Hướng dẫn chi tiết trả lời bài 1 trang 130 SGK Ngữ văn lớp 9 tập 1 phần trả lời câu hỏi Đọc – hiểu văn bản, soạn bài Đồng chí ngắn gọn nhất giúp các em ôn tập tốt kiến thức trước khi tới lớp.
Đề bài
Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai thế nào trước và sau dòng thơ đó?
Bạn đang xem: Bài 1 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Trả lời bài 1 trang 130 SGK Ngữ văn 9 tập 1
Để soạn bài Soạn bài Kiểm tra về chuyện trung đại tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trình bày khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 130 sgk ngữ văn lớp 9 tập 1 như sau:
Cách trình bày 1
Dòng thứ bảy của bài thơ có điều đặc biệt là dòng thơ chỉ có hai tiếng “Đồng chí” và dấu chấm cảm (!) như một phát hiện, một lời khẳng định sự kết tinh tình cảm giữa những người lính. Mạch cảm xúc trước và sau dòng thơ này được triển khai như sau:
– Sáu dòng đầu có thể xem là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.
– Mười dòng tiếp theo, mạch cảm xúc sau khi dồn tụ ở dòng 7 lại tiếp tục khơi mở trong những hình ảnh, chi tiết biểu hiện cụ thể, thấm thía tình đồng chí và sức mạnh của nó.
Bố cục:
- 7 câu đầu: Sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.
- Từ câu 8 đến 11: những biểu hiện của tình đồng chí.
- Phần còn lại: Sức mạnh của tình đồng chí.
– Ba dòng cuối được tách ra thành một đoạn kết đọng lại những hình ảnh đặc sắc: “Đầu súng trăng treo” như là một biểu tượng thơ mộng về người chiến sĩ.
Cách trình bày 2
– Dòng thơ thứ 7 của bài thơ có cấu tạo đặc biệt: là một từ nhưng có hai tiếng đứng độc lập, giữa bài thơ và kết thúc bằng dấu chấm cảm: Đồng chí!. Hai tiếng đồng chí thật giản dị mà thiêng liêng.
– Câu thơ như bản lề nghệ thuật: vừa khép lại đoạn thơ giải thích cuội nguồn tình đồng chí vừa mở ra đoạn thơ tiếp theo nói về biểu hiện tình đồng đội trong cuộc sống chiến đấu.
Cách trình bày 2
Dòng thứ bảy của bài thơ có cấu tạo đặc biệt “Đồng chí!” Câu thơ mở ra mối quan hệ thiêng liêng giữa những người lính
– Câu thơ như dấu gạch nối giữa cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí ở 6 câu thơ đầu với biểu hiện cụ thể, cảm động của tình đồng chí trong những câu thơ còn lại.
Cách trình bày 3
Dòng thơ thứ bảy của bài thơ chỉ có một từ “Đồng chí!” vang lên thật thiêng liêng, đẹp đẽ. Câu thơ thứ 7 chỉ có một từ với hai tiếng và dấu chấm than tạo thành một nốt nhấn, nó vang lên như một tiếng gọi thiết tha xúc động, vừa như một phát hiện, một lời khẳng định, đồng thời lại như một bản lề gắn kết hai đoạn thơ.
—————-
Trên đây là gợi ý trả lời câu hỏi bài 1 trang 130 SGK ngữ văn 9 tập 1 được biên soạn chi tiết giúp các em soạn bài Đồng chí trong chương trình soạn văn 9 tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp