Giải bài tập trang 159, 160 bài 2 Đường kính và dây của đường tròn Sách bài tập (SBT) Toán 9 tập 2. Câu 23: Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn, điểm B nằm ngoài đường tròn sao cho trung điểm I của AB nằm bên trong đường tròn…
Câu 23 trang 159 Sách bài tập (SBT) Toán 9 Tập 1
Cho đường tròn (O), điểm A nằm bên trong đường tròn, điểm B nằm ngoài đường tròn sao cho trung điểm I của AB nằm bên trong đường tròn. Vẽ dây CD vuông góc với OI tại I. hãy cho biết ACBD là hình gì? Vì sao?
Giải:
Bạn đang xem: Giải bài 23, 2.1, 2.2, 2.3 trang 159, 160 SBT Toán 9 tập 2
Ta có: OI ⊥ CD (gt)
Suy ra: IC = ID (đường kính dây cung)
Mà: IA = IB (gt)
Tứ giác ACBD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường nên nó là hình bình hành.
Câu 2.1 trang 159 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1
Độ dài cạnh của tam giác đều nội tiếp đường tròn (O; R) bằng:
(A) ({R over 2}) ; (B) ({{Rsqrt 3 } over 2}) ;
(B) (C) (Rsqrt 3 ) ; (D) Một đáp số khác.
Hãy chọn phương án đúng.
Giải:
Chọn (C).
Câu 2.2 trang 160 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1
Cho đường tròn (O; 2cm). Vẽ hai dây AB và CD vuông góc với nhau. Tính diện tích lớn nhất của tứ giác ABCD.
Giải:
Ta có (AB le 4cm),
(CD le 4cm.) Do AB ^ CD nên
({S_{ABCD}} = {1 over 2}AB.CD le {1 over 2}.4.4 = 8) (cm2).
Giá trị lớn nhất của ({S_{ABC{rm{D}}}}) bằng 8 cm2 khi AB và CD đều là đường kính của đường tròn.
Câu 2.3 trang 160 Sách bài tập (SBT) Toán lớp 9 Tập 1
Cho đường tròn (O; R), dây AB khác đường kính. Vẽ về hai phía của AB các dây AC, AD. Gọi H và K theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ B và AC và AD. Chứng minh rằng:
a) Bốn điểm A, H, B, K thuộc cùng một đường tròn;
b) HK
Giải:
a) Bốn điểm A, H, B, K cùng thuộc đường tròn đường kính AB.
b) Ta có (HK le AB le 2R).
Trường
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp