Giải bài 20, 21, 22, 23 trang 115, 116 SGK Toán 7

0
115
Rate this post

Giải bài tập trang 115, 116 bài 3 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác: cạnh – cạnh – cạnh (c.c.c) Sách giáo khoa (SGK) Toán 7. Câu 20: Chứng minh …

Bài 20 trang 115 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho góc (xOy) (h.73), Vẽ cung tròn tâm (O), cung tròn này cắt (Ox, Oy)  theo thứ tự ở (A,B) (1). Vẽ các cung tròn tâm (A) và tâm (B) có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm (C) nằm trong góc (xOy) ((2) (3)). Nối (O) với (C) (4). Chứng minh (OC) là tia phân giác của góc (xOy).

Bạn đang xem: Giải bài 20, 21, 22, 23 trang 115, 116 SGK Toán 7

Giải:

Vẽ cung tròn tâm (O), cung tròn này cắt (Ox, Oy)  theo thứ tự ở (A,B)  do đó (OA=OB) vì cùng bằng bán kính của cung tròn

Cung tròn tâm (A) và tâm (B) có cùng bán kính nên ta gọi bán kính là (r)

(C) là giao của hai cung tròn do đó (C) thuộc cung tròn tâm (A) nên (AC=r), (C) thuộc cung tròn tâm (B) nên (BC=r)

Suy ra (AC=BC) 

Nối (BC, AC).

Xét (∆OBC) và (∆OAC) có:

+) (OB=OA) 

+) (BC=AC)

+) (OC)  cạnh chung

Suy ra (∆OBC = ∆OAC(c.c.c))

Nên (widehat{BOC}=widehat{AOC}) (hai góc tương ứng)

Vậy (OC) là tia phân giác của góc (xOy).

 


Bài 21 trang 115 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho tam giác ABC, Dùng thước và compa, vẽ các tia phân giác của các góc A,B,C.

Giải:

Vẽ tia phân giác của góc A.

Vẽ cung trong tâm A, cung tròn này cắt AB, AC  theo thứ tự ở M,N.

Vẽ các cung tròn tâm M và tâm N có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau ở điểm I nằm trong góc BAC.

Nối AI, ta được AI là tia phân giác của góc A.

Tương tự cho cách vẽ tia phân giác của các góc B,C(Học sinh tự vẽ)


Bài 22 trang 115 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

Cho góc (xOy) và tia (Am) (h.74a)

Vẽ cung trong tâm (O) bán kính (r), cung tròn này cắt (Ox,Oy) theo thứ tự ở (B,C)

Vẽ cung tròn tâm (A) bán kính (r), cung này cắt kia (Am) ở (D) (h.74b).

Vẽ cung tròn tâm (D) có bán kính bằng (BC), cung tròn này cắt cung tròn tâm (A) bán kính (r) ở (E) (h. 74c). 

Chứng minh rằng: (widehat{DAE}=widehat{xOy}.)

 

Giải:

Xét (Delta DAE) và (Delta BOC) có:

+) (AD=OB(=r))

+) (DE=BC) (gt)

+) (AE=OC(=r))

Suy ra (∆ DAE= ∆ BOC;(c.c.c))

Suy ra  (widehat{DAE}=widehat{BOC}) (hai góc tương tứng)

Mà (widehat{BOC}=widehat{xOy}.)

 Do đó: (widehat{DAE}=widehat{xOy}.) (điều phải chứng minh)

 


Bài 23 trang 116 – Sách giáo khoa toán 7 tập 1

 Cho đoạn thẳng (AB) dài (4cm) Vẽ đường tròn tâm (A) bán kính (2cm) và đường tròn tâm (B) bán kính (3cm), chúng cắt nhau ở (C) và (D), chứng minh rằng (AB) là tia phân giác của góc (CAD)

Giải:

 

 

 

 

 

 

 

Vì (C) là giao của đường tròn tâm (A) và tâm (B) nên (AC=2cm,BC=3cm)

Vì (D) là giao của đường tròn tâm (A) và tâm (B) nên (AD=2cm,BD=3cm)

Do đó (AC=AD,BC=BD) 

Xét (∆BAC) và (∆ BAD) có:

+) (AC=AD)

+) (BC=BD)

+) (AB) cạnh chung.

Suy ra (∆ BAC= ∆ BAD(c.c.c))

Suy ra (widehat{BAC}) = (widehat{BAD}) (hai góc tương ứng)

Vậy (AB) là tia phân giác của góc (CAD).

 

Trường

Giải bài tập

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giai-bai-20-21-22-23-trang-115-116-sgk-toan-7/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp