Ai là người đề nghị canh tân đất nước?

0
163
Rate this post

Ai là người đề nghị canh tân đất nước?

A. Phạm Phú Thứ .

B. Nguyễn Trường Tộ.

C. Nguyễn Lộ Trạch

Đáp án đúng: B. Nguyễn Trường Tộ.

Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1860 quê ở Nghệ An – một vùng đất nổi danh với nhiều người tài giỏi và giàu lòng yêu nước. Ngay từ thuở nhỏ ông đã tỏ ra là thông minh hơn người. Chính vì vậy, Nguyễn Trường Tộ được nhân dân yêu mến gọi là “Trạng tộ”. Người Việt Nam biết đến ông là một tri thức tân tiến của thế kỷ XIX. Ông nhiều lần dâng lên vua Tự Đức những bản đề nghị đổi mới đất nước theo con đường văn minh châu Âu với mục đích làm cho quốc gia hưng thịnh không phải phụ thuộc vào thực dân Pháp.

Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân đất nước
Nguyễn Trường Tộ và khát vọng canh tân đất nước

Nguyễn Trường Tộ là ai? 

Nguyễn Trường Tộ (1830-1871) quê ở làng Bùi Chu, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo theo đạo Thiên Chúa. Từ thuở nhỏ ông chỉ ở nhà học chữ Hán với người cha của mình, mãi tới năm 17 tuổi mới bắt đầu theo học thầy ở trường học. Trên nền tảng của nền giáo dục Nho học truyền thống, Nguyễn Trường Tộ đỗ đầu kì thi khảo thí tại quê nhà năm 27 tuổi, song không được phép đi dự kì thi hương do triều đình Huế tổ chức vì là dân theo Thiên Chúa giáo.

Năm 1858, Nguyễn Trường Tộ được cha xứ giáo phận Tây Ấp ở Quảng Bình mời vào dạy chữ Hán cho những người mới theo đạo. Tại đây ông có dịp gặp gỡ Giám mục Gauthier, học hỏi thêm tiếng La tinh, tiếng Pháp và làm quen với các tri thức văn hóa, khoa học kĩ thuật phương Tây. Đến năm 1859, Giám mục Gauthier phải rời khỏi Việt Nam vì chính sách cấm đạo của triều đình Huế, Nguyễn Trường Tộ đã được đi theo sang La Mã, Pháp và về sau là Hồng Kông.

Trong thời gian ở nước ngoài, nhất là khi còn ở Pháp, Nguyễn Trường Tộ có dịp tiếp xúc với nhiều tri thức khoa học kĩ thuật và khoa học xã hội; học tập được nhiều kiến thức quân sự, hàng hải, kiến trúc, công nghiệp; tham quan nhiều cơ sở sản xuất hiện đại trên đất Pháp; gặp gỡ và làm quen với nhà cải cách lớn của Nhật là Ito Hirobumi. Nhờ vậy, Nguyễn Trường Tộ có kiến thức khá uyên bác về nhiều ngành khoa học và sớm nuôi ý định đem hiểu biết của mình ra giúp nước.

Trở về nước năm 1861, khi Pháp đang nổ súng đánh chiếm các tỉnh Nam Kì, Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm thông ngôn để phiên dịch cho quân đội Pháp, với hy vọng góp phần hòa giải sự “xung đột”, hạn chế những thiệt hại cho đất nước. Sau hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862), ông thôi cộng tác với Pháp, quay về sống ở Gia Định và bắt tay vào viết điều trần đề nghị triều đình Huế cải cách đất nước.

Nguyễn Trường Tộ được xem là người có chương trình cải cách rộng lớn nhất, là người đã đẩy cuộc canh tân đất nước thành một trào lưu rầm rộ suốt cả một giai đoạn lịch sử. Chương trình canh tân của ông bao quát, đề cập đến hàng loạt vấn đề quan trọng của xã hội đương thời như chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn võ bị, mở rộng ngoại giao, cải tổ giáo dục.

Theo ông, để đổi mới canh tân đất nước, cần phải tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật của phương Tây, trên tất cả các mặt. Về kinh tế, Nguyễn Trường Tộ đã đề nghị lên triều đình nhiều chương trình phát triển kinh tế.

Nông nghiệp: Ông nêu lên tầm quan trọng của ngành kinh tế nông nghiệp và thực trạng của nó lúc bấy giờ. Ông đề nghị triều đình phải quan tâm đào tạo một đội ngũ chuyên trông coi nông nghiệp mà ông gọi là “nông quan”, phải hạn chế sự tàn phá của lũ lụt bằng cách trồng rừng và đào kênh. Nguyễn Trường Tộ còn nêu ra quan điểm phải chỉnh lại kinh giới, nắm được diện tích canh tác, đặt thuế các loại ruộng để tránh sự tham ô của quan lại địa phương, coi trọng việc thu thập kinh nghiệm và phát huy sáng kiến…

Công – thương nghiệp: Nguyễn Trường Tộ đã nêu lên một số vấn đề như: tổ chức khai thác và xuất khẩu nông lâm, hải sản, khoáng sản vì đó là những mặt hàng dồi dào lại dễ khai thác…

+ Về tài chính: Nguyễn Trường Tộ đưa ra các biện pháp tận thu các nguồn thuế, giảm bớt quan lại, nhanh chóng khai thác các nguồn lợi quốc gia (biển, rừng, đất đai…), vay vốn của dân, vay tiền và kêu gọi sự đầu tư của nước ngoài…

Về quân sự: Để cải cách quân sự, Nguyễn Trường Tộ nêu rõ: Phải coi trọng lí thuyết quân sự, phải coi trọng người lính và chú ý đào tạo cán bộ chỉ huy, phải chỉnh đốn uy thế quốc gia về quân sự và ngầm xây dựng lực lượng trong vùng địch chiếm đóng…

Về ngoại giao: Phải thực hiện chính sách ngoại giao đa phương và cần thiết phải giao thiệp với các cường quốc. Một nước nhỏ nằm giữa sự cạnh tranh của các nước lớn phải khéo léo kiềm chế các thế lực bên ngoài, dùng các nước đó để kiềm chế Pháp và kiềm chế lẫn nhau. Ông còn rất sáng suốt khi nêu lên những nguyên tắc trong quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới là “cả hai bên cùng lợi”, lúc cứng rắn, khi mềm dẻo nhưng phải đạt cho được mục đích cuối cùng là “giữ được cái chưa mất” và để “lấy được cái đã mất một cách nhẹ nhàng, có lợi nhất”.

Về cải cách hệ thống quan chế: Sau khi phê phán thực trạng tình hình quan chế dưới triều Tự Đức, Nguyễn Trường Tộ cũng đưa ra những biện pháp để thay đổi thực trạng đó như: phải đổi mới học thuật, đào tạo quan lại theo lối mới, phải trị nước bằng luật pháp bất luận quan hay dân để đảm bảo công bằng; phải hạn chế quyền hành của nhà vua và thận trọng trong việc tuyển chọn quan lại….

Về ổn định tình hình chính trị – xã hội: Để có được điều đó, Nguyễn Trường Tộ cho rằng phải công bằng – coi đó là điều kiện bền vững cho an ninh xã hội, cần có một hệ thống pháp luật chặt chẽ; phải xuất công quỹ lập trại tế bần để nuôi người nghèo khổ, lập các trường dạy trẻ miễn phí….Những vấn đề xã hội mà Nguyễn Trường Tộ nêu lên cho tới bây giờ vẫn còn mang tính thời sự.

Những cải cách trên các lĩnh vực được ông đề xuất trong gần 60 bản điều trần từ năm 1863 đến năm 1871, trong đó, lĩnh vực giáo dục được đánh giá mang tính tiên phong, có nội dung phong phú sâu sắc.

Cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ được đánh giá toàn diện, vừa có tính hệ thống, vừa mang tính cụ thể và thiết thực với ba chủ trương nổi bật: chủ trương phê phán hư học; chủ trương thực học; chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây.

Về chủ trương hư học: Theo Nguyễn Trường Tộ, nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh thời bấy giờ đó là chỉ chú trọng học những điều không thiết thực, học những chuyện xa xưa, không có ý nghĩa với cuộc sống hiện tại. Học những chuyện của Trung Quốc không phù hợp với đất nước, không giúp đất nước giải quyết được những vấn đề cấp bách lúc đó. Ông cho rằng: “nếu đem cái công lao nửa đời người đã dùng để học thuộc lòng những tên người, tên xứ, rập khuôn chính trị, nhai lại những nghịch lý cặn bã xa xưa của Ngu, Hạ, Thương, Chu, Hán, Đường, Tống, Nguyên mà học những việc hiện đại như binh, hình, luật lệ, tài chính, thương mại, xây dựng, canh nông, dệt và những cái khác thì dần làm cho nước mạnh dân giàu. Tại sao không thấy khuyên nhau học cái thực dụng”.

Sau chủ trương phê phán hư học, ông chủ trương thực học. Nguyễn Trường Tộ cho rằng thực hiện nền giáo dục thực học sẽ đem đến lợi ích cho đất nước và nhân dân. Thực học theo cách giải thích của ông “là học những điều chưa biết để đem ra thực hành. Thực hành những gì? Thực hành ở đâu? Đó là thực hành những gì thực tế trước mắt và còn để lại lợi ích cho đời sau nữa”.

Để thực hiện được chủ trương thực học, ông đã đề ra một chương trình cải cách giáo dục toàn diện và cho rằng đó chính là điều kiện để thực thi một nền giáo dục thực học. Ông đề nghị khuyến khích các trường quốc học, trường tỉnh, trường tư thục đều dạy những điều thiết thực. Khi ra câu hỏi nên tập trung vào những vấn đề hiện tại như: luật, binh, hình, binh quyền, chính trị…. Bài thi nào phân tích rõ ràng, chính xác hợp thời thì được coi là trúng cách, còn những chuyện cũ, văn chương, sách vở thánh hiền thì được cho là thứ yếu. Bên cạnh đó thành lập các khoa học thực dụng như khoa Nông chính, Thiên văn và Địa lý, khoa Công nghệ và khoa Luật học.

Chủ trương thứ 3 trong cải cách giáo dục của Nguyễn Trường Tộ là khuyến khích học tập nền giáo dục phương Tây. Nền giáo dục phương Tây dưới cái nhìn của Nguyễn Trường Tộ là “mô hình tốt đẹp, nên học tập”, “họ biết lấy những thực tế của tạo vật ra mà học”, song Ông nhấn mạnh, “học phương Tây là học kỹ thuật, tài nghệ, văn minh của họ chứ không phải học tập phương Tây với tinh thần nô lệ, tự ti”. Chủ trương học tập nền giáo dục phương Tây của Nguyễn Trường Tộ chủ yếu tập trung vào học kỹ thuật hơn là học tập các khoa học cơ bản của phương Tây. Song nguồn gốc của chủ trương này xuất phát từ thực tế của đất nước đang rơi vào “thế bốn bề bị ép”, nhu cầu cấp bách của đất nước là cần các nhà kỹ thuật để khám phá, khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho nhu cầu bảo vệ đất nước, trước nguy cơ chủ nghĩa thực dân xâm lược là một điều cần thiết.

Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ
Tư tưởng canh tân của Nguyễn Trường Tộ

Những đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ 

Canh tân tức là từ bỏ những điều cũ, lạc hậu; tiếp nhận những điều mới mẻ, hiện đại để làm thay đổi theo hướng phát triển, tích cực.

Đề nghị canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ được thể hiện ở rất nhiều bản điều trần ông dâng tấu lên vua triều Nguyễn với mong muốn làm cho đất nước giàu mạnh, tiến kịp các nước phát triển khác.

Những nội dung thể hiện Nguyễn Trường Tộ mong muốn canh tân được thể hiện qua các điểm sau:

    • Mở rộng quan hệ ngoại giao.
    • Thuê chuyên gia nước ngoài.
    • Mở trường.
    • Xây dựng quân đội.
    • Trong những đề nghị trên thì đổi mới về kinh tế là đề nghị hàng đầu mà Nguyễn Trường Tộ đặt ra và mong muốn triều đình thực hiện.

Ý kiến của vua quan nhà Nguyễn với đề nghị của Nguyễn Trường Tộ

Nói về ý kiến của vua quan nhà Nguyễn trước mong muốn canh tân đất nước của Nguyễn Trường Tộ thì chia thành hai luồng ý kiến:

    • Luồng ý kiến thứ nhất: Đó là phe ủng hộ Nguyễn Trường Tộ canh tân đất nước.
    • Luồng ý kiến thứ hai: Đó là phe bảo thủ, không ủng hộ việc đổi mới.

Vua Tự Đức chính là đại diện tiêu biểu cho luồng ý kiến thứ hai này. Vua Tự Đức cho rằng những phương pháp cũ là đã để điều khiển quốc gia. Không cần thêm, bớt hay thay đổi bất kể một điều lệ nào nữa.

Sở dĩ triều đình nhà Nguyễn không đồng tình chấp nhận canh tân đất nước theo mong muốn của Nguyễn Trường Tộ vì đó là triều đình lạc hậu, bảo thủ. Chính điều đó đã khiến cho đất nước ta ngày càng lạc hậu, trì trệ. Kết quả cuối cùng là nước ta bị rơi vào ách đô hộ của thực Pháp suốt gần một thế kỷ (từ 1858 đến 1945).

********************

 

 Giáo Dục

Bản quyền bài viết thuộc thcs-thptlongphu. Mọi hành vi sao chép đều là gian lận!
Nguồn chia sẻ: https://thcs-thptlongphu.edu.vn
https://thcs-thptlongphu.edu.vn/ai-la-nguoi-de-nghi-canh-tan-dat-nuoc/

Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn

Chuyên mục: Tổng hợp