hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 138 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Hoạt động giao tiếp là gì? Có những nhân tố giao tiếp nào tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ? Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình nào?
Bạn đang xem: Bài 1 trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Trả lời bài 1 trang 138 SGK Ngữ văn 10 tập 2
Cách trả lời 1
– Hoạt động giao tiếp là hoạt động trao đổi tư tưởng, tình cảm giữa con người với con người trong xã hội.
– Các nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ :
+ Nhân vật giao tiếp : là những người tham gia giao tiếp (người nói, người nghe).
+ Nội dung giao tiếp : thông tin, thông điệp, ngôn bản …
+ Mục đích giao tiếp : chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
+ Hoàn cảnh giao tiếp : thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.
– Trong hoạt động giao tiếp có hai quá trình cơ bản :
+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
Cách trả lời 2
– Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên giữa mọi người trong xã hội, có thể ở dạng lời nói hoặc chữ viết, được tiến hành bằng nhiều phương tiện “ngôn ngữ” khác như: cử chỉ, điệu bộ, hành động, nét mặt, các phương tiện kĩ thuật (tất cả được gọi là các hành vi siêu ngôn ngữ). Tuy nhiên phương tiện quan trọng nhất, phổ biến nhất và hiệu quả tối ưu nhất vẫn là ngôn ngữ.
– Những nhân tố giao tiếp tham gia và chi phối hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ bao gồm: hoàn cảnh giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp, phương tiện và cách thức giao tiếp.
– Những quá trình của hoạt động giao tiếp:
+ Quá trình tạo lập (hay sản sinh) lời nói, văn bản. Quá trình này do người nói hoặc người viết thực hiện.
+ Quá trình tiếp nhận (lĩnh hội) lời nói, văn bản do người nghe hoặc người đọc thực hiện.
Cách trả lời 3
– Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là một trong những hoạt động cơ bản của con người. Nhờ ngôn ngữ và giao tiếp, con người trao đổi thông tin, bộc lộ thái độ, tình cảm … để tổ chức xã hội hoạt động.
– Các nhân tố giao tiếp bao gồm :
+ Nhân vật giao tiếp : là những người tham gia giao tiếp
+ Nội dung giao tiếp, tức thông tin, thông điệp, ngôn bản …
+ Mục đích giao tiếp (gọi tắt là đích) là chủ đích mà các hành vi giao tiếp hướng tới.
+ Hoàn cảnh giao tiếp: gồm thời gian, địa điểm, phương tiện, cách thức giao tiếp.
– Trong hoạt động giao tiếp có những quá trình sau đây :
+ Quá trình tạo lập văn bản (nói, viết).
+ Quá trình tiếp nhận văn bản (nghe, đọc).
Với 2 cách trả lời bài 1 trang 138 SGK ngữ văn 10 tập 2 mà đã giới thiệu trên đây, các em sẽ có thêm những thông tin hữu ích để câu trả lời của mình đầy đủ nhất, giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Ôn tập phần Tiếng Việt trong phần Soạn văn 10 tốt hơn trước khi đến lớp.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp