hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 1 trang 154 sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập 2 phần soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt chi tiết nhất cho các em tham khảo.
Đề bài:
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, tìm hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm.
Bạn đang xem: Bài 1 trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Trả lời bài 1 trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2
Để soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt tối ưu nhất, tổng hợp nhiều cách trả lời khác nhau cho nội dung câu hỏi bài 1 trang 154 SGK Ngữ văn lớp 12 tập 2 như sau:
Cách trả lời 1
Qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt, các hàm ý mà tác giả muốn gửi gắm:
– Những nỗi dằn vặt, trăn trở của nhân vật hồn Trương Ba về cuộc sống ngang trái của mình.
– Những lí lẽ cám dỗ của nhân vật xác hàng thịt.
– Hình ảnh của Trương Ba và xác hàng thịt tác giả muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải của mình.
– Ý nghĩa triết lí của vở kịch: sự thống nhất giữa tư tưởng và hình thức. Đây là một ý nghĩa triết lí có tính khái quát cao, bao trùm nhiều mặt của đời sống xã hội.
Cách trả lời 2
Ý nghĩa ẩn dụ của đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
– Xác hàng thịt tỏ ra lấn lướt hồn Trương Ba, sỉ nhục hồn Trương Ba. Hồn Trương Ba đau khổ đến cực độ và thấy không thể chịu đựng được nữa
– Xác hàng thịt: ẩn dụ về thể xác của con người.
– Hồn Trương Ba: ẩn dụ về linh hồn của con người.
Hàm ý mà nhà viết kịch muốn gửi gắm chính là: trong một con người, hồn và xác không thể tách rời, vì vậy việc hồn Trương Ba phải trú ngụ trong xác anh hàng thịt là một bi kịch, một mâu thuẫn đòi hỏi phải có cách giải quyết.
Cách trả lời 3
* Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt:
– Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí,
– Xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa nhận: Đó là cái đêm khi hồn đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cố nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”… .
– Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà hồn đưa ra để nguỵ biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…”.
=> Hồn đau khổ, không muốn thừa nhận
* Hàm ý của tác giả qua đoạn đối thoại giữa hồn Trương Ba và xác hàng thịt:
– Bi kịch bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo (linh hồn thanh cao của Trương Ba chán ghét, đau khổ bên trong thân xác phàm tục của anh hàng thịt): tôi đã chán cái chỗ ở không phải của tôi…ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát.
– Không chỉ linh hồn mới có tiếng nói và sức mạnh, thể xác cũng có sức mạnh bản năng ghê gớm của nó: bất chấp thái độ phủ nhận yếu ớt của Trương Ba, xác hàng thịt đưa ra nhiều minh chứng cho thấy hồn Trương Ba cũng tha hóa theo nhu cầu của hắn.
– Sự thật là nhiều người chỉ vun vén cho phần hồn mà bỏ bê, coi thường phần xác.
– Cuộc đấu tranh giữa cái thanh cao và cái tầm thường (hồn Trương Ba cố gắng giữ quan điểm của mình trước những lí lẽ ti tiện của xác hàng thịt nhưng vì vẫn phải chung đụng, sống nhờ vào xác hàng thịt nên không thoát khỏi tuyệt vọng.
=> Cuộc đối thoại làm bật lên sự mâu thuẫn, đặt ra vấn đề có tính triết lí không nên sống nương nhờ vào người khác, khi không được là chính mình tất sẽ có nhiều đắng cay, cuộc sống mất đi ý nghĩa.
Cách trả lời 4
Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:”Không, không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi lắm rồi! Cái thân kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta muốn rời xa mi tức khắc! Nếu cái hồn ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát”.Rõ ràng hồn Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với cái ước nguyện khắc khoải c hồn đã nói lên điều đó. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn ghê tởm không còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ đâu còn là một người làm vườn chăm chỉ, hết lòng thương yêu vợ con quan tâm tới hàng xóm láng giềng như ngày trước. Ông Trương Ba được mọi người kính trọng đã chết rồi. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàm lắm. Người đọc, người xem càng lúc càng thấy rõ điều đó qua các đối thoại và hồn Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.
Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí, bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn thì hồn vẫn phải thừa nhận. Đó là cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cố nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”… Tất cả đều là sự thật. Xác anh hàng thịt gợi lại tất cả sự thật ấy khiến hồn càng cảm thấy xấu hổ, cảm thấy mình ti tiện.
Qua đó ta thấy được hàm ý mà tác giả muôn gửi gắm: Hình ảnh của Trương Ba và Xác hàng thịt tác giả muốn để lại một ý nghĩa giáo dục sâu sắc không nên hoán đổi thể xác và trú ngụ vào những nơi không phải là của mình. Cuộc hội thoại trên chỉ làm tăng ý nghĩa của tác giả qua bài viết, tâm hồn của mình không thể bị hoán đổi cho người khác. Được sống làm người quý giá thật, nhưng được sống đúng là minh, sống trọn vẹn với những gì mình có và theo đuổi nó còn quý giá hơn. Sự sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người được sống tự nhiên với sự hài hòa giữa thể xác lẫn tâm hồn. Con người cần phải biết đấu tranh với nghịch cảnh, với chính bản thân, chống lại sự dung tục, để hoàn thiện nhân cách và vươn tới những giá trị tinh thần cao quý.
Tham khảo: Tư tưởng và ý nghĩa phê phán trong đoạn trích Hồn Trương Ba,da hàng thịt
Các em vừa tham khảo một số cách trả lời bài 1 trang 154 SGK Ngữ văn 12 tập 2 được tổng hợp và biên soạn giúp em chuẩn bị bài và soạn bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt tốt hơn trong chương trình soạn văn 12.
Đăng bởi: Thcs-thptlongphu.edu.vn
Chuyên mục: Tổng hợp