Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã khắc họa tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, nay được trở về quê cũ.
sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
Bạn đang xem: Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Dịch nghĩa:
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Một số bản dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”
(Trần Trọng San dịch)
Bé đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.
Trẻ con trông thấy hững hờ,
Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao.
(Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995)
I. Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương
– Hạ Tri Chương (659 – 744) tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách.
– Quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).
– Ông là một nhà thơ nổi tiếng của thời nhà Đường.
– Năm 695, ông đỗ tiến sĩ, sinh sống và làm quan hơn 50 năm ở kinh đô Trường An và rất được Đường Huyền Tông nể phục.
– Lúc xin từ quan về quê làm đạo sĩ, vua Đường có tặng thơ và các quan, thái tử đều đến đưa tiễn.
– Ông còn được biết đến là một người bạn vong niên (bạn chơi với nhau không kể tuổi tác) với nhà thơ Lý Bạch.
– Hạ Tri Chương là một con người hào phóng, cởi mở và rất thích uống rượu.
II. Giới thiệu về bài thơ
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang(Trung Quốc).
– Bài thơ được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là “khách xa xứ” do đã lâu không về quê. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu đậm.
– Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Hạ Tri Chương với nhiều giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
2. Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương.
- Phần 2. Hai câu sau: Sự thay đổi của quê hương sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê.
4. Nhan đề
Nhan đề có sự độc đáo ở chỗ: “ngẫu nhiên viết” – không hoàn toàn chủ định viết mà nhân buổi trở về quê hương, đối mặt với sự đổi thay mà viết thành bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Qua đó, tác giả bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết.
5. Nội dung
Bài thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc của một người con xa quê lâu ngày nay được trở về quê.
6. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu hài hước mà đầy sâu sắc.
Xem thêm Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê của Hạ Tri Chương đã khắc họa tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, nay được trở về quê cũ.
sẽ cung cấp tài liệu giới thiệu về nhà thơ Hạ Tri Chương và bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
Phiên âm:
Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi,
Hương âm vô cải, mấn mao tồi.
Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,
Tiếu vấn, khách tòng hà xứ lai?
Dịch nghĩa:
Rời nhà từ lúc còn trẻ, già mới quay về,
Giọng quê không đổi, nhưng tóc mai đã rụng.
Trẻ con gặp mặt, không quen biết,
Cười hỏi: Khách ở nơi nào đến?
Một số bản dịch thơ:
Khi đi trẻ, lúc về già
Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao.
Trẻ con nhìn lạ không chào
Hỏi rằng: Khách ở chốn nào lại chơi?
(Phạm Sĩ Vĩ dịch)
Trẻ đi, già trở lại nhà
Giọng quê không đổi, sương pha mái đầu
Gặp nhau mà chẳng biết nhau
Trẻ cười hỏi: “Khách từ đâu đến làng?”
(Trần Trọng San dịch)
Bé đi, già mới về nhà,
Tiếng quê vẫn thế, tóc đà rụng thưa.
Trẻ con trông thấy hững hờ,
Cười ồ, hỏi khách lại từ phương nao.
(Trần Trọng Kim, Đường thi, NXB Văn hoá thông tin, 1995)
I. Đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương
– Hạ Tri Chương (659 – 744) tự Quý Chân, hiệu Tứ Minh cuồng khách.
– Quê ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc).
– Ông là một nhà thơ nổi tiếng của thời nhà Đường.
– Năm 695, ông đỗ tiến sĩ, sinh sống và làm quan hơn 50 năm ở kinh đô Trường An và rất được Đường Huyền Tông nể phục.
– Lúc xin từ quan về quê làm đạo sĩ, vua Đường có tặng thơ và các quan, thái tử đều đến đưa tiễn.
– Ông còn được biết đến là một người bạn vong niên (bạn chơi với nhau không kể tuổi tác) với nhà thơ Lý Bạch.
– Hạ Tri Chương là một con người hào phóng, cởi mở và rất thích uống rượu.
II. Giới thiệu về bài thơ
1. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được Hạ Tri Chương sáng tác nhân lúc về thăm quê cũ ở Vĩnh Hưng, Việt Châu (nay thuộc huyện Tiêu Sơn, tỉnh Chiết Giang(Trung Quốc).
– Bài thơ được viết với tâm trạng đau xót khi về quê cũ mà lại bị người ở quê coi là “khách xa xứ” do đã lâu không về quê. Đồng thời bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết, sâu đậm.
– Đây là bài thơ nổi tiếng nhất của Hạ Tri Chương với nhiều giá trị cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
2. Thể thơ
Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3. Bố cục
Gồm 2 phần:
- Phần 1. Hai câu đầu: Sự thay đổi của nhân vật trữ tình khi trở về quê hương.
- Phần 2. Hai câu sau: Sự thay đổi của quê hương sau nhiều năm nhân vật trữ tình trở về quê.
4. Nhan đề
Nhan đề có sự độc đáo ở chỗ: “ngẫu nhiên viết” – không hoàn toàn chủ định viết mà nhân buổi trở về quê hương, đối mặt với sự đổi thay mà viết thành bài thơ bộc lộ tâm tư tình cảm của mình. Qua đó, tác giả bộc lộ tình yêu quê hương tha thiết.
5. Nội dung
Bài thơ đã thể hiện tình yêu sâu sắc của một người con xa quê lâu ngày nay được trở về quê.
6. Nghệ thuật
Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, giọng điệu hài hước mà đầy sâu sắc.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp