Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – Ngữ Văn 12

0
90
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để các bạn cùng tham khảo.

Bài soạn sẽ gồm 2 phần là Ngắn gọnĐầy đủ chi tiết. Các em chú ý nhé.

I. Kiến thức cơ bản trong bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Trải qua hàng nghìn năm tồn tại và phát triển, tiếng Việt đã đạt được phẩm chất trong sáng nhưng yêu cầu gìn giữ sự trong sáng vẫn luôn luôn cần được đặt ra.

Sự trong sáng của tiếng Việt được biểu hiện qua một số mặt cơ bản như sau:

– Sự trong sáng của tiếng Việt trước hết bộc lộ ở hệ thống các chuẩn mực và quy tắc chung, ở sự tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đó. Có thể nói qua hàng ngàn năm phát triển, tiếng Việt đã xác lập được một hệ thống chuẩn mực và quy tắc thuộc các phương diện khác nhau. Hệ thống đó làm nên phẩm chất trong sáng của tiếng Việt và là cơ sở cho mọi hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Mặt khác, chuẩn mực không phủ nhận sự chuyển đổi linh hoạt và sáng tạo, không phủ nhận cái mới, miễn là cái sáng tạo, cái mới phù hợp với quy tắc chung.

Bạn đang xem: Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt – Ngữ Văn 12

– Sự trong sáng không dung nạp tạp chất. Nghĩa là không cho phép sử dụng tuỳ tiện, không cần thiết những yếu tố của ngôn ngữ khác. Nhưng nếu trong tiếng Việt không có yếu tố nào đó để biểu hiện thì có thể vay mượn từ tiếng nước ngoài. Điều này là cần thiết đối với mọi ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

– Sự trong sáng của tiếng Việt cũng biểu hiện ở tính văn hoá, lịch sự của lời nói. Nói năng thô tục, thiếu văn hoá, bất lịch sự tức là làm cho tiếng Việt mất đi vẻ trong sáng vốn có.

II. Hướng dẫn soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

1. Tính chuẩn xác trong việc dùng từ ngữ của Hoài Thanh và của Nguyễn Du khi chỉ ra nét tiêu biểu về diện mạo hoặc tính cách các nhân vật trong Truyện Kiều.

– Những từ ngữ được Hoài Thanh sử dụng để miêu tả, bình luận các nhân vật rất chuẩn xác:

+ Kim Trọng: rất mực chung tình.

+ Thuý Vân: cô em gái ngoan.

+ Hoạn Thư: người đàn bà bản lĩnh khác thường, biết điều mà cay nghiệt.

+ Thúc Sinh: sợ vợ.

+ Từ Hải: chợt hiện ra, chợt biến đi như một vì sao lạ.

+ Tú Bà: màu da “nhờn nhợt”.

+ Mã Giám Sinh: “mày râu nhẵn nhụi”.

+ Sở Khanh: “chải chuốt”, “dịu dàng”.

+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: miệng thề “xoen xoét”.

– Căn cứ vào Truyện Kiều, ta thấy được sự chính xác trong việc miêu tả, bình luận các nhân vật của tác giả:

+ Kim Trọng: Thuý Kiều là mối tình đầu, là người mà chàng yêu say đắm. Với nàng, Kim Trọng chung thuỷ trước sau như một. Khi Thuý Kiều lưu lạc chân trời góc bể, dù đã có Thuý Vân thay thế nhưng Kim Trọng không khi nào nguôi nỗi nhớ Thuý Kiều. Chàng đã lặn lội tìm tung tích nàng khắp nơi, chấp nhận cả việc từ quan treo ấn. Tìm được Thuý Kiều, dù nàng đã trải qua nhiều sóng gió, thậm chí “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” nhưng tấm tình Kim Trọng dành cho nàng vẫn mặn mà, đằm thắm.

+ Thuý Vân: dù bị đẩy vào tình thế gần như là bị ép buộc nhưng nàng đã nhận lời “trao duyên” của Thuý Kiều để chị an lòng trên đường xa dặm thẳm.

+ Hoạn Thư: người đàn bà thâm hiểm, luôn biết mình cần làm gì, không từ cả những thủ đoạn tinh vi, cay nghiệt nhất hòng đạt được mục đích.

+ Thúc Sinh: con người luôn lép vế cúi đầu trước vợ (Hoạn Thư). Thúc Sinh yêu Thuý Kiều, sống với nàng nhưng không dám nói với vợ. Khi Hoạn Thư hành hạ Thuý Kiều, chàng chỉ còn biết câm lặng ngậm đắng nuốt cay và khuyên Kiều bỏ trốn.

+ Từ Hải: người anh hùng bất ngờ đến với cuộc đời Thuý Kiều, giúp nàng báo ân, báo oán. Nhưng rồi, vì nghe lời Thuý Kiều mà bất ngờ phải chết giữa trận tiền.

+ Tú Bà: mụ đàn bà sống bằng nghề buôn phấn bán hương, buôn thịt bán người, lấy đêm làm ngày lấy ngày làm đêm nên màu da của mụ “nhờn nhợt”. Từ “nhờn nhợt” vừa miêu tả nước da của Tú Bà vừa thể hiện thái độ của Nguyễn Du đối với cái nghề “buôn thịt bán người” bẩn thỉu chốn lầu xanh.

+ Mã Giám Sinh: gã đàn ông trai lơ, chải chuốt, đã hơn bốn mươi tuổi còn “Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”. Hắn luôn cố tỏ ra trẻ trung, đường hoàng để đánh lừa người khác.

+ Bạc Bà, Bạc Hạnh: hai kẻ cùng hội cùng phường với Tú Bà, đều là những loại lọc lừa, điêu trá.

+ Sở Khanh: một gã chuyên đi lừa tình những cô gái bất hạnh, vẻ ngoài ra vẻ quân tử nhưng kì thực thì đểu giả và bạc tình.

2. Khôi phục các dấu câu trong đoạn văn của Chế Lan Viên.

Trong nguyên bản, Chế Lan Viên viết như sau:

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại.

Ngoài ra, có thể sử dụng một số phương án khác:

– Thay hai dấu gạch ngang ở câu 2 bằng ngoặc đơn:

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy – một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại.

– Thay dấu gạch ngang ở câu 3 bằng dấu hai chấm:

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận – dọc đường đi của mình – những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại.

– Kết hợp cả hai cách thay đổi trên :

Tôi có lấy ví dụ về một dòng sông. Dòng sông vừa trôi chảy, vừa phải tiếp nhận (dọc đường đi của mình) những dòng nước khác. Dòng ngôn ngữ cũng vậy: một mặt nó phải giữ bản sắc cố hữu của dân tộc, nhưng nó không được phép gạt bỏ, từ chối những gì mà thời đại mang lại.

3. Nhận xét về việc dùng từ nước ngoài trong các trường hợp SGK đã dẫn.

Microsoft là tên riêng (tên một công ti) nên cần dùng nguyên bản tiếng Anh.

file là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt tương ứng là tệp tin. Vì vậy, không nên sử dụng tiếng Anh trong trường hợp này.

hacker là từ tiếng Anh có nghĩa tiếng Việt tương ứng là kẻ đột nhập trái phép. Vì vậy, cũng không nên sử dụng tiếng Anh trong trường hợp này.

Từ “cocoruder” là danh từ tự xưng, đã được đặt trong ngoặc kép nên có thể chấp nhận được.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-giu-gin-su-trong-sang-cua-tieng-viet/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp