Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

0
158
Rate this post

Bài văn nghị luận xã hội là một dạng bài viết quan trọng trong chương trình môn học Ngữ Văn. Trong bài viết này Trường xin chia sẻ các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng như cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội để các bạn nắm được cách viết văn nghị luận xã hội lớp 9, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ sao cho hay và đúng với yêu cầu của đề.

Nghị luận xã hội là gì?

Tìm hiểu nghị luận xã hội là gì? - dinhnghia

– Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…

– Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị.

– Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn chứng minh và giải thích là nền tảng cho các loại còn lại. Bình luận hay phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa chứng minh và giải thích.

– Khi phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp chứng minh và giải thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn.

Một số dạng nghị luận xã hội thường gặp

Nghị luận xã hội là dạng đề khá quen thuộc đối với học sinh tuy nhiên khi làm kiểu bài này học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức về đời sống xã hội sâu sắc. Bên cạnh đó là có các kỹ năng phân tích, giải thích, bình luận chứng minh, sử dụng các luận điểm, dẫn chứng đời sống  một cách linh hoạt. Vì vậy để có những kiến thức để làm bài văn nghị luận xã hội tốt, trước tiên các em cần biết các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp.

Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống

Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống - Ngữ văn 12

Là dạng đề cập tới các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, các hiện tượng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện nay.

Đề tài thường hướng tới như: an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, trung thực trong thi cử, nạn vứt rác bừa bãi, hiến máu nhân đạo, nghiện game, nghiện internet, lối sống ảo, lối học hình thức đối phó…

Các bước tiến hành theo cấu trúc sau:

– Khái niệm hiện tượng (hiện tượng đó là gì?)

– Thực trạng của hiện tượng (biểu hiện cụ thể, cái mặt tích cực, tiêu cực của hiện tượng)

– Hậu quả, tác hại của hại của hiện tượng đó (nếu là hiện tượng tiêu cực)

– Nguyên nhân của việc xảy ra hiện tượng đó là gì?

– Biện pháp khắc phục, xử lí như thế nào?

– Liên hệ bản thân.

Dạng 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí

Làm văn nghị luận xã hội

Đây là dạng đề nói về một tư tưởng đạo lí, triết lí nhân văn, câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ về gia đình, xã hội, một số tính cách thể hiện các phẩm chất của con người .

Đề tài hướng tới: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, mục đích sống và học tập, các đức tính của con người: tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, chữ hiếu,sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ đối với con cái, vô cảm, mối quan hệ của xã hội: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn….

Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ

1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn)

– Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu).

– Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….)

2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận)

– Giải thích các khái niệm liên quan.

– Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân.

+ Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng.

+ Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác.

– Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài.

3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề)

+ Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng.

Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội

Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội:

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu luận điểm.

– Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau:

– Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể)

– Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề).

– Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề)

– Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm.

– Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay.

3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề

Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý:

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu luận điểm.

– Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận.

2. Thân đoạn

– Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận.

– Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận:

+ Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống.

+ Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó.

+ Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó.

– Bày tỏ quan điểm của người viết:

+ Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề.

+ Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm…

+ Đề xuất phương châm đúng đắn…

3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề

– Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…)

– Lời nhắn gửi đến mọi người (…)

Một số đề và cách làm tham khảo

Cách làm văn nghị luận xã hội

Đề 1: Em có suy nghĩ về đức tính kiên trì

a) Mở bài

– Kiên trì là một đức tính quan trọng của mỗi người dân Việt Nam

– Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách để đi tới thành công, đặc biệt là việc đẩy lùi kẻ thù xâm lăng, xây dựng và phát triển đất nước.

b) Thân bài

– Khái niệm: Đức tính kiên trì là gì?

Kiên trì là đức tính thể hiện việc kiên nhẫn, quyết tâm đến cùng mà không bỏ cuộc.

c) Phân tích, chứng minh

– Có rất nhiều những tấm gương sáng thể hiện đức tính kiên trì và đạt được thành công.

+ Nhiều bạn học sinh kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình, tự xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Hay những bạn học sinh kiên trì học tập đã dành được các học bổng toàn phần từ các nước:Mỹ, Anh, Pháp, Úc…

+ Nguyễn Ngọc Kí: Người thầy bị liệt hai tay nhưng vẫn kiên trì rèn luyện, viết chữ bằng chân và đã trở thành người thầy nổi tiếng của dân tộc Việt Nam

+ Nick: Một người đã bị mất cả hai tay hai chân, tưởng chừng như cả thế giới sụp đổ trước mắt anh nhưng anh đã kiên trì rèn luyện: có thể tự rèn luyện vệ sinh cá nhân, bơi, chơi các trò chơi thể thao vận động: tenis, bóng đá, trở thành nhà diễn thuyết và đem lại nguồn cảm hứng lớn nhất cho tất cả người dân trên thế giới.

+ Bác Hồ là một tấm gương có đức tính kiên trì mạnh mẽ, vì kiên trì mà Bác mới có thể tìm ra được con đường cứu nước được cho dân tộc Việt Nam.

– Nhưng bên cạnh đó vẫn có những người bỏ giữa chừng, làm việc hay bỏ cuộc, không cố gắng hết sức, làm việc hay nản (ví dụ cụ thể)

d) Bài học nhận thức và liên hệ bản thân

– Cần phải có đức tính kiên trì vì nó giúp cho chúng ta vượt qua được khó khăn, đạt được thành công

– Đức tính kiên trì là phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có

– Học sinh cần rèn luyện đức tính kiên trì để tạo nên thói quen cho bản thân mình, xây dựng nên những kế hoạch học tập khoa học, bổ ích

Kết bài

– Khẳng định lại đức tính kiên trì

Đề 2: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện internet hiện nay?

Nghị luận vấn đề xã hội

a) Mở bài

– Trong xã hội hiện nay, xã hội càng phát triển kéo theo đó là các vấn đề tiêu cực xảy ra như: ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, bệnh thành tích, rác thải… trong đó nghiện internet là hiện tượng được xã hội đáng quan tâm nhất.

b) Thân bài

– Khái niệm: Nghiện internet là gì?

Là hành động mà con người dành quá nhiều thời gian cho internet mà không có mục tiêu chính xác, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tiền bạc, thời gian của chính mình.

c) Thực trạng

– Hiện nay hiện tượng nghiện internet diễn ra rất phổ biến nhất là lứa tuổi học đường cụ thể

+ Học sinh bỏ học để đi chơi game.

+ Học sinh không chú ý nghe giảng chỉ chú ý vào điện thoại

+ Lấy chộm tiền của bố mẹ để đi chơi game…

d) Hậu quả

– Ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập

– Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe

– Tiêu tốn tiền của và thời gian

– Gây nghiện

e) Nguyên nhân

– Nguyên nhân khách quan: do cha mẹ không quan tâm tới con cái, thầy cô bạn bè không quan tâm các em, nhà trường ít chú trọng vào các hoạt động kĩ năng sống mà chỉ chú trọng vào lí thuyết, xã hội chưa có biện pháp giáo dục triệt để.

– Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân không làm chủ được chính mình không có lí tưởng sống, mục đích sống hướng tới phù hợp.

f) Biện pháp khắc phục (Dựa vào nguyên nhân để nêu biện pháp)

Kết bài: Dùng liên hệ bản thân để nêu kết bài.

Đề 3:

“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
                     ( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)

Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện được gợi ra trong phần đọc hiểu.

Chung tay xây dựng Nước Trời”

Hướng dẫn

1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề.

2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau:

* Tóm tắt và nêu vấn đề

– Trong câu chuyện, vì người mẹ vội vã, thiếu toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề mà dẫn đến la mắng, trách nhầm con mình.

– Từ câu chuyện rút ra thông điệp ý nghĩa: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không gây ra những hậu việc đáng tiếc

* Phân tích, chứng minh

– Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Cậu con út trong câu chuyện, đơn giản chỉ muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ, mong làm mẹ vui. Nhưng cậu còn quá nhỏ để nhận thức được: Tình cảm chân thành cũng cẩn thể hiện đúng lúc, đúng chỗ.

– Về phần người mẹ, bà đã quá vội vàng kết luận khi chưa nhìn ra mọi mặt vấn đề đã giận dữ và dạy cho con mình một bài học. Kết quả, khi vỡ lẽ, bà đã hối hận vì hành động của mình.

* Bình luận

– Dù cuộc sống vội vã, có quá nhiều thứ để lo toan nhưng cha mẹ nên chăng cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm và để hiểu hơn về con cái.

– Khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó cần cẩn thận tìm hiểu mọi mặt rồi đưa ra kết luận.

– Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông thay vì vội vàng giận dữ, truy cứu đến cùng.

Video về cách làm bài văn nghị luận xã hội

Kết luận

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thế nào là nghị luận xã hội và đặc biệt là cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Chúc các bạn thành công!

 

 Giáo dục

cách viết đoạn văn nghị luận xã hội

Bài văn nghị luận xã hội là một dạng bài viết quan trọng trong chương trình môn học Ngữ Văn. Trong bài viết này Trường thcs-thptlongphu xin chia sẻ các bước viết đoạn văn nghị luận xã hội cũng như cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội để các bạn nắm được cách viết văn nghị luận xã hội lớp 9, cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ sao cho hay và đúng với yêu cầu của đề. Nghị luận xã hội là gì? Tìm hiểu nghị luận xã hội là gì? – dinhnghia – Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về xã hội, chính trị, đời sống. Đề tài của dạng bài nghị luận xã hội cũng hết sức rộng mở. Nó gồm tất cả những vấn đề về tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày, vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá… – Nghĩa là, ngoài những tác phẩm nghị luận văn học (lấy tác phẩm văn học, nhà văn làm đối tượng), tất cả các dạng văn bản viết khác đều có khả năng được xếp vào dạng nghị luận xã hội, chính trị. – Trong thể làm văn nghị luận thì 2 môn chứng minh và giải thích là nền tảng cho các loại còn lại. Bình luận hay phân tích thực chất cũng là sự kết hợp pha trộn giữa chứng minh và giải thích. – Khi phân tích thì phần giải thích nặng hơn chứng minh, khi bình luận thì phần chứng minh nặng hơn giải thích. Do đó, nắm rõ phương pháp chứng minh và giải thích sẽ giúp cho việc làm văn trở nên dễ dàng hơn. Một số dạng nghị luận xã hội thường gặp Nghị luận xã hội là dạng đề khá quen thuộc đối với học sinh tuy nhiên khi làm kiểu bài này học sinh vẫn gặp nhiều khó khăn. Bởi vì văn nghị luận xã hội đòi hỏi học sinh cần phải có kiến thức về đời sống xã hội sâu sắc. Bên cạnh đó là có các kỹ năng phân tích, giải thích, bình luận chứng minh, sử dụng các luận điểm, dẫn chứng đời sống một cách linh hoạt. Vì vậy để có những kiến thức để làm bài văn nghị luận xã hội tốt, trước tiên các em cần biết các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp. Dạng 1: Nghị luận về một hiện tượng đời sống Soạn bài Nghị luận về một hiện tượng đời sống – Ngữ văn 12 Là dạng đề cập tới các hiện tượng phổ biến trong cuộc sống, các hiện tượng đó có thể là tích cực hoặc tiêu cực nhưng nó trực tiếp ảnh hưởng và thường xuyên xảy ra trong cuộc sống hiện nay. Đề tài thường hướng tới như: an toàn giao thông, tệ nạn xã hội, bạo lực học đường, ô nhiễm môi trường, trung thực trong thi cử, nạn vứt rác bừa bãi, hiến máu nhân đạo, nghiện game, nghiện internet, lối sống ảo, lối học hình thức đối phó… Các bước tiến hành theo cấu trúc sau: – Khái niệm hiện tượng (hiện tượng đó là gì?) – Thực trạng của hiện tượng (biểu hiện cụ thể, cái mặt tích cực, tiêu cực của hiện tượng) – Hậu quả, tác hại của hại của hiện tượng đó (nếu là hiện tượng tiêu cực) – Nguyên nhân của việc xảy ra hiện tượng đó là gì? – Biện pháp khắc phục, xử lí như thế nào? – Liên hệ bản thân. Dạng 2: Nghị luận về một tư tưởng đạo lí Làm văn nghị luận xã hội Đây là dạng đề nói về một tư tưởng đạo lí, triết lí nhân văn, câu nói mang tính nhận thức, mối quan hệ về gia đình, xã hội, một số tính cách thể hiện các phẩm chất của con người . Đề tài hướng tới: Lí tưởng sống của thanh niên hiện nay, mục đích sống và học tập, các đức tính của con người: tính trung thực, lòng khiêm tốn, lòng bao dung, đức tính kiên trì, ý chí nghị lực vươn lên trong cuộc sống, các mối quan hệ gia đình: tình mẫu tử, chữ hiếu,sự vô tâm thờ ơ của cha mẹ đối với con cái, vô cảm, mối quan hệ của xã hội: tình bạn, tình yêu quê hương đất nước, đạo lí: ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn…. Cách viết đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ 1: Nêu vấn đề (câu mở đoạn) – Dẫn dắt – giới thiệu vấn đề: Dẫn dắt từ câu nói hoặc trực tiếp nêu ngay vào đề tài yêu cầu. (thông thường là vấn đề đã cho trong nội dung phần Đọc hiểu). – Đánh giá khái quát vấn đề (tích cực, tiêu cực, ….) 2: Triển khai vấn đề (đưa ra suy nghĩ – cách hiểu của em về đề tài nghị luận) – Giải thích các khái niệm liên quan. – Bàn luận về vấn đề: biểu hiện; tác dụng, ý nghĩa; phản đề hoặc mở rộng vấn đề dựa trên quan điểm cá nhân. + Đặt ra các câu hỏi vì sao, tại sao. Sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ, sắp xếp luận cứ một cách rõ ràng. + Lựa chọn dẫn chứng phù hợp, tiêu biểu, ngắn gọn, chính xác. – Rút ra bài học cho bản thân hoặc liên hệ tới các hiện tượng tác động trực tiếp hoặc tương tự với đề tài. 3: Kết thúc vấn đề (tổng kết lại vấn đề) + Khẳng định ý nghĩa và tính thời sự của hiện tượng. Cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội Đoạn nghị luận hiện tượng đời sống xã hội: 1. Mở đoạn: – Giới thiệu luận điểm. – Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân đoạn: Cần đảm bảo các nội dung sau: – Nêu được thực trạng của vấn đề (có dẫn chứng, số liệu cụ thể) – Nguyên nhân của vấn đề (Vận dụng kiến thức để giải thích rõ nguyên nhân của vấn đề). – Hậu quả (hoặc kết quả) của vấn đề (kết hợp đưa dẫn chứng, số liệu để làm rõ hậu quả hoặc kết quả của vấn đề) – Đưa ra các giải pháp để thực hiện vấn đề. Trình bày các biện pháp để khắc phục hạn chế hoặc phát huy mặt ưu điểm. – Liên hệ bản thân, nêu lên những việc cần thiết bản thân cần thực hiện cũng như trách nhiệm của cộng đồng, của thế hệ trẻ hiện nay. 3. Kết đoạn: Sử dụng 1 câu văn để khẳng định tính đúng đắn, tầm quan trọng của vấn đề Đoạn nghị luận vấn đề tư tưởng đạo lý: 1. Mở đoạn: – Giới thiệu luận điểm. – Sử dụng 1 đến 2 câu văn để dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận. 2. Thân đoạn – Nêu khái niệm, giải thích rõ vấn đề cần nghị luận. – Bàn luận giải quyết vấn đề. Phân tích và chứng minh những mặt đúng của tư tưởng , đạo lí cần bàn luận: + Biểu hiện của vấn đề trong cuộc sống. + Tại sao ta cần phải thực hiện đạo lý đó. + Chúng ta cần phải làm gì để thực hiện đạo lý đó. – Bày tỏ quan điểm của người viết: + Đánh giá vấn đề: Nêu ý nghĩa của vấn đề, mức độ đúng – sai, đóng góp – hạn chế của vấn đề. + Từ sự đánh giá trên, rút ra bài học kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như trong học tập, trong nhận thức cũng như trong tư tưởng, tình cảm… + Đề xuất phương châm đúng đắn… 3. Kết đoạn: Khẳng định vấn đề – Khẳng định chung về tư tưởng, đạo lí đã bàn luận ở thân bài (…) – Lời nhắn gửi đến mọi người (…) Một số đề và cách làm tham khảo Cách làm văn nghị luận xã hội Đề 1: Em có suy nghĩ về đức tính kiên trì a) Mở bài – Kiên trì là một đức tính quan trọng của mỗi người dân Việt Nam – Đây là một phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam giúp chúng ta vượt qua bao khó khăn thử thách để đi tới thành công, đặc biệt là việc đẩy lùi kẻ thù xâm lăng, xây dựng và phát triển đất nước. b) Thân bài – Khái niệm: Đức tính kiên trì là gì? Kiên trì là đức tính thể hiện việc kiên nhẫn, quyết tâm đến cùng mà không bỏ cuộc. c) Phân tích, chứng minh – Có rất nhiều những tấm gương sáng thể hiện đức tính kiên trì và đạt được thành công. + Nhiều bạn học sinh kiên trì theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình, tự xây dựng nên những công ty khởi nghiệp. Hay những bạn học sinh kiên trì học tập đã dành được các học bổng toàn phần từ các nước:Mỹ, Anh, Pháp, Úc… + Nguyễn Ngọc Kí: Người thầy bị liệt hai tay nhưng vẫn kiên trì rèn luyện, viết chữ bằng chân và đã trở thành người thầy nổi tiếng của dân tộc Việt Nam + Nick: Một người đã bị mất cả hai tay hai chân, tưởng chừng như cả thế giới sụp đổ trước mắt anh nhưng anh đã kiên trì rèn luyện: có thể tự rèn luyện vệ sinh cá nhân, bơi, chơi các trò chơi thể thao vận động: tenis, bóng đá, trở thành nhà diễn thuyết và đem lại nguồn cảm hứng lớn nhất cho tất cả người dân trên thế giới. + Bác Hồ là một tấm gương có đức tính kiên trì mạnh mẽ, vì kiên trì mà Bác mới có thể tìm ra được con đường cứu nước được cho dân tộc Việt Nam. – Nhưng bên cạnh đó vẫn có những người bỏ giữa chừng, làm việc hay bỏ cuộc, không cố gắng hết sức, làm việc hay nản (ví dụ cụ thể) d) Bài học nhận thức và liên hệ bản thân – Cần phải có đức tính kiên trì vì nó giúp cho chúng ta vượt qua được khó khăn, đạt được thành công – Đức tính kiên trì là phẩm chất đáng quý mà mỗi người cần có – Học sinh cần rèn luyện đức tính kiên trì để tạo nên thói quen cho bản thân mình, xây dựng nên những kế hoạch học tập khoa học, bổ ích Kết bài – Khẳng định lại đức tính kiên trì Đề 2: Em có suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện internet hiện nay? Nghị luận vấn đề xã hội a) Mở bài – Trong xã hội hiện nay, xã hội càng phát triển kéo theo đó là các vấn đề tiêu cực xảy ra như: ô nhiễm môi trường, bạo lực học đường, bệnh thành tích, rác thải… trong đó nghiện internet là hiện tượng được xã hội đáng quan tâm nhất. b) Thân bài – Khái niệm: Nghiện internet là gì? Là hành động mà con người dành quá nhiều thời gian cho internet mà không có mục tiêu chính xác, gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, tiền bạc, thời gian của chính mình. c) Thực trạng – Hiện nay hiện tượng nghiện internet diễn ra rất phổ biến nhất là lứa tuổi học đường cụ thể + Học sinh bỏ học để đi chơi game. + Học sinh không chú ý nghe giảng chỉ chú ý vào điện thoại + Lấy chộm tiền của bố mẹ để đi chơi game… d) Hậu quả – Ảnh hưởng xấu tới quá trình học tập – Ảnh hưởng xấu tới sức khỏe – Tiêu tốn tiền của và thời gian – Gây nghiện e) Nguyên nhân – Nguyên nhân khách quan: do cha mẹ không quan tâm tới con cái, thầy cô bạn bè không quan tâm các em, nhà trường ít chú trọng vào các hoạt động kĩ năng sống mà chỉ chú trọng vào lí thuyết, xã hội chưa có biện pháp giáo dục triệt để. – Nguyên nhân chủ quan: do chính bản thân không làm chủ được chính mình không có lí tưởng sống, mục đích sống hướng tới phù hợp. f) Biện pháp khắc phục (Dựa vào nguyên nhân để nêu biện pháp) Kết bài: Dùng liên hệ bản thân để nêu kết bài. Đề 3: “Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”. ( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43) Anh/chị hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩa của bản thân về ý nghĩa của câu chuyện được gợi ra trong phần đọc hiểu. Chung tay xây dựng Nước Trời” Hướng dẫn 1. Hình thức: Đúng yêu cầu của một đoạn văn. Đủ số từ quy định; diễn đạt mạch lạc, rõ ràng làm sáng tỏ cho chủ đề. 2. Nội dung: Làm sáng tỏ các nội dung sau: * Tóm tắt và nêu vấn đề – Trong câu chuyện, vì người mẹ vội vã, thiếu toàn diện khi nhìn nhận một vấn đề mà dẫn đến la mắng, trách nhầm con mình. – Từ câu chuyện rút ra thông điệp ý nghĩa: Khi nhìn nhận, đánh giá một vấn đề nào đó cũng cần cẩn thận, toàn diện và khách quan để không gây ra những hậu việc đáng tiếc * Phân tích, chứng minh – Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Cậu con út trong câu chuyện, đơn giản chỉ muốn thể hiện tình cảm của mình dành cho mẹ, mong làm mẹ vui. Nhưng cậu còn quá nhỏ để nhận thức được: Tình cảm chân thành cũng cẩn thể hiện đúng lúc, đúng chỗ. – Về phần người mẹ, bà đã quá vội vàng kết luận khi chưa nhìn ra mọi mặt vấn đề đã giận dữ và dạy cho con mình một bài học. Kết quả, khi vỡ lẽ, bà đã hối hận vì hành động của mình. * Bình luận – Dù cuộc sống vội vã, có quá nhiều thứ để lo toan nhưng cha mẹ nên chăng cũng cần dành nhiều thời gian quan tâm và để hiểu hơn về con cái. – Khi đánh giá, nhận xét một vấn đề nào đó cần cẩn thận tìm hiểu mọi mặt rồi đưa ra kết luận. – Ai cũng có thể mắc sai lầm, nhất là đối với con trẻ. Vậy nên, chúng ta cũng cần có cái nhìn cảm thông thay vì vội vàng giận dữ, truy cứu đến cùng. Video về cách làm bài văn nghị luận xã hội Kết luận Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu thế nào là nghị luận xã hội và đặc biệt là cách viết đoạn văn nghị luận xã hội. Chúc các bạn thành công!
Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/cach-viet-doan-van-nghi-luan-xa-hoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp