hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 135 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Ông già và biển cả chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ nào trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm nữa không? Sự dụng loại ngôn từ này có tác dụng gì khi nói lên mối quan hệ giữa ông lão và con cá kiếm?
Bạn đang xem: Bài 1 luyện tập trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Trả lời bài 1 luyện tập trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Để soạn bài Ông già và biển cả tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 luyện tập trang 135 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
– Trong văn bản, nhiều lần tác giả sử dụng cụm từ lão (ông lão) nghĩ: 24 lần (15 lần trước và 9 lần sau khi giết con cá kiếm). Những hình thức này là dấu hiệu của hình thức độc thoại nội tâm của nhân vật.
– Nhà văn xây dựng nhân vật ông lão là một nhân vật tâm trạng, một người khiêm tốn , biết lo xa và tài trí: có 18 lần nhà văn sử dụng cụm từ lão (ông lão), nói, lão hứa với tính chất đối thoại. Nhưng trong tác phẩm, những lời nói của ông lão cũng chính là những lời độc thọai nội tâm được đối thoại hóa. Ông lão tự phân thân nói với chính mình để tự động viên chính mình nỗ lực chiến đấu.
⇒ Thể hiện sự kiên trì, ngoan cường, quyết tâm của ông lão. Qua đó, Hê – Minh – Uê ca ngợi vẻ đẹp về con người: “Con người có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị đánh bại”.
Cách trả lời 2
– Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc “đối thoại” giữa ông lão với con cá kiếm.
Có lúc nó là độc thoại nội tâm, có lúc là đối thoại với con cá kiếm:
+ “Đừng nhảy, cá” – Lão nói – “Đừng nhảy!”
+ “Cá ơi” – ông lão nói – “Cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chất. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”.
+ “Mày đừng giết tao, cá à?” – ông lão nghỉ – “Mày có quyền làm thế!”. “Tao chưa từng thấy bất kì ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày, người anh em ạ!”.
– Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
+ Khiến người đọc cảm thấy như đang trực tiếp chứng kiến sự việc
+ Hình thức đôi thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô chiêm ngưỡng, coi con cá kiếm như một con người.
+ Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Đoạn văn tiêu biểu cho phong cách viết độc đáo của Hê-minh-uê: luôn đặt con người đơn độc trước thử thách. Con người phải vượt qua thử thách, vượt qua giới hạn của chính mình để vươn tới và đạt được ước mơ, khát vọng của mình. Hai hình tượng ông lão và con cá kiếm đều mang ý nghĩa biểu tượng gợi ra nhiều tầng nghĩa của tác phẩm. Đoạn văn tiêu biểu cho nguyên lí “tảng băng trôi” của Hê-minh-uê.
Cách trả lời 3
Ngoài việc miêu tả bằng lời của người kể chuyện, còn có loại ngôn từ trực tiếp nói lên hành động và thái độ của ông lão trước con cá kiếm, đó là ngôn ngữ đối thoại nội tâm của nhân vật ông lão Xan-ti-a-gô, cũng như cuộc “đối thoại” giữa ông lão với con cá kiếm. Đặc diểm ngôn ngữ kẻ chuyện trong tác phẩm Ông già và biển cả của Hê-minh-uê có ngôn ngữ của người kể chuyện và ngôn ngữ trực tiếp của ông già được thể hiện bằng: “lão nghĩ…”, “lão nói…”.
Ngôn ngữ của người kể chuyện tường thuật khách quan sự việc.
Lời phát biểu trực tiếp của ông lão: đây là ngôn từ trực tiếp của nhân vật. Có lúc nó là độc thoại nội tâm. Nhưng trong đoạn văn trích nó là đối thoại. Lời đối thoại hướng tới con cá kiếm: “Đừng nhảy, cá”, láo nói. “Đừng nhảy”. “Cá ơi”,ông lão nói”cá này, dẫu sao thì mày cũng sẽ chết. Mày muốn tao cùng chết nữa à?”.”Mày đừng giết tao, cá à”, ông lão nghĩ “mày có quyền làm thế”. “Tao chưa thừng thấy bất kỳ ai hùng dũng, duyên dáng, bình tĩnh, cao thượng hơn mày người anh em ạ”.
Ý nghĩa của lời phát biểu trực tiếp:
– Đưa người đọc như đang trực tiếp chứng kiến sự việc.
– Hình thức đối thoại này chứng tỏ Xan-ti-a-gô coi con cá kiếm như một con người.
– Nội dung đối thoại cho thấy ông lão chiêm ngưỡng nó, thông cảm với nó và cảm thấy nuối tiếc khi tiêu diệt nó.
– Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên.
– Ý nghĩa biểu thượng của con cá kiếm. Vẻ đẹp của con người trong hành trình theo đuổi và đạt được ước mơ của mình.
Xem thêm: Phân tích truyện Ông già và biển cả
Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 luyện tập trang 135 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ông già và biển cả tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp