Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 11 năm 2022 – 2023

0
118
Rate this post

Đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1 năm 2022 – 2023 gồm 3 đề thi giữa kì 1 có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết.

Đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình học giữa kì 1 lớp 11 môn Lịch sử. Ngoài ra các em tham khảo thêm: đề thi giữa kì 1 môn tiếng Anh 11, đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn, Toán 11. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.

Ma trận đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1

Tên chủ đề

(nội dung, chương…)

Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Tổng
Chủ đề 1:

Nhật bản

– Trình bày được nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị

– Nhận biết được để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành những cải cách tiến bộ.

– Hiểu được đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật là Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt. Đánh giá được nhân tố “chìa khóa” đưa Nhật phát triển.
  Số câu: 1,5

Số điểm: 3,25đ

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu:

Số điểm:

Số câu 1/2

Số điểm: 1,0đ

Số câu: 3

Số điểm: 4,5đ

Tỉ lệ 45%

Chủ đề 2:

Ấn Độ

– Biết được trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp đấu tranh gì đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ – Hiểu được cao trào đấu tranh 1905-1908 ở Ấn Độ do một bộ phận giai cấp tư sản lãnh đạo
  Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu:

Số điểm:

Số câu

Số điểm:

Số câu: 2

Số điểm: 0,5đ

Tỉ lệ 5,0%

Chủ đề 3: Trung Quốc – Hiểu được mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội

– Trình bày được tính chất và ý nghĩa của CMTH 1911.

– Rút ra được hạn chế của cách mạng Tân Hợi.
  Số câu:

Số điểm:

Số câu: 1,5

Số điểm: 1,75đ

Số câu: 1/2

Số điểm: 1,5đ

Số câu:

Số điểm:

Số câu: 2

Số điểm: 3,25đ

Tỉ lệ 32,5%

Chủ đề 4: Các nước Đông Nam Á (TK XIX- đầu TK XX)   – Hiểu được cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn khủng hoảng, suy yếu

 

     
  Số câu:

Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu:

Số điểm:

Số câu:

Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Tỉ lệ 2,5%

Chủ đề 5: Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh (TK XIX- đầu TK XX)   – Hiểu được mục đích của Mĩ khi đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ” là gì      
  Số câu:

Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu:

Số điểm:

Số câu:

Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Tỉ lệ 2,5%

Chủ đề 6: Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918)     – Vì sao Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất

 

– Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến Việt nam  
  Số câu:

Số điểm:

Số câu:

Số điểm:

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu: 1

Số điểm: 0,25

Số câu: 2

Số điểm: 0,5đ

Tỉ lệ 15%

Chủ đề 7: Những thành tựu văn hoá thời Cận đại   – Hiểu được những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là trào lưu triết học Ánh sáng

– Hiểu được trong thế kỉ XVII, nước nào ở phương Tây có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn tiêu biểu của văn học thế giới

– So sánh sự khác nhau về hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong buổi đầu thời cận đại với thời điểm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

 

   
  Số câu:

Số điểm:

Số câu: 2

Số điểm: 0,5đ

Số câu: 1

Số điểm: 0,25đ

Số câu:

Số điểm:

Số câu: 3

Số điểm: 0,75đ

Tỉ lệ 7,5%

Tổng số câu

Tổng số điểm

Tỉ lệ %

Số câu: 2,5

Số điểm: 3,0đ

Tỉ lệ 30%

Số câu: 6,5

Số điểm: 3,0đ

Tỉ lệ: 30 %

Số câu: 5

Số điểm: 20đ

Tỉ lệ 20%

Số câu: 1

Số điểm: 2,0đ

Tỉ lệ 20%

Số câu: 15

Số điểm: 10đ

Tỉ lệ; 100%

 

 

Đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1

SỞ GD&ĐT ………..

TRƯỜNG THPT……………

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I NĂM HỌC 2021– 2022

MÔN: LỊCH SỬ LỚP 11

Thời gian làm bài 45 Phút; 

Câu 1: Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng toàn diện của đất nước vào giữa thế kỉ XIX, Thiên hoàng Minh Trị đã

A. duy trì chế độ phong kiến.

B. thiết lập chế độ Mạc Phủ mới.

C. tiến hành những cải cách tiến bộ

D. nhờ sự giúp đỡ của các nước tư bản phương Tây.

Câu 2: Ý nào dưới đây là đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Nhật?

A. Chủ nghĩa đế quốc thực dân.

B. Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi.

C. Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến.

D. Chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.

Câu 3: Trong 20 năm đầu (1885 – 1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp đấu tranh gì đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

A. Dùng phương pháp bạo lực.

B. Dùng phương pháp ôn hòa.

C. Dùng phương pháp thương lượng.

D. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị.

Câu 4: Cao trào đấu tranh 1905-1908 ở Ấn Độ do giai cấp nào lãnh đạo?

A. Giai cấp nông dân.

B. Giai cấp công nhân.

C. Một bộ phận quý tộc mới.

D. Một bộ phận giai cấp tư sản.

Câu 5: Mục tiêu đấu tranh của tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội là

A. đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến Trung Quốc, thành lập Trung Hoa dân quốc.

B. đánh đổ các thế lực đế quốc, phong kiến, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.

C. lật đổ triều đình Mãn Thanh, đánh đuổi các thế lực đế quốc, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc.

D. lật đổ triều đình Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất.

Câu 6. Cuối thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở các nước Đông Nam Á đang trong giai đoạn

A. khủng hoảng triền miên .

B. bước đầu phát triển.

C. phát triển thịnh đạt.

D. hình thành.

Câu 7. Mục đích của Mĩ khi đưa ra học thuyết Mơn-rô “Châu Mĩ của người châu Mĩ” là gì?

A. Đoàn kết các dân tộc Châu Mĩ.

B. Biến Mĩ latinh trở thành “sân sau” của đế quốc Mĩ.

C. Hạn chế sự ảnh hưởng từ bên ngoài.

D. Tạo đà phát triển cho khu vực châu Mĩ.

Câu 8: Mĩ tham chiến muộn trong chiến tranh thế giới thứ nhất vì

A. Mĩ không muốn chiến tranh lan sang nước mình.

B. Mĩ muốn lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí.

C. Mĩ giữ thái độ trung lập trong chiến tranh.

D. nhân dân Mĩ phản đối chiến tranh.

Câu 9. Chiến tranh thế giới thứ nhất ảnh hưởng như thế nào đến Việt nam?

A. Pháp tăng cường bòn rút bóc lột người và của nhân dân Việt Nam.

B. Chiến tranh lan rộng đến Việt Nam.

C. Việt Nam trở thành trung tâm của chiến tranh.

D. Pháp bắt lính Việt Nam phục vụ chiến tranh.

Câu 10. “Những người đi trước dọn đường cho Cách mạng Pháp 1789 thắng lợi” là các nhà

A. chủ nghĩa xã hội khoa học

B. chủ nghĩa xã hội không tưởng

C. Triết học Ánh sáng

D. Văn hóa phục hưng

Câu 11: Trong thế kỉ XVII, nước nào ở phương Tây có nhiều nhà văn, nhà thơ lớn tiêu biểu của văn học thế giới?

A. Nga

B. Anh

C. Pháp

D. Mĩ

Câu 12. Hoàn cảnh ra đời của các thành tựu văn học, nghệ thuật, tư tưởng trong buổi đầu thời cận đại khác với thời điểm đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX là chủ nghĩa tư bản…

A. chưa giành thắng lợi hoàn toàn trước chế độ phong kiến.

B. đã giành thắng lợi hoàn toàn đối với chế độ phong kiến.

C. muốn tập hợp lực lượng để tấn công chế độ phong kiến.

D. muốn hình thành quan điểm và tư tưởng con người tư sản.

B. TỰ LUẬN (7 điểm)

Câu 1. (3,5 điểm): Trình bày nội dung của cuộc Duy tân Minh Trị. Theo em yếu tố nào được xem là nhân tố “chìa khóa” để đưa nước Nhật phát triển?

Câu 2. (2,5 điểm): Phân tích ý nghĩa và tính chất của cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911. Cuộc cách mạng này còn tồn tại những hạn chế gì?

Câu 3. (1.0 điểm): Em có nhận xét gì về tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất (1914 – 1918)?

Đáp án đề kiểm tra Lịch sử 11 giữa học kì 1

I. TRẮC NGHIỆM: (3,0 điểm)

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Câu 9 Câu 10 Câu 11 Câu 12
C D B D D A B B A C C A
0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ

II. TỰ LUẬN: (7,0 điểm)

CÂU NỘI DUNG ĐIỂM
Câu 1

(4,0 điểm)

* Nội dung:

Chính trị: Thủ tiêu chế độ Mạc phủ, thành lập chính phủ mới, thực hiện quyền bình đẳng giữa các công dân. Năm 1889 hiến pháp mới được ban hành, chế độ quân chủ lập hiến được thiết lập…

1,0đ
Kinh tế: Thống nhất tiền tệ, thị trường, cho phép mua bán ruộng đất, phát triển kinh tế TBCN ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng, đường sá, cầu cống… 1,0đ
Quân sự: Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểm phương tây, thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự, phát triển công nghiệp quốc phòng (đóng tàu, SX vũ khí…), mời chuyên gia quân sự nước ngoài… 0.5đ
Giáo dục: thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật, cử học sinh giỏi đi du học ở phương Tây… 0.5đ
* Nhân tố “Chìa khóa”:

– Lĩnh vự về cải cách vê giáo dục được xem là nhân tố “chìa khóa” vì:

Chỉ có cải cách giáo dục mới mở đường cho người Nhật đủ bản lĩnh nắm bắt được tri thức tiên tiến từ các nước phương Tây; Từ sự nắm bắt tri thức tiên tiến sẽ đưa Nhật từ nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước tư bản hung mạnh, sau đó thành một nước đế quốc ở châu Á

1.0đ
Câu 2

(3,0 điểm)

– Tính chất: Là cuộc cách mạng DCTS 0,5đ
Ý nghĩa:

+ Mở đường cho kinh tế TBCN phát triển ở Trung Quốc

+ Ảnh hưởng đến phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới….

1,0đ
* Hạn chế: là cuộc cách mạng tư sản không triệt để 0.5đ
+ Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, 0.5đ
+ Không thật sự tích cực chống phong kiến, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. 0.5đ

………………

Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/de-thi-giua-hoc-ki-1-mon-lich-su-lop-11/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp