Tại sao gọi là biển Đỏ mà không phải là tên khác?

0
126
Rate this post

Cùng tìm hiểu
Tại sao gọi là biển Đỏ mà không phải là tên khác?

“Biển Đỏ” còn gọi là “Hồng Hải” hay “Xích Hải” có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển Đỏ thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Tại phía bắc là bán đảo Sinai, vịnh Aqaba và vịnh Suez.

Biển Đỏ dài khoảng 1.900km và chỗ rộng nhất là trên 300km. Đáy biển có độ sâu tối đa 2.500m ở điểm giữa rãnh trung tâm và có độ sâu trung bình 500m, nhưng nó cũng có thềm lục địa nông và lớn về diện tích, là đáng chú ý đối với các sinh vật biển và san hô. Diện tích bề mặt khoảng 438.000 – 450.000km2.

Biển Đỏ
Vị trí của biển Đỏ trên bản đồ.

Bạn đang xem: Tại sao gọi là biển Đỏ mà không phải là tên khác?

Biển Đỏ là nơi sinh sống của trên 1.000 loài động vật không xương sống và 200 loại san hô cứng và mềm. Biển Đỏ là một phần của Đại Thung Lũng. Biển Đỏ là biển nhiệt đới nằm cao nhất về phía bắc của thế giới.

Lý do được gọi là biển Đỏ

Biển đỏ đã từng được gọi là vịnh Ả Rập trong phần lớn các tài liệu của người châu Âu cho đến tận thế kỷ XX. Chúng có nguồn gốc từ các nguồn tài liệu Hy Lạp cổ đạị. Cả Herodotus, Straban và Ptolemy đều gọi vùng nước này là Arabicus Sinus, trong khi giữ thuật ngữ biển Erythrias (Hồng Hải) cho các vùng nước xung quanh phía nam bán đảo Ả Rập, mà ngày nay người ta biết nó là Ấn Độ Dương.

Tên gọi của Biển đỏ không phải để thể hiện màu nước của nó. Nó có thể là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại tảo có màu đỏ Trichodesmium erythraeum gần với nước bề mặt. Một số người khác cho rằng nó dùng để chỉ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó được gọi là (harei edom).

Edom, có nghĩa là nước da hồng hào, cũng là một tên gọi khác trong tiếng Do Thái để chỉ khuôn mặt có màu đỏ của Esau trong Kinh Thánh và dân tộc là hậu duệ của ông, người Edom, và điều này lại đưa ra một khả năng khác của tên gọi Hồng Hải. Cũng có sự suy đoán là tên gọi Hồng Hải có được là do dịch sai của cái mà nó gọi là Hồng Hải trong câu chuyện Sách Xuất Hành của Kinh Thánh.

    Xem thêm
    Tại sao gọi là biển Đỏ mà không phải là tên khác?

    “Biển Đỏ” còn gọi là “Hồng Hải” hay “Xích Hải” có thể coi là một vịnh nhỏ của Ấn Độ Dương nằm giữa châu Phi và châu Á. Biển Đỏ thông ra đại dương ở phía nam thông qua eo biển Bab-el-Mandeb và vịnh Aden. Tại phía bắc là bán đảo Sinai, vịnh Aqaba và vịnh Suez.

    Biển Đỏ dài khoảng 1.900km và chỗ rộng nhất là trên 300km. Đáy biển có độ sâu tối đa 2.500m ở điểm giữa rãnh trung tâm và có độ sâu trung bình 500m, nhưng nó cũng có thềm lục địa nông và lớn về diện tích, là đáng chú ý đối với các sinh vật biển và san hô. Diện tích bề mặt khoảng 438.000 – 450.000km2.

    Biển Đỏ
    Vị trí của biển Đỏ trên bản đồ.

    Biển Đỏ là nơi sinh sống của trên 1.000 loài động vật không xương sống và 200 loại san hô cứng và mềm. Biển Đỏ là một phần của Đại Thung Lũng. Biển Đỏ là biển nhiệt đới nằm cao nhất về phía bắc của thế giới.

    Lý do được gọi là biển Đỏ

    Biển đỏ đã từng được gọi là vịnh Ả Rập trong phần lớn các tài liệu của người châu Âu cho đến tận thế kỷ XX. Chúng có nguồn gốc từ các nguồn tài liệu Hy Lạp cổ đạị. Cả Herodotus, Straban và Ptolemy đều gọi vùng nước này là Arabicus Sinus, trong khi giữ thuật ngữ biển Erythrias (Hồng Hải) cho các vùng nước xung quanh phía nam bán đảo Ả Rập, mà ngày nay người ta biết nó là Ấn Độ Dương.

    Tên gọi của Biển đỏ không phải để thể hiện màu nước của nó. Nó có thể là sự thể hiện cho sự nở rộ theo mùa của một loại tảo có màu đỏ Trichodesmium erythraeum gần với nước bề mặt. Một số người khác cho rằng nó dùng để chỉ các dãy núi giàu khoáng chất màu đỏ gần đó được gọi là (harei edom).

    Edom, có nghĩa là nước da hồng hào, cũng là một tên gọi khác trong tiếng Do Thái để chỉ khuôn mặt có màu đỏ của Esau trong Kinh Thánh và dân tộc là hậu duệ của ông, người Edom, và điều này lại đưa ra một khả năng khác của tên gọi Hồng Hải. Cũng có sự suy đoán là tên gọi Hồng Hải có được là do dịch sai của cái mà nó gọi là Hồng Hải trong câu chuyện Sách Xuất Hành của Kinh Thánh.

      Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
      Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
      https://thcs-thptlongphu.edu.vn/tai-sao-goi-la-bien-do-ma-khong-phai-la-ten-khac/

      Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

      Chuyên mục: Tổng hợp