng tạo nên sự nữ tính cho phái nữ và nữ giới luôn đi kèm với mái tóc dài.

Vậy tại sao lại như vậy, mời bạn đọc tham khảo nội dung kết tiếp.

2. Ý nghĩa của Bald girl

Từ việc người phụ nữ luôn gắn liền với mái tóc dài thì có thể thấy để trở thành Bald girl thì ắt hẳn họ là người phụ nữ mạnh mẽ. Bald girl mang ý nghĩa của sự mạnh mẽ, vùng dậy, khẳng định bản thân.

Những người phụ nữ cạo trọc đầu tin rằng cạo trọc đầu là thể hiện quyền lực của bản thân, sự tự tin và nổi bật của bản thân mình với mọi người. Họ mạnh mẽ bởi vì đã đi ngược lại với sắc đẹp truyền thống để trải nghiệm và làm những điều theo ý muốn của bản thân. Họ không bị trói buộc bởi những quy tắc truyền thống ăn sâu vào máu mọi người. Họ muốn bản thân luôn được tự do thoải mái mà không bị điều gì ràng buộc.

3. Lý do để trở thành Bald girl

Female Celebrities Who Shaved Their Heads

Tuy nhiên một người phụ nữ để cắt đi mái tóc của mình chắc hẳn có lý do khiến họ phải cạo trọc đầu của bản thân mình. Những người trở thành Bald girl có nhiều lý do để khiến bản thân họ làm điều đó. Những lý do như:

  • Mong muốn quyên góp phần tóc đã cạo đi để cho những người có chứng rụng tóc;
  • Cạo tóc đi để tóc có thể khoẻ trở lại hơn trước;
  • Cạo tóc để mong muốn khích lệ những bệnh nhân ung thư bị rụng tóc;
  • Hay đơn giản là mong muốn không cần chăm sóc tóc quá cầu kỳ;
  • Hoặc là họ mong muốn khác biệt, nổi bật và phá cách, không muốn ràng buộc.

4. Bald girl là một trào lưu hay là lối sống?

Bald girl được xuất hiện nhiều nhưng lý do để người phụ nữ cạo trọc đầu được nêu phía trên lại không phải là một trào lưu nổi lên ở giới trẻ mà có lý do chính đáng hoặc bản thân họ muốn sống tự do không theo khuôn mẫu.

Đó được gọi là một lối sống mà một người trở thành Bald girl mong muốn được sống, họ sống không muốn ràng buộc theo quy tắc truyền thống từ xưa.

5. Tìm hiểu thêm về lối sống độc thân của phụ nữ ngày nay:

Sự toàn cầu hóa hiện tượng ngày càng đông đảo phụ nữ chọn lối sống độc thân phản ánh phần tiếp theo của những biến đổi kinh tế và dân số đang chi phối phần lớn thế giới.
Thứ nhất phụ nữ lấy chồng và sinh con đầu muộn hơn khá nhiều so với bất cứ thời điểm nào trong lịch sử. Theo số liệu trong Bản tường trình thế giới về sinh sản (World Fertility Report) của LHQ, tuổi lấy chồng trung bình của toàn thế giới hiện nay so với thập kỷ 70, thế kỷ trước đã cao hơn 2 tuổi (từ 21,2 lên 23,2). Tại các quốc gia công nghiệp phát triển xu hướng này còn rõ hơn – từ 22,0 lên 26,1 tuổi.
Nguyên nhân lối sống độc thân của phụ nữ Nhật Bản hiện đại

Các chứng cứ tiếp theo: Nếu năm 1960 trên 70% phụ nữ Mỹ 25 tuổi đã có chồng và có con, thì đến năm 2000 tỷ lệ này đã tụt xuống 25%. Sự thay đổi này ở Mỹ xuất hiện xấp xỉ sau một thế hệ, trong khi tại châu Á và Đông Âu lại diễn ra mạnh mẽ hơn.

Tại Hungari, thí dụ – hiện có tới 30% phụ nữ sau tuổi 30 tự chọn cuộc sống độc thân so với 6% của thế hệ các bà mẹ của họ. Tại Hàn Quốc 40% phái đẹp tuổi 30 sống độc thân so với 14% mới 20 năm trước.

Trái với phụ nữ cô đơn trong quá khứ, phụ nữ cô đơn hiện đại không chỉ muốn có việc làm, mà cả sự nghiệp. Điều đó có nghĩa: Họ cần có bằng cấp nghiêm túc. Trong nền kinh tế toàn cầu mới, công việc có thu nhập cao thường rơi vào tay những đối tượng có bằng cấp, chứng chỉ và học hàm học vị.

Trên phạm vi toàn thế giới, chưa bao giờ giới trẻ, nhất là phái đẹp đua nhau vào đại học đông như hiện nay. Tại Mỹ, so với năm 1960, tỷ lệ thanh niên các lứa tuổi 20, 25 và 30 tại các trường đại học hiện nay đông gấp đôi. Tình hình tương tự cũng diễn ra tại châu Âu. Hơn thế, đa số sinh viên các trường đại học tại Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Na Uy và Australia – là phái đẹp.

Có tỷ lệ đông đảo phụ nữ trên phạm vi toàn cầu gác lại việc hôn nhân cho đến thời điểm giành được bằng cấp đại học và bắt đầu sự nghiệp công danh. Tại Anh, gần như cứ 3 phụ nữ tuổi 30 đã tốt nghiệp đại học, có một chưa lấy chồng.

Một số nhà khoa học tiên đoán rằng, 30% phụ nữ có học vị khoa học sẽ không bao giờ sinh con. Tại Tây Ban Nha – quốc gia cách đây không lâu còn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền văn hóa Công giáo, nơi đa số phụ nữ lấy chồng trước tuổi 21 – giờ đây phái đẹp chiếm 54% tổng số sinh viên các trường đại học (so với 26%, năm 1970). Tuổi sinh con đầu lòng trung bình là 29 của phái đẹp Tây Ban Nha có thể coi là kỷ lục thế giới.

Hiện tượng phụ nữ cô đơn gia tăng còn được bổ sung xu hướng thứ ba: Đô thị hóa. Trong quá khứ phụ nữ “quá lứa” thường sống với bố mẹ, làm việc nhà nông hoặc phụ giúp trông nom cửa hàng.

Trong khi đa số đồng loại cùng cảnh ngộ thời nay rời bỏ bản làng hoặc thị trấn quê hương, tìm đến Boston, Béclin hoặc Seul – bởi ở đó có công việc, đàn ông và thú vui dành cho họ.

Từ giữa những năm 90, tại các quốc gia như Canada, Pháp, Hungari, Ailen, Bồ Đào Nha và Nga, người ta đều nhận ra rằng, phụ nữ làm quen với cuộc sống đô thị nhanh hơn đàn ông.

Cô đơn hạnh phúc

Phụ nữ độc thân ở độ tuổi 30+: Được nhiều hơn mất? - Tạp chí Đẹp

Gộp lại tất cả xu hướng chung – quyết định lấy chồng muộn hơn, trình độ học vấn cao hơn, tham gia tích cực thị trường lao động, đô thị hóa – cộng thêm hệ thống truyền thông toàn cầu và một số tiền kiếm được chi cho mục đích giải trí: Sẽ sinh ra lối sống toàn cầu mới.

Lối sống mới đồng nghĩa với những khả năng sử dụng thời gian và tiêu thụ mới, thường gắn với nhóm bạn thân: Những quán cà phê và nhà hàng thời thượng, các siêu thị, phòng tập thể hình và… các cuộc săn lùng… đàn ông (không loại trừ khả năng làm chồng).

Lối sống phụ nữ cô đơn thoạt đầu xuất hiện tại Mỹ, thời những năm 70, khi các phụ nữ trẻ bắt đầu đua nhau cuộc chinh phục tấm bằng đại học, suy nghĩ nghiêm túc về việc làm và gạt việc hôn nhân vào thời điểm muộn hơn. Đến giữa thập kỷ 90 trào lưu này lôi cuốn cả phái đẹp Đông Âu và châu Á.

Phụ nữ độc thân trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của các hãng may mặc chuyên sản xuất trang phục công sở đắt tiền, như Ann Taylor với mạng lưới trên 800 cửa hàng tại riêng nước Mỹ và thương hiệu quốc tế Zara với trên một ngàn chi nhánh tại 54 quốc gia.

Sự bùng nổ đội quân phụ nữ độc thân cũng làm thay đổi cơ cấu ngành du lịch, nhất là tại châu Á. Bản tường trình của hãng MasterCard cho thấy: Trung bình cứ mười hợp đồng du lịch thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương, có 4 của phụ nữ độc thân (so với một chuyến đến giữa thập kỷ 70).

MasterCard lưu ý rằng, trong khi phụ nữ độc thân Mỹ mục đích chuyến đi là văn hóa hoặc phiêu lưu mạo hiểm, thì mục đích du lịch của đồng loại châu Á là mua hàng, nghỉ ngơi và thư giãn. Và tốc độ tham gia của họ tăng trưởng tới mức 200% /năm.

Không chỉ đầu tư làm đẹp bản thân, giải trí và du lịch, phụ nữ độc thân còn trở thành động lực thúc đẩy không ít ngành kinh tế phát triển. Tại Canada phụ nữ độc thân tậu nhà hai lần nhiều hơn đàn ông độc thân.

Hiệp hội môi giới buôn bán bất động sản quốc gia Mỹ (The National Association of Raltors) cho biết, trong năm qua tại Mỹ phụ nữ độc thân “cưu mang” 22% thị trường so với 10% nhỏ bé của giới mày râu cô đơn.

Trào lưu toàn cầu

Nhật Bản đã trở thành thí dụ điển hình của trào lưu bùng nổ phụ nữ độc thân bên ngoài lãnh thổ Mỹ và Tây Âu. Giữa năm 1994 và 2004, con số phụ nữ đất nước mặt trời mọc thuộc lứa tuổi 25-29 chưa lấy chồng đã nhảy vọt từ 40-54%, tương tự – lứa tuổi 30-34 tăng từ 4 lên 27%.

Châu Âu cũng đang trải qua những biến động tương tự. Trước đây, nhìn chung phụ nữ lấy chồng và sinh con sớm hơn. Cho đến cuối thập kỷ 80 ở Đông Đức, thí dụ – tuổi trung bình của phái đẹp sinh con đầu lòng là 24,7 trong khi tại Tây Đức là 28,3.

Theo phân tích của Viện nghiên cứu dân số học Đức, thời đó tuổi trẻ có vô số lý do để xây dựng gia đình sớm. Việc có gia đình riêng là con đường duy nhất để tách khỏi sự lệ thuộc vào bố mẹ, bởi theo luật pháp CHDC Đức thời đó – các cặp vợ chồng trẻ sẽ được nhà nước ưu tiên phân phối nhà ở. Ngoài ra khả năng tiếp cận các biện pháp ngừa thai hạn chế cũng khiến cho không ít cuộc hôn nhân là hậu quả của sự cố có bầu ngoài ý muốn.

Khi bức tường Béclin bất ngờ sụp đổ, mọi chế độ ưu đãi về nhà ở dành cho các cặp vợ chồng trẻ cũng biến mất. Cùng với thị trường tự do, cũng xuất hiện cơ may có việc làm mới tốt hơn, nhưng với điều kiện phải có trình độ tốt nghiệp đại học. Thế nên, muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn, phái đẹp bắt buộc phải gác lại kế hoạch lấy chồng để dành thời gian học tập và phấn đấu. Và không chỉ tại Đông Đức, mà ở tất cả các quốc gia khác ở châu Âu như Ba Lan, Hungari, Nga… tỷ lệ nữ sinh viên tại các trường đại học liên tục gia tăng.

Thảm họa dân số?

Để duy trì độ tiếp nối thế hệ, tức trạng thái cân bằng về dân số – theo tính toán của giới chuyên môn – phụ nữ trung bình phải có tối thiểu 2,1 con. Trong khi với trào lưu phụ nữ sống độc thân đang phát triển tại Mỹ và châu Âu hiện nay, việc hôn nhân và sinh con bị hoãn lại trong thời gian khá dài và tỷ lệ đáng kể phụ nữ hoàn toàn từ bỏ khả năng này, khiến cho tình hình dân số diễn biến tiêu cực.

Chỉ tính đến năm 2000, tại châu Âu thí dụ ngoại trừ Anbani, không quốc gia nào tại lục địa này đạt mức tiếp nối thế hệ. Điều thú vị, đa số các xã hội công giáo truyền thống châu Âu – Italia, Tây Ban Nha và Ba Lan – có chỉ số sinh con quá thấp (dưới 3,1). Tình hình tương tự cũng diễn ra tại một số nước châu Á. Tại Nhật Bản, chỉ số này là 1,3; Hồng Kông thậm chí trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn không đủ một con (0.98).

Dân số ngày càng già nua là một trong những hậu quả của trào lưu phụ nữ sống độc thân và hạn chế sinh con. Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới. Theo tính toán của giới chuyên gia, ngay trong thập kỷ tới, một phần ba dân số Nhật Bản sẽ thuộc lứa tuổi trên 60.

Dẫu sự thật, việc hạn chế sinh con thường là yếu tố tăng trưởng kinh tế, bởi có nhiều phụ nữ tham gia thị trường lao động – tức gia tăng thu nhập và chi tiêu. Hiện tượng từng diễn ra tại Nhật Bản, những năm 80. Chỉ có điều, sau thời gian nhất định những phụ nữ này – và đồng lứa họ – bắt đầu già nua và đòi hỏi chế độ hưu trí cũng như chăm sóc y tế lớn hơn.

Ngay tại châu Âu hiện nay, trung bình cứ 100 người lao động, đã có 35 người hưu trí. Như vậy, người phụ nữ độc thân đầy tham vọng phấn đấu vất vả để tạo ra thế giới mới, nơi những đứa con của họ (nếu sinh con) sẽ phải lao động vất vả hơn để nuôi sống bà mẹ đã vào tuổi xế chiều.

Video về Bald Girl

https://www.youtube.com/shorts/0chs2rOHtBY

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn biết được Bald Girl là gì? Ý nghĩa của Bald Girl. Cảm ơn bạn dã theo dõi!

 Trường

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/bald-girl-la-gi-y-nghia-bald-girl/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp