Đề thi giữa kì 1 GDCD 7 năm 2022 – 2023 nhằm kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trong giữa kì 1 từ đó điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp. Nội dung trong chương trình kiểm tra giữa kì 1 bao gồm các bài: Sống giản dị; trung thực; tự trọng; đạo đức và kỷ luật; chủ đề yêu thương cong người – đoàn kết tương trợ và tôn sư trong đạo.
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD năm 2022 – 2023 gồm 5 đề kiểm tra có đáp án kèm theo, giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi. Ngoài ra các em tham khảo thêm đề thi giữa kì 1 môn Ngữ văn 7, đề thi giữa học kì 1 môn tiếng Anh, Địa lý. Vậy sau đây là nội dung chi tiết, mời các bạn cùng theo dõi và tải tại đây.
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD 7 năm 2022 – Đề 1
Ma trận đề kiểm tra GDCD 7 giữa kì 1
Tên bài học | Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Cộng | |||||
TN | TL | TN | TL | Thấp | cao | ||||
TN | TL | TN | TL | ||||||
Sống giản dị
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Biết được biểu hiện của sống giản dị
1 0,25 2,5% |
1 Câu (0,25 đ) | |||||||
Yêu thương con người
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Nhận biết được
Thế nào yêu thương con người 1,5 Câu 0,75 đ 7,5% |
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống
½ Câu 1đ 10% |
2 Câu
( 1,75 đ) |
||||||
Tôn sư trọng đạo
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Biết được hành vi tôn sư trọng đạo và thiếu tôn sư TĐ
2 Câu 0,5đ 5% |
Hiểu được vì sao phải tôn sư trọng đạo
1 Câu 2điểm 20% |
2 Câu
( 3,25 đ) |
||||||
Tự trọng
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Biết được thế nào là tự trọng
1,5 Câu 0,75đ 7,5% |
½ Câu
( 0,25 đ) |
|||||||
Trung thực
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Nhận biết được người có tính trung thực
2Câu 0,5đ 5% |
1 Câu
( 0,25 đ) |
|||||||
Đoàn kết tương trợ
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Biết được ĐKTTcó ý nghĩa gì
1 Câu 025đ 2,5% |
Thế nào là đoàn kết tương trợ
1 Câu 2đ 20% |
Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống
½ Câu 1đ 10% |
1, 5 Câu
( 3 đ) |
|||||
Tục ngữ,ca dao có liên quan Các bài đã học
Số Câu Điểm Tỉ lệ |
Hiểu được các Câu ca dao,tục ngữ nói về các đức tính
1 Câu 1 đ 10% |
1 Câu
(1 đ) |
|||||||
T S Câu
TS điểm Tỉ lệ% |
10 Câu
5 điểm 50% |
2 Câu
3 điểm 30% |
1 Câu
2 điểm 20% |
9 Câu
10 điểm 100% |
Đề thi giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD năm 2022
I. Trắc nghiệm: (4đ) Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
Câu 1: Biểu hiện nào thể hiện giản dị (0,25đ)
a. Mai trưng diện để được tiếng là “sành điệu”
b. diễn đạt cầu kỳ,bóng bẩy
c. Nói ngắn gọn, dễ hiểu .
d. Tổ chức sinh nhật linh đình
Câu 2: Hành vi nào không thể hiện lòng yêu thương con người (0,25đ)
a. Tặng quà cho trẻ em nghèo
b. Ủng hộ trẻ mổ tim
c. Nuôi trẻ cơ nhỡ cho đi ăn xin.
d. Mở lớp học tình thương cho trẻ
Câu 3: Hành vi nào thiếu tôn sư trọng đạo (0,25đ )
a. Chăm chú nghe thầy cô giảng bài
b. Thăm thầy cô giáo cũ
c. Chào thầy cô không nghiêm túc
d. Học bài, soạn bài đầy đủ
Câu 4: Hành vi nào thể hiện trung thực (0,25 đ)
a. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc lỗi .
b. Giúp bạn khi làm bài kiểm tra
c. Nhận lỗi thay cho bạn
d. Bao che thiếu sót cho bạn thân
Câu 5: Người trung thực thể hiện hành động tế nhị khôn khéo như thế nào . (0,25đ )
a. Không phải điều gì cũng nói
b. Không phải biết gì cũng nói ra
c. Không tranh luận gay gắt
d. Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 6:Đoàn kết tương trợ sẽ giúp chúng ta thế nào?(0,25đ)
a. Có thói quen ỷ lại
b. Có chỗ dựa trọng mọi việc .
c. Có được sự yêu quí của mọi người.
d. Có lối sống giản dị.
Câu 7: Hành vi nào thể hiện tự trọng . (0,25đ)
a. Luôn giữ đúng lời hứa c. Nói xấu sau lưng người khác.
b. Không thấy xấu hổ hoặc hối hận khi làm điều sai trái d. Nịnh nọt để lấy lòng người khác.
Câu 8: Câu nào sau đây nói về truyền thống tôn sư trọng đạo. (0. 25đ)
a. Uống nước nhớ nguồn
b. Lời chào cao hơn mâm cỗ.
c. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
d. Kính thầy,yêu bạn.
Câu 9: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp (1 đ)
a. Yêu thương con người là . . . . . . làm những điều tốt đẹp cho người khác,. . . . . hoạn nạn.
b. Lòng tự trọng giúp con người có . . . . . . . . .vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ . Tránh được những…. . . . . . . . . . . có hại cho bản thân,gia đình và xã hội .
Câu 10: Ghi hành vi, đức tính ở cột B tương ứng với ca dao tục ngữ ở cột A ( 1 đ)
A | B |
a. Đói cho sạch, rách cho thơm | |
b. Chia ngọt, sẻ bùi | |
c. Cây ngay không sợ chết đứng | |
d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn |
II. Tự luận: ( 6 điểm )
Câu 11.Thế nào là đoàn kết tương trợ? Ý nghĩa ? ( 2 điểm )
Câu 12.Nêu ý nghĩa của tôn sư trọng đạo ? (2điểm)
Câu 13 . Hãy nhận xét hành vi của các bạn trong các tình huống sau ( 2điểm )
a. Trung hỏi vay tiền của Hồng để mua thuốc lá hút, Hồng không cho Trung vay và khuyên Trung không nên hút thuốc lá . Em có nhận xét gì về việc làm củaTrung và Hồng ?
b. Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm . Em có suy nghĩ gì về việc làm của hai bạn đó ?
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 lớp 7 môn GDCD
1. Trắc nghiệm: ( 4đ )
Câu 1: chọn c
Câu 2:chọn c
Câu 3: chọn c
Câu 4.: chọn a
Câu 5: chọn a
Câu 6: chọn c
Câu 7: chọn a
Câu 8: chọn a
Câu 9 . Điền vào chỗ trống từ thích hợp ( 1 đ )
a. quan tâm, giúp đỡ ; nhất là những người gặp khó khăn
b. nghị lực ; việc làm xấu
Câu 10. Ghi hành vi, đức tính ở cột B tương ứng với ca dao tục ngữ ở cột A
A | B |
a. Đói cho sạch, rách cho thơm | Tự trọng |
b. Chia ngọt, sẻ bùi | Đoàn kết tương trợ |
c. Cây ngay không sợ chết đứng | Trung thực |
d. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn | Sống giản dị |
II. Tự luận: (6 điểm)
11 .Học sinh cần nêu được các sau:
+ Đoàn kết tương trợ là sự thông cảm,chia sẻ bằng việc làm cụ thể, giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn (1đ)
+ Ý nghĩa (1 đ)
-Giúp chúng ta dễ hòa nhập, hợp tác với những người xung quanh và được mọi người yêu quí
– Tạo nên sức mạnh vượt qua khó khăn
12.Học sinh cần nêu được các sau:
+ Đối với bản thân: Tôn trọng và làm theo lời dạy của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ, trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.(1đ)
+ Đối với xã hội: Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo làm tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đào tạo nên những lớp người lao động trẻ tuổi đóng góp cho sự tiến bộ của xã hội .Tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, Chúng ta cần giữ gìn và phát huy.(1đ)
13 .Học sinh cần nêu được 2 ý:
a. Trung hỏi vay tiền của Hồng để mau thuốc lá hút, Hồng không cho Trung và khuyên Trung không nên hút thuốc lá .Việc làm của Hồng là đúng vì nó thể hiện lòng yêu thương con người (1 đ)
b. Giờ kiểm tra toán, có một bài khó, hai bạn ngồi cạnh nhau đã “góp sức” để cùng làm . Việc làm của hai bạn không phải là thể hiện đoàn kết tương trợ mà trong giờ kiểm tra chúng ta phải tự lực để đánh giá năng lực của bản thân . (1đ)
Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn GDCD 7 năm 2022 – Đề 2
Đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 7
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm).
Hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu những phương án đúng nhất.
Câu 1. Trong các câu dưới đây, câu nào không thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo:
A.Lá lành đùm lá rách.
B. Không thầy đố mày làm nên.
C. Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu mến thầy.
D. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy.
Câu 2: Trong các biểu hiện sau đây theo em biểu hiện nào nói lên tính giản dị:
A. Diễn đạt dài dòng, dùng nhiều từ cầu kì, bóng bẩy.
B. Nói năng cộc lốc, trống không.
C. Đối với mọi người luôn chân thành, cởi mở.
D. Làm việc gì cũng sơ sài.
Câu 3: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện tính biết tôn trọng kỉ luật:
A. Luôn giúp đỡ bạn bè khi gặp khó khăn.
B. Luôn hối hận khi làm điều sai trái.
C. Ủng hộ đồng bào bị bão lụt.
D. Làm bài đầy đủ trước khi đến lớp.
Câu 4: Trong những hành vi sau đây hành vi nào thể hiện tính trung thực:
A. Làm hộ bài cho bạn.
B. Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
C. Nhận lỗi thay cho bạn.
D. Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.
Câu 5: Câu ca dao “chết vinh còn hơn sống nhục” thể hiện phẩm chất gì?
A. Giản dị.
B. Trung thực.
C. Yêu thương con người.
D. Tự trọng.
Câu 6: Khi bạn ngồi bên cạnh bị ốm không đi học được, em sẽ làm gì?
A. Đến động viên, chép bài giúp bạn ấy.
B . Kệ bạn ấy.
C. Không quan tâm, việc ai người đó làm.
D. Cầu mong bạn ấy ốm thật lâu.
Phần II. Tự luận (7 điểm).
Câu 7: (2đ) Thế nào là tôn sư trọng đạo? Em hãy lấy 3 ví dụ minh hoạ?
Câu 8: (3đ) Tự trọng là gì? Em hãy nêu biểu hiện, ý nghĩa của tự trọng?
Câu 9: (2đ)
Hoàn cảnh gia đình bạn Tuấn rất khó khăn, Tuấn thường xuyên phải đi làm kiếm tiền giúp đỡ bố mẹ vào ngày chủ nhật. Vì vậy, thỉnh thoảng Tuấn báo cáo vắng mặt trong những hoạt động do lớp tổ chức vào chủ nhật. Có bạn ở lớp cho rằng Tuấn thiếu ý thức tổ chức kỉ luật.
– Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?
– Nếu em học cùng lớp với Tuấn, em sẽ làm gì để Tuấn được tham gia sinh hoạt với lớp trong những ngày chủ nhật.
Đáp án đề kiểm tra giữa kì 1 môn GDCD 7
A/ Phần trắc nghiêm khách quan: 3 điểm
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 |
Đáp án | A | C | D | B | D | A |
B/ Tự luận: 7 điểm
Câu 7:
– Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
– Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.
VD : hs tự lấy
Câu 8: (3 điểm)
Ý 1: Khái niệm (1đ) Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp với các chuẩn mực xã hội.
Ý 2: Biểu hiện Cư xử đàng hoàng, đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn làm tròn nhiệm vụ.
Ý 3: Ý nghĩa(1đ): Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân, được mọi người tôn trọng, quý mến.
Câu 9: (2 điểm)
– Không đồng tình với ý kiến trên. Vì Tuấn ở nhà giúp đỡ bố mẹ chứ không phải Tuấn đi chơi.
– Đến xin bố mẹ Tuấn và giải thích cho bố mẹ Tuấn biết về tầm quan trọng của hoạt động lớp vào ngày chủ nhật.
……………….
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm nội dung chi tiết
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp