Soạn bài Văn bản tổng kết – Ngữ Văn 12

0
108
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Văn bản tổng kết để các bạn cùng tham khảo.

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnĐầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

Soạn bài Văn bản tổng kết ngắn gọn

I. Tìm hiểu chung về văn bản tổng kết

Văn bản tổng kết nhằm nhìn nhận, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm khi kết thúc công tác

– Gồm 2 loại:

+ Tổng kết thực tiễn: văn bản tổng kết năm học, văn bản tổng kết nhiệm kỳ của Đoàn TN

+ Tổng kết tri thức: Tổng kết văn học dân gian Việt Nam, tổng kết Tiếng Việt

II. Cách viết văn bản tổng kết

1. a, Văn bản trên là văn bản tổng kết hoạt động thực tiễn

– Thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính

b, Mục đích: Nhìn nhận, đánh giá trung thực, khách quan kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm sau khi kết thúc hoạt động

Yêu cầu: chính xác, khách quan

Bố cục: 3 phần

– Mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên cơ quan, tổ chức, địa điểm, thời gian, tiêu đề

– Nội dung:

+ Mục đích ý nghĩa của công việc

+ Lần lượt tường trình, đánh giá công việc cụ thể

+ Rút kinh nghiệm hoặc kiến nghị

– Phần cuối

+ Nơi nhận

+ Người viết kí tên

2. – Văn bản trên là văn bản tổng kết tri thức

+ Diễn đạt bằng ngôn ngữ khoa học

– Mục đích: hệ thống kiến thức

– Nội dung: Tóm tắt kiến thức, kỹ năng cơ bản

3. Nội dung: mục đích, yêu cầu, hoạt động chính, kinh nghiệm…

– Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu, nghiên cứu đạt được

– Văn bản tổng kết tri thức lần lượt trình bày khái quát tri thức, thành tựu nghiên cứu

b, Tùy theo yêu cầu, nội dung văn bản tổng kết thuộc phong cách ngôn ngữ hành chính, khoa học

Luyện tập

Bài 1 (trang 177 sgk ngữ văn 12 tập 2)

a. Văn bản đã cho đạt được những yêu cầu:

– Bố cục đầy đủ 3 phần.

– Nội dung cụ thể, diễn đạt ngắn gọn, chính xác, nhận xét, kết luận đúng mực.

b. Những sự việc, số liệu trong phần bị lược bớt là:

– Phần I:

+ Những thuận lợi, khó khăn

+ Nhiệm vụ và mục tiêu phấn đấu

– Phần II; III; IV

+ Những công việc, những thành tích đạt được

+ Những việc chưa làm được

+ Những số liệu minh họa

c. Những nội dung còn thiếu:

+ Tên cơ quan ban hành văn bản

+ Địa điểm, thời gian

+ Bài học rút ra.

Bài 2 (trang 177 sgk ngữ văn 12 tập 2)

Tổng số văn bản đã học: 33

– Phân loại theo đặc điểm riêng: văn học Việt Nam, văn học nước ngoài

+ Theo thể loại: truyện ngắn 22, và 11 tác phẩm thơ

+ Theo thời kì lịch sử(thời kì chống Mỹ và chống Pháp)

+ Đặc điểm chính về nội dung:

– Phản ánh cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong thời kì chống Pháp, Mỹ

+ Tinh thần quật cường, ý chí chiến đấu kiên cường

+ Người dân chịu nhiều đau khổ từ ách áp bức

– Tình yêu đất nước, quê hương con người

– Tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu nặng

– Tình yêu đôi lứa

Nghệ thuật tự sự: tạo dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật

Soạn bài Văn bản tổng kết đầy đủ chi tiết

1. Văn bản tổng kết là một dạng văn bản hành chính – công vụ. Văn bản tổng kết một mặt thể hiện sự phân tích, đánh giá có ý nghĩa kết luận về quá trình học tập, nghiên cứu, công tác,… với một khoảng thời gian nhất định, mặt khác nêu lên bài học thiết thực và phương hướng cho những hoạt động tiếp theo.

2. Có nhiều loại hình tổng kết. Văn bản tổng kết được sử dụng rộng rãi trong đời sống. Trong phạm vi nhà trường, tổng kết thường bao gồm 2 loại chính:

– Tổng kết tri thức: đánh giá toàn bộ những kiến thức, kĩ năng đã tiếp nhận, rèn luyện trong một giai đoạn học tập nhất định hoặc kiến thức, kĩ năng của một phần, một chương của môn học nào đó.

– Tổng kết hoạt động thực tiễn: đánh giá toàn bộ những công việc và kết quả đã làm trong thực tiễn, rút ra những kết luân và bài học quan trọng,…

3. Văn bản tổng kết yêu cầu: nội dung tổng kết xác thực, khách quan. Văn bản tổng kết đòi hỏi người viết sử dụng thành thạo phương thức thuyết minh, nghị luận. Tuỳ theo nội dung tổng kết, người viết tổng kết phải chọn một hình thức trình bày phù hợp.

Luyện tập

1. Đọc văn bản (SGK, tr. 173 – 174) và trả lời các câu hỏi.

a) Văn bản trên đã đạt được những yêu cầu sau của một văn bản tổng kết:

– Bố cục rõ ràng, rành mạch, đảm bảo các phần tên văn bản, nội dung chính của văn bản, chữ kí của những người chịu trách nhiệm về văn bản;

– Cách diễn đạt ở các đoạn trích nguyên văn của văn bản đảm bảo phong cách ngôn ngữ hành chính.

b) Trong văn bản có một số phần bị lược bớt (được đánh dấu bàng dấu chấm lửng). Trong các phần bị lược đi ấy, tác giả dẫn ra những sự việc mà chi đoàn đã thực hiện được về các công tác giáo dục chính trị, tư tưởng (việc tham gia các hoạt động chung của nhà trường, tình hình chấp hành nội quy,…); việc bồi dưỡng kết nạp đoàn viên hoặc củng cố chất lượng đoàn viên,…; những số liệu thực về kết quả hoạt động tình nguyện.

c) Đối chiếu với yêu cầu của một bản tổng kết nói chung, văn bản trên thiếu nội dung: tiêu ngữ, tên cơ sở đoàn cấp trên; địa điểm, ngày tháng viết Tổng kết.

2. Anh (chị) hãy viết một bản tổng kết phần Văn học (hoặc Tiếng Việt, Làm văn) thuộc chương trình Ngữ vãn lớp 12.

Người viết cần hoàn thành một số nội dung sau:

– Tổng số văn bản (số bài) đã học;

– Phân loại theo đặc điểm riêng:

+ Theo thể loại: có bao nhiêu vãn bản là truyện ngắn? Bao nhiêu văn bản thơ?

+ Theo thời kì lịch sử: bao nhiêu tác phẩm ra đời trong kháng chiến chống Pháp? Chống Mĩ?

+ Nếu là Tiếng Việt hoặc Làm văn cần phân loại theo nhóm bài.

– Những đặc điểm chính về nội dung và nghệ thuật của các nhóm tác phẩm?

– Lập bảng thống kê các tác phẩm đã học (phụ lục).

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Văn bản tổng kết được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-van-ban-tong-ket/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp