Lúc ra đi tìm đường cứu nước bác hồ bao nhiêu tuổi

0
117
5/5 - (1 bình chọn)

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911- 05/6/2021) đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Vậy Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết để biết thêm chi tiết.

Con đường ra đi tìm đường cứu nước của Bác chính là nguồn cội, nền tảng đem lại những thành tựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta trên con đường giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.

Khi ra đi tìm đường cứu nước Bác Hồ bao nhiêu tuổi

Cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn – Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước.

Hành trình Người đi tìm hình của Nước và những bài học cho thế hệ trẻ Việt  Nam

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường ấy.

Hành trình của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh; từ đó mở ra cho dân tộc Việt Nam một con đường tiến tới độc lập, tự do.

Cuộc hành trình của Người đã qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia trên thế giới, đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại.

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước mất, nhà tan, các thế hệ người dân Việt Nam lúc bấy giờ đều mong muốn đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh nước mất, nhà tan và nỗi thống khổ của nhân dân, Người quyết định phải tìm ra con đường đúng đắn, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để cứu nước, cứu dân.

Khi rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm một con đường mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ nung nấu một ý chí với quyết tâm cháy bỏng đó là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”.

Vẻ đẹp bức họa “Người đi tìm hình của nước”

Bức hoạ “người đi tìm hình của nước”

Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đây, Người đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920 và xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, bóc lột và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”.

Thời gian từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách Mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ Báo Thanh niên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Bước ngoặt lịch sử

Trong bối cảnh đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, chứng kiến đất nước trong cảnh lầm than, nhân dân ta “Một cổ hai tròng,” bị chà đạp, áp bức, bóc lột tàn bạo, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra như phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu… nhưng tất cả đều thất bại.

Ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận ra dân tộc cần phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do.

Nung nấu quyết tâm đi tìm con đường đó, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi bộ từ Phan Thiết để tới Sài Gòn, tìm cơ hội đến phương Tây, thực hiện ước mơ cháy bỏng đó.

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước-bước ngoặt của cách mạng Việt Nam - Báo Hải  Quân Việt Nam

Đây chính là bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đến ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ bến cảng Nhà Rồng, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc.

Nhận xét về quyết định sang phương Tây tìm hiểu của Nguyễn Tất Thành, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lý Việt Quang, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, đây là một quyết định lịch sử.

Với việc chọn hướng đi sang phương Tây, tìm hiểu thực chất những điều ẩn giấu sau khẩu hiệu mỹ miều “Tự do, Bình đẳng, Bác ái,” Hồ Chí Minh đã có điều kiện để quan sát một chân trời mới, từ đó đưa lại cho Người những tư duy rất mới.

Người từng băn khoăn: “cũng có những người Pháp tốt,” “Tại sao người Pháp không ‘khai hóa’ đồng bào của họ trước khi đi ‘khai hóa’ chúng ta.”

Cũng chính nhờ chọn hướng đi đúng đắn sang phương Tây, Hồ Chí Minh được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, tư tưởng mới.

Bằng tư duy độc lập, tự chủ, Người đã gạn lọc và tiếp thu những hạt nhân hợp lý, làm giàu thêm vốn văn hóa của bản thân, để vươn lên tầm cao của văn hóa nhân loại, trở thành nhà văn hóa vừa mang đậm chất Á Đông, vừa hết sức cởi mở, hòa hợp với văn hóa phương Tây.

Đặc biệt, nhờ chọn hướng đi sang phương Tây, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để gặp gỡ, nghiên cứu và tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng, giúp giải quyết triệt để sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

Trong vòng 10 năm, từ 1911 đến năm 1920, Người đã đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ.

Đặc biệt, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Qua những chuyến đi, gặp những người dân ở các giai cấp, Người thực sự hiểu rằng, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa.

Nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.”

Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III.”

Thời đại Hồ Chí Minh

Ngày 28-1-1941, trong tiết trời vào Xuân, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã chính thức trở về sau một hành trình vĩ đại 30 năm. Người đã trực tiếp cùng Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn chỉnh đường lối cách mạng, lãnh đạo Nhân dânViệt Nam vùng lên đấu tranh làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà-Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một thời đại mới trong lịch sử quang vinh của dân tộc-Thời đại Hồ Chí Minh.

Tiếp sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, theo ngọn cờ “kháng chiến, kiến quốc”, quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Với dã tâm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Nhưng với một chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã ra sức thi đua vừa phát triển kinh tế, chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN vừa đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam. Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước tiến lên xây dựng CNXH.

Đất nước ta sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới. 

Trung thành với con đường cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã và đang giành được nhiều thành tựu to lớn trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Kết quả tất yếu

Hơn 80 năm qua, hoạt động của Đảng ta đã làm cho đất nước, con người Việt Nam thay đổi hoàn toàn, từ một xã hội lầm than, vươn lên một xã hội tươi sáng; Đó là đạo đức cao cả của Đảng và cũng là ước mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là làm sao cho nhân dân Việt Nam ta “ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở, được học hành…” chính vì thế mà trong hơn 80 năm qua một chặng đường dài lịch sử đầy thử thách, gian khổ và hy sinh, Đảng ta luôn là người tổ chức và lãnh đạo duy nhất mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.

Đảng tin dân, biết dựa vào dân; dân tin Đảng và kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay, toàn dân tộc Việt Nam luôn hãnh diện vì có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiếp tục sự nghiệp đổi mới của đất nước; ngày nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên, đây là một cơ hội để đất nước Việt Nam vững tin tiến bước trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và cũng là một kỳ vọng của nhân dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng mãi mãi là niềm tin hy vọng, tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại mãi mãi là ngọn cờ đưa đường, chỉ lối cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, anh dũng tiến lên đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đi vào cuộc sống, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

Từ chuyến đi lịch sử của 104 năm về trước, Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam rực rỡ cho đến ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh.

Tự hào về Đảng quang vinh, về Bác Hồ vĩ đại, mỗi người dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước càng thấy rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, xây dựng và phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; trước mắt cần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào cuộc sống.

Video về ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước

Kết luận

Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy là chàng thanh niên áo vải Nguyễn Tất Thành tròn 21 tuổi đã quyết định ra đi tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn để tìm ra con đường cứu dân, cứu nước khỏi đô hộ, thống trị. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được về bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Mời các bạn ghé thăm website của trường để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

 

 Giáo dục

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi?

Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (05/6/1911- 05/6/2021) đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc trên hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Bác. Vậy Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm bao nhiêu tuổi? Mời các bạn cùng theo dõi nội dung bài viết để biết thêm chi tiết. Con đường ra đi tìm đường cứu nước của Bác chính là nguồn cội, nền tảng đem lại những thành tựu vĩ đại trong lịch sử dân tộc ta trên con đường giành lại độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Khi ra đi tìm đường cứu nước Bác Hồ bao nhiêu tuổi Cách đây 110 năm, ngày 5/6/1911, tại Bến cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn – Gia Định (nay là thành phố Hồ Chí Minh) người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành khi đó mới vừa tròn 21 tuổi đã lên chiếc tàu mang tên Amiral La Touche De Tréville, ra đi tìm đường cứu nước. Hành trình Người đi tìm hình của Nước và những bài học cho thế hệ trẻ Việt Nam Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Và ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral Latouche Tréville, từ cảng Sài Gòn, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Vào thời điểm đó, không ai biết rằng vận mệnh của dân tộc Việt Nam đã gắn liền với quyết định ra đi của một con người mà lịch sử đã chứng tỏ là sáng suốt phi thường ấy. Hành trình của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã hình thành nên chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh; từ đó mở ra cho dân tộc Việt Nam một con đường tiến tới độc lập, tự do. Cuộc hành trình của Người đã qua 3 đại dương, 4 châu lục và gần 30 quốc gia trên thế giới, đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết cách mạng tiên phong của thời đại. Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh nước mất, nhà tan, các thế hệ người dân Việt Nam lúc bấy giờ đều mong muốn đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho dân tộc. Nguyễn Tất Thành sớm thấu hiểu tình cảnh nước mất, nhà tan và nỗi thống khổ của nhân dân, Người quyết định phải tìm ra con đường đúng đắn, nhằm đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược để cứu nước, cứu dân. Khi rời Bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm một con đường mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập tự do cho dân tộc, người thanh niên Nguyễn Tất Thành chỉ nung nấu một ý chí với quyết tâm cháy bỏng đó là: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Vẻ đẹp bức họa “Người đi tìm hình của nước” Bức hoạ “người đi tìm hình của nước” Nguyễn Ái Quốc đã đi qua gần 30 nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và Người đã rút ra kết luận là chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Cũng từ đây, Người đã tìm đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp cuối năm 1920 và xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức, bóc lột và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Thời gian từ năm 1921 đến năm 1930, Nguyễn Ái Quốc ra sức truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị về lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường Kách Mệnh”, đặc biệt là việc xuất bản tờ Báo Thanh niên ra ngày 21/6/1925, Người đã chuẩn bị về đường lối chính trị để tiến tới thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Bước ngoặt lịch sử Trong bối cảnh đầu thế kỉ XX, dưới ách thống trị của chế độ thực dân phong kiến, chứng kiến đất nước trong cảnh lầm than, nhân dân ta “Một cổ hai tròng,” bị chà đạp, áp bức, bóc lột tàn bạo, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra như phong trào Cần Vương, cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Yên Thế, phong trào Duy Tân của Phan Chu Trinh, phong trào Đông kinh nghĩa thục của Phan Bội Châu… nhưng tất cả đều thất bại. Ngưỡng mộ và kính trọng lòng yêu nước, dũng cảm, kiên cường của các bậc tiền bối, với tấm lòng yêu nước sâu sắc, sự trăn trở về vận mệnh dân tộc, bằng sự hiểu biết của bản thân, Nguyễn Tất Thành sớm nhận ra dân tộc cần phải có con đường mới phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử để giành lại độc lập, tự do. Nung nấu quyết tâm đi tìm con đường đó, chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã đi bộ từ Phan Thiết để tới Sài Gòn, tìm cơ hội đến phương Tây, thực hiện ước mơ cháy bỏng đó. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước-bước ngoặt của cách mạng Việt Nam – Báo Hải Quân Việt Nam Đây chính là bước ngoặt quan trọng, mở đầu cho quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành. Đến ngày 5/6/1911, trên con tàu Amiral La Touche De Tréville từ bến cảng Nhà Rồng, tự giới thiệu là Văn Ba xin làm phụ bếp, Nguyễn Tất Thành đã rời Tổ quốc, bắt đầu cuộc hành trình 30 năm tìm con đường giải phóng dân tộc. Nhận xét về quyết định sang phương Tây tìm hiểu của Nguyễn Tất Thành, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Lý Việt Quang, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng (Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh) cho rằng, đây là một quyết định lịch sử. Với việc chọn hướng đi sang phương Tây, tìm hiểu thực chất những điều ẩn giấu sau khẩu hiệu mỹ miều “Tự do, Bình đẳng, Bác ái,” Hồ Chí Minh đã có điều kiện để quan sát một chân trời mới, từ đó đưa lại cho Người những tư duy rất mới. Người từng băn khoăn: “cũng có những người Pháp tốt,” “Tại sao người Pháp không ‘khai hóa’ đồng bào của họ trước khi đi ‘khai hóa’ chúng ta.” Cũng chính nhờ chọn hướng đi đúng đắn sang phương Tây, Hồ Chí Minh được tiếp xúc với nhiều nền văn hóa mới, tư tưởng mới. Bằng tư duy độc lập, tự chủ, Người đã gạn lọc và tiếp thu những hạt nhân hợp lý, làm giàu thêm vốn văn hóa của bản thân, để vươn lên tầm cao của văn hóa nhân loại, trở thành nhà văn hóa vừa mang đậm chất Á Đông, vừa hết sức cởi mở, hòa hợp với văn hóa phương Tây. Đặc biệt, nhờ chọn hướng đi sang phương Tây, Hồ Chí Minh đã có điều kiện để gặp gỡ, nghiên cứu và tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin, thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng, giúp giải quyết triệt để sự nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Trong vòng 10 năm, từ 1911 đến năm 1920, Người đã đến nhiều nơi trên thế giới. Bàn chân của Người đã từng in dấu trên nhiều nước thuộc các đại lục Âu, Á, Phi, Mỹ. Đặc biệt, Người đã dừng chân khảo sát khá lâu ở 3 nước đế quốc lớn nhất thời đó là Mỹ, Anh và Pháp. Qua những chuyến đi, gặp những người dân ở các giai cấp, Người thực sự hiểu rằng, chủ nghĩa đế quốc, thực dân là cội nguồn của mọi đau khổ cho giai cấp công nhân và nhân dân ở các nước chính quốc cũng như thuộc địa. Nhận thức được xu thế phát triển tất yếu của lịch sử và tính chất của thời đại mới mà Cách mạng Tháng Mười mở ra, Người xác định con đường cứu nước, con đường giải phóng dân tộc đúng đắn, khám phá ra chân lý lịch sử: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.” Người đã viết: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!” Từ đó tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III.” Thời đại Hồ Chí Minh Ngày 28-1-1941, trong tiết trời vào Xuân, Nguyễn Ái Quốc-Hồ Chí Minh đã chính thức trở về sau một hành trình vĩ đại 30 năm. Người đã trực tiếp cùng Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn chỉnh đường lối cách mạng, lãnh đạo Nhân dânViệt Nam vùng lên đấu tranh làm nên thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà-Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á, mở ra một thời đại mới trong lịch sử quang vinh của dân tộc-Thời đại Hồ Chí Minh. Tiếp sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, theo ngọn cờ “kháng chiến, kiến quốc”, quân và dân ta làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Với dã tâm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới, đế quốc Mỹ dựng lên chính quyền tay sai hòng chia cắt lâu dài đất nước ta. Nhưng với một chân lý “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lý đó không bao giờ thay đổi!”, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã ra sức thi đua vừa phát triển kinh tế, chiến đấu bảo vệ miền Bắc XHCN vừa đẩy mạnh kháng chiến chống Mỹ xâm lược ở miền Nam. Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối mở ra kỷ nguyên độc lập dân tộc, cả nước tiến lên xây dựng CNXH. Đất nước ta sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới. Trung thành với con đường cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhân dân ta đã và đang giành được nhiều thành tựu to lớn trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kết quả tất yếu Hơn 80 năm qua, hoạt động của Đảng ta đã làm cho đất nước, con người Việt Nam thay đổi hoàn toàn, từ một xã hội lầm than, vươn lên một xã hội tươi sáng; Đó là đạo đức cao cả của Đảng và cũng là ước mơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, là làm sao cho nhân dân Việt Nam ta “ai ai cũng có cơm ăn, áo mặc, có nhà để ở, được học hành…” chính vì thế mà trong hơn 80 năm qua một chặng đường dài lịch sử đầy thử thách, gian khổ và hy sinh, Đảng ta luôn là người tổ chức và lãnh đạo duy nhất mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Đảng tin dân, biết dựa vào dân; dân tin Đảng và kiên quyết đi theo con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn; từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đến nay, toàn dân tộc Việt Nam luôn hãnh diện vì có Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhân dân tiếp tục sự nghiệp đổi mới của đất nước; ngày nay vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế không ngừng được nâng lên, đây là một cơ hội để đất nước Việt Nam vững tin tiến bước trong thời kỳ hội nhập Quốc tế và cũng là một kỳ vọng của nhân dân vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng mãi mãi là niềm tin hy vọng, tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại mãi mãi là ngọn cờ đưa đường, chỉ lối cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta, anh dũng tiến lên đưa Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng đi vào cuộc sống, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Từ chuyến đi lịch sử của 104 năm về trước, Bác Hồ đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam rực rỡ cho đến ngày nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hoá kiệt xuất của nhân loại, Người đã sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh. Tự hào về Đảng quang vinh, về Bác Hồ vĩ đại, mỗi người dân Việt Nam dù ở trong hay ngoài nước càng thấy rõ hơn trách nhiệm, nghĩa vụ của mình tích cực tham gia xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng trong sạch vững mạnh, xây dựng và phát huy sức mạnh khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế; trước mắt cần tích cực thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng; thiết thực đưa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào cuộc sống. Video về ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước Kết luận Chủ tịch Hồ Chí Minh khi ấy là chàng thanh niên áo vải Nguyễn Tất Thành tròn 21 tuổi đã quyết định ra đi tại bến cảng Nhà Rồng – Sài Gòn để tìm ra con đường cứu dân, cứu nước khỏi đô hộ, thống trị. Hy vọng rằng bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được về bước ngoặt lịch sử vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Mời các bạn ghé thăm website của trường thcs-thptlongphu để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức bổ ích khác nhé.

 

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/luc-ra-di-tim-duong-cuu-nuoc-bac-ho-bao-nhieu-tuoi/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp