Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp – Ngữ Văn 12

0
115
Rate this post

Thầy cô trường sẽ hướng dẫn soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp để các bạn cùng tham khảo

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp ngắn gọn

I. Phép lặp cú pháp

Câu 1 (trang 150 sgk ngữ văn 12 tập 1):

a, Câu lặp cú pháp:

– Sự thật là từ mùa thu năm 1940… thuộc địa của Pháp nữa.

– Sự thật là dân ta lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật chứ không phải từ tay Pháp.

Kết cấu phép lặp ở trên:

+ Sự thật là…, CN (dân ta) – VN (thành thuộc địa), bổ ngữ

+ Dân ta (đã/ lại) – VN

→ Mục đích nhấn mạnh, tô đậm, khẳng định sự thật, chân lí

b, Phép lặp trong đoạn thơ

Câu 1 và 2: CN (đây) – VN (là của chúng ta)

Câu 3, 4, 5: Những Danh từ- Định tố

Tác dụng: nhấn mạnh, khẳng định niềm tự hào, tình yêu tha thiết đối với đất nước của nhà thơ.

c, Lặp lại cấu trúc: Nhớ sao…

→ Tái hiện chân thực nỗi nhớ của những người lính cách mạng, tác giả khi trở về xuôi vẫn tha thiết nhớ nhưng Việt Bắc

Câu 2 (trang 151 sgk ngữ văn 12 tập 1):

– Giống nhau: đều sử dụng phép lặp kết cấu cú pháp

– Khác nhau:

+ Số lượng tiếng: ở câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu (nhiều câu tục ngữ), trong những câu (vế câu) lặp lại kết cấu cú pháp với nhau, cần tương ứng về mặt từ loại

Trong văn xuôi, thơ tự do, những kết cấu cú pháp, sự đối xứng về từ loại và cấu tạo từ không nhất thiết ở mức độ nghiêm ngặt tuyệt đối :

+ Những dòng sông đỏ nặng phù sa/ những ngả đường bát ngát…

– Nhịp điệu: trong câu đối, thơ Đường luật, văn biền ngẫu, những vế câu lặp kết cấu cú pháp thì kết cấu nhịp điệu cũng lặp

+ Kết cấu nhịp điệu 2/5 hoặc 2/2/3 trong hai câu thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm

II. Phép liệt kê

– Đoạn văn trong Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn kết hợp phép liệt kê:… thì ta… thì cùng nhau…

Nhằm bày tỏ nỗi lòng của tác giả, làm nổi bật sự quan tâm, đối đãi chu đáo của Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ: cho cơm áo, thăng chức, cấp bổng, cho thuyền, ngựa

Trong đoạn văn Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh:

– Sử dụng phép liệt kê (kể tội ác của giặc Pháp)

– Sử dụng phép lặp cú pháp

→ Lên án, tố cáo tội ác về chính trị của thực dân Pháp đối với nhân dân ta bằng lời lẽ hùng biện và giọng văn đanh thép

III. Phép chêm xen

Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 12 tập 1):

(thị suy nghĩ đến giờ mới xong): trạng ngữ cho vị ngữ “thị hỏi hắn”

– Dấu tách biệt bộ phận: dấu ngoặc đơn

– Tác dụng của bộ phận đó: bổ sung thông tin cái khoảnh khắc “Thị Nở đặt bàn tay lên ngực hắn (tức Chí Phèo)

b, Cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau: bổ sung cho từ “cô độc” đứng trước

– Dấu tách các bộ phận: dấu phẩy

→ giải thích, làm rõ nghĩa cho từ “cô độc” trong suy nghĩ của Chí Phèo

c, Có ai ngờ và thương, thương quá đi thôi – được tách bằng dấu ngoặc đơn cuối câu.

– Thông tin thêm về thái độ ngạc nhiên và tình cảm thương mến của người viết với đối tượng

d, Lâm thời chính phủ của nước Việt Nam mới, đại biểu cho toàn dân Việt Nam là thành phần chêm xen, bổ sung cho chúng tôi, nằm ở giữa câu, được tách bằng dấu phẩy

Câu 2 (Trang 153 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Tác giả Tố Hữu được biết đến là nhà thơ trữ tình chính trị với nhiều tác phẩm tái hiện chân thực chặng đường cách mạng. Việt Bắc, kiệt tác nghệ thuật của Tố Hữu, được sáng tác trong giai đoạn lịch sử quan trọng- thời kì kháng chiến chống Pháp cứu nước của dân tộc. Với tầm nhìn của nhà tư tưởng, tâm hồn nghệ sĩ, Tố Hữu miêu tả sâu sắc mà cảm động cuộc chia ly của những người lính kháng chiến với căn cứ cách mạng Việt Bắc, cũng như hiện thực chiến tranh suốt 15 năm kháng chiến.

Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp đầy đủ chi tiết

I. Phép lặp cú pháp

Câu 1. Phép lặp cấu trúc cú pháp trong những ví dụ SGK đã dẫn.

a) Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

– Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã thành thuộc địa của Nhật, chứ không phải thuộc địa của Pháp nữa.

– Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp.

→ Kết cấu cú pháp: thành phần phụ tình thái – chủ ngữ – vị ngữ.

– Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập.

– Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

→ Kết cấu cú pháp: chủ ngữ – vị ngữ – trạng ngữ.

Tác dụng của phép lặp được sử dụng trong đoạn văn trích của Hồ Chí Minh: Tạo cho lời tuyên ngôn âm hưởng đanh thép, hùng hồn, đồng thời khẳng định thành quả của Cách mạng tháng Tám là đánh đổ chế độ thực dân và chế độ phong kiến.

b) Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

– Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

→ Kết cấu cú pháp: chủ ngữ – quan hệ từ () – vị ngữ.

– Những cánh đồng thơm mát

Bạn đang xem: Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp – Ngữ Văn 12

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

→ Kết cấu cú pháp: chủ ngữ – vị ngữ (tính từ hoặc cụm tính từ).

Tác dụng: Khẳng định mạnh mẽ chủ quyền của chúng ta và bộc lộ niềm vui sướng, tự hào khi giành được quyền làm chủ đất nước.

c) Những câu có lặp kết cấu cú pháp:

– Nhớ sao lớp học i tờ

– Nhớ sao ngày tháng cơ quan

– Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều

→ Kết cấu cú pháp: thành phần phụ cảm thán (Nhớ sao) – cụm danh từ.

Tác dụng: Biểu hiện nỗi nhớ da diết của người cán bộ cách mạng đối với con người và thiên nhiên Việt Bắc.

Câu 2. a) Tục ngữ:

– Bán anh em xa, mua láng giềng gần.

– Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.

Ở mỗi câu tục ngữ trên, hai vế lặp cú pháp có sự đối xứng chặt chẽ về:

– Số lượng tiếng: 4/4.

– Từ loại: Bán/mua (động từ), anh em/láng giềng (danh từ), xa/gần (tính từ), mực/đèn (danh từ), đen/rạng (tính từ).

b) Câu đối:

Cụ già ăn củ ấu non,

Chú bé trèo cây đại lớn.

Ở câu đối, phép lặp cú pháp bao giờ cũng đòi hỏi mức độ chặt chẽ rất cao, cụ thể là số tiếng ở hai vế phải bằng nhau. Hơn nữa, trong câu đối, phép lặp còn phối họp với phép đối (từng tiếng trong hai vế câu phải đối ứng nhau cả về từ loại và ý nghĩa; trong mỗi vế còn dùng các từ đồng nghĩa và trái nghĩa tương ứng). Có thể hình dung cụ thể điều này trong cặp câu đối trên như sau:

– Về từ loại: cụ già đối với chú bé (đều là danh từ), ăn đối với trèo (động từ), củ ấu non đối với cây đại lớn (cụm danh từ – tính từ).

– Về nghĩa: ở vế thứ nhất, ấu vừa chỉ cây, vừa có nghĩa là non (non đồng nghĩa với ấu), non cũng trái nghĩa với già ở đầu câu. Trong vế thứ hai, đại vừa là tên một loài cây vừa có nghĩa là lớn (lớn đồng nghĩa với đại) và trái nghĩa với bé.

Sự phối hợp cũng như yêu cầu chặt chẽ của các hình thức đối trong câu đối tạo nên sự bất ngờ, hấp dẫn đối với người đọc.

c)

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

(Nguyễn Bỉnh Khiêm – Nhàn)

Bài thơ Nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm được làm theo thể thất ngôn bát cú Đường luật. Trong thể thơ này, phép lặp cú pháp được biểu hiện rất rõ trong hai câu thực và hai câu luận. Phép lặp cú pháp đòi hỏi mức độ chặt chẽ cao. Cụ thể là:

– Kết cấu cú pháp phải giống nhau.

– Số lượng các tiếng bằng nhau.

– Các tiếng đối nhau về từ loại và nghĩa (Ta dại đối với Người khôn; ta tìm nơi đối với người đến chốn; vắng vẻ đối với lao xao).

d) Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

(Nguyễn Đình Chiểu – Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)

Hai câu văn của Nguyễn Đình Chiểu được viết theo thể văn biền ngẫu, ở thể văn này, trong một cặp câu, phép lặp cú pháp cũng thường phối hợp với phép đối, cụ thể:

– Hai câu văn có cấu trúc giống nhau, số lượng từ ngữ giống nhau.

– Các từ ngữ đối nhau về nghĩa và từ loại (Kẻ đâm ngang, người chém ngược đối với bọn hè trước, lũ ó sau; làm cho mã tà ma ní hồn kinh đối với trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ).

Câu 3. Ba câu thơ hoặc văn trong Ngữ văn 12, tập một có dùng phép lặp cú pháp.

– Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ Dân chủ Cộng hoà.

(Hồ Chí Minh – Tuyên ngôn Độc lập)

Trong hai câu văn trên, Hồ Chí Minh vừa sử dụng phép lặp cú pháp vừa phối hợp sử dụng biện pháp tăng cấp để khẳng định nhân dân ta đã bền bỉ đấu tranh giành lại quyền tự do, độc lập của mình.

– Mẹ tháo khăn phủ mặt cho chồng

Con cởi áo liệm thân cho bố

(Nông Quốc Chấn – Dọn về làng)

Phép lặp cú pháp kết hợp với phép liệt kê trong hai câu thơ trên góp phần thể hiện sâu sắc nỗi đau, nỗi bất hạnh của người dân Tây Bắc dưới sự xâm lăng, giày xéo của thực dân Pháp.

– Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh hại

(Nguyền Khoa Điềm – Đất Nước)

Phép lặp cú pháp được sử dụng trong hai câu thơ trên của Nguyễn Khoa Điềm góp phần khẳng định đóng góp của những cơn người vô danh vào quá trình đấu tranh, gìn giữ và dựng xây đất nước.

II. Phép liệt kê

a) Hiệu quả của phép lặp cú pháp và liệt kê trong đoạn văn trích trong Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn):

Phép lặp cú pháp “không có… thì ta cho…” phối hợp với phép liệt kê thể hiện những hành động đối đãi trọng vọng, ân tình của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ trong hoàn cảnh khó khăn, qua đó kêu gọi tướng sĩ đồng cam cộng khổ cùng chủ tướng để chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược.

b) Hiệu quả của phép lặp cú pháp và liệt kê trong đoạn văn trích trong Tuyên ngôn Độc lập (Hồ Chí Minh)

Phép lặp cú pháp kết hợp với liệt kê đã chỉ rõ và lên án những tội ác tày trời của thực dân Pháp đối với dân tộc ta. Tất cả các câu văn trong đoạn đều có cấu trúc giống nhau. Từ “chúng” và từ “ta” được lặp lại rất nhiều lần thể hiện thái độ và cảm xúc người viết trước tội ác của quân xâm lược.

III. Phép chêm xen

Câu 1. Phân tích bộ phận in đậm trong các câu SGK đã dẫn.

– Về vị trí: tất cả các bộ phận in đậm trong các bài tập a, b, c, d đều ở vị trí giữa câu hoặc cuối câu, sau bộ phận được chú thích.

– Về vai trò ngữ pháp: chúng được xen vào trong câu để bổ sung thêm thông tin.

– Dấu câu dùng để tách biệt bộ phận này với các bộ phận còn lại trong câu là dấu phẩy hoặc dấu ngoặc đơn (trong một số trường hợp khác cũng có thể dùng dấu gạch ngang).

– Tác dụng:

+ Trong bài tập a, phần chêm xen có ý biểu thị: thị Nở chẳng những kém về hình thức mà còn “chậm chạp” về trí tuệ.

+ Trong bài tập b, phần chêm xen nhấn mạnh ý: trong bao nhiêu thứ mà Chí Phèo phải đối diện, mà Chí Phèo “ngộ” ra sau trận ốm thì cô độc, sự xa lánh là điều đáng sợ nhất.

+ Trong bài tập c, phần chêm xen thứ nhất biểu thị sự bất ngờ, phần chêm xen thứ hai biểu thị cảm xúc yêu thương, trìu mến của nhân vật trữ tình đối với cô gái.

+ Trong bài tập d, phần chêm xen nhấn mạnh tư cách pháp nhân của “chúng tôi” (những người tuyên bố nền độc lập của đất nước Việt Nam). Nhờ phần chêm xen đó, lời tuyên bố có hiệu lực pháp lí và có sức thuyết phục cao.

Câu 2. Viết đoạn văn (từ 3 đến 5 câu) về Tố Hữu và bài thơ Việt Bắc, trong đó có sử dụng phép chêm xen và phân tích tác dụng của phép chêm xen trong trường hợp đó.

Đoạn văn tham khảo:

Chọn hình thức thể hiện là lối đối đáp mình – ta quen thuộc của ca dao, bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã vượt ra khỏi những cảm xúc riêng tư để chuyển tải một vấn đề lớn của đời sống cách mạng là vấn đề ân nghĩa thuỷ chung của cách mạng với nhân dân. Cách xưng hô mình – ta mà Tố Hữu sử dụng trong Việt Bắc khiến người đọc liên tưởng đến lời tâm tình của những đôi lứa yêu nhau (ca dao chẳng đã từng sử dụng nhiều lần cách xưng hô này để thể hiện tình yêu nam nữ đó sao!). Và vì vậy, cách xưng hô mình – ta của nhân vật trữ tình trong bài thơ đã đưa người đọc vào một thế giới tâm tình ngọt ngào của ca dao giao duyên, đậm đà màu sắc dân tộc.

Nhận xét:

Đoạn văn trên sử dụng phép chêm xen (ca dao chẳng đã từng sử dụng nhiều lần cách xưng hô này để thể hiện tình yêu nam nữ đó sao!). Phần chêm xen này nhằm lí giải cho nhận định trước đó. Vì cách xưng hô này từng xuất hiện nhiều lần trong ca dao về tình yêu nên khi nó xuất hiện trong bài thơ Việt Bắc, người đọc liên tưởng ngay đến những lời tâm tình của tình yêu đôi lứa.

Trên đây là hướng dẫn Soạn bài Thực hành một số phép tu từ cú pháp được các biên soạn trong chuyên mục soạn văn 12. Các em có thể tham khảo đầy đủ các bài soạn văn lớp 12 ở đó nhé.

Trường

Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/soan-bai-thuc-hanh-mot-so-phep-tu-tu-cu-phap/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp