Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12

0
109
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12 để các bạn cùng tham khảo.

Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12

Phần trắc nghiệm (3 điểm)

1. Nội dung nào sau đây không phải là biểu hiện của tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt?

A. Niềm khát khao tổ ấm gia đình.

B. Tình thương yêu giữa những người nghèo khổ.

CMột tình huống đặc biệt: vui mà tội nghiệp, mừng mà vừa tủi vừa lo.

D. Tình cảnh thê thảm của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám 1945.

2. Nhận xét nào sau đây nêu đúng và đầy đủ chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?

A. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân kể về người vợ “nhặt được” của Tràng.

B. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân không chỉ miêu tả tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói nãm 1945 mà còn khẳng định bản chất tốt đẹp và sức sống kì diệu của họ.

CTruyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân thể hiện niềm khát khao về tổ ấm gia đình và tình yêu thương đùm bọc lẫn nhau của những người nông dân trước Cách mạng.

D. Truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân nói về tình cảnh thê thảm của người nông dân trong nạn đói năm 1945.

3. Thành công chủ yếu về nghệ thuật của truyện Vợ chồng A Phủ thể hiện ở những phương diện nào?

A. Khắc hoạ tính cách nhân vật và tạo màu sắc dân tộc đậm đà.

B. Khắc hoạ tính cách nhân vật và xây dựng tình huống truyện,

CXây dựng tình huống truyện và khắc hoạ tính cách nhân vật.

D. Tạo màu sắc dân tộc đậm đà và xây dựng tình huống truyện.

4. Chất sử thi trong Rừng xà nu của Nguyên Trung Thành thể hiện ở những yếu tố nào?

A. Xây dựng nhân vật anh hùng.

B. Miêu tả thiên nhiên hùng vĩ.

CXây dựng nhân vật và sử dụng ngôn ngữ.

D. Lựa chọn chủ đề, xây dựng cốt truyện và nhân vật, sử dụng giọng điệu và ngôn ngữ.

5. Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu có chi tiết: Sau cuộc nói chuyện với “người đàn bà”, có “một cái gì vừa mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố huyện vùng biển”. Theo anh (chị), nhân vật Đẩu đã hiểu ra điều gì?

A. Cuộc sống còn quá nhiều khó khăn của người dân chài vùng biển

B. Sự nhẫn nhục, cam chịu của người phụ nữ lao động vùng biển.

CTình thương yêu vô bờ của người mẹ đối với những đứa con của mình.

D. Không thể đơn giản, sơ lược trong việc nhìn nhận cuộc sống và con người.

6. Nhận định nào sau đây đúng và đầy đủ?

Hình tượng rừng xà nu trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Trung Thành có ý nghĩa tượng trưng cho:

A. Sức sống tuyệt vời của thiên nhiên Việt Nam.

B. Cuộc đấu tranh bất khuất của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên,

CSự bất lực của bom đạn đế quốc Mĩ.

D. Sức sống và phẩm chất tốt đẹp của dân làng Xô Man và các dân tộc Tây Nguyên.

7. Nhận định nào sau đây đúng và đầy đủ?

Truyện Số phận con người của nhà văn Nga Sô-lô-khốp thể hiện:

A. Vẻ đẹp của tích cách Nga.

B. Khát vọng vươn lên làm chủ số phận.

C. Vẻ đẹp của tích cách Nga và khát vọng vươn lên làm chủ số phận.

D. Niềm thương cảm trước những sô’ phận éo le, mất mát vì chiến tranh.

8. Đặc điểm nào sau đây không biểu hiện sự trong sáng của tiếng Việt?

A. Tính chuẩn mực có quy tắc.

B. Sự không lai căng, pha tạp.

CTính lịch sự, văn hoá trong lời nói.

D. Sự phong phú, sinh động về âm thanh, từ ngữ.

9. Đoạn văn sau đây có đặc điểm gì về diễn đạt?

Tôi quyết rằng trong lịch sử thi ca Việt Nam chưa hao giờ có một thời đại phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lúc một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hùng tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kì dị như Chế Lan Viên… và thiết tha, rạo rực, băn khoăn như Xuân Diệu.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Thi nhân Việt Nam)

A. Dùng từ chính xác, độc đáo; viết văn giàu hình ảnh.

B. Viết văn giàu hình ảnh, sử dụng phép liệt kê.

C. Dùng từ chính xác, độc đáo; sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê.

D. Sử dụng các phép tu từ lặp cú pháp, liệt kê.

10. Đoạn văn sau đây sử dụng phép tu từ nào?

Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn, đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sáng và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy. Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn.

(Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu)

A. Lặp cú pháp, liệt kê.

B. Lặp cú pháp, chêm xen.

C. Liệt kê, chêm xen.

D. Lặp cú pháp, liệt kê, chêm xen.

11. Đọc đoạn trích sau và cho biết vì sao lập luận đưa ra lại bị phe đối lập bác lại?

[…] Năm 1990, trong cuộc thi hùng biện châu Ả về luận đề “Loài người chung sống hoà bình là lí tưởng có thể thực hiện”, phía phản bác là đội Đại học Đài Loan, số 2 nói: “Dựa vào số liệu thống kê, từ năm 1945 đến nay, mỗi ngày có 12 cuộc chiến xảy ra, bao gồm các cuộc chiến tranh quốc tế hay nội chiêh lớn nhỏ. Xin hỏi mọi người, đó là trạng thái hoà bình chăng?”.

Về việc này, đội bảo vệ là Đại học Nam Kinh, số 3 phản bác: “… Đội bạn nói rằng từ năm 1945, mỗi ngày nổ ra 12 cuộc chiến tranh. Các số này nêu ra không chính xác. Sự thực là những năm 60 tổng cộng đã nổ ra khoảng 30 cuộc chiến, còn đến những năm 80 thì cả thảy nổ ra chưa đến 10 cuộc. Điều này chẳng nối lên một xu thế hoà hoãn hay sao?”.

(Theo Triệu Truyền Đống, Phương pháp biện luận,

Bạn đang xem: Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12

Nguyễn Quốc Siêu biên dịch, NXB Giáo dục, 1999)

A. Luận cứ không đầy đủ.

B. Luận cứ không chính xác.

C. Luận cứ không tiêu biểu.

D. Luận cứ mâu thuẫn.

12. Lập luân sau đây mắc lỗi gì?

Nam Cao viết nhiều về nông thôn. Lão Hạc ăn bả chó tự tử để tránh đói. Anh cu Phúc chết lặng trong xó nhà ẩm ướt trước những đôi mắt “dại đi vì đói” của hai đứa con. Bà cái đĩ chết vì một bữa no, tức là một kiểu chết vì quá đói. Lại có cảnh đám cưới, nhưng cưới để chạy đói.

A. Luận cứ không tiêu biểu.

B. Kết luận không rõ ràng.

C. Luận cứ mâu thuẫn.

D. Luận cứ không phù hợp với kết luận.

Phần tự luận (7 điểm – chọn một trong hai đề)

Đề 1

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Tô Hoài và tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

2. Phân tích giá trị nghệ thuật của việc xây dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Đề 2

1. Giới thiệu khái quát về tác giả Hê-minh-uê và tác phẩm Ông già và biển cả.

2. “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

Nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến đó.

II – GỢI Ý LÀM BÀI

a) Đáp án phần trắc nghiệm

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

C

B

A

D

D

D

C

D

C

D

B

D

b) Phần tự luận

Đề l

1. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba tác phẩm: Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường và Mường Giơn giải phóng. Bộ ba tác phẩm này kết tinh vốn hiểu biết sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc sống miền Tây Bắc.

Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ vượt lên trên cái khung tự sự đương thời, bởi nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đặc sắc, hấp dẫn. Tác phẩm viết về hai giai đoạn cuộc đời của Mị và A Phủ.

Giai đoạn ở Hồng Ngài, trong nhà thống lí Pá Tra. Ban đầu Mị và A Phủ sống tủi cực đắng cay trong kiếp trâu ngựa. Sau đó họ thức tỉnh, vùng lên đấu tranh thoát khỏi bóng tối cuộc đời.

Giai đoạn ở Phiềng Sa, gặp gỡ cách mạng, trở thành du kích. Nhờ cách mạng, cuộc đấu tranh của vợ chồng A Phủ chuyển biến từ tự phát sang tự giác. Qua hình tượng cán bộ A Châu, nhà văn khẳng định sự gắn bó sắt son giữa cách mạng và quần chúng nhân dân.

Truyện Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã phản ánh được một cách khá chân thực và sinh động bức tranh đời sống xã hội của dân tộc miền núi Tây Bắc trước ngày giải phóng Điện Biên. Đó là một thành công có ý nghĩa khai phá của nhà văn Tô Hoài về đề tài miền núi trong văn học Việt Nam hiện đại.

2. – Các tình huống độc đáo của truyện Vợ nhặt

+ Tràng là một thanh niên làm nghề kéo xe, nghèo khổ, thô kệch bỗng nhiên có được vợ (“nhặt” được vợ) một cách dễ dàng, nhanh chóng, ở ngay giữa đường giữa chợ, chỉ nhờ mấy bát bánh đúc.

+ Tràng lấy vợ trong một tình huống éo le, vui buồn lẫn lộn và trong hoàn cảnh nuôi mình mẹ già đã khó khăn, nay lại phải thêm một miệng ăn nữa.

+ Hạnh phúc của đôi vợ chồng mới lấy nhau, của gia đình bà cụ Tứ diễn ra trong tình cảnh thê thảm của nạn đói nãm 1945.

– Ý nghĩa của việc xây dựng tình huống truyện:

+ Lên án xã hội thực dân nửa phong kiến tàn bạo đẩy con người đến cảnh sống éo le, cùng cực.

+ Nói lên khát vọng của con người cho dù bị đẩy lùi vào tình huống bi đát, phải sống trong sự đe doạ của cái chết vẫn khát khao tình thương, khao khát có một gia đình êm ấm, luôn hướng về sự sống và hi vọng ở tương lai.

+ Tạo hoàn cảnh các nhân vật bộc lộ tính cách của mình.

Đề 2

1. Hê-minh-uê (1899 – 1961) là nhà văn Mĩ, con một thầy thuốc. Học xong trung học, bắt đầu làm phóng viên báo chí. Hê-minh-uê đã từng tự nguyện tham gia Đại chiến thế giới I, làm nhiệm vụ cứu thương. Cũng trong đại chiến này, Hê-minh-uê bị thương trên đất I-ta-li-a. Sau chiến tranh, tiếp tục làm phóng viên cho báo chí Mĩ ở châu Âu. Hê-minh-uê sống ở Pa-ri cho đến năm 1928. Tiếp đó, Hê-minh-uê còn tham gia nội chiến Tây Ban Nha và Chiến tranh thế giới thứ hai, dấu ấn sâu sắc về hai cuộc chiến tranh này được in đậm trong các sáng tác của ông. Hê-minh-uê đã vinh dự được nhận giải thưởng Nô-ben về văn học năm 1954. Ngoài viết văn, Hê-minh-uê còn say sưa với các công việc săn bắn, câu cá, đấu bò. Những nãm cuối đời, sống ở Cu-ba; sau đó trong một lần trở về Mĩ để chữa bệnh, Hê-minh-uê đã tự sát trong ngôi nhà của mình.

Hê-minh-uê là một nhà vàn lớn của nước Mĩ. Sự vĩ đại của ông là ở chỗ ông đã phát biểu, bằng hình tượng nghệ thuật, những chân lí của cuộc sống mà mọi người đều nghĩ mà không nói được, về nghệ thuật sáng tạo văn chương, ông đã có đóng góp lớn với nguyên lí “tảng băng trôi”. Nguyên lí này đòi hỏi tác phẩm văn chương phải súc tích, phải có sức gợi, phải dồn nén hiện thực. Nhà văn phải tạo ra những khoảng trống để người đọc tham gia sáng tạo. Tác phẩm của Hê-minh-uê vừa là ví dụ tiêu biểu, vừa là những lời phát biểu cho nguyên lí ấy.

Ông già và biển cả là tác phẩm nổi tiếng của Hê-minh-uê và là tác phẩm đã mang lại giải Nô-ben văn học cho tác giả. Đây là câu chuyện về công việc của một ông lão đánh cá. Điểm nổi bật nhất của tác phẩm là nghệ thuật xây dựng độc thoại nội tâm của nhân vật. Qua độc thoại của ông lão khi đi biển, khi nằm mơ, khi chiến đấu với đàn cá dữ, tác giả đã thể hiện quan niệm nghệ thuật của mình về con người. Tác phẩm ngợi ca sức mạnh, lòng quả cảm và kiên trung của con người. Không gì có thể huỷ diệt được con người bởi con người luôn sẵn sàng đối diện với mọi khó khãn. Trong tác phấm có những câu nói bất hủ như “Cái tốt đẹp quá thì khó bền”, “Cái gì làm mày thất bại… Ta đã đi quá xa”, “con người có thể bị đánh bại chứ không thể bị huỷ diệt”…

2. Các ý cần đạt:

– Giải thích và chứng minh tính đúng đắn của ý kiến: “Có ba điều trong cuộc đời mỗi người nếu đi qua sẽ không lấy lại được: thời gian, lời nói và cơ hội”.

+ Thời gian trôi qua không bao giờ trở lại, tuổi trẻ, sức lực sẽ phai tàn đi theo thời gian.

+ Lời nói là điều có thể nói ra dễ dàng nhưng rất khó để thu lại, lời đã nói ra như bát nước đã hắt đi.

+ Cơ hội là điều hiếm hoi trong cuộc sống, để có được cơ hội phải hội đủ nhiều yếu tố. Cơ hội đã trôi qua thì khó lặp lại lần tiếp.

– Bài học rút ra từ câu nói:

+ Phải biết quý trọng, không nên lãng phí thời gian, phải biết tận dụng thời gian để làm những việc có ích.

+ Cần cẩn trọng, suy nghĩ chín chắn trước câu nói.

+ Khi thời cơ đến, phải biết nắm lấy, không nên bỏ lỡ.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Kiểm tra tổng hợp cuối năm Lớp 12 được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-kiem-tra-tong-hop-cuoi-nam-lop-12/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp