Giáo án bài Nghĩa của câu

0
132
Rate this post

Tài liệu Giáo án bài Nghĩa của câu. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 11. Các thầy cô giáo có thể tải giáo án về để tham khảo phục vụ công việc giảng dạy của mình. Hi vọng, mẫu giáo án này sẽ giúp các thầy cô truyền đạt thông tin tốt nhất đến các em học sinh.

TIẾT 74-75     Tiếng Việt                                                      Ngày soạn: ……………………….

NGHĨA CỦA CÂU

 

Bạn đang xem: Giáo án bài Nghĩa của câu

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết được “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu .

b/ Thông hiểu: HS hiểu ý nghĩa “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu

c/Vận dụng thấp: HS lí giải được ý nghĩa “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” để lĩnh hội và tạo lập văn bản

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài tập tiếng Việt liên quan nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

b/ Thông thạo: xác định nghĩa của câu

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: tìm hiểu nghĩa của câu

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi trình bày nghĩa của câu

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của câu trong văn bản

-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

  1. Nội dung trọng tâm

1.Kiến thức

 – Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu .

– Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu.

  1. Kĩ năng :

nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong câu ; kĩ năng viết đoạn văn

  1. Thái độ: ý thức vận dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái
  2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu

           – Năng lực đọc – hiểu  văn bản để tìm nghĩa của câu

           – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu

– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tóm tắt , vẽ sơ đồ tư duy bài học

           – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bản dịch thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?(3 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

– GV giao nhiệm vụ: Điền vào chỗ trống các câu sau:

(1)……………….được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

(2)……………….được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

(3)………………là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

 

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: (1)Thành phần tình thái – (2)Thành phần cảm thán –(3) Các thành phần tình thái, cảm thán

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong phần Ghi nhớ sách Ngữ văn 9, tâp hai, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005 đã tổng kết tác dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu. Để thấy rõ hơn 2 thành phần nghĩa này, chúng ta đi vào tìm hiểu bài NGHĨA CỦA CÂU.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(  70   phút)

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 1.1 SGK và trả lời các câu hỏi

HS Khảo sát bài tập

1. Các sự việc:

– Cặp A: cả 2 câu cùng nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.

– Cặp B: cả hai câu cùng đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng.

2. Nhận xét

– Câu a1 có từ hình như thể hiện thái độ chưa chắc chắn. – Câu a2 không có từ hình như: thể hiện thái độ tin cậy cao.

– Cặp câu bl/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu bl bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.

Kết luận

-Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.

-Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngừ cảm thán.

I. Tìm hiểu chung

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a­ ­­­­ – Nghĩa sự việc: thông báo là Chí Phèo đã ao ước một gia đình nho nhỏ

– Nghĩa tình thái: ở ví dụ a 2 thì là câu phỏng đoán, chưa chắc chắn. “hình như”

  2. Kết luận: Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc) gọi là nghĩa sự việc (còn gọi là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu hiện,…) nghĩa tình thái, để bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. 

 Thao tác 1 : nghĩa sự việc

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II SGK và trả lời các câu hỏi

– Nghĩa sự việc của câu là gì?

 

– Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sự việc. ?

 – Nghĩa sự việc thường được thể hiện ở thành phần ngữ pháp nào của câu?

– GV đưa ví dụ:

     (1) Xe sắp chạy rồi.

     (2) Đứa bé ốm hôm nay đã đỡ nhiều.

     (3) Chuột.

     (4) Chao ôi!

    

 Thao tác 2: Luyện tập. Thảo luận nhóm.

HS: Đại diện nhóm trình bày.

GV nhận xét và cho điểm.

 

Nhóm 1: Bài tập 1 – 4 câu đầu

Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối;

Nhóm 3: Bài tập 2.

Nhóm 4 : bài tập 3

GV tích hợp với bài Thành phần tình thái trong Ngữ văn 9

HS đọc mục II SGK  và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự  việc qua các ngữ liệu sgk..

HS trả lời: Nghĩa miêu tả ở câu (1) và câu (2) phản ánh việc, câu (3) phản ánh (sự tồn tại của) con vật, câu (4) không có nghĩa miêu tả.

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

–    Câu 1 diễn tả hai sự việc (trạng thái): ao thu lạnh/nước thu trong

     − Câu 2 nêu một sự việc (đặc điểm): thuyền… bé

     − Câu 3 nêu một sự việc (quá trình): sóng… gợn

     − Câu 4 nêu một sự việc (quá trình): lá… đưa vèo

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

− Câu 5 nêu hai sự việc, trong đó có một sự việc (trạng thái): Tầng mây lơ

lửng, một sự việc (đặc điểm): trời xanh ngắt

     − Câu 6 nêu hai sự việc, trong đó một sự việc (đặc điểm): ngõ trúc quanh co,

một sự việc (trạng thái): khách vắng teo

     − Câu 7 nêu hai sự việc (tư thế): tựa gối/buông cần

     − Câu 8 nêu một sự việc (hành động): cá … đớp

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

Bài tập 2 a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: Kể, thực, đáng. các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc

b. Từ tình thái “có lẽ” -> phỏng đoán (mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn)

c. SV1 “Họ cũng phân vân như mình” (phỏng đoán chưa chắc chắn) Dễ (Từ tình thái) : có lẽ, hình như

SV2: “mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không”. Đến chính ngay mình (Từ tình thái)

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

Nghĩa tình thái ở câu này phải thể hiện sự đánh giá chủ quan mang tính khẳng định của nhân vật Huấn Cao, do đó chọn từ  hẳn là phù hợp.

II. Nghĩa sự việc.

  1. Khái niệm: Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc mà câu đề cập đến . Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó , câu cũng có nghĩa sự việc khác nhau. ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghãi sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc.

2. Biểu hiện: – Câu biểu hiện hành động.

 – Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:- Câu biểu hiện quá trình:- Câu biểu hiện tư thế:- Câu biểu hiện sự tồn tại:- Câu biểu hiện quan hệ:

=> Nghĩa sự việc của câu được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Mỗi câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.

– Ghi nhớ.

– Luyện tập:

 

 Thao tác 1 : nghĩa tình thái

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục III SGK và trả lời các câu hỏi

– Nghĩa tình thái của câu là gì?

 

– Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái ?

     HS đọc mục III SGK  và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự  việc qua các ngữ liệu sgk..

 

Sự biểu hiện:

– Khẳng định tính chân thực của sự việc

– Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.

– Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.

– Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.

– Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

 

 Thao tác 2: Luyện tập. Thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm.

Nhóm 1: Bài tập 1

Nhóm 2: Bài tập 2

Nhóm 3: Bài tập 3.

– Nhóm 4 : bài tập 4

 

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

Nghĩa sự việc

Nghĩa tình thái

a. Hiện tượng nắng mưa ở hai miền khác nhau.

Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao

b. Ảnh của mợ Du và thằng Dũng

Rõ ràng là: Khẳng định sự việc

c. Cái gông

Thật là: Thái độ mỉa mai

d. Giật cướp, mạnh vì liều

Chỉ:  nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.

 

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.

– Có thể: Phóng đoán khả năng

– Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt).

– Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu )

 

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

– Câu a: Hình như

– Câu b: Dễ

– Câu c: Tận

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

Đặt câu: – Bây giờ chỉ 8h là cùng.

à Phỏng đoán mức độ tối đa.

              – Chả lẽ nó làm việc đó.

à Chưa tin vào sự việc.

III. Nghĩa tình thái.

  1. Khái niệm:

– Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối  với sự việc hoặc đối với người nghe.

 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.

   a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu :

  b. Tình  cảm, thái độ của người nói đối với  người nghe :

– Tình cảm thân mật, gần gũi.

– Thái độ bực tức, hách dịch.

– Thái độ kính cẩn.

  3. Ghi nhớ : SGK.

IV. Luyện tập.

 

Bài tập 1.

Bài tập 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3.

Bài tập 4:

Bài tập bổ sung

Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hoá ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.

     Trả lời

     − Nó không đến cũng chưa biết chừng!

     − Cái áo này một trăm ngàn là cùng!

     − Nghe nói lại sắp có bão.

     − Chả lẽ giá cả cứ tăng mãi?

     − Nói thế hoá ra tôi lừa anh à?

     − Sự thật là cô Hoa đã chia tay anh Nam.

 

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều”

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

           – Sự việc: báo an toàn không có gì xảy ra, chuẩn bị đóng cửa thành khi bóng chiều sắp hết.

– Nghĩa tình thái là thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

     Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ cảm nhật chi tiết bát cháo hành trong truyện CHí Phèo ( Nam Cao). Chú ý có sử dụng nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong quá trình lập luận.

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-Đọc lại truyện Chí Phèo

– Viết đoạn văn theo yêu cầu;

– Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn.

 

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm thêm một số câu thơ, bài thơ, đoạn trích văn xuôi . Chỉ ra nghĩa sự  việc và nghĩa tình thái trong ngữ liệu đã sưu tầm

-HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Tìm hiểu qua sách tham khảo, mạng internet.

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

1. Củng cố: Chốt lại các ý chính

2. Dặn dò: Chuẩn bị: Hầu trời (Tản Đà)

1. Củng cố: Qua bài thơ cần nắm được quan niệm về chí làm trai của PBC;  Thấy được giọng thơ tâm huyết sục sôi của tác giả.

2. Luyện tập:  HS học thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ. Nắm được những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Chuẩn bị  bài mới: “Nghĩa của câu”. Học sinh đọc trước bài học.

     Nắm được hai thành phần nghĩa của câu, đặc biệt là nghĩa sự việc.

Giáo án

Xem thêm Giáo án bài Nghĩa của câu

TIẾT 74-75     Tiếng Việt                                                      Ngày soạn: ……………………….

NGHĨA CỦA CÂU

 

Ngày soạn:

Ngày dạy:

 

  1. Mức độ cần đạt
  2. Kiến thức :

a/ Nhận biết: HS nhận biết được “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu .

b/ Thông hiểu: HS hiểu ý nghĩa “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu

c/Vận dụng thấp: HS lí giải được ý nghĩa “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu

d/Vận dụng cao:

– Vận dụng “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” để lĩnh hội và tạo lập văn bản

  1. Kĩ năng :

a/ Biết làm: bài tập tiếng Việt liên quan nghĩa sự việc và nghĩa tình thái

b/ Thông thạo: xác định nghĩa của câu

3.Thái độ :

a/ Hình thành thói quen: tìm hiểu nghĩa của câu

b/ Hình thành tính cách: tự tin , sáng tạo khi trình bày nghĩa của câu

c/Hình thành nhân cách:

-Biết nhận thức được ý nghĩa của câu trong văn bản

-Có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

 

  1. Nội dung trọng tâm

1.Kiến thức

 – Hiểu được khái niệm “ nghĩa sự việc”, “nghĩa tình thái” – hai thành phần nghĩa của câu .

– Biết vận dụng hiểu biết về nghĩa của câu vào việc phân tích và tạo lập câu.

  1. Kĩ năng :

nhận diện phân tích nghĩa tình sự việc, nghĩa tình thái trong câu ; kĩ năng viết đoạn văn

  1. Thái độ: ý thức vận dụng viết câu văn đoạn văn biểu lộ nghĩa tình thái
  2. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

– Năng lực thu thập thông tin liên quan đến nghĩa của câu

           – Năng lực đọc – hiểu  văn bản để tìm nghĩa của câu

           – Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nghĩa của câu

– Năng lực sử dụng công nghệ thông tin để tóm tắt , vẽ sơ đồ tư duy bài học

           – Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

III. Chuẩn bị

1/Thầy

-Giáo án

-Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

-Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

-Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2/Trò

-Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

-Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

-Đồ dùng học tập

  1. Tổ chức dạy và học.
  2. Ổn định tổ chức lớp:

– Kiểm tra sĩ số, trật tự, nội vụ của lớp

  1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc lòng bản dịch thơ “Lưu biệt khi xuất dương” và nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?(3 phút)
  2. Tổ chức dạy và học bài mới:

 

& 1. KHỞI ĐỘNG ( 5 phút)

 

Hoạt động của Thầy và trò

– GV giao nhiệm vụ: Điền vào chỗ trống các câu sau:

(1)……………….được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

(2)……………….được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận…).

(3)………………là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

 

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ: (1)Thành phần tình thái – (2)Thành phần cảm thán –(3) Các thành phần tình thái, cảm thán

Từ đó, giáo viên giới thiệu Vào bài: Trong phần Ghi nhớ sách Ngữ văn 9, tâp hai, NXB Giáo dục Hà Nội, 2005 đã tổng kết tác dụng thành phần tình thái và thành phần cảm thán trong câu. Để thấy rõ hơn 2 thành phần nghĩa này, chúng ta đi vào tìm hiểu bài NGHĨA CỦA CÂU.

 

 & 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC(  70   phút)

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục 1.1 SGK và trả lời các câu hỏi

HS Khảo sát bài tập

1. Các sự việc:

– Cặp A: cả 2 câu cùng nói đến sự việc Chí Phèo từng có thời ao ước có một gia đình nho nhỏ.

– Cặp B: cả hai câu cùng đề cập đến sự việc người ta cũng bằng lòng.

2. Nhận xét

– Câu a1 có từ hình như thể hiện thái độ chưa chắc chắn. – Câu a2 không có từ hình như: thể hiện thái độ tin cậy cao.

– Cặp câu bl/ b2 đều đề cập đến một sự việc. Câu bl bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.

Kết luận

-Mỗi câu thường có hai thành phần nghĩa: Thành phần nghĩa sự việc và thành phần nghĩa tình thái.

-Các thành phần nghĩa của câu thường có quan hệ gắn bó mật thiết. Trừ trường hợp câu chỉ có cấu tạo bằng từ ngừ cảm thán.

I. Tìm hiểu chung

1. Tìm hiểu ngữ liệu:

a­ ­­­­ – Nghĩa sự việc: thông báo là Chí Phèo đã ao ước một gia đình nho nhỏ

– Nghĩa tình thái: ở ví dụ a 2 thì là câu phỏng đoán, chưa chắc chắn. “hình như”

  2. Kết luận: Mỗi câu thường có 2 thành phần nghĩa: đề cập đến một sự việc (hoặc một vài sự việc) gọi là nghĩa sự việc (còn gọi là nghĩa miêu tả hay nghĩa biểu hiện,…) nghĩa tình thái, để bày tỏ thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc đó. 

 Thao tác 1 : nghĩa sự việc

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục II SGK và trả lời các câu hỏi

– Nghĩa sự việc của câu là gì?

 

– Cho biết một số biểu hiện của nghĩa sự việc. ?

 – Nghĩa sự việc thường được thể hiện ở thành phần ngữ pháp nào của câu?

– GV đưa ví dụ:

     (1) Xe sắp chạy rồi.

     (2) Đứa bé ốm hôm nay đã đỡ nhiều.

     (3) Chuột.

     (4) Chao ôi!

    

 Thao tác 2: Luyện tập. Thảo luận nhóm.

HS: Đại diện nhóm trình bày.

GV nhận xét và cho điểm.

 

Nhóm 1: Bài tập 1 – 4 câu đầu

Nhóm 2: Bài tập 1- 4 câu cuối;

Nhóm 3: Bài tập 2.

Nhóm 4 : bài tập 3

GV tích hợp với bài Thành phần tình thái trong Ngữ văn 9

HS đọc mục II SGK  và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự  việc qua các ngữ liệu sgk..

HS trả lời: Nghĩa miêu tả ở câu (1) và câu (2) phản ánh việc, câu (3) phản ánh (sự tồn tại của) con vật, câu (4) không có nghĩa miêu tả.

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

–    Câu 1 diễn tả hai sự việc (trạng thái): ao thu lạnh/nước thu trong

     − Câu 2 nêu một sự việc (đặc điểm): thuyền… bé

     − Câu 3 nêu một sự việc (quá trình): sóng… gợn

     − Câu 4 nêu một sự việc (quá trình): lá… đưa vèo

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

− Câu 5 nêu hai sự việc, trong đó có một sự việc (trạng thái): Tầng mây lơ

lửng, một sự việc (đặc điểm): trời xanh ngắt

     − Câu 6 nêu hai sự việc, trong đó một sự việc (đặc điểm): ngõ trúc quanh co,

một sự việc (trạng thái): khách vắng teo

     − Câu 7 nêu hai sự việc (tư thế): tựa gối/buông cần

     − Câu 8 nêu một sự việc (hành động): cá … đớp

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

Bài tập 2 a. Nghĩa tình thái thể hiện ở các từ: Kể, thực, đáng. các từ còn lại biểu hiện nghĩa sự việc

b. Từ tình thái “có lẽ” -> phỏng đoán (mới là khả năng, chưa hoàn toàn chắc chắn)

c. SV1 “Họ cũng phân vân như mình” (phỏng đoán chưa chắc chắn) Dễ (Từ tình thái) : có lẽ, hình như

SV2: “mình cũng không biết rõ con gái mình có hư hay là không”. Đến chính ngay mình (Từ tình thái)

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

Nghĩa tình thái ở câu này phải thể hiện sự đánh giá chủ quan mang tính khẳng định của nhân vật Huấn Cao, do đó chọn từ  hẳn là phù hợp.

II. Nghĩa sự việc.

  1. Khái niệm: Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa tương ứng với sự việc mà câu đề cập đến . Sự việc trong hiện thực khách quan rất đa dạng và thuộc nhiều loại khác nhau. Do đó , câu cũng có nghĩa sự việc khác nhau. ở mức độ khái quát, có thể phân biệt một số nghãi sự việc và phân biệt câu biểu hiện nghĩa sự việc.

2. Biểu hiện: – Câu biểu hiện hành động.

 – Câu biểu hiện trạng thái, tính chất, đặc điểm:- Câu biểu hiện quá trình:- Câu biểu hiện tư thế:- Câu biểu hiện sự tồn tại:- Câu biểu hiện quan hệ:

=> Nghĩa sự việc của câu được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ và một số thành phần phụ khác. Mỗi câu có thể biểu hiện một sự việc, cũng có thể biểu hiện một số sự việc.

– Ghi nhớ.

– Luyện tập:

 

 Thao tác 1 : nghĩa tình thái

GV hướng dẫn HS tìm hiểu mục III SGK và trả lời các câu hỏi

– Nghĩa tình thái của câu là gì?

 

– Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái ?

     HS đọc mục III SGK  và phân tích những biểu hiện của nghĩa sự  việc qua các ngữ liệu sgk..

 

Sự biểu hiện:

– Khẳng định tính chân thực của sự việc

– Phỏng đoán sự việc với độ tin cậy cao hoặc thấp.

– Đánh giá về mức độ hay số lượng đối với một phương diện nào đó của sự việc.

– Đánh giá sự việc có thực hay không có thực đã xảy ra hay chưa xảy ra.

– Khẳng định tính tất yếu, sự cần thiết hay khả năng của sự việc.

 

 Thao tác 2: Luyện tập. Thảo luận nhóm.

Đại diện nhóm trình bày. GV nhận xét và cho điểm.

Nhóm 1: Bài tập 1

Nhóm 2: Bài tập 2

Nhóm 3: Bài tập 3.

– Nhóm 4 : bài tập 4

 

* Nhóm 1 trình bày kết quả thảo luận:

Nghĩa sự việc

Nghĩa tình thái

a. Hiện tượng nắng mưa ở hai miền khác nhau.

Chắc: Phỏng đoán độ tin cậy cao

b. Ảnh của mợ Du và thằng Dũng

Rõ ràng là: Khẳng định sự việc

c. Cái gông

Thật là: Thái độ mỉa mai

d. Giật cướp, mạnh vì liều

Chỉ:  nhấn mạnh; đã đành: Miễn cưỡng.

 

* Nhóm 2 trình bày kết quả thảo luận:

Nói của đáng tội: Rào đón đưa đẩy.

– Có thể: Phóng đoán khả năng

– Những: Đánh giá mức độ cao( tỏ ý chê đắt).

– Kia mà: Trách móc( trách yêu, nũng nịu )

 

* Nhóm 3 trình bày kết quả thảo luận:

– Câu a: Hình như

– Câu b: Dễ

– Câu c: Tận

* Nhóm 4 trình bày kết quả thảo luận:

Đặt câu: – Bây giờ chỉ 8h là cùng.

à Phỏng đoán mức độ tối đa.

              – Chả lẽ nó làm việc đó.

à Chưa tin vào sự việc.

III. Nghĩa tình thái.

  1. Khái niệm:

– Nghĩa tình thái biểu hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối  với sự việc hoặc đối với người nghe.

 2. Các trường hợp biểu hiện của nghĩa tình thái.

   a. Sự nhìn nhận đánh giá và thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập đến trong câu :

  b. Tình  cảm, thái độ của người nói đối với  người nghe :

– Tình cảm thân mật, gần gũi.

– Thái độ bực tức, hách dịch.

– Thái độ kính cẩn.

  3. Ghi nhớ : SGK.

IV. Luyện tập.

 

Bài tập 1.

Bài tập 2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 3.

Bài tập 4:

Bài tập bổ sung

Đặt câu với mỗi từ ngữ tình thái sau: chưa biết chừng, là cùng, ít ra, nghe nói, chả lẽ, hoá ra, sự thật là, cơ mà, đặc biệt là, đấy mà.

     Trả lời

     − Nó không đến cũng chưa biết chừng!

     − Cái áo này một trăm ngàn là cùng!

     − Nghe nói lại sắp có bão.

     − Chả lẽ giá cả cứ tăng mãi?

     − Nói thế hoá ra tôi lừa anh à?

     − Sự thật là cô Hoa đã chia tay anh Nam.

 

 

& 3.LUYỆN TẬP ( 5 phút)

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

Xác định nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau:“Tiếng trống thu không trên cái chòi canh của phố huyện. Từng tiếng một vang xa gọi buổi chiều”

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

           – Sự việc: báo an toàn không có gì xảy ra, chuẩn bị đóng cửa thành khi bóng chiều sắp hết.

– Nghĩa tình thái là thành phần phản ánh thái độ, sự đánh giá của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

 

 

 & 4.VẬN DỤNG ( 5 phút)

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

     Viết đoạn văn ngắn khoảng 200 chữ cảm nhật chi tiết bát cháo hành trong truyện CHí Phèo ( Nam Cao). Chú ý có sử dụng nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong quá trình lập luận.

–   HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

-Đọc lại truyện Chí Phèo

– Viết đoạn văn theo yêu cầu;

– Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu văn.

 

 5. TÌM TÒI, MỞ RỘNG.( 5 phút)

 

Hoạt động của GV – HS

Kiến thức cần đạt

GV giao nhiệm vụ:

+ Vẽ bản đồ tư duy bài học

+ Sưu tầm thêm một số câu thơ, bài thơ, đoạn trích văn xuôi . Chỉ ra nghĩa sự  việc và nghĩa tình thái trong ngữ liệu đã sưu tầm

-HS thực hiện nhiệm vụ:

–  HS báo  cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ:

 

+ Vẽ đúng bản đồ tư duy

+ Tìm hiểu qua sách tham khảo, mạng internet.

  1. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút)

1. Củng cố: Chốt lại các ý chính

2. Dặn dò: Chuẩn bị: Hầu trời (Tản Đà)

1. Củng cố: Qua bài thơ cần nắm được quan niệm về chí làm trai của PBC;  Thấy được giọng thơ tâm huyết sục sôi của tác giả.

2. Luyện tập:  HS học thuộc phần phiên âm và dịch thơ của bài thơ. Nắm được những nét chính về giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

3. Chuẩn bị  bài mới: “Nghĩa của câu”. Học sinh đọc trước bài học.

     Nắm được hai thành phần nghĩa của câu, đặc biệt là nghĩa sự việc.

Từ khóa tìm kiếm:
giáo án chi tiết bài Nghĩa của câu, giáo án 5 bước bài Nghĩa của câu, giáo án 5 hoạt động bài Nghĩa của câu, giáo án văn 11 chi tiết, giáo án văn 11 đầy đủ

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/giao-an-bai-nghia-cua-cau/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp