Tài liệu hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 46 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 1 phần soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự chi tiết và đầy đủ nhất.
Đề bài:
V. Lê – nin nói: “Tôi không sợ khó, không sợ khổ, tôi chỉ sợ những phút yếu mềm của lòng tôi. Đối với tôi chiến thắng bản thân là chiến thắng vẻ vang nhất.”. Từ những kỉ niệm của tuổi học trò, anh (chị) hãy lập dàn ý cho bài văn viết về câu chuyện: Một học sinh tốt phạm phải một số sai lầm trong “những phút yếu mềm” nhưng đã kịp thời tỉnh ngộ, “chiến thắng bản thân…”, vươn lên trong cuộc sống, trong học tập.
Bạn đang xem: Bài 1 luyện tập trang 46 SGK Ngữ văn 10 tập 1
Trả lời bài 1 luyện tập trang 46 SGK văn 10 tập 1
Cách trình bày 1
– Mở bài: Giới thiệu câu chuyện (một học sinh học tập chăm ngoan nhưng do bị bạn bè lôi kéo đi chơi điện tử nhiều nên bê trễ việc học nhưng đã kịp thởi tỉnh ngộ do đọc được một cuốn sách của Nguyễn Ngọc Kí về nghị lực sống vượt qua nghịch cảnh).
– Thân bài:
+ Linh là học sinh chăm ngoan, học giỏi môn Tiếng anh, luôn đứng vị trí đầu lớp.
+ Giữa học kì Linh ngày càng thân thiết với một nhóm bạn xấu hay rủ rê bạn bè đi chơi và đánh điện tử.
+ Ban đầu, Linh đi cùng chỉ đứng xem, sau đó thấy thích đã lao vào chơi. Càng chơi lại càng ham, Linh quên ăn, quên ngủ, quên luôn cả việc học chỉ vì chơi điện tử. Thành tích học không được duy trì, ngày càng thụt lùi.
+ Bị mẹ bắt được trong quán nét sau 2 ngày không về nhà, Linh xấu hổ không dám đến trường.
+ Cô giáo chủ nhiệm đến hỏi thăm, đem theo một cuốn sách viết về Nguyễn Ngọc Kí.
+ Sáng hôm sau, em đến lớp với sự hứng khởi và xin cô thêm bài tập để làm ở nhà.
+ Linh nỗ lực bắt đầu lại từ đầu và lại dành vị trí số 1 của lớp.
– Kết bài: Bài học về sự sa ngã trong những phút yếu lòng của Linh là lời cảnh tỉnh cho tất cả các bạn học sinh.
Cách trình bày 2
Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
– Nam (học sinh) vốn là một học sinh chăm ngoan.
– Sau khi chuyển đến nơi ở mới (TP Hồ Chí Minh) cách xa bố mẹ Minh ảnh hưởng cuộc sống tại đó.
– Trong một lần bị bạn bè rủ rê nên đã tham gia tụ tập đánh nhau, bỏ học đi chơi, uống rượu, bia…
– Nam ân hận, buồn chán không có ai tâm sự
– Nam được thầy cô giáo chủ nhiệm giúp đỡ.
– Nam cố gắng vươn lên và trở thành con người xưa.
Cách trình bày 3
– Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
+ An (học sinh) vốn là một người hiền lành trung thực.
+ Sau khi cha mẹ bỏ nhau, An chán nản, bị kẻ xấu lôi kéo nên đã phạm sai lầm đáng tiếc (chơi bời lêu lổng, lấy cắp xe đạp, học hành bê trễ…).
+ An ân hận, dằn vặt nhưng mặc cảm không dám đến lớp.
+ An được thầy giáo chủ nhiệm giúp đỡ và bảo lãnh cho trở lại trường.
+ An đã cố gắng vươn lên và trở lại con người xưa.
– Học sinh dựa vào cốt truyện này để xây dựng dàn ý: yêu cầu tưởng tượng thêm các chi tiết về hoàn cảnh: lời nói, hành động tâm trạng của An; các nhân vật phụ (bạn bè của An, những kẻ xấu và người thầy giáo…).
Cách trình bày 4
Có thể xây dựng cốt truyện như sau:
+ Minh (học sinh) vốn là một học sinh có ý thức tốt, học tập khá, ngoan ngoãn.
+ Sau khi công việc của cha mẹ gặp thất bại, gia đình lục đục, Minh buồn bã, chán nản, bị những người bạn xấu lôi kéo nên đã bỏ học, thường xuyên tụ tập với những bạn xấu.
+ Có lần, Minh đã lấy trộm đồ của bạn để đem bán.
+ Sau khi bị phát hiện là kẻ ăn trộm đồ, mà Minh không dám đến lớp học, không dám giao lưu với các bạn nữa.
+ Minh đã nhận ra lỗi lầm, rất ân hận về việc làm của mình
+ Thầy giáo chủ nhiệm biết chuyện, rất cảm thông nên đã bảo lãnh cho Minh được trở lại trường học, giúp đỡ em hòa nhập trở lại với lớp.
+ Minh đã cố gắng trở lại với sự ngoan ngoãn, có ý thức như trước và vươn lên trong học tập.
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 luyện tập trang 46 SGK ngữ văn 10 tập 1 được Học Tốt biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự trong chương trình soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Chúc các em học tốt !
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp